ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
18/1999/CT-UB-VX
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 07 năm 1999
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM.
Chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Vệ sinh an
toàn thực phẩm có tác dụng trực tiếp, thường xuyên, lâu dài đối với sức khỏe,
ảnh hưởng đến nòi giống của con người. Thực phẩm không đảm bảo chất lượng, vệ
sinh an toàn trước mắt có thể gây ngộ độc cấp tính và các bệnh đường tiêu hóa
cho người sử dụng, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong và về lâu dài khi tích
lũy dần các độc tố trong cơ thể sẽ phát sinh các bệnh nguy hiểm có thể gây dị
dạng, dị tật cho thế hệ sau.
Để bảo
vệ sức khỏe của nhân dân và bảo vệ nòi giống của dân tộc, để triển khai có hiệu
quả Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg
ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc : “Tăng cường công tác bảo đảm chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”, ỦY ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo
triển khai công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và trước mắt
là triển khai “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”, từ
ngày 08/7/1999 đến 08 tháng 8 năm 1999.
Mục tiêu
của tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm :
- Giáo
dục, vận động toàn dân hiểu rõ mục đích của công tác bảo đảm chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm để chủ động đề phòng ngộ độc thực phẩm.
- Thay
đổi các thói quen tập quán không hợp vệ sinh.
- Tăng
cường sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản
xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống trong việc thực hiện
các quy định hiện hành về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng
cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm các mặt hàng thực phẩm sản
xuất tiêu dùng trong nước và nhập khẩu để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thúc
đẩy sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
Để thực
hiện tốt các mục tiêu trên, ỦY ban nhân dân thành phố yêu cầu các cấp chính
quyền, các Sở, Ban, Ngành, các Tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thông thực
hiện các hoạt động cụ thể sau :
1- Sở
Y tế thành phố :
a) Là đầu mối phối hợp với các Sở,
Ban, Ngành, các Tổ chức chính trị xã hội trong việc chỉ đạo triển khai thực
hiện và duy trì các kết quả hoạt động của : “Tháng hành động vì chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm”. Hướng dẫn, xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức kiểm
tra và tuyên truyền giáo dục về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ trì
tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện.
b) Triển khai việc kiểm tra, thanh tra
chuyên ngành và liên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Xây dựng kế hoạch hành động hàng
năm và 5 năm về bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Kế hoạch và kinh
phí hàng năm của hoạt động này được bổ sung vào nhiệm vụ thường xuyên hàng năm
của Sở Y tế.
2- Sở
Văn hóa-Thông tin thành phố :
- Chỉ
đạo các cơ quan truyền thông dành thời lượng thông tin thích đáng trên các
phương tiện thông tin đại chúng cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến
thức liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
3-
Công an thành phố :
Thường
xuyên phối hợp với Ngành Y tế và các ngành chức năng khác trong việc kiểm tra
và xử lý nghiêm khắc các chủ cơ sở và kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm Nghị
định 36/CP ngày 29/5/1995 về “đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị” trong
việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nơi buôn bán, kinh doanh thực phẩm ; phối hợp
với các Sở, Ngành có liên quan điều tra xử lý các vụ làm thực phẩm giả gây hậu
quả nghiêm trọng.
4- Sở
Thương mại thành phố :
Chỉ đạo
các cơ quan quản lý thị trường chủ động và phối hợp với Ngành Y tế kiểm tra, xử
lý việc bán, lưu thông các thực phẩm giả, không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực
phẩm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về bao bì, nhãn
hiệu thực phẩm.
5- Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố :
- Phối
hợp với Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường tổ chức phổ biến sâu rộng yêu cầu
và các quy trình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc chuyên ngành, phân bón
hóa học tới người sử dụng để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Chỉ
đạo Chi Cục Thú y có kế hoạch cụ thể trong kiểm tra giết mổ gia súc, vệ sinh
thú ý.
6- Sở
Khoa học-Công nghệ và Môi trường thành phố :
- Chủ
trì cùng các Sở liên quan khẩn trương xây dựng, ban hành và phổ biến các quy
định, quy trình kiểm soát ô nhiễm môi trường ở những vùng, những cơ sở sản xuất
thực phẩm, nông sản, thủy sản. Chỉ đạo các cơ sở sản xuất lương thực, thực
phẩm, có hướng khắc phục về giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Chỉ
đạo Chi Cục- Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thành phố lập kế hoạch hoạt động để
quản lý chất lượng, vệ sinh các mặt hàng thủy sản, thức ăn chăn nuôi trong các
cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh tiêu thụ trên thị trường.
7-
Các Sở, Ngành chủ quản của các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, kinh doanh
dịch vụ ăn uống :
Chỉ đạo
các cơ sở này thực hiện nghiêm túc các quy định về chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm và môi trường.
8- Sở
Tài chánh-Vật giá thành phố :
Có trách
nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Sở Y tế bảo đảm kinh phí
cho hoạt động bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở thành phố ; đặc
biệt kinh phí hỗ trợ cho việc nâng cấp trang thiết bị kiểm tra kiểm nghiệm chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở thành phố.
9- Sở
Giáo dục và Đào tạo thành phố :
Phổ biến
kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho thầy cô, học sinh, bếp ăn, nhà trường.
10-
Hội Chữ thập đỏ, Thành đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Trung tâm dinh dưỡng :
Có kế
hoạch hành động cụ thể hưởng ứng “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm”.
11-
ỦY ban nhân dân các quận-huyện :
Tổ chức
tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm tới từng cơ sở và cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm và các dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Huy động lực lượng của các cơ quan
Nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội, đoàn thể, quần chúng, các phương tiện thông
tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền thích hợp để giáo dục, hướng dẫn
nhân dân về vệ sinh ăn uống, vệ sinh chế biến thực phẩm, cách đề phòng ngộ độc
thức ăn và dịch bệnh do ăn uống gây ra. Tạo các điều kiện để người tiêu dùng
phát huy tinh thần tự bảo vệ mình, tham gia với các cơ quan y tế trong việc
phát hiện và đấu tranh kịp thời các vi phạm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Căn cứ
vào chỉ đạo này và kế hoạch về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của
Sở Y tế, các Sở, Ngành, ỦY ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch và kinh phí
cho công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của đơn vị mình theo
quy định hiện hành của Nhà nước.
Giám đốc
các Sở, Ban-Ngành thành phố, Chủ tịch Ủ y ban nhân dân các quận-huyện có trách nhiệm
phối hợp với các cơ quan của Đảng, ỦY ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, Hội Liên
hiệp Phụ nữ thành phố, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội chữ thập đỏ và
các tổ chức xã hội, đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo đảm chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và trước mắt là tổ chức thực hiện tốt “Tháng
hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”./.
Nơi nhận:
- VP Thủ tướng Chính phủ - Bộ Y tế
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực HĐND.TP và Ban VX
- TTUB : CT, các PCT
- Các Sở, Ban, Ngành TP
- Cơ quan TW, tỉnh trên địa bàn TP
- UBND các quận-huyện
- UBMTTQ và các Đoàn thể
- Viện Kiểm sát nhân dân TP
- Các Ban Đảng của Thành ủy
- Sở Y tế thành phố
- Các Báo, Đài
- VPUB : CPVP, các Tổ NCTH
- Lưu
|
T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Phương Thảo
|