ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 17/CT-UBND
|
Phú Yên, ngày 25
tháng 8 năm 2020
|
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
Nhằm quản lý, bảo vệ tính
đa dạng sinh học các loài động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, nhất là
các loài nguy cấp, quý, hiếm; chủ động đấu tranh, kịp thời ngăn chặn, triệt phá
các đường dây vận chuyển, buôn bán tiêu thụ trái pháp luật các loài động vật
hoang dã và thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng
Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã (sau đây gọi tắt
là Chỉ thị 29).
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu
Thủ trưởng các sở, ngành, các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo và
triển khai các giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, cụ thể như sau:
1. Tổ
chức chỉ đạo thực hiện ngay các giải pháp:
- Dừng nhập khẩu động vật
hoang dã còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của các loài
động vật hoang dã (trừ các loài thủy sản phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm,
thức ăn chăn nuôi đã được công bố theo quy định của pháp luật; bộ phận của động
vật hoang dã đã được chế biến, xử lý làm dược liệu, làm nguyên liệu phục vụ sản
xuất hoặc sản phẩm hoàn chỉnh) đến khi có chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ
hoặc trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Mọi trường hợp nhập
khẩu động vật hoang dã trái với Chỉ thị 29 phải xử lý nghiêm minh theo quy định
của pháp luật đối với động vật hoang dã bất hợp pháp.
- Thực hiện các giải pháp
bảo vệ động vật hoang dã tự nhiên; tăng cường công tác kiểm soát các hành vi
khai thác, săn, bắt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ và sử dụng động vật
hoang dã; tổ chức triệt phá dứt điểm các đường dây buôn bán động vật hoang dã
trái pháp luật; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và thanh tra các cơ sở
nuôi, kinh doanh động vật hoang dã về tuân thủ nguồn gốc hợp pháp, vệ sinh thú
y, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức triển khai cho các cơ sở
kinh doanh trên địa bàn ký cam kết về việc không mua bán, sử dụng, tiêu thụ,
trưng bày, quảng cáo mẫu vật động vật hoang dã không đảm bảo nguồn gốc hợp
pháp. Kiên quyết loại bỏ các khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã
trái pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, mua,
bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật hoang
dã trái pháp luật, nhất là động vật hoang dã thuộc lớp thú, chim, bò sát trong
môi trường tự nhiên.
- Tuyên truyền rộng rãi
trong nhân dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức và người thân không
tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo
động vật hoang dã trái pháp luật.
- Tổ chức thực hiện
nghiêm các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 về một
số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; số 03/CT-TTg ngày 20/02/2014 về
việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài
động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; số 28/CT-TTg ngày 17/9/2016 về một số giải
pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang
dã trái pháp luật; các chỉ đạo của UBND tỉnh: Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày
15/4/2014 về tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn
các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh và Công văn số
6181/UBND-KT ngày 30/11/2016 về tăng cường các giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu
tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật.
2. Sở
Nông nghiệp và PTNT:
- Tăng cường quản lý, bảo
vệ động vật hoang dã tự nhiên; kiểm soát các hành vi khai thác, săn bắt, vận
chuyển, tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ và sử dụng động vật hoang dã. Tổ chức
thanh tra, kiểm tra các cơ sở nuôi động vật hoang dã, đảm bảo nguồn gốc nuôi hợp
pháp, điều kiện an toàn đối với vật nuôi, con người, vệ sinh môi trường và an
toàn dịch bệnh.
- Phối hợp với Công an tỉnh,
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Quản lý thị trường
tỉnh và các đơn vị liên quan tăng cường chia sẻ thông tin, kiểm tra, bắt giữ và
kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến động
vật hoang dã theo đúng quy định của pháp luật, nhất là vi phạm về nguồn gốc, xuất
xứ của động vật hoang dã gây nuôi.
- Tổ chức triển khai các
cơ sở kinh doanh trên địa bàn ký cam kết về việc không mua bán, sử dụng, tiêu
thụ, trưng bày, quảng cáo mẫu động vật hoang dã không đảm bảo nguồn gốc hợp
pháp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Thực hiện rà soát hệ thống
văn bản pháp luật để đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt
hành vi tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật.
- Rà soát lập danh sách về
các cơ sở nuôi sinh sản, sinh trưởng vì mục đích thương mại các loài động vật
hoang dã thuộc danh mục loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm
theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ và các loài thuộc
Phụ lục I, II CITES; công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị để toàn
xã hội theo dõi, giám sát.
- Tăng cường các biện
pháp giám sát bệnh dịch, vệ sinh thú y tại các cơ sở nuôi, kinh doanh động vật
hoang dã, khi lưu thông trên thị trường đảm bảo an toàn dịch bệnh theo đúng quy
định.
3. Sở
Tài nguyên và Môi trường:
- Thực hiện trách nhiệm
tham mưu, quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; đẩy mạnh công tác tuyên truyền
các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã theo quy định tại Luật
Đa dạng sinh học năm 2008, các Nghị định của Chính phủ: Số 160/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 về sửa
đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP .
- Rà soát quy định pháp
luật hiện hành còn tồn tại, bất cập để tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Tài nguyên
và Môi trường xây dựng và trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định về
quản lý loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật
về đa dạng sinh học.
4. Sở
Y tế: Chỉ đạo rà soát, quản lý các cơ
sở kinh doanh y, dược, các cơ sở sản xuất thuốc, sản phẩm y tế có sử dụng các
thành phần từ động vật hoang dã, đảm bảo chỉ sử dụng động vật hoang dã có nguồn
gốc hợp pháp trong lĩnh vực y, dược.
5. Sở
Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các
cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về pháp
luật và các giải pháp bảo vệ động vật hoang dã; phối hợp với các cơ quan hữu
quan trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng mạng viễn thông,
internet nhằm mục đích quảng cáo, trưng bày, tuyên truyền, mua, bán mẫu vật động
vật hoang dã bị cấm theo quy định của pháp luật.
6.
Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên, Báo Phú Yên:
- Tăng cường thời lượng
đưa tin những điển hình tốt trong công tác đấu tranh, bảo vệ các loài động vật
hoang dã; tích cực phát hiện và lên án mạnh mẽ những hành vi, việc làm trái quy
định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về bảo tồn các loài động vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
- Phối hợp với các sở,
ban, ngành, địa phương tích cực tham gia các hoạt động phổ biến, tuyên truyền,
giáo dục pháp luật về quản lý động vật hoang dã; tiếp tục tuyên truyền về không
sử dụng động vật hoang dã trái pháp luật.
7.
Công an tỉnh:
- Chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc liên quan tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện
và kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã; đặc
biệt là tập trung triệt phá các đường dây tội phạm có tổ chức liên tỉnh trong
việc mua bán, tàng trữ, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất,
quá cảnh trái phép mẫu vật các loài động vật hoang dã.
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan tăng cường các biện
pháp nghiệp vụ để kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo, mua
bán trái phép mẫu vật động vật hoang dã trên các trang thông tin điện tử.
8. Bộ
Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường
tuần tra, kiểm soát; kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp
luật các trường hợp mua, bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất
trái phép động vật hoang dã, nhất là vận chuyển bằng đường biển.
9. Cục
Quản lý thị trường: Tăng cường kiểm
tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận
chuyển, kinh doanh các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm,
dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài trên theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền
được giao.
10.
Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh:
- Chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra đẩy mạnh công tác giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các đối
tượng vi phạm pháp luật về việc săn, bắt, mua, bán vận chuyển, giết mổ, tàng trữ
động vật hoang dã trái pháp luật và vi phạm về nhập khẩu động vật hoang dã trái
với Chỉ thị 29.
- Nâng cao chất lượng giải
quyết, xét xử các vụ án liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý,
hiếm; tăng cường xét xử lưu động để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục về
bảo vệ động vật hoang dã; áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với kẻ chủ mưu, cầm
đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp liên quan đến bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
11.
UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Thường xuyên tổ chức
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý và bảo tồn động vật hoang
dã; nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến và người
tiêu dùng về các quy định của Nhà nước và Công ước quốc tế về bảo tồn các loài
động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
- Chỉ đạo các cơ quan,
phòng, ban trực thuộc phối hợp liên ngành và UBND cấp xã chủ động xây dựng kế hoạch
kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
liên quan đến động vật hoang dã theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo các
cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã từ
tự nhiên; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi
khai thác, săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ và sử dụng động vật
hoang dã trái pháp luật. Kiên quyết loại bỏ, xử lý các khu vực chợ, tụ điểm mua
bán động vật hoang dã trái pháp luật.
- Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc để xảy
ra các vi phạm tại địa bàn mình quản lý.
Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị, địa phương nghiêm túc phối hợp, triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Báo Phú Yên, Đài PTTH tỉnh, TTXVN tại Phú Yên;
- Hội Yến sào Phú Yên;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT, HK
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Chí Hiến
|