ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
15/1998/CT-UB-KTNN
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 1998
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY-CHỮA CHÁY RỪNG.
Mùa khô năm nay nhiệt độ tăng
cao, nắng nóng gay gắt đã gây ra hạn hán khô kiệt kéo dài trên diện tích rộng,
nguy cơ cháy rừng đã xảy ra nhiều nơi. Ở thành phố Hồ Chí Minh, đầu năm nay đã
xảy ra 01 vụ cháy rừng và dự báo cháy rừng ở huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh
thường xuyên ở cấp 5 (là cấp có khả năng xảy ra cháy rừng, tốc độ lửa lây lan
nhanh, tác hại lớn). Hiện nay, có chủ rừng thực hiện khá tốt các quy trình về
phòng cháy, chữa cháy rừng, đã tổ chức lực lượng canh phòng, sẵn sàng chữa
cháy, hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ rừng chưa tổ chức tốt lực
lượng canh phòng, chữa cháy.
Để bảo vệ tài nguyên rừng, chủ
động thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, Ủy ban nhân dân thành phố
Chỉ thị các ngành, các cấp khẩn trương tổ chức thực hiện ngay những biện pháp
sau đây :
1- Các chủ rừng :
1.1- Kiểm tra chặt chẽ và thường
xuyên các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở đơn vị mình ;
1.2- Dọn dẹp sạch sẽ các vật dễ
cháy như lá khô, củi, cành, cỏ khô, v.v... ra khỏi rừng để xử lý ;
1.3- Cày ủi, phát dọn sạch các
đường băng cản lửa, không để cháy lây lan ;
1.4- Đối với rừng ở huyện Bình
Chánh tiến hành khai thông, nạo vét kênh mương, gia cố bờ bao, bờ đập để giữ
nước, tăng độ ẩm của đất và có nước chữa cháy ;
1.5- Tổ chức lực lượng tuần tra,
canh gác thường xuyên, khi dự báo cháy rừng ở cấp 4, cấp 5 phải canh trực 24/24
giờ/ngày, kiểm soát nghiêm ngặt việc dùng lửa ở trong rừng và ven rừng ;
1.6- Trang bị đủ các dụng cụ,
phương tiện để phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả như máy liên lạc, chòi
canh lửa, máy bơm nước, ống dẫn nước, chổi (vỉ) câu liêm dập lửa, bảo hộ lao
động, thuốc, bông băng cấp cứu tai nạn ; các đơn vị trồng rừng ở ngoài thành
phố phải liên hệ chặt chẽ với Ủy ban nhân dân và lực lượng kiểm lâm sở tại để
thực hiện tốt những biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
2- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Xã nơi có
rừng cần khẩn trương thực hiện :
2.1- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng
cháy, chữa cháy rừng của địa phương mình, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng, trong đó đặc biệt chú ý
đến việc tổ chức lực lượng tuần tra phát hiện và chữa cháy rừng ;
2.2- Khi qui hoạch xây dựng khu
dân cư, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi phải đặc biệt chú ý kết hợp chặt
chẽ với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
3- Các ngành có liên quan :
3.1- Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thành phố thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng, các địa
phương thực hiện tốt phòng cháy, chữa cháy rừng, kịp thời điều chỉnh bổ sung
phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn vị cho sát hợp với tình hình
thực tế và hàng tháng báo cáo cho Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.
3.2- Sở Tài chánh thành phố phối
hợp thẩm định, xét duyệt các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn
vị để cấp phát kinh phí kịp thời theo Thông tư số 06/TT/LB ngày 22/01/1996 của
Liên Bộ Tài chánh - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kiểm tra việc sử
dụng kinh phí đúng mục đích quy định.
3.3- Chi cục Kiểm lâm thành phố
đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm phòng cháy, chữa
cháy rừng trong cộng đồng dân cư sống ở khu vực có rừng ; kiểm tra và xử lý
nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm các qui định về phòng cháy, chữa cháy rừng
; đề xuất các biện pháp nhằm phòng cháy, chữa cháy rừng lâu dài và có hiệu quả
; trước mắt tập trung khảo sát lập dự án xây dựng hệ thống chòi canh lửa ở
huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh theo đúng tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của Cục
Kiểm lâm.
3.4- Lực lượng cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thành phố và Chi cục Kiểm lâm thành phố trong việc kiểm tra, thẩm định các
phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ; kịp thời điều động lực lượng chữa cháy
khi có xảy ra cháy rừng ; hỗ trợ về chuyên môn cho Công an các địa phương trong
việc điều tra, xác định nguyên nhân các vụ cháy rừng.
4- Trường hợp xảy ra cháy rừng,
Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm thành phố chủ trì phối hợp với Thủ trưởng các
đơn vị chủ rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Xã có rừng, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị, lực lượng võ trang gần nơi có cháy rừng thực hiện :
4.1- Huy động mọi lực lượng,
phương tiện tại chỗ để chữa cháy, phải lập tức báo cáo Ban chỉ đạo phòng cháy,
chữa cháy rừng cấp huyện, thành phố để xin lực lượng hỗ trợ (điện thoại Ban chỉ
đạo phòng chống cháy rừng số 8292103, 8292354, 8556274) ;
4.2- Kịp thời cứu người bị nạn,
bị thương (nếu có), tập trung cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước bị cháy
rừng đe dọa ;
4.3- Khen thưởng thỏa đáng cho
lực lượng tham gia chữa cháy, bồi thường các thiệt hại (nếu có), khẩn trương
thống kê thiệt hại báo cáo Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp ;
4.4- Phối hợp với cơ quan Công
an, Kiểm lâm điều tra ngay nguyên nhân gây ra cháy rừng và xử lý nghiêm minh
theo pháp luật.
5/ Ban chỉ đạo phòng-chống cháy
rừng thành phố (do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chủ trì)
họp ngay với các Sở-Ngành, các địa phương và các tổ chức có liên quan bàn việc
tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này và báo cáo định kỳ cho Thường trực Ủy ban
nhân dân thành phố.-
Nơi nhận :
- Bộ Nông nghiệp và PTNT}để
- Thường trực Thành ủy }báo
- Thường trực HĐND.TP }cáo
- Thường trực UBND.TP
- Sở NN và PTNT - Sở Tài chánh
- Sở Khoa học-Công nghệ và MT
- Chi cục Kiểm lâm
- P. Cảnh sát PCCC (CA/TP)
- UBND các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ
- BCĐ PCCCR thành phố
- BCĐ PCCCR các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ.
- Các Báo, Đài thành phố
- VPUB : PVP/KT, NC
- Các Tổ NCTH
-
Lưu.
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
Lê Thanh Hải
|