Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 108/CT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Người ký: Đỗ Mười
Ngày ban hành: 11/04/1991 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 108/CT

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 1991

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC SẮP XẾP LẠI SẢN XUẤT VÙNG THAN QUẢNG NINH TRONG CHIẾN LƯỢC KINH TẾ - XÃ HỘI TOÀN ĐỊA BÀN

Trong những năm qua ngành than đã có nhiều cố gắng thoả mãn nhu cầu than trong nước, nâng cao chất lượng và tăng số lượng than xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất và kinh doanh của ngành than đã có những cố gắng nhất định, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong quá trình chuyển sang cơ chế kinh tế mới. Thực hiện các chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về quản lý và bảo vệ than, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Bộ Năng lượng, Công nghiệp nặng... đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc lập lại trật tự khai thác than và thu được một số kết quả. Tuy nhiên còn nhiều diễn biến đáng lo ngại: tình hình khai thác than bất chấp pháp luật vẫn tái diễn, có nơi, có lúc ở mức nghiêm trọng. Tiêu thụ than trong nước giảm, xuất khẩu than tăng chậm dẫn đến sản xuất than bị đình đốn gây khó khăn cho ngành than và cả môi trường xã hội trên địa bàn.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất than, tạo điều kiện cho ngành than đóng vai trò tương xứng với khả năng của nó trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1/ Than là một trong những tài nguyên không tái sinh. Kết quả thăm dò địa chất tới nay cho thấy trữ lượng than đá của nước ta không nhiều, do đó trong khai thác và tuyển chọn phải tìm mọi biện pháp tận thu tài nguyên, trong sử dụng phải chú ý tiết kiệm và nâng cao hiệu suất. Phải sớm chấm dứt tình trạng khai thác và sử dụng than bừa bãi, lãng phí, kém hiệu quả. Sản xuất than phải luôn luôn lấy mục tiêu đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân là chính, cần dùng đến đâu khai thác đến đó. Than xuất khẩu chủ yếu nhằm mục đích tái trang bị cho ngành.

2/ Trong hoàn cảnh nhu cầu than trong nước tạm thời giảm, một sổ mỏ than, một số nhà máy cơ khí của ngành than không sử dụng hết công suất thiết kế, không sử dụng hết lực lượng công nhân hiện có, Bộ Năng lượng phải xem xét, sắp xếp lại sản xuất trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế là chính. Những nhà máy, mỏ than sản xuất không có hiệu quả cần chuyển hướng sản xuất hoặc đóng cửa. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì việc lập một dự án kinh tế - xã hội nhằm chuyển số công nhân dư thừa của ngành than sang sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở những địa bàn cần di dân tới, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nguồn tài chính để thực hiện chương trình di dân này một phần do các cơ sở của ngành than đóng góp. Dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phải lấy than làm ngành kinh tế chủ đạo kết hợp với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch nhằm từng bước hoàn thiện cơ cấu kinh tế ở địa phương.

3/ Về việc lập lại trật tự trong khai thác than:

Mỏ than là tài sản quốc gia được Nhà nước giao các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác sử dụng theo luật định. Bộ Công nghiệp nặng chủ trì, cùng Bộ Năng lượng và Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thống nhất ra văn bản quy định rõ ranh giới của các mỏ than hiện đang được khai thác, thời hạn chậm nhất là 30-6-1991. Đơn vị (người) được giao khai thác trong phạm vi khu vực mỏ nào là chủ mỏ của phạm vi khu vực đó. Chủ mỏ có toàn quyền và phải chịu mọi trách nhiệm về trật tự trong khai thác, về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong phạm vi khu vực mỏ được giao. Chủ mỏ có quyền sử dụng mọi biện pháp được pháp luật quy định để bảo vệ tài sản của Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo Luật định. Các cấp chính quyền, các đơn vị quân đội, các tổ chức an ninh và các tổ chức xã hội, quần chúng khác tại địa phương có nhiệm vụ hỗ trợ, phối hợp, giúp đỡ chủ mỏ giữ gìn trật tự an ninh trong khai thác và sản xuất trên địa bàn.

Các cơ sở khai thác than quốc doanh thuộc Trung ương và địa phương đều phải được củng cố và sắp xếp lại theo Quyết định 315/HĐBT ngày 01 tháng 9 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Những cơ sở nào được tiếp tục hoạt động, giám đốc cơ sở đó phải ký kết biên bản nhận khu vực mỏ được giao và có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một chủ mỏ theo quy định của Nhà nước. Các cơ sở khai thác than ngoài quốc doanh, các đơn vị quân đội, công an, các tổ chức đoàn thể xã hội như thanh niên, trường học... các bộ phận không có nhiệm vụ trực tiếp khai thác than (xây dựng cơ bản, cơ khí...) muốn tham gia khai thác than phải nhận thầu của các chủ mỏ và phải bán toàn bộ than khai thác được cho chủ mỏ theo giá thoả thuận ghi trong hợp đồng nhận thầu khai thác và phải tuân theo những quy định của chủ mỏ nhằm đảm bảo trật tự, an toàn khai thác và các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Hợp dồng khai thác có thời hạn nhất định, nội dung phải nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ký kết theo quy định trong Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế. Chủ mỏ có quyền giao thầu từng phần việc của quá trình khai thác mỏ hoặc giao thầu toàn bộ việc khai thác một phần mỏ trong quy hoạch khai thác chung của mỏ với điều kiện được cơ quan quản lý cấp trên đồng ý.

Bộ Năng lượng phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan quy định điều kiện kinh tế và kỹ thuật của các đơn vị được phép nhận thầu tham gia khai thác than. Đơn vị nào không đủ trình độ về tổ chức và nghề nghiệp, không đủ trang thiết bị cần thiết, không bảo đảm được quy trình công nghệ và an toàn khai thác, không tuân thủ các quy định của Nhà nước thì không cho đăng ký hành nghề và không được ký hợp đồng nhận thầu khai thác than với các chủ mỏ.

Đối với những vùng mỏ than chưa giao cho đơn vị nào khai thác, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm bảo quản, không cho bất kỳ một lực lượng nào khai thác.

4/ Về kinh doanh than trong nước chậm nhất là trước tháng 5 năm 1991 Bộ Thương nghiệp và Bộ Năng lượng phải ra Thông tư liên Bộ quy định lại chế độ đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh than. Chỉ những hộ (cá nhân hoặc tổ chức) đăng ký và được cấp lại giấy phép theo quy định, mới được kinh doanh than. Tất cả các đơn vị kinh tế quốc doanh phải mua than của các chủ hàng có giấy phép kinh doanh than. Tuyệt đối không được mua than của chủ hàng không có giấy phép kinh doanh than.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải kiểm tra thường xuyên và dẹp bỏ những cảng than hoạt động trái phép.

Ban chỉ đạo Quản lý thị trường Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra việc kinh doanh và nộp thuế kinh doanh than, phạt nặng, thậm chí đưa ra truy tố cá nhân, đơn vị mua bán than trái phép hoặc trốn thuế, lậu thuế.

5/ Về xuất khẩu than: Bộ Thương nghiệp và Bộ Năng lượng phải ra Thông tư quy định quyền xuất nhập khẩu than cho đơn vị kinh doanh xuất khẩu than thộc Bộ Năng lượng. Những đơn vị (chủ mỏ) khác muốn xuất khẩu than phải uỷ thác qua đơn vị kinh doanh xuất khẩu than thuộc Bộ Năng lượng. Chấm dứt tình trạng tranh bán và chào giá bán than cho nước ngoài vô tổ chức như hiện nay. Bộ Năng lượng cần có các biện pháp kịp thời củng cố và tăng cường năng lực của đơn vị được giao quyền xuất khẩu than.

6/ Thời gian tới, Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng sẽ nghe Thanh tra Nhà nước, Ban chỉ đạo Quản lý thị trường Trung ương báo cáo về kết quả thanh tra khai thác và tiêu thụ than. Hai cơ quan đã nêu và các ngành có liên quan phải chuẩn bị báo cáo đầy đủ tình hình, đặc biệt về những biện pháp xử lý những vụ việc vi phạm nhằm lập lại và duy trì trật tự trong khai thác và kinh doanh than.

7/ Bộ Năng lượng, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các ngành, các địa phương có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này.

 

 

Đỗ Mười

(Đã ký)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 108/CT ngày 11/04/1991 về việc sắp xếp lại sản xuất trong vùng than Quảng Ninh trong chiến lược kinh tế - xã hội toàn địa bàn do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.519

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.174.57
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!