Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 04/CT-TTg 2020 triển khai giải pháp cấp bách phòng chống hạn hán thiếu nước xâm nhập mặn

Số hiệu: 04/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 22/01/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CT-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN

Hiện nay, mực nước nhiều hồ chứa nước ở mức thấp, dung tích trữ tại các hồ thủy lợi chỉ đạt 80-90% so với thiết kế, đặc biệt tại một số tỉnh ở mức rất thấp (Ninh Thuận 44%, Điện Biên 55%, Thanh Hóa 59%). Mực nước các hồ thủy điện cũng mức thấp, nhiều hồ chỉ đạt từ 20-40% dung tích thiết kế, trong đó có các hồ chứa thủy điện lớn thường xuyên cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân cho khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ thiếu hụt từ 40-50%.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dòng chảy thượng nguồn suy giảm, xâm nhập mặn đã xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm, một số nơi tương đương hoặc sâu hơn năm 2015.

Theo dự báo, từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2020, dòng chảy trên các sông, suối tại Bắc Bộ phổ biến thiếu hụt từ 20-50%, Trung Bộ và Tây Nguyên thiếu hụt từ 40-70% so với trung bình nhiều năm, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Công về đầu nguồn sông Cửu Long trong các tháng đầu mùa khô thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-45%.

Thời gian tới, có khả năng sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở nhiều vùng trên cả nước, đặc biệt tại các khu vực Trung du, Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, trong một số thời điểm xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể ở mức tương đương hoặc cao hơn cùng kỳ năm 2016 (năm xảy ra xâm nhập mặn lịch sử). Về lâu dài, do tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, nhất là trên hệ thống sông Mê Công, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn.

Để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo ngun nước phục vụ sản xut và dân sinh, Thủ tướng Chính phủ yêu cu:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm kê, đánh giá thực trạng, dự báo nguồn nước tại các hồ chứa, hệ thống thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để điều chỉnh, bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với thực tiễn nguồn nước, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Căn cứ tình hình nguồn nước, khả năng bảo đảm cấp nước, tiếp tục điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp (chuyển đổi từ trồng lúa ở vùng thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước sang cây trồng cạn); rà soát, điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân, xem xét lùi thời vụ, chuyển đổi sản xuất nếu nguồn nước không bảo đảm cung cấp trong suốt thời gian sản xuất. Tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan chuyên môn liên quan đến thời vụ và tổ chức sản xuất để hạn chế nguy cơ thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

b) Chỉ đạo triển khai các biện pháp cần thiết để có thể lấy nước chủ động, không phụ thuộc vào việc xả nước của hồ thủy điện (nạo vét cửa lấy nước các trạm bơm, cống, kênh mương, lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến,...); chủ động tích trữ nước trong các hồ, ao, vùng trũng thấp, kênh rạch,... để sử dụng trong thời kỳ cao điểm hạn hán, xâm nhập mặn; đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào khai thác các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (thực hiện xuống giống đồng loạt, tập trung theo từng vùng, từng cánh đồng, trong khung thời vụ, sử dụng các giống lúa chống chịu được mặn, hạn, phèn,... theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

c) Tổ chức lắp đặt, quan trắc, dự báo lượng nước về các hồ chứa và chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước và Luật Khí tượng thủy văn; rà soát, điều chỉnh việc điều tiết nước tại các hồ chứa, điều chỉnh kế hoạch vận hành từng hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm vận hành an toàn, phù hợp với hiện trạng, diễn biến nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước; đối với các công trình thủy lợi sử dụng nước ở hạ du các hồ chứa lớn, liên tỉnh, trong trường hợp chưa xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cần tổ chức xây dựng phương án, bố trí kế hoạch, thời gian lấy nước phù hợp với lịch vận hành của các hồ chứa.

d) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, đồng thời sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.

đ) Tăng cường kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước từ đô thị sang khu vực nông thôn đ bảo đảm cấp nước cho người dân. Khi xảy ra nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, nhất là tại vùng cao, ven biển, phải thực hiện các biện pháp cấp nước, không để ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân do thiếu nước (hỗ trợ thiết bị lọc nước, chứa nước, sử dụng các phương tiện lưu động chuyên chở nước cung cấp cho người dân,...).

e) Tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung lồng ghép vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa đtriển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

g) Tập trung lập quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện trong giai đoạn tới, trong đó xác định rõ các dự án tích trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, các dự án cấp nước đô thị và nông thôn cần ưu tiên đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, dự báo chuyên ngành, đánh giá nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng vùng, kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương biết đ chỉ đạo và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

b) Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (kiểm tra, tổng hợp nguồn nước trong các hệ thống thủy lợi, kế hoạch sử dụng nước, điều chỉnh thời vụ, giống cây trồng phù hợp,...), chỉ đạo triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

c) Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; xây dựng bản đồ trực tuyến cảnh báo nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, giải pháp bảo đảm nguồn nước cho sản xuất, cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng vùng để phục vụ xây dựng kế hoạch cấp nước, hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chủ hồ và địa phương thống nhất kế hoạch vận hành, điều tiết nước cụ thể theo từng tuần đối với các hồ chứa nước trên từng lưu vực sông có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước để bổ sung nước cho hạ du, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là tại các khu vực không chủ động về nguồn nước, thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triển nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả để các địa phương, doanh nghiệp và người dân áp dụng.

e) Hướng dẫn cụ thể lịch thời vụ, cơ cấu sản xuất, ging phù hợp cho từng khu vực trên cơ sở dự báo về nguồn nước, nguy cơ xâm nhập mặn; khuyến cáo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đối với cây ăn quả tại các vùng có nguy cơ hạn hán, nhiễm mặn cao, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

g) Hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình và công trình cấp nước tập trung; rà soát quy định về quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, kiểm tra tình hình cấp nước khu vực nông thôn; vận động tổ chức trong nước, quốc tế hỗ trợ người dân ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn.

h) Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là ở các vùng thường xuyên có nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn tại các địa phương, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

3. Bộ Công Thương

a) Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chủ hồ thủy điện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương trong thực hiện kế hoạch điều tiết, vận hành các hồ thủy điện, bảo đảm nguồn nước phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn cho hạ du, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm và hài hòa giữa mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng và cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

b) Chỉ đạo theo dõi chặt chẽ tình hình thủy văn, nguồn nước tại các hồ thủy điện để cập nhật phương thức huy động hàng tháng, hàng tuần các nguồn thủy điện phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ du và nhu cầu sử dụng điện của nhân dân; trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng cần ưu tiên sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thiết yếu khác theo quy định của Luật Thủy lợi.

c) Chỉ đạo các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng và triển khai thực hiện phương án đảm bảo cung cấp điện cho các trạm bơm chống hạn hoạt động hiệu quả.

d) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền về kế hoạch cung cấp điện năm 2020, tình hình thủy văn, nguồn nước tại các hồ thủy điện, nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

đ) Chỉ đạo, đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chủ hồ, đập thủy điện, nhất là các hồ thủy điện lớn trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình (Sơn La, Hòa Bình,...) nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, dự báo nguồn nước và công tác quản lý, vận hành hồ chứa nước, tiến tới điều tiết, vận hành hồ chứa theo thời gian thực, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước cho sản xuất, góp phần phòng chống lũ, hạn hán.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Chỉ đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn theo dõi, tăng cường dự báo, cung cấp các bản tin nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; tổ chức điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; theo dõi, giám sát chặt chẽ việc vận hành các hồ chứa và các hoạt động khai thác, sử dụng nước nhằm phục vụ việc điều hòa, phân bổ nguồn nước theo quy định và hoàn thiện hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ cha để bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; trường hợp cần thiết, cho phép các hồ chứa vận hành thấp hơn giới hạn mực nước quy định tại quy trình vận hành liên hồ để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ở hạ du.

c) Tổ chức thu thập thông tin về nguồn nước và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục vụ công tác dự báo xâm nhập mặn; đề xuất tăng cường xả nước từ các hồ chứa thủy điện để đẩy mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long khi cn thiết.

5. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền xem xét hỗ trợ kinh phí để thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm đúng quy định của pháp luật; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (trong đó có Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi).

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương lập các quy hoạch vùng (trong đó có vùng Đồng bằng sông Cửu Long) theo quy định của pháp luật về quy hoạch; ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

7. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sinh hoạt, phòng, tránh phát sinh dịch bệnh do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ cứu đói do hạn hán, xâm nhập mặn, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng xem xét, quyết định hỗ trợ theo đúng quy định ca pháp luật.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông về tình hình và các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để người dân biết, chủ động thực hiện, tăng cường sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.

10. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng các kênh song phương, diễn đàn/cơ chế hợp tác khu vực để thu thập, chia sẻ thông tin và đề nghị các nước thượng nguồn sông Mê Công thông báo tình hình nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam; khi cần thiết có Công hàm đề nghị/vận động các nước này và các nước liên quan phối hợp tăng cường xả nước các hồ chứa thủy điện để đẩy mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long và bảo đảm, duy trì dòng chảy cho các sông biên giới.

11. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên
tai;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đng;
- Văn phòng T
ng Bí thư;
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: CN, NC, KTTH, KGVX;
- Lưu: VT, NN (3b). Tuynh

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ
THỦ TƯỚNG





Trịnh
Đình Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 22/01/2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.237

DMCA.com Protection Status
IP: 3.239.76.211
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!