ỦY
BAN NHÂN DÂN
HUYỆN BÌNH CHÁNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
04/2010/CT-UBND
|
Bình
Chánh, ngày 10 tháng 6 năm 2010
|
CHỈ THỊ
VỀ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH
CHÁNH
Trong thời gian qua, nhằm triển
khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/HU ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Huyện Ủy
Bình Chánh về tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa và phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân Huyện đã tập trung
chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi
trường trên địa bàn, như: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
và trách nhiệm cộng đồng về bảo vệ môi trường; Tăng cường vớt rác, nạo vét các
kênh, rạch, đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm cải thiện ô nhiễm nguồn
nước; quản lý lực lượng thu gom rác dân lập; tăng cường kiểm tra, kiểm soát
việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn,…bước đầu đạt được một số kết quả. Tuy
nhiên, kết quả còn thấp so với yêu cầu đặt ra, tình hình ô nhiễm môi trường vẫn
còn phức tạp do ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của bộ phận dân
cư, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức còn thấp; việc xử lý vi phạm pháp
luật về môi trường chưa nghiêm, chưa triệt để; địa bàn rộng nên việc kiểm tra,
phát hiện, xử lý vi phạm về môi trường gặp khó khăn, thường tập trung vào các
cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ lẻ hoặc các điểm thu mua phế liệu trái phép.
Để chấn chỉnh tình trạng này và
nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, tiếp tục đẩy mạnh việc
thực hiện Nghị quyết 13-NQ/HU ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Huyện ủy; Chương
trình hành động số 1986/CTr-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân
Huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh Chỉ thị thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
thực hiện ngay một số biện pháp chủ yếu sau:
1. Tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra việc chấp hành pháp luật về môi trường của các cơ quan, tổ chức, cộng
đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân; đảm bảo 100% các trường hợp vi phạm pháp
luật về môi trường bị phát hiện và xử lý theo quy định.
1.1. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra,
thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về môi trường của các doanh nghiệp,
cộng đồng dân cư, hộ gia đình; đảm bảo 100% các trường hợp vi phạm pháp luật
môi trường bị phát hiện xử lý theo quy định;
b) Giao nhiệm vụ cho Trưởng Ban
điều hành khu phố, Trưởng Ban nhân dân ấp, Tổ trưởng Tổ dân phố, Tổ trưởng Tổ
Nhân dân nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường trên địa
bàn;
c) Thông báo công khai các Quyết
định xử lý vi phạm đối với các trường hợp gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn
để nhân dân biết, kiểm tra và giám sát quá trình chấp hành Quyết định;
d) Hàng quý, có báo cáo thống kê
về các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường bị phát hiện và xử lý cho Ủy
ban nhân dân Huyện (thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường).
1.2. Giao Phòng Tài nguyên và
Môi trường:
a) Phối hợp Cảnh sát Môi trường
- Công an Thành phố, Công an Huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng kế
hoạch thực hiện kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
pháp luật về môi trường; đảm bảo 100% các trường hợp vi phạm pháp luật môi
trường bị phát hiện đều bị xử lý theo quy định.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân
Huyện ban hành Quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp sử dụng đất không
đúng mục đích, gây ô nhiễm môi trường.
c) Hàng quý, phối hợp với Ủy ban
nhân dân xã, thị trấn tổng hợp, báo cáo thống kê về các trường hợp vi phạm pháp
luật về môi trường bị phát hiện và xử lý cho Ủy ban nhân dân Huyện.
1.3. Giao Phòng Công thương phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý kiên quyết theo
quy định các trường hợp hoạt động kinh doanh gây ô nhiễm môi trường không có
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng với nội dung Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.4. Giao Công an Huyện phối hợp
với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn rà soát, lập danh sách các trường hợp vi phạm
pháp luật về môi trường gây hậu quả nghiêm trọng, tái phạm; tiến hành điều tra,
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Rà soát, thống kê, lập danh
sách các địa điểm kinh doanh phế liệu hoạt động trên địa bàn huyện, đề xuất kế
hoạch xử lý.
2.1. Giao Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn phối hợp với Phòng Công thương và Phòng Tài nguyên và
Môi trường thực hiện kế hoạch kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo
vệ môi trường tại các điểm kinh doanh phế liệu trên địa bàn theo chủ trương:
- Đối với các điểm kinh doanh
phế liệu hoạt động có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Ủy ban nhân dân xã,
thị trấn vận động chuyển đổi ngành nghề hoạt động không ảnh hưởng đến môi
trường, tiến tới chấm dứt hoạt động kinh doanh phế liệu.
- Đối với các điểm kinh doanh
phế liệu hoạt động không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn kiểm tra, khẩn trương xử lý theo quy định pháp luật.
2.2. Giao Phòng Lao động Thương
binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện xây dựng đề án chuyển đổi ngành
nghề cho các đối tượng kinh doanh phế liệu trên địa bàn phù hợp với đặc thù của
từng đối tượng.
2.3 Giao Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn rà soát, thống kê, lập danh sách và có biện pháp xử lý theo
quy định các địa điểm kinh doanh phế liệu gây ô nhiễm môi trường.
3. Tăng cường việc quản lý thu
gom, vận chuyển rác, thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn theo Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân
Thành phố.
3.1. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn tăng cường việc quản lý lực lượng thu gom rác dân lập, tổ chức
thực hiện thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo
Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân
Thành phố.
3.2. Giao Phòng Tài nguyên và
Môi trường phối hợp Công ty Dịch vụ Công ích Huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị
trấn tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện chấn chỉnh tổ chức và hoạt động của lực
lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn.
4. Phối hợp kiểm tra, giám sát
việc chấp hành quy định pháp luật về môi trường đối với Khu xử lý chất thải rắn
Việt Nam tại xã Đa Phước; Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân, Khu Công nghiệp Vĩnh
Lộc, Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Lê Minh Xuân.
4.1. Giao Phòng Tài nguyên và
Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện kế hoạch phối hợp Sở Tài nguyên và Môi
trường, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp, khu chế xuất Thành phố, Phòng Cảnh sát
Môi trường - Công an Thành phố, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc vận hành
Khu xử lý chất thải rắn Việt Nam tại xã Đa Phước đảm bảo đúng quy trình kỹ
thuật; giám sát việc thu gom, vận chuyển rác về khu xử lý, đảm bảo không gây ô
nhiễm môi trường và phối hợp xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật môi trường;
tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện phối hợp kiểm tra việc chấp hành quy định pháp
luật môi trường tại Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân, Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc.
4.2. Giao Phòng Tài nguyên và
Môi trường tham mưu kế hoạch tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm
pháp luật về môi trường tại Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Lê Minh Xuân
theo quy định.
5. Tập trung đầu tư Trạm trung
chuyển rác; cải tạo, nạo vét các tuyến kênh, rạch bị ô nhiễm.
5.1. Giao Công ty Dịch vụ Công
ích Huyện phối hợp các đơn vị chức năng đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng 02 Trạm
trung chuyển rác khép kín hợp vệ sinh tại xã Lê Minh Xuân và xã Bình Chánh.
5.2 Giao Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện kế hoạch nạo vét các kênh
rạch ô nhiễm bị bồi lắng, tắc nghẽn dòng chảy ảnh hưởng đến môi trường.
6. Phát huy vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể Huyện trong công tác tuyên truyền, vận động,
phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm về môi trường.
6.1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam Huyện và các Đoàn thể Huyện phổ biến, quán triệt đầy đủ nội dung
Chỉ thị này để phát huy vai trò trong việc phối hợp với chính quyền cơ sở trong
công tác tuyên truyền, vận động, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm
về môi trường.
6.2. Giao Phòng Tài nguyên và
Môi trường triển khai các hoạt động liên tịch phối hợp hành động bảo vệ môi
trường với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể.
7. Tổ chức thực hiện
Chỉ thị này có hiệu lực sau 7
ngày, kể từ ngày ký.
Ủy ban nhân dân Huyện yêu cầu
các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,
thị trấn khẩn trương, nghiêm túc tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình
thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Huyện
để tiếp tục chỉ đạo, giải quyết.
Giao Phòng Tài nguyên và Môi
trường là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá và tham mưu
quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị và thực hiện tốt chế độ thông tin, báo
cáo theo quy định./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Trọng Tuấn
|