CHỈ THỊ
V/V
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN, GIẢM NHẸ THIỆT
HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA NĂM 2009
Tình hình thời tiết, khí hậu
những tháng đầu năm 2009 có những diễn biến phức tạp, bất thường. Để chủ động
trong công tác Phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn (sau đây viết tắt là
PCLB và TKCN) trong năm 2009 nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể
xảy ra, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang, các
cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và chính quyền địa phương các cấp
triển khai thực hiện tốt một số việc sau đây:
1.
Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về PCLB và TKCN
cho cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình
thức thích hợp với từng đối tượng để mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm
và biết cách tự đề phòng, tự cứu mình trước khi có sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Củng
cố hệ thống thông tin liên lạc nhằm đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, kịp thời
đến tận người dân, từng cơ quan, đơn vị biết diễn biến của thiên tai để chủ
động phòng tránh.
2.
Kiện toàn Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các cấp, các ngành; phân công trách nhiệm cụ
thể của từng thành viên, quy định rõ cơ chế phối hợp điều hành công tác phòng chống
lụt bão có hiệu quả trong từng ngành, đơn vị và địa phương. Nâng cao vai trò, trách
nhiệm chỉ đạo, kiểm tra của Ban chỉ huy và của từng thành viên.
3.
Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác PCLB và TKCN năm 2008 và xây
dựng kế hoạch thực hiện năm 2009, các công tác này yêu cầu hoàn thành trước 15/5/2009.
Kế hoạch PCLB và TKCN của ngành, địa phương mình phải bảo đảm sát với thực tế
và diễn biến của từng loại hình thiên tai. Có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc và chỉ
đạo thực hiện.
4.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt, đặc biệt là các địa
phương thường xuyên bị thiên tai phải có phương án, kế hoạch cụ thể để di dời
dân ở vùng trũng, thấp bị ngập lụt lên những triền cao an toàn. Kiên quyết di
dời dân ra khỏi vùng sạt lở, nguy hiểm, các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống,
lũ quét. Kiểm tra, chuẩn bị các phương tiện ứng cứu để sử dụng khi cần thiết.
Thực hiện nghiêm túc, kịp thời chế độ báo cáo để Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh
và UBND tỉnh chỉ đạo xử lý, khắc phục hậu quả ảnh hưởng thiệt hại do thiên tai
gây ra. Đối với các địa phương thường bị ngập lụt trong mùa mưa lũ, có kế hoạch
và chỉ đạo nhân dân chuẩn bị dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm thiết yếu,
đảm bảo đủ để sử dụng từ 10 đến 15 ngày khi ngập lụt lớn.
5.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh)
chủ trì phối hợp với Trung tâm dự báo khí tượng thủy chặt chẽ diễn biến thời
tiết, thiên tai, bão lũ, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo công tác PCLB và
TKCN; phối hợp với các địa phương, các ngành liên quan tổ chức kiểm tra và có
phương án xử lý bảo đảm an toàn các hồ chứa, các công trình phòng chống lụt
bão. Đôn đốc các địa phương, các ngành xây dựng kế hoạch hàng năm và triển khai
thực hiện Chương trình Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện
để UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo kịp thời.
6.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (Thường trực tìm kiếm cứu nạn của Ban chỉ huy PCLB và TKCN
tỉnh) có kế hoạch bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết; tổ chức diễn tập,
sẵn sàng hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng tìm kiếm cứu nạn của các ngành, địa
phương tham gia ứng cứu, xử lý các tình huống khẩn cấp và khắc phục hậu quả
thiên tai.
7.
Công an tỉnh kiểm tra, chuẩn bị các phương tiện, thiết bị ứng cứu, cứu hộ hiện có;
bố trí lực lượng, sẵn sàng phối hợp với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của các
ngành, địa phương tham gia cứu hộ cứu nạn và khắc phục hậu quả. Có phương án
bảo vệ các công trình trọng điểm; bảo đảm an ninh trật tự xã hội, ổn định tình
hình khi có thiên tai xảy ra.
8.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối, ưu tiên bố trí vốn cho các công trình
sửa chữa nâng cấp phục vụ phòng chống lụt bão để đảm bảo an toàn trong mùa mưa
lũ. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh kiến
nghị Trung ương bố trí vốn bổ sung cho địa phương để thực hiện kế hoạch hàng
năm trong Chương trình Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
9.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm theo dõi sát tình hình diễn biến
trong các vùng bị thiên tai để nắm chắc tình hình thiếu đói của nhân dân; phối
hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh quyết định các
biện pháp cứu trợ kịp thời nhằm ổn định đời sống nhân dân, tuyệt đối không để
xảy ra tình trạng nhân dân trong vùng thiên tai bị thiếu đói.
10.
Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Điện lực Lâm Đồng, Viễn thông Lâm
Đồng chủ động phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, các Ban quản lý rừng, các lâm trường
và UBND các cấp tổ chức kiểm tra, đề xuất việc tỉa cành, chặt mé cây để đảm bảo
an toàn cho đường dây tải điện, cáp thông tin..., bảo đảm việc cung cấp điện,
cung cấp mạng thông tin phục vụ công tác PCLB và TKCN trong mọi tình huống.
11.
Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa
phương chỉ đạo các đơn vị trong ngành kiểm tra các công trình nhà cửa, trường học,
kho tàng, bến bãi, kè ta tuy, công trình thi công dở dang, các tuyến đường xung
yếu để có biện pháp xử lý, đảm bảo an toàn khi sử dụng trong mùa mưa bão.
12.
Sở Công Thương, Sở Y tế, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các địa phương chủ động tổ
chức việc ứng cứu, cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết (mì ăn liền, nước
uống đóng chai, xăng dầu, thuốc phòng dịch cho người và gia súc, gia cầm...),
đặc biệt chú ý đến vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giao thông
đi lại còn gặp nhiều khó khăn, vùng có nguy cơ bị chia cắt khi có thiên tai.
13.
Các đơn vị Quản lý khai thác công trình thủy lợi trong tỉnh, công ty thủy điện Đa
Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, công ty thủy điện Đại Ninh kiểm tra thường xuyên các
công trình hồ chứa và các hạng mục công trình xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật
tư, thiết bị phương tiện sẵn sàng cứu hộ công trình khi có sự cố xảy ra. Khi có
kế hoạch xả lũ phải thông báo trước cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN
tỉnh, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các huyện vùng hạ du biết để chủ động phòng tránh
và phối hợp xử lý khi có các tình huống xấu xảy ra. Thực hiện quy trình vận
hành các hồ chứa, đảm bảo tham gia điều tiết phòng, chống lũ cho hạ lưu và an
toàn cho công trình.
14.
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Lâm Đồng phối hợp với Ban Chỉ huy PCLB và TKCN
tỉnh thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo sớm; cung cấp thường xuyên, kịp
thời mọi thông tin về diễn biến của mưa, lũ, bão về UBND tỉnh và Ban Chỉ huy
PCLB và TKCN tỉnh để chỉ đạo xử lý kịp thời.
15.
Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng và các cơ quan thông tin đại chúng
phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh, Ban Chỉ huy
PCLB và TKCN tỉnh và các cơ quan liên quan kịp thời đưa tin chính xác tình hình
diễn biến của thiên tai và những chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCLB và
TKCN tỉnh để nhân dân biết, chủ động đối phó và phòng tránh nhằm giảm thiệt hại
do bão, lũ có thể xảy ra.
16.
Các sở, ban ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo,
thực hiện tốt công tác PCLB và TKCN của sở, ngành mình; chuẩn bị sẵn sàng lực
lượng, phương tiện cần thiết để sẵn sang phối hợp tham gia công tác PCLB và TKCN
theo sự chỉ đạo và huy động của Chủ tịch UBND tỉnh và Trưởng Ban Chỉ huy PCLB
và TKCN tỉnh.
UBND
tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt; Thủ trưởng
các sở, ban ngành, đoàn thể, các lực lượng vũ trang, các cơ quan Trung ương
đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./-