BỘ
THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/CT-BTTTT
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2022
|
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2022
Thiên tai tiếp tục diễn biến khó lường
trong những năm qua, hiện tượng bão chồng bão, lũ chồng lũ, lũ quét, sạt lở đất
liên tục xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại các địa
phương. Trong bối cảnh đó, dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Để chủ động phòng, chống, ứng phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của
thiên tai trong năm 2022, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra song
hành với việc triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông Chỉ thị toàn ngành Thông tin và Truyền thông thực
hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm sau:
1. Các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp trong toàn ngành
a) Xây dựng và tổ chức triển khai
phương án PCTT&TKCN năm 2022 sát với tình hình thực tế. Đặc biệt chú trọng
đến những trường hợp thiên tai xảy ra bất thường với cường độ mạnh ngoài dự báo
hay siêu bão, lũ lớn, ngập sâu kéo dài nhiều ngày... Vận dụng nguyên tắc “4 tại
chỗ” để dự trù lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí, đảm bảo hiệu quả trong
quá trình thực hiện.
b) Kiện toàn nhân sự Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN của đơn vị, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, thành viên
trong Ban chỉ huy PCTT&TKCN của đơn vị, doanh nghiệp.
c) Tiếp tục tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai (PCTT)
và tìm kiếm cứu nạn (TKCN), ưu tiên sử dụng dịch vụ hội nghị truyền hình, các ứng
dụng họp trực tuyến “Make in Vietnam” để tổ chức các cuộc họp, hội nghị trực
tuyến, hội nghị kiểm tra liên quan đến công tác PCTT&TKCN.
d) Tổ chức nghiêm chế độ trực Ban chỉ
huy PCTT&TKCN, trực điều hành và trực ứng cứu thông tin trong mùa mưa bão
năm 2022. Theo dõi sát diễn biến của thiên tai, tiếp nhận kịp thời và tổ chức
thực hiện nghiêm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về
phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn và của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
đ) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi cho cộng đồng triển khai thực hiện pháp luật về PCTT,
TKCN. Nâng cao nhận thức cộng đồng về các loại hình thiên tai, biện pháp phòng
tránh; phổ biến kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác phòng, chống các
loại hình thiên tai đến mọi tầng lớp nhân dân.
e) Các doanh nghiệp bưu chính, viễn
thông
- Triển khai, diễn tập công tác PCTT,
đảm bảo thông tin liên lạc trong năm 2022 với quy mô, thời điểm phù hợp với yêu
cầu an toàn về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
- Triển khai phương án đảm bảo thông
tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu
bão, lũ lớn phù hợp với tình hình thực tiễn năm 2022.
- Chỉ đạo các đơn vị thành viên, chi
nhánh tại các tỉnh/thành phố đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục
vụ công tác chỉ đạo, điều hành PCTT&TKCN của các cơ quan Đảng, chính quyền
các cấp tại địa phương; tăng cường trang bị hệ thống thông tin liên lạc tại các
địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng để đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác
chỉ đạo điều hành PCTT.
- Tiếp tục thực hiện ngầm hóa mạng
ngoại vi cáp viễn thông; nâng tầng, kiên cố hóa nhà trạm, phòng máy, cột ăng
ten, đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định. Tại các khu vực
trọng điểm thường xuyên xảy ra thiên tai, ưu tiên đầu tư nâng cấp trạm thu phát
sóng vô tuyến kiên cố chịu được rủi ro thiên tai cấp IV. Báo cáo danh sách các
trạm thu phát sóng di động kiên cố chịu được rủi ro thiên tai cấp IV về Cục Viễn
thông hàng Quý (yêu cầu báo cáo trước ngày mùng 10 tháng đầu tiên của Quý tiếp
theo).
- Tăng cường năng lực mạng thông tin
di động phục vụ công tác PCTT&TKCN; kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng trang thiết
bị thông tin liên lạc, phương tiện và các thiết bị dự phòng sẵn sàng phục vụ đảm
bảo thông tin liên lạc cho công tác chỉ đạo điều hành PCTT&TKCN.
- Xây dựng phương án chia sẻ, sử dụng
chung hạ tầng tại những vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra thiên tai.
- Xây dựng phương án sẵn sàng chuyển
vùng dịch vụ di động tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai khi có yêu cầu;
trước mỗi cơn bão lớn, lập danh sách các thuê bao trong khu vực có thể bị ảnh
hưởng để sẵn sàng tổ chức nhắn tin khi có yêu cầu.
- Trong quá trình tổ chức ứng cứu,
khôi phục thông tin do thiên tai gây ra, các doanh nghiệp đảm bảo an toàn tuyệt
đối tính mạng của cán bộ, nhân viên tại hiện trường và trang thiết bị kèm theo.
2. Các đơn vị thuộc
Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Cục Viễn thông - Thường trực Ban
Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ
- Chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ
Thông tin và Truyền thông chỉ đạo kịp thời công tác PCTT&TKCN, đảm bảo
thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành PCTT khi có thiên tai xảy ra.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ kiện
toàn nhân sự Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Thông tin và Truyền thông, trình Lãnh
đạo Bộ phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy phù hợp với tình hình
thực tiễn.
- Xây dựng, cập nhật kế hoạch phòng
chống thiên tai cấp Bộ năm 2022, phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro
thiên tai theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai,
báo cáo Lãnh đạo Bộ.
- Xây dựng và thực hiện Đề án thông
tin, truyền thông về phòng chống thiên tai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
tại Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 Ban hành Kế hoạch phòng, chống
thiên tai quốc gia đến năm 2025.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến
lược phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 Ban hành Kế hoạch
phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch tổ chức kiểm tra,
đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai tại các địa phương theo phân công của
Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn
bị, triển khai phương án PCTT&TKCN năm 2022 của các đơn vị, doanh nghiệp
bưu chính, viễn thông.
b) Cục Bưu điện Trung ương
- Đảm bảo thông tin liên lạc bằng mạng
thông tin chuyên dùng trong PCTT phục vụ chỉ đạo, điều hành PCTT&TKCN của
Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên
tai và TKCN.
- Chỉ đạo công tác quản lý, khai thác
xe thông tin chuyên dùng sẵn sàng phục vụ đảm bảo thông tin liên lạc chỉ đạo, điều
hành cho các đoàn công tác của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống
thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn khi có
yêu cầu.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền
hình trực tuyến phục vụ Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT khi có yêu cầu
tổ chức họp trực tuyến chỉ đạo công tác PCTT đến các tỉnh, thành phố.
- Chủ trì tổ chức và phối hợp với Tổng
Công ty Bưu điện Việt Nam cung ứng dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan Đảng,
Nhà nước đảm bảo thông tin liên lạc chỉ đạo, điều hành công tác PCTT&TKCN
trong mùa mưa bão năm 2022.
- Chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam rà soát lại các trang thiết bị của mạng thông tin
chuyên dùng. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa
các thiết bị bị hỏng, bị lỗi không sử dụng được.
c) Cục Báo chí; Cục Phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử:
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài phát
thanh, truyền hình tại Trung ương và địa phương, các trang mạng xã hội của Việt
Nam:
- Tăng cường công tác tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, kiến thức phòng
chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đối với xã hội và người dân; tuyên truyền
nâng cao năng lực trong các hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa
và tìm kiếm cứu nạn.
- Ưu tiên phát ngay các bản tin cảnh
báo về thiên tai khi có yêu cầu từ Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên
tai.
- Thực hiện tốt cơ chế phát ngôn,
cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình, diễn biến phòng, chống và
khắc phục hậu quả thiên tai.
- Nâng cao chất lượng công tác báo
chí, truyền thông trong phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; phối hợp, thực hiện
các chương trình truyền thông về giảm nhẹ rủi ro thiên tai từ cộng đồng.
- Xây dựng kế hoạch, dành thời lượng
phát sóng tuyên truyền nội dung của Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và
Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030" được phê duyệt tại
Quyết định số 533/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ; các hoạt động
nâng cao nhận thức cộng đồng; phổ biến kiến thức về thiên tai, những tác động của
thiên tai và biện pháp phòng chống.
d) Cục Tần số Vô tuyến điện
- Phối hợp với các nước trong khu vực
biển Đông xử lý các can nhiễu trên băng tần HF.
- Rà soát, phân bổ, cấp phép, xử lý
can nhiễu cho thiết bị hệ thống thông tin vô tuyến điện phục vụ PCTT và hệ thống
thông tin an toàn, TKCN.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan triển khai cấp giấy phép tần số vô tuyến điện cho các phương tiện nghề
cá có trang bị máy thông tin vô tuyến điện thuộc đối tượng phải cấp phép tần số
theo quy định, tiếp tục cập nhật về cơ sở dữ liệu cấp phép tàu thuyền để thông
báo trên cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam
- Bộ Giao thông vận tải và Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam
rà soát, chia sẻ thông tin về tàu cá, phương tiện hoạt động trên biển và tần số
vô tuyến điện đã cấp để phục vụ công tác PCTT&TKCN.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường
xuyên, định kỳ và đột xuất trên các tần số an toàn, cứu nạn để phát hiện và xử
lý kịp thời nhiễu có hại, đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin vô tuyến điện
trên biển.
e) Cục Thông tin cơ sở
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin
và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ sở truyền
thanh - truyền hình cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã và các phương tiện truyền
thông khác trên địa bàn tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về
PCTT&TKCN đến người dân; tuyên truyền nội dung của Đề án “Nâng cao nhận thức
cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030” được phê
duyệt tại Quyết định số 533/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo, phối hợp với các Sở Thông
tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan trên địa bàn các tỉnh/thành phố để
xác định vị trí phù hợp lắp đặt hệ thống truyền thanh không dây trên các trạm
thu phát sóng di động chịu được rủi ro thiên tai cấp độ IV.
- Xây dựng cơ chế phát sóng các bản
tin dự báo, cảnh báo thiên tai trên các phương tiện truyền thanh - truyền hình
cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã ngay khi nhận được thông tin cảnh báo thiên
tai từ các cơ quan: Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
(các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 3 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg); Tổng
cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (các bản tin dự
báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên và cấp độ rủi ro thiên tai quy định tại khoản 7 Điều 3 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg); Viện Vật lý địa cầu
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (các bản tin động đất, cảnh
báo sóng thần và cấp độ rủi ro thiên tai quy định từ khoản 8 đến
khoản 10 Điều 3 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg).
g) Cục Tin học hóa
Phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng Cục
Phòng chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch
chuyển đổi số trong công tác phòng chống thiên tai.
h) Trung tâm Thông tin, Báo
VietNamNet, Tạp chí Thông tin và Truyền thông
- Chủ động phối hợp làm tốt công tác
tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu
nạn. Kịp thời đăng tải văn bản chỉ đạo, điều hành về PCTT&TKCN của Ban chỉ
huy PCTT&TKCN Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Tăng cường các chuyên trang, chuyên
mục về phòng, chống thiên tai, góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống
thiên tai, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
i) Tổng Công ty Truyền thông đa
phương tiện
Ngoài các nhiệm vụ đã nêu trên, Tổng
Công ty Truyền thông đa phương tiện ưu tiên tập trung triển khai quản lý, khai
thác đúng mục đích, có hiệu quả Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia
(1400); triển khai nhanh chóng, kịp thời các đợt vận động ủng hộ qua Cổng 1400
hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai khi có yêu cầu.
k) Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam
- Ngoài các nhiệm vụ đã nêu trên, Tổng
Công ty Bưu điện Việt Nam ưu tiên tập trung phối hợp với các đơn vị có liên
quan đảm bảo thông tin liên lạc bưu chính phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành
phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính
quyền các cấp qua mạng bưu chính công cộng.
- Phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương
chuyển phát các công điện, điện, văn bản chỉ đạo, điều hành PCTT&TKCN đến
các cơ quan, chính quyền địa phương các cấp.
3. Các Sở Thông
tin và Truyền thông
a) Làm tốt vai trò chủ trì, điều phối
doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn đảm bảo thông tin liên lạc phục
vụ chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai cho các cấp chính quyền và đoàn
công tác của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai khi có
thiên tai; chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông
trên địa bàn triển khai các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn
phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương.
b) Phối hợp với Cục Thông tin cơ sở
và các Báo, Đài ở địa phương để tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của
nhân dân đối với công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; phối hợp với Cục
Tần số Vô tuyến điện, Bộ đội Biên phòng để hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký,
đăng kiểm và sử dụng tần số, thiết bị thu phát vô tuyến điện đối với các phương
tiện nghề cá.
c) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn
thông trên địa bàn điều động sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc, đặc biệt
là các thiết bị thuộc mạng thông tin chuyên dùng trong phòng chống thiên tai,
phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan các cấp tại địa phương.
d) Phối hợp với các doanh nghiệp viễn
thông trên địa bàn và các đơn vị liên quan xác định vị trí lắp đặt hệ thống
truyền thanh không dây khi có yêu cầu từ Cục Thông tin cơ sở trên các trạm thu
phát sóng vô tuyến đảm bảo chịu được rủi ro thiên tai cấp IV của doanh nghiệp.
đ) Xây dựng phương án thông tin,
thông báo các vị trí có sóng điện thoại, điện (trong khu vực phát sóng của trạm
thu phát sóng di động kiên cố chịu được rủi ro thiên tai cấp IV) để người dân
có nhu cầu có thể sạc pin điện thoại khi điện lưới bị mất.
4. Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam
Ngoài các nhiệm vụ đã nêu trên, Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cần ưu tiên tập trung triển khai:
a) Chỉ đạo viễn thông tỉnh, thành phố,
các đơn vị thành viên tổ chức, đáp ứng đủ yêu cầu về thông tin liên lạc, đảm bảo
thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống phục vụ công tác điều hành,
chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp trong
công tác PCTT&TKCN và nhu cầu thông tin liên lạc của người dân.
b) Phối hợp, hỗ trợ Cục Bưu điện
Trung ương sẵn sàng tổ chức thông tin cơ động khi có yêu cầu cho các đoàn công
tác của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT đến các địa phương, vùng bị ảnh
hưởng nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc công tác phòng, chống và khắc phục hậu
quả thiên tai.
c) Phối hợp với Cục Bưu điện Trung
ương tiến hành rà soát các trang thiết bị của mạng thông tin chuyên dùng. Xây dựng
kế hoạch đầu tư nâng cấp, sửa chữa các thiết bị bị hỏng, bị lỗi, không hoạt động
được và đề xuất phương án thay thế báo cáo Cục Bưu điện Trung ương.
d) Phối hợp, xây dựng kế hoạch ứng cứu
lẫn nhau (roaming, chia sẻ và sử dụng chung hạ tầng viễn thông ...) với các
doanh nghiệp viễn thông khác khi cần thiết để đảm bảo thông tin liên lạc trong
mọi tình huống.
5. Tập đoàn Công
nghiệp - Viễn thông Quân đội
Ngoài các nhiệm vụ đã nêu trên, Tập
đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cần ưu tiên tập trung triển khai:
a) Đảm bảo thông tin liên lạc công cộng
phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai và nhu cầu thông tin
liên lạc của người dân.
b) Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ
lực lượng vũ trang tham gia công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
c) Phối hợp, xây dựng kế hoạch ứng cứu
lẫn nhau (roaming, chia sẻ và sử dụng chung hạ tầng viễn thông ...) với các
doanh nghiệp viễn thông khác khi cần thiết để đảm bảo thông tin liên lạc trong
mọi tình huống.
6. Tổng công ty
Viễn thông MobiFone
Ngoài các nhiệm vụ đã nêu trên, Tổng
công ty Viễn thông MobiFone cần ưu tiên tập trung triển khai:
a) Đảm bảo thông tin liên lạc công cộng
phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai và nhu cầu thông tin
liên lạc của người dân.
b) Phối hợp, xây dựng kế hoạch ứng cứu
lẫn nhau (roaming, chia sẻ và sử dụng chung hạ tầng viễn thông ...) với các
doanh nghiệp viễn thông khác khi cần thiết để đảm bảo thông tin liên lạc trong
mọi tình huống.
7. Công ty TNHH
MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam
Ngoài các nhiệm vụ đã nêu trên, Công
ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam cần ưu tiên tập trung triển
khai:
a) Khai thác, vận hành Hệ thống Thông
tin Duyên hải Việt Nam; thực hiện tốt các nhiệm vụ trực canh, tiếp nhận và xử
lý thông tin cấp cứu- khẩn cấp, thông tin an toàn- an ninh và phát quảng bá
thông tin an toàn hàng hải.
b) Nâng cao tốc độ, chất lượng các đường
truyền kết nối giữa các thành phần của hệ thống các Đài thông tin duyên hải với
nhau; tăng công suất phát, tần số phát, chế độ phát sóng của hệ thống các Đài
thông tin duyên hải Việt Nam để phục vụ công tác dự báo thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn trên biển.
c) Chủ động phối hợp với Trung tâm Dự
báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Viện Vật lý địa cầu để tổ chức phát sóng kịp
thời các bản tin cảnh báo thiên tai khí tượng, thủy văn, hải văn, động đất,
sóng thần theo quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai tại Quyết
định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/04/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Chủ động phối hợp với Văn phòng
thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai phát các bản tin kèm
theo bản tin dự báo bão để hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển
không đi vào vùng nguy hiểm và hướng dẫn các tàu thuyền đang hoạt động trong
vùng nguy hiểm về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.
Ban chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Thông
tin và Truyền thông đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh
trong quá trình thực hiện và báo cáo kết quả lên Bộ trưởng./.
Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo quốc gia về
PCTT;
- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN Bộ TTTT;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TTTT;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông;
- Cổng thông tin điện tử Bộ TTTT;
- Lưu: VT, CVT (125).
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Mạnh Hùng
|