Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2002/CT-UB Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Đỗ Hoàng Ân
Ngày ban hành: 02/01/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2002/CT-UB

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2002 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, GIỮ GÌN VỆ SINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Những năm vừa qua, kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, Chính phủ và các Bộ Ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, các cấp, các ngành, các đoàn thể của Thành phố đã tổ chức thực hiện có hiệu quả thiết thực. Đặc biệt là sau khi UBND Thành phố ban hành các qui định bảo vệ môi trường về quản lý rác thải, bảo đảm trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trong xây dựng, trong kinh doanh, vận chuyển ... thì công tác bảo vệ môi trường của Thành phố ngày càng có nhiều tiến bộ, phố phường, ngõ xóm đã được phong quang sạch đẹp, ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của các tổ chức, cơ quan và nhân dân được nâng cao.

Tuy nhiên có lúc, có nơi, công tác bảo vệ môi trường còn bị buông lỏng, vẫn còn tình trạng đổ rác, đất thải và phế thải xây dựng bừa bãi trên các tuyến hè đường, các khu dân cư, khu vực công cộng gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị; việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các ngành, các cấp còn chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; công tác tuyên truyền, vận động để giữ gìn, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm thường xuyên, liên tục ...

Năm 2002, một trong những công tác trọng tâm của Thành phố là tăng cuờng quản lý, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường để thành phố ngày càng sạch, đẹp, văn minh và hiện đại. Tiếp tục nâng cao ý thức của nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường thành phố; nâng cao trách nhiệm của ngành GTCC và các ngành các cấp từ Thành phố đến các phường, xã, thị trấn và các tổ dân phố, cụm dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường thành phố, Uỷ ban nhân dân Thành phố yêu cầu :

1) Sở Giao thông công chính chủ trì cùng với Sở Khoa học công nghệ & môi trường. Sở Văn hoá thông tin, Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố, UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền vận động các tổ chức, cơ quan và nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thành phố; tổ chức phổ biến sâu rộng các qui định của Nhà nước và UBND thành phố về bảo vệ môi trường tới từng tổ dân phố, cụm dân cư và nguời dân; tổ chức thành các đội tuyên truyền, thanh niên, sinh viên tình nguyện có hỗ trợ phương tiện, tranh cổ động đi tuyên truyền, phát tờ rơi về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; phối hợp với cơ quan Báo, Đài thường xuyên làm phóng sự, điều tra đưa tin bài và ảnh về tình hình quản lý, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; khen ngợi biểu dương kịp thời người tốt việc tốt, các địa bàn làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phê phán và lên án các đơn vị, cá nhân vi phạm các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2) Sở Giao thông công chính chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ngành liên quan, UBND các quận, huyện tổ chức tổng kiểm tra về tình hình quản lý rác thải, phát sinh đất thải, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố : xác định địa điểm, số lượng, khối lượng các điểm tồn đọng lớn để tổ chức thu dọn ngay từ này đến 6/2/2002 (tức 25 tháng Chạp âm lịch). Đối với các điểm phát sinh lẻ trên đường phố tổ chức lực lượng thu dọn thường xuyên hàng ngày, đảm bảo toàn bộ các điểm đều được thu dọn ngay, không để tồn đọng.

3) UBND các quận, huyện có kế hoạch chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn triển khai công tác quản lý, thu dọn rác thải, đất thải, phế thải xây dựng trên địa bàn mình quản lý (quản lý tại nguồn), kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, không để đổ bừa bãi trên đường phố, khu dân cư, nơi công cộng (vườn hoa, công viên ...) và hệ thống sông hồ, mương, cống thoát nước và hành lang bảo vệ đê điều, giao thông ... Quản lý chặt chẽ các công trình xây dựng theo đúng qui định tạm thời về đảm bảo trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại Thành phố Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 1430/QĐ-UB ngày 25/4/1996 của UBND thành phố và Qui chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng, ban hành kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các công trình xây dựng phải có cam kết về việc thu dọn đất thải, phế thải xây dựng theo đúng qui định.

4) Sở Xây dựng, UBND quận, huyện khi cấp giấy phép xây dựng có yêu cầu bắt buộc các chủ công trình phải có các hợp đồng vận chuyển đất thải, phế thải xây dựng về nơi tập kết theo qui định.

5) UBND các quận, huyện và Sở GTCC tăng cường chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn, các lực lượng quản lý trật tự vệ sinh đô thị kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm qui định.

6) Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố chủ trì cùng UBND các quận nghiên cứu, bổ sung vị trí các bãi chứa đất thải, phế thải xây dựng trung chuyển trong qui hoạch chi tiết các quận; khẩn trương khảo sát, lập qui hoạch báo cáo Thành phố phê duyệt quĩ đất làm các bãi chứa đất thải, phế thải xây dựng để giao cho Sở GTCC quản lý, mỗi quận có ít nhất 01 bãi chứa trung chuyển; đối với các huyện, mỗi huyện có ít nhất từ 1 đến 2 vị trí tập trung để đổ đất thải và phế thải xây dựng.

7) Sở Giao thông công chính có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam miễn phí qua cầu Chương Dương cho các phương tiện vận chuyển đất thải, phế thải xây dụng từ nội thành Hà Nội đến bãi Lâm Du, huyện Gia Lâm.

8) Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường và qui định bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội ban hành kèm theo quyết định số 3008/QĐ-UB ngày 13/9/1990 của UBND Thành phố, tổ chức thực hiện có hiệu quả hướng dẫn về kiểm soát ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nước thải, ô nhiễm không khí...

9) Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành uỷ có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan đài, báo, phát thanh truyền hình Hà Nội thường xuyên thông tin tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị.

Công tác quản lý, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường Thành phố là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị, xã hội, quần chúng và nhân dân Thủ đô trong quá trình xây dựng phát triển thành phố. Vì vậy Uỷ ban nhân dân Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này.

 

 

T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Hoàng Ân

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 01/2002/CT-UB ngày 02/01/2002 về việc tăng cường quản lý, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.070

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.250.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!