BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1377/BC-BNN-TCTL
|
Hà Nội,
ngày 28 tháng 04 năm 2014
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN NĂM 2013
Kính gửi: Thủ tướng
Chính phủ
Kế hoạch Chương trình Mục tiêu quốc
gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Chương trình) năm 2013 được giao
theo Quyết định số 1792/QĐ-TTg ngày 30/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết
định số 1658/QĐ-BKHĐT ngày 06/12/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo báo cáo của các địa phương và Bộ,
ngành, đoàn thể tham gia thực hiện Chương trình, Bộ Nông nghiệp và PTNT xin báo
cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện năm 2013 như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013:
1. Các hoạt động chỉ
đạo, điều hành:
- Ban Chủ nhiệm Chương tình MTQG Nước sạch và
Vệ sinh môi trường nông thôn đã họp thường kỳ nhằm đánh giá kết quả thực hiện
Chương trình năm
2013 và
định hướng kế hoạch năm 2014 để chỉ đạo và đề ra các phương hướng thực hiện
Chương trình trong thời gian tiếp theo.
- Ban hành Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT
ngày 16/01/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
chi cho Chương trình
mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 -
2015; Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BNNPTNT-BYT-BGDĐT ngày
31/5/2013 hướng dẫn phân công, phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015; Thông tư
số 54/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và
khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 18/2014/QĐ-TTg ngày 03/03/2014 sửa đổi, bổ sung điều 3 của Quyết định số
62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 về tín dụng thực hiện Chiến
lược quốc gia về cấp Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
- Ban hành Quyết
định số 1404/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phê duyệt khung kế hoạch triển khai Chương trình MTQG Nước
sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2013-2015.
- Chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch
Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2014 (Văn bản
số 1291/BNN-TCTL ngày 3/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn).
- Đang hoàn chỉnh các văn bản:
+ Thông tư liên tịch Hướng dẫn triển
khai Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp
nước sạch nông thôn.
+ Xây dựng Thông tư hướng dẫn thực
hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu
vực nông thôn.
2. Kết quả thực hiện năm
2013:
2.1. Thực hiện của các địa
phương:
a) Về mục tiêu:
- Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh: đạt 82,5%.
- Tỷ lệ sử dụng nước đạt QC 02/2009/BYT: đạt 38,7%.
- Tỷ lệ hộ dân
sử dụng nhà tiêu HVS: đạt 60%.
TT
|
Nội dung
|
Đơn vị
|
Kế hoạch
|
Thực hiện
|
Tỷ lệ % đạt KH
|
|
- Lũy tích tỷ lệ dân
nông thôn được sử dụng nước HVS.
|
%
|
82,5
|
82,5
|
100
|
|
- Số người dân nông thôn được sử
dụng nước HVS tăng thêm trong năm.
|
người
|
1.453.750
|
1.453.750
|
100
|
|
- Lũy tích tỷ lệ hộ gia
đình nông thôn sử dụng nhà tiêu HVS.
|
%
|
60
|
60
|
100
|
|
- Số hộ gia đình nông thôn sử dụng
nhà tiêu HVS tăng thêm trong năm
|
hộ
|
524.200
|
524.200
|
100
|
|
- Lũy tích tỷ lệ trạm y
tế có công trình cấp nước và nhà
tiêu HVS.
|
%
|
92
|
92
|
100
|
|
- Số trạm y tế có công trình cấp nước và nhà tiêu HVS
tăng thêm
trong năm.
|
công trình
|
400
|
368
|
92
|
|
- Luỹ tích tỷ lệ trường học có công trình
cấp nước và nhà tiêu HVS.
|
%
|
90
|
87
|
96
|
|
- Số trường học có công trình
cấp nước và nhà tiêu HVS tăng thêm
trong năm.
|
công trình
|
600
|
540
|
90
|
* Số công trình cấp nước và vệ sinh của
trạm y tế và trường học chưa được thống kê đầy đủ.
b) Về nguồn vốn:
TT
|
Nội dung
|
Đơn vị
|
Kế hoạch
|
Thực hiện
|
Tỷ lệ % đạt KH
|
|
Tổng số
|
Tỷ đồng
|
6.808
|
6.740
|
99
|
|
- Ngân sách TW và 03 nhà tài trợ
|
Tỷ đồng
|
1.368
|
1.177
|
86
|
|
- Ngân sách lồng ghép
|
Tỷ đồng
|
600
|
600
|
100
|
|
- Viện trợ quốc tế
|
Tỷ đồng
|
940
|
840
|
89
|
|
- Dân góp và tự làm
|
Tỷ đồng
|
600
|
599
|
99,8
|
|
- Tín dụng ưu đãi
|
Tỷ đồng
|
3.300
|
3.522
|
106
|
* Theo báo cáo của
Ngân hàng Chính sách xã
hội đến hết tháng
12/2013 đã có 448.270 hộ
vay làm công trình cấp nước và 433.976 hộ vay làm nhà vệ sinh với tổng số dư nợ lên
đến hơn 12.000 tỷ đồng.
(Có phụ lục
I, II, III kèm theo)
c) Đánh giá:
c.1. Về kết quả mục
tiêu:
- Vùng tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh cao:
Đông Nam Bộ: 94%, Đồng bằng Sông Hồng: 87%, Duyên Hải Miền Trung: 86%.
- Vùng tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh thấp:
Bắc Trung Bộ: 73%; Tây Nguyên: 77%.
- Vùng tỷ lệ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
cao: Đông Nam Bộ: 84%, Đồng bằng Sông Hồng: 71%.
- Vùng tỷ lệ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
thấp: Đồng bằng Sông Cửu long: 46%; Tây Nguyên: 49%,
c.2. Về phân bổ vốn
hỗ trợ của ngân sách TW: Tỷ lệ các tỉnh phân bổ vốn được giao cho các
ngành như sau:
- Ngành Nông nghiệp:
|
74% bằng so với năm 2012.
|
- Ngành Y tế:
|
5% bằng so với năm 2012.
|
- Ngành Giáo dục và Đào tạo:
|
3% giảm 1% so với năm 2012.
|
- Các Ngành khác và huyện:
|
18% tăng 1% so với năm 2012.
|
Một số địa phương tỷ lệ bố trí vốn cho
các ngành khác còn thấp như: Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Giang 1%;
Điện Biên 2%; Quảng Bình 2%; Phú Yên 3%; Ninh Thuận 1%; Đắk Nông 1%; Hậu Giang
1%; Đồng Tháp 2%.
c.3. Việc kết quả
Chương trình
Các địa phương triển khai xây dựng:
540 công trình cấp nước và vệ sinh trong trường học, 368 trạm y tế, 721 công trình
cấp nước tập trung, trong đó 217 công trình hoàn thành, 143 công trình chuyển
tiếp, 86 công trình nâng cấp, sửa chữa, 154 công trình khởi công mới, 121 công
trình chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt có 23 tỉnh, thành phố không khởi công mới, đó
là: Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,
Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Đăk Nông,
Kon Tum, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc
Trăng, Bạc Liêu.
Các địa phương đã sử dụng rất hiệu quả
nguồn vốn vay ưu đãi theo Quyết định 62/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 của Thủ tướng
Chính phủ giúp các hộ vay để xây dựng và cải tạo công trình cấp nước sạch và
nhà tiêu hợp vệ sinh, đến hết năm 2013 doanh số cho vay đạt 3522 tỷ đồng/3.300
tỷ đồng đạt 106% Kế hoạch.
c.4. Về kết quả
giải ngân
Theo báo cáo giải ngân của 60/63 tỉnh các tỉnh
đã giải ngân khoảng 90% so với kế hoạch. Hiện nay Chính phủ cho phép việc giải
ngân nguồn vốn Chương trình được kéo dài đến 30/6/2014.
2.2 Kết quả hoạt động của các Bộ,
ngành, đoàn thể:
2.2.1. Các Bộ quản lý các
dự án thành phần (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo)
Ngoài các hoạt động chỉ đạo
điều hành, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, các Bộ đã tập trung triển
khai các hoạt động cụ thể như sau:
- Tổ chức đoàn công tác đánh giá thường niên giữa
Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương
trình năm 2013 tại 2 tỉnh đại diện là Bình Định, Thái Nguyên.
- Họp định kỳ giữa các cơ quan thường
trực của 3 Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo
để phối hợp chỉ đạo trong triển khai thực hiện các dự án thành phần của Chương
trình.
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra liên ngành
để chỉ đạo và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình đảm bảo
đạt mục tiêu năm 2013 đề ra.
- Tổ chức 03 Hội thảo chia sẻ kinh
nghiệm triển khai hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
Nước sạch và Vệ sinh môi trường tại 03 miền Bắc, Trung và Nam.
- Tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu
quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013, hướng dẫn lập kế
hoạch năm 2014.
- Tổ chức các lớp tập huấn TOT
cho cán bộ y tế và phụ nữ tuyến tỉnh, huyện về kỹ thuật nhà tiêu hộ gia đình và
kỹ năng truyền thông, tuyên truyền vận động tại các tỉnh (Bắc Giang, Bắc Kạn,
Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Đắc Lắc, Đắc Nông,
Quảng Ngãi, Gia Lai, Bến Tre, Kiên Giang, Thái Nguyên, Bạc Liêu, Sóc Trăng).
- Công tác khoa học công nghệ, kiểm soát chất
lượng nước: tập trung triển khai các hoạt động: xây dựng sổ tay hướng dẫn quản
lý Phòng kiểm nghiệm Chất lượng nước cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn các tỉnh; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng Phòng kiểm nghiệm theo
tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 cho Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn; xây dựng sổ tay hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp
nước an toàn cho hệ thống cấp nước nông thôn.
- Công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông:
Tổ chức Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn do Thủ tướng
Chính phủ phát động tại xã Tân Việt huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cùng đại
diện của các Sở, Ban, Ngành liên quan của Trung ương và Địa phương; Phát động
phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân tại Nghệ An với chủ đề
“Cộng đồng chung tay xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh”; Phát động chiến
dịch truyền thông ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10; Tổ chức lễ mít tinh
hưởng ứng ngày môi trường Thế giới và ngày hội Vệ sinh, trường học; Xây dựng và
chỉ đạo thực hiện khung kế hoạch Truyền Thông cho Chương trình MTQG Nước sạch
và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015; Xây dựng và phát thông
điệp tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trên kênh VTV1, kênh O2TV (Đài truyền hình
Việt Nam) và Đài Tiếng nói Việt Nam; Duy trì thường xuyên, liên tục trang tin
và thư viện điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu về tin tức, sự kiện và tìm kiếm
tài liệu của độc giả và các đơn vị về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn ...
- Hướng dẫn chuyển giao công nghệ, ứng dụng các
công nghệ tiên tiến thông qua thực hiện các mô hình thí điểm, phổ biến các công
nghệ về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với các vùng, miền như:
thí điểm mô hình ứng dụng bơm sử dụng năng lượng mặt trời tại huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên, ứng dụng công nghệ đập ngầm cho các công trình cấp nước tại
Lai Châu, Tuyên Quang; Mô
hình công nghệ màng lọc xử lý nước mặn cho cụm dân cư vùng biển, hải đảo; xây
dựng bộ tiêu chí, chỉ số và phương pháp xác định chỉ số môi trường (rác thải,
cây xanh, mật độ dân số, nước thải) trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới; xây
dựng đề xuất về chống thất thoát nước và
nâng cao hiệu quả hoạt động các hệ thống cấp nước.
- Hoàn thành 03 dự án quy hoạch cấp nước sinh
hoạt nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng Đồng
bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.2. Các Đoàn thể (Hội Phụ
nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên)
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Trong đó, Trung ương Đoàn đã chỉ đạo Thành Đoàn các tỉnh tổ chức các
hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước trong các hoạt động cao điểm,
như: tháng Thanh niên, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, ngày nước Thế
giới...
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng
truyền thông, giám sát đánh giá về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
cho các cấp hội cơ sở.
- Xây dựng Hương ước, Qui ước về vệ sinh môi trường
để hội viên nông dân cam kết thực hiện. Xây dựng các câu lạc bộ, tổ nông dân tự
quản về vệ sinh môi trường. Đẩy mạnh các hoạt động cải thiện việc cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn của Hội Nông dân các cấp.
- Xây dựng mô hình giáo dục hành động vệ sinh,
thực hiện 3 sạch tại 12 tỉnh miền núi phía Bắc; mô hình Vệ sinh tổng thể dựa
vào cộng đồng tại 4 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nghệ An; mô hình thu
gom xử lý rác thải hộ gia đình kết hợp vệ sinh chuồng trại chăn nuôi;
mô hình làng xã Xanh-sạch-đẹp.
2.2.3. Bộ Quốc phòng và Bộ
Công an
Xây dựng các công trình cấp nước cho
các đồn biên phòng, các doanh trại quân đội, đơn vị thuộc ngành Công an, góp
phần cấp nước cho 3.350 cán bộ, chiến sỹ và 11.201 người dân trong khu vực.
2.2.4. Viện Hàn Lâm khoa học
và Công nghệ Việt Nam
Triển khai các dự án sau: Xây dựng mô
hình công nghệ màng lọc xử lý nước mặn cho cụm dân cư vùng biển, hải đảo; Triển
khai công nghệ Nano xử lý Asen, các kim loại nặng trong nước tại tỉnh Hà Nam;
Phát triển công nghệ chế tạo và triển khai ứng dụng vật liệu nano
composit xử lý nước ô nhiễm vùng lũ; đặc biệt là dự án “Xây dựng hệ thống cấp
nước sạch tại xã Ba Điền huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” nhằm góp phần cải thiện
chất lượng nước
sinh hoạt cho đồng bào dân tộc tại xã có “bệnh lạ” theo chỉ đạo của lãnh đạo hai
Bộ.
2.3. Công tác hợp
tác quốc tế:
- Triển khai thực hiện Chương trình Nước
sạch và Vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng do Ngân
hàng Thế giới tài trợ (WB) trong khuôn khổ Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh
môi trường nông thôn; Kết quả đạt được đầu ra của năm 2013 đã đạt vượt kế
hoạch: (1) Số nhà tiêu
HVS xây mới 17.445/15.000 đạt 116% Kế hoạch; (2) Số người hưởng lợi vệ
sinh toàn xã 292.959/250.000 đạt 117% Kế hoạch; (3) Đảm bảo tuân thủ 5 Kế hoạch hành
động của WB gồm: (1): Tăng cường tính minh bạch, (2) Tuân thủ công
tác đấu thầu theo
quy định của WB; (3) Tuân thủ về quản lý tài
chính và kiểm toán nội bộ; (4) Tuân thủ về chính
sách thu hồi đất đai; (5) Tuân thủ các chính sách về dân tộc thiểu
số.
- Họp Ban chỉ đạo Quan hệ đối tác và các nhà
tài trợ, các tổ chức Quốc tế để báo cáo kết quả hoạt động của Chương trình MTQG Nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn trong năm 2012, định hướng hoạt động năm 2013, 2014 và những
năm tiếp theo của các đối tác trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn.
- Phối hợp với 3 nhà tài trợ (DANIDA, AusAID,
DFID) tiếp nhận và phân bổ nguồn viện trợ năm 2013 với kinh phí 414 tỷ đồng, đã
vận động thêm từ nhà tài trợ Úc được 7,5 triệu đô la Úc tương đương
163 tỷ đồng.
- Tiếp tục thực hiện dự án vay vốn Ngân hàng
Phát triển Châu Á(ADB) phục vụ mục tiêu cải thiện điều kiện Nước sạch và Vệ
sinh môi trường nông thôn cho người dân tại 6 tỉnh miền Trung.
- Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện
các điểm nút điểm chuẩn của các nhà tài trợ hòa đồng ngân sách, các tổ chức
UNICEF, LienAID...
- Vận động, tìm kiếm thêm các nguồn viện trợ
cho Chương trình.
2.4. Hoạt động kiểm toán:
Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán tại 18
tỉnh (Tuyên Quang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Đăk Nông, Vĩnh Long,
An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu) và 5 Bộ, Ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y
tế; Giáo dục và
Đào tạo; Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
Kết quả đã kiến nghị thu hồi 1,057 tỷ
đồng so với đề nghị quyết toán 571 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,22% (đảm bảo nhỏ hơn
1% theo cam kết với các nhà tài trợ). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
có văn bản số 3402/BNN-TCTL ngày 20/9/2013 đôn đốc các địa phương thực hiện
nghiêm túc kết luận kiểm toán Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn năm 2012.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Ưu điểm:
- Đã chủ động phối hợp với các Bộ phân công
trách nhiệm cụ thể trong đó có giao tiểu dự án Vệ sinh cho Bộ Y tế và tiểu dự
án cấp nước trường học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng
dẫn, hỗ trợ các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
- Sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
theo Quyết định 62/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ giúp các hộ
vay để xây dựng và cải tạo công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Đến hết năm
2013 doanh số cho vay đạt 3.522 tỷ đồng đạt 106% Kế hoạch.
- Quan hệ quốc tế được mở rộng, thu hút sự quan
tâm của các tổ chức Quốc tế hỗ trợ trong
đó chỉ đạo thực hiện có kết quả Chương trình cấp nước và vệ sinh nông thôn dựa
vào kết quả do Ngân hàng Thế giới tài trợ lần đầu tiên áp dụng tại Việt nam;
ngoài ra nhiều hoạt động hợp tác Quốc tế được triển khai nhằm thu hút nguồn lực
cũng như tăng cường năng lực cho các địa phương để thực hiện thành công Chiến
lược Quốc gia và Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Hạn chế:
- Các cơ chế chính sách mặc dù đã được ban hành
nhưng còn chưa đồng bộ; một số địa phương chưa cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn của các Bộ để phù hợp với điều kiện đặc thù của
địa phương, hầu hết vận dụng “mức hỗ trợ tối đa, trách nhiệm tối thiểu” dẫn đến
tình trạng ỷ lại trung ương.
- Kết quả phân tích Bộ chỉ số Giám sát - Đánh
giá cho thấy các công trình nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn ở một số
nơi chưa thực sự bền vững nhất là các công trình cấp nước quy mô nhỏ giao
cho cộng đồng quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Bắc trung Bộ
được đầu tư từ nhiều nguồn vốn ngoài nguồn vốn của Chương trình.
- Việc thực hiện chủ trương phân cấp còn bộc lộ
những bất cập dẫn đến lãng phí trong đầu tư. Một số địa phương phân cấp đầu tư
xuống huyện, xã nhưng chưa quan tâm đến năng lực thực hiện của chủ đầu tư, vai
trò trách nhiệm quản lý của các Sở chuyên ngành bị coi nhẹ.
- Việc thu hút các nguồn vốn xã hội hóa cho lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn đã có kết quả ở một số địa phương nhưng nhìn chung vẫn chưa
hấp dẫn các nhà đầu tư do đặc thù của Chương trình còn mang tính phúc lợi xã hội cao nên
vấn đề lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu. Bên cạnh đó nhiều địa phương
không thực hiện nghiêm việc bù giá nước theo quy
định hiện hành; giá nước ở nhiều tỉnh không được tính đúng tính đủ.
- Mục tiêu về Vệ sinh mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Kết cấu phân bổ vốn từ trung ương về tỉnh không
chia cụ thể thành 3 dự án thành phần, mà chỉ phân thành nguồn sự nghiệp và
nguồn vốn đầu tư nên cũng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các dự án thành phần.
- Việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo của
các đơn vị rất kém, các thông tin trong báo cáo chưa cụ thể, còn chung chung;
một số địa phương số liệu báo cáo còn có sự chênh lệch giữa bộ chỉ số Giám sát và
ngành Y tế.
III. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với các Bộ, ngành
Trung ương:
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật theo hướng tăng cường việc quản lý Nhà nước về lĩnh vực cấp Nước sạch
và Vệ sinh môi trường nông thôn trong đó ưu tiên hướng dẫn
về quy chuẩn, tiêu chuẩn; quy trình, thủ tục để tiếp cận các nguồn vốn theo hướng đơn giản,
rõ ràng, minh bạch tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, bao gồm cả khu vực
tư nhân tham gia đầu tư, khai thác, bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt và vệ
sinh nông thôn:
- Tiếp tục tranh thủ và vận động nguồn
tài trợ đầu tư cho Chương trình cũng như hỗ trợ kỹ thuật của các nhà tài trợ và
các tổ chức Quốc tế.
- Thí điểm mô hình khuyến khích sự tham gia của
khu vực tư nhân và mô hình đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ
sinh môi trường nông thôn.
- Hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt Chiến
lược Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đến 2020 và tầm nhìn
đến 2030 cho phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn mới.
2. Đối với UBND các
tỉnh:
- Thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của các
Bộ trong công tác quản lý đầu tư theo đúng tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày
15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản số 4097/BNN-TCTL ngày 15/11/2013
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn triển
khai kế hoạch Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số
1118/CT-BNN-TCTL ngày 03/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường công
tác quản lý, vận hành khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn nhằm
tăng tỷ lệ công trình hoạt động hiệu quả, bền vững.
- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh
vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn ở các Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Y tế và các Sở, Ngành có liên quan.
- Quan tâm và ban hành các cơ chế chính sách
khuyến khích phù hợp với điều kiện và đặc thù của địa phương, tạo môi trường
thuận lợi thu hút nhà đầu tư tham gia trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn;
từng bước tạo nên thị trường nước sạch nông thôn.
- Phê duyệt khung giá nước nông thôn trên địa
bàn tỉnh đảm bảo tính đúng, tính đủ; Hàng năm dành nguồn vốn hợp lý để cấp bù
giá nước theo đúng quy định hiện hành, trong đó ưu tiên đối với các công trình
cấp nước ở vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
3. Đối với Chính
phủ:
- Tiếp tục dành ưu tiên nguồn lực cho Chương
trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn bao gồm vốn ngân sách hàng
năm, vốn tín dụng ưu đãi và vận động các nguồn vốn ODA để Chương trình có thể
đạt được các mục tiêu Quốc gia và các mục tiêu thiên niên kỷ đã được Chính phủ
phê duyệt và cam kết với cộng đồng Quốc tế.
- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chủ trì phối hợp với các Bộ ngành có liên quan xây dựng Chương trình Nước sạch
và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2016-2020 trình Chính phủ phê duyệt.
- Ưu tiên nguồn lực để thực hiện thí điểm mô
hình đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực cung cấp Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
-
Thủ
tướng Chính phủ;
- Văn phòng
Chính phủ;
- Bộ trưởng
(để báo cáo);
- Bộ Kế hoạch
& ĐT, Tài chính;
- Bộ Y tế, Bộ
Giáo dục & Đào tạo (để phối hợp);
- Các thành
viên Ban Chủ
nhiệm;
- Lưu: VT,
TCTL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Văn Thắng
|