ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 126/BC-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 28 tháng 12 năm 2015
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ
SINH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ TẠI 8 TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, DO WB TÀI TRỢ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Thực hiện Công văn số 9378/BNN-TCTL ngày 16/11/2015 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc báo cáo kết quả thực hiện chỉ số giải ngân Chương trình
nước sạch và VSNT dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông
Hồng, do WB tài trợ (Chương trình PforR), UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo kết
quả thực hiện trên địa bàn tỉnh năm 2015, như sau:
I. KHÁI QUÁT
CHƯƠNG TRÌNH
1. Tên Chương trình: Chương trình MTQG nước sạch và
VSMTNT dựa trên kết quả đầu ra do Ngân hàng Thế giới tài trợ (gọi tắt là Chương trình PforR) được
thực hiện tại 8 tỉnh, gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Quảng Ninh, Hà Nội và Thanh Hóa.
2. Mục tiêu cụ thể của Chương trình
- Cung cấp nước sạch bền vững cho 340.000 gia đình nông thôn tại 8 tỉnh;
- Cải thiện điều kiện sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh cho 130.000 hộ nông thôn;
- Cung cấp nước
và điều kiện vệ sinh ở các trường học,
trạm y tế xã và các công trình công cộng;
- Nâng cao năng lực phân tích thông
tin về ngành nước và vệ sinh, xác định ưu tiên và công tác quản lý lâu dài cũng
như các nhu cầu về đầu tư và chuẩn bị các kế hoạch hoạt động cấp nước và vệ
sinh nông thôn của các tỉnh;
- Nâng cao năng lực đánh giá việc thực
hiện các chương trình, hiệu quả đầu tư và quản lý chương trình.
3. Các hợp phần của Chương trình
- Hợp phần 1 - Cải thiện điều kiện cấp
nước: Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung quy mô xã và liên xã cấp
nước cho 240 xã tại 8 tỉnh (Thanh Hóa có 30 xã), chất lượng nước đạt QCVN
02/BYT.
- Hợp phần 2 - Cải thiện điều kiện vệ
sinh: Xây dựng các nhà tiêu đạt chuẩn quốc gia tại trường học, trạm xá. Đối với
vệ sinh hộ gia đình: Chương trình hỗ trợ xây dựng mẫu nhà vệ sinh cho các đối
tượng ưu tiên theo quy định của Chương trình MTQG; các hộ gia đình sẽ được tiếp
cận nguồn vốn vay ưu đãi qua Ngân hàng CSXH để cải tạo và xây mới nhà vệ sinh hộ
gia đình.
- Hợp phần 3 - Nâng cao năng lực,
truyền thông, giám sát, đánh giá và quản lý Chương trình.
4. Tổng vốn của Chương trình cho 8
tỉnh:
Tổng số: 230.500.000 USD,
Trong đó: - Vốn
vay WB: 200.000.000 USD
- Vốn đối ứng từ ngân sách:
10.500.000 USD
- Vốn đóng góp từ cộng đồng: 20.000.000 USD.
5. Chương trình của tỉnh Thanh Hóa
a) Danh sách xã tham gia Chương trình:
Danh sách 30 xã tham gia Chương trình
được UBND các huyện đề xuất và Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 2725/UBND-NN
ngày 03/6/2010 đăng ký với Bộ Nông nghiệp và PTNT bao gồm:
- Huyện Nga Sơn 8 xã: Nga An, Nga
Liên, Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thủy, Nga Bạch, Nga Thạch, Nga Nhân.
- Huyện Hậu Lộc 7 xã: Hoa Lộc, Minh Lộc,
Hưng Lộc, Đa Lộc, Hải Lộc, Phú Lộc, Hòa Lộc.
- Huyện Hoằng Hóa 7 xã: Hoằng Hà, Hoằng Yến, Hoằng Trường, Hoằng Hải,
Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ.
- Huyện Quảng Xương 5 xã; Quảng Lại,
Quảng Thạch, Quảng Nham, Quảng Chính, Quảng Trung.
- Huyện Tĩnh Gia 3 xã: Hải Châu, Hải Ninh, Thanh Thủy.
b) Chỉ số giải ngân của tỉnh Thanh
Hóa:
Chỉ
số giải ngân (DLI)
|
Năm
2013
|
Năm
2014
|
Năm
2015
|
Năm
2016
|
Năm
2017
|
Tổng số
|
DLI 1.1
Số đấu nối nước mới hoạt động
|
0
|
10.780
|
12.120
|
13.470
|
9.430
|
45.800
|
DLI 1.2
Số nhà tiêu hộ gia đình HVS mới
|
2.020
|
2.020
|
4.040
|
5.390
|
4.050
|
17.520
|
DLI 2.1
Số người tiếp cận công trình nước bền vững
|
|
|
|
57.250
|
57.250
|
114.500
|
DLI 2.2
Số người tiếp cận vệ sinh toàn xã (CWS)
|
33.380
|
33.670
|
33.680
|
33.680
|
37.040
|
171.450
|
DLI 3.1
Kế hoạch năm của tỉnh được phê duyệt năm 2013
|
(Có/Không)
|
Có
|
Có
|
Có
|
Có
|
Có
|
|
DLI 3.2
Báo cáo thường niên của chương trình được
công bố
|
(Có/Không/ Không áp dụng)
|
Có
|
Có
|
Có
|
Có
|
Có
|
|
c) Nguồn vốn của Thanh Hóa được
phân bổ:
• Phân bổ theo nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn từ Chương trình:
626.923 triệu đồng
+ Vốn WB:
550.613 triệu đồng
+ Vốn đối ứng của
tỉnh: 19.458 triệu đồng
+ Cộng đồng đóng góp: 56.852 triệu đồng
(xây dựng công trình cấp nước và XD công trình vệ sinh).
• Phân bổ theo hợp phần:
+ Hợp phần 1: Cải thiện điều kiện cấp
nước: 539.180 triệu đồng
+ Hợp phần 2: Cải thiện điều kiện vệ
sinh: 50.462 triệu đồng
+ Hợp phần 3: Nâng cao năng lực, giám
sát đánh giá: 20.210 triệu đồng
II. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2015.
1. Mục tiêu và kết quả thực hiện
Chỉ số giải ngân (CSGN) 1.1 - Số đấu nối nước
mới (Do Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn thực hiện).
- Mục tiêu: 12.120 đấu nối nước mới.
- Kết quả thực hiện: 11.898 số hộ đấu
nối (bằng 98,2% mục tiêu CSGN năm 2015). Trong đó:
+ Công trình
cấp nước tập trung là công trình cấp nước sạch 9 xã huyện Nga Sơn (gồm các xã:
Nga Yên, Nga Liên, Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thanh, Nga Mỹ, Nga Hưng, Nga Văn và
Thị trấn Nga Sơn) là: 9.458 đấu nối mới
+ Công trình cấp nước sạch 7 xã huyện Hậu Lộc (đấu nối thêm trong
năm 2015) là 2.440 đấu nối mới.
2. Mục tiêu và Kết quả thực hiên CSGN 1.2 - Số công
trình vệ sinh hộ gia đình xây mới (Do Trung tâm y tế dự phòng tỉnh thực hiện)
- Mục tiêu: 4.040 nhà tiêu hợp vệ
sinh được xây mới.
- Kết quả thực hiện: Số nhà tiêu hợp vệ sinh xây mới đạt 4.886 nhà tiêu
hợp vệ sinh (bằng 121% mục tiêu).
3. Mục tiêu và Kết quả thực hiện
CSGN 2.2 - Số người được hưởng lợi từ xã vệ sinh toàn xã (Do Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện)
- Mục tiêu: Có 33.680 người được hưởng
lợi từ xã vệ sinh toàn xã.
- Kết quả thực hiện: Số người được hưởng lợi từ 6 xã đạt vệ sinh toàn xã là 40.460 người
(đạt 120% so với mục tiêu).
Số xã đạt vệ sinh toàn xã năm 2015 là
6 xã, gồm: Hà Vân, Thăng Long, Xuân Trường, Thanh Thủy, Hải Châu, Thiệu Tiến
(100% số hộ của 6 xã có nhà tiêu, trong đó cả 6 xã có số hộ có nhà tiêu hợp vệ
sinh đạt trên 70%, tất cả các trường học và trạm y tế thuộc
6 xã đăng ký vệ sinh toàn xã đều có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định
của Chương trình).
4. Kết quả thực hiện các Kế hoạch
hành động của Chương trình
Kế hoạch hành động của Chương trình đã được thực hiện đúng theo yêu cầu của
Chương trình, nhà tài trợ:
- Hành động 1:
Các dữ liệu về các hoạt động của
Chương trình đã được các đơn vị báo cáo UBND tỉnh, các cơ quan trung ương (báo
cáo tháng/quý/năm); Báo cáo Chương trình của tỉnh được UBND tỉnh báo cáo cho Ngân hàng, Bộ Nông nghiệp theo quy định;
các hồ sơ, báo cáo được lưu trữ tại các đơn vị thực hiện.
- Hành động 2:
Trong năm 2015 thực hiện đấu thầu các
gói thầu thuộc các Tiểu dự án nước sạch cụ thể như sau:
+ Tiểu dự án nước
sạch 9 xã huyện Nga Sơn thực hiện trong năm 2015 là 02 Gói thầu: Gói số 18 -
Cung cấp thiết bị đồng hồ (gói thầu dịch vụ); gói số 21 - Phần mềm quản lý hệ thống
và quản lý khách hàng (gói thầu tư vấn).
+ Tiểu dự án nước sạch 8 xã huyện Hoằng
Hóa: Thực hiện 01 Gói thầu (Tư vấn khảo sát - lập thiết kế BVTC công trình).
Tất cả các Gói thầu thực hiện trong
năm 2015 của dự án cấp nước sạch đã được chủ đầu tư thực hiện đấu thầu đúng
theo Luật đấu thầu của Chính phủ Việt Nam và Hiệp định. Thông tin về đấu thầu
được thông báo công khai, minh bạch trên Báo Đấu thầu theo quy định.
- Các gói thầu tư vấn: gồm 02 gói thầu.
Trong đó: 2/2 gói thầu là đấu thầu rộng rãi (đạt 100%).
- Các gói thầu xây lắp: Không.
- Các gói thầu dịch vụ gồm 01 gói thầu.
Trong đó 01/01 gói thầu là đấu thầu rộng rãi (đạt 100%).
- Hành động 3:
Báo cáo tài chính của Chương trình
năm 2015 đã được thực hiện đầy đủ theo quy định (báo cáo Quý I, Quý II, Quý
III). Hiện nay báo cáo Quý IV đang được các đơn vị chuẩn bị để báo cáo; Công
tác kiểm toán nội bộ được UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai
thực hiện tại Văn bản số 1702/UBND-NN
ngày 11/03/2014 về việc giao đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ Chương trình
PforR. Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện công tác kiểm
toán nội bộ theo quy định và báo cáo 6 tháng theo yêu cầu.
- Hành động 4: Đối với công tác đền bù GPMB:
Năm 2015 thực hiện công tác đền bù
GPMB thuộc Dự án cấp nước sạch 9 xã huyện Nga Sơn:
Công tác kiểm
kê, đền bù GPMB được Chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với UBND huyện, UBND các xã thực
hiện trên nguyên tắc giảm thiểu thiệt hại từ việc thu hồi đất; mức giá đền bù
được xác định dựa trên giá thị trường, được cơ quan thẩm định giá độc lập thẩm định trên cơ sở các tiêu chuẩn thẩm định
giá tài sản do Bộ Tài chính ban hành. Quy trình thực hiện như sau:
+ Hội đồng Giải phóng mặt bằng huyện
chọn một đơn vị có chức năng thẩm định giá độc lập (thông qua hình thức: Chỉ định
thầu) để thẩm định giá đền bù.
+ Đơn vị thẩm định
giá được chỉ định lập đề cương Công tác tư vấn thẩm định giá thay thế đối với
công tác bồi thường và tái định cư của Dự án.
Công tác giải đền bù GPMB đối với Tiểu dự án cấp nước cho 09 xã huyện Nga Sơn đã được Chủ đầu tư hoàn thành
chi trả cho các hộ bị ảnh hưởng vào tháng 04/2015;
Hiện nay đang tiếp
tục công tác GPMB của Tiểu dự án cấp nước cho 08 xã huyện Hoằng Hóa. Dự kiến
công tác đền bù, GPMB sẽ hoàn thành trước khi khởi công
công trình, đảm bảo có mặt bằng sạch cho các nhà thầu thi công các Gói thầu.
- Hành động 5: Trên địa bàn các xã tham gia Chương trình không có đồng bào dân tộc
thiểu số.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2015.
1. Kết quả đạt được
- Các hoạt động năm 2015, đặc biệt là các hoạt động thực hiện
CSGN 1.2 mặc dù triển khai trong thời gian ngắn và gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên
đến hết năm 2015 tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản
hoàn thành được các Chỉ số giải ngân năm 2015 của Chương trình, cụ thể: Có
11.898 hộ được đấu nối nước mới; Các trường học, trạm y tế thuộc 6 xã vệ sinh
toàn xã đã có công trình nước và nhà tiêu hợp vệ sinh với
40.460 người dân được hưởng lợi từ 6 xã vệ sinh toàn xã.
- Các Kế
hoạch hành động của Chương trình đã được các đơn vị thực hiện đúng theo
yêu cầu của Chương trình và nhà tài trợ.
- Chương trình đã giúp cải thiện điều
kiện vệ sinh cho các hộ gia đình, vệ sinh các cơ sở công cộng (trường học, trạm
y tế) của nhiều địa phương trong tỉnh. Qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho
nhân dân các xã tham gia Chương trình.
2. Tồn tại, hạn chế
- Công trình cấp nước là công trình khởi công mới và có quy mô lớn, trong khi thời gian thực hiện không nhiều
nên ảnh hưởng đến việc hoàn thành CSGN năm 2015.
- Một số công trình vệ sinh hộ gia
đình mặc dù được hỗ trợ xây dựng mới, tuy nhiên các hộ gia
đình sử dụng bảo quản chưa tốt dẫn đến việc các công trình mới được xây dựng
sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng đã không còn hợp vệ sinh, mặc dù công tác
truyền thông đã được chính quyền địa phương, các tổ
chức thực hiện thường xuyên.
- Một số công trình cấp nước và vệ
sinh trường học, trạm y tế nhanh bị hư hỏng, đặc biệt là các công trình cấp nước
và vệ sinh cho trường học, do việc sử dụng và quản lý của các trường học chưa tốt.
- Một số địa phương đang thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới, các công trình công cộng chưa hoàn thành
nên có sự thay đổi về tiêu chí đánh giá.
IV. NGUYÊN NHÂN VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Nguyên nhân
- Nguồn vốn đầu tư phát triển của năm
2015 chưa đáp ứng được yêu cầu tiến độ để giải ngân khối lượng hoàn thành dự
án; nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện hoạt động vệ sinh và
các hoạt động truyền thông phân bổ chậm (tháng 10/2015 mới có vốn về tài khoản
nguồn) nên các đơn vị được giao chưa chủ động được trong việc triển khai, đặc
biệt là hỗ trợ các hộ dân xây dựng mới, các công trình vệ sinh hộ gia đình.
- Nhận thức của một số bộ phận cán bộ
chính quyền, nhân dân về nước sạch và vệ sinh môi trường còn hạn chế, chưa tích
cực trong việc thực hiện nước sạch và
VSMT tại địa phương.
- Đời sống của nhân dân nông thôn còn
khó khăn, việc đóng góp vốn đối ứng còn chậm; công tác xây dựng mô hình nhà
tiêu hợp vệ sinh triển khai còn gặp nhiều khó khăn.
2. Giải
pháp khắc phục
- Chỉ đạo UBND các huyện, xã thuộc dự án cấp nước đẩy mạnh công tác thu tiền
đóng góp của nhân dân hưởng lợi theo quy định của Chương trình; tiếp tục tuyên
truyền vận động nhân dân đấu nối sử
dụng nước sạch từ dự án, tăng hiệu quả của dự án.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành Nông nghiệp và PTNT, Y
tế, Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng CSXH trong việc thực hiện
các Chỉ số giải ngân đảm bảo hoàn thành các Chỉ số giải ngân của Chương trình
nước sạch và VSNT dựa trên kết quả đầu ra năm 2015.
- Tăng cường đưa thông tin, giáo dục,
truyền thông thường xuyên đến được với người dân thuộc các
xã tham gia Chương trình thông qua các lớp tập huấn truyền thông; phổ biến các
tài liệu chuyên môn và tài liệu truyền thông về
nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Chuẩn bị các điều kiện về tổ chức bộ máy và mô hình quản lý để đưa công
trình cấp nước sạch cho 9 xã Nga Sơn vào vận hành bền vững,
cung cấp dịch vụ nước sạch cho nhân dân.
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN
NGHỊ
Để đảm bảo thực
hiện Chương trình theo kế hoạch và chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2016, đề nghị
các Bộ, Ngành Trung ương bố trí đủ nhu cầu vốn và thông
báo sớm ngay từ đầu năm cho các địa phương để chủ động triển khai các hoạt động
của dự án./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo
cáo);
- Ngân hàng Thế giới;
- Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT;
- T. trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh (để báo cáo);
- Các sở: NT&PTNT, KH&ĐT, TC, YT, GD&ĐT;
- Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh;
- Lưu: VT, Pg NN.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Quyền
|
MẪU BÁO CÁO MỘT
BÁO
CÁO KẾT QUẢ CHỈ SỐ GIẢI NGÂN CỦA TỈNH NĂM 2015
(Kèm theo Báo cáo số 126/BC-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
I. TÓM TẮT TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHỈ SỐ
GIẢI NGÂN
Tiến
độ thực hiện Chỉ số Giải ngân trong Năm
Báo cáo
|
Kết
quả giải ngân
|
Mục
tiêu
|
Kết quả đạt được
|
DLI 1.1
Số đấu nối
mới hoạt động
|
12.120
|
11.898
|
DLI 1.2
Số nhà tiêu hộ gia đình HVS mới
|
4.040
|
4.886
|
DLI 2.1
Số người được
hưởng lợi từ công trình cấp nước bền vững
|
-
|
-
|
DLI 2.2
Số người hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã”
|
33.680
|
40.460
|
DLI 3.1
Số kế hoạch
năm của tỉnh được phê duyệt
|
Có
|
Có
|
DLI 3.2
Số báo cáo chương
trình được công bố
|
Có
|
Có
|
II. DLI 1.1: SỐ ĐẤU NỐI MỚI
HOẠT ĐỘNG
Huyện
|
(Các) Xã
|
Tên
hệ thống nước
|
Số
đấu nối mới hoạt động
|
Hậu
Lộc
|
Hưng Lộc, Minh Lộc, Phú Lộc, Đa Lộc, Hải Lộc, Hòa Lộc, Hoa Lộc
|
Công trình cấp nước sạch 7 xã huyện
Hậu Lộc
|
2.440
|
Nga
Sơn
|
Nga Yên, Nga Liên, Nga Tiến, Nga
Tân, Nga Thanh, Nga Mỹ, Nga Hưng, Nga Văn và Thị trấn Nga Sơn
|
Công trình cấp nước sạch 9 xã huyện
Nga Sơn
|
9.458
|
|
Tổng
cộng
|
11.898
|
III. DLI 1.2: SỐ NHÀ TIÊU HỘ GIA ĐÌNH HỢP VỆ SINH
MỚI
Huyện
|
Xã
|
Số nhà tiêu hộ gia đình HVS mới
|
Tĩnh Gia
|
Hải Châu
|
205
|
Tĩnh Gia
|
Thanh Thủy
|
272
|
Tĩnh Gia
|
Hải An
|
127
|
Quảng Xương
|
Quảng Long
|
121
|
Quảng Xương
|
Quảng Văn
|
22
|
Quảng Xương
|
Quảng Ngọc
|
156
|
Nông Cống
|
Thăng Long
|
516
|
Nông Cống
|
Tế Lợi
|
204
|
Nông Cống
|
Thăng Bình
|
122
|
Như Thanh
|
Hải Long
|
206
|
Như Thanh
|
Cán Khê
|
117
|
Như Thanh
|
Mậu Lâm
|
38
|
Hà Trung
|
Hà Bình
|
50
|
Hà Trung
|
Hà Đông
|
74
|
Hà Trung
|
Hà Long
|
187
|
Hà Trung
|
Hà Vân
|
180
|
Triệu Sơn
|
Hợp Tiến
|
145
|
Triệu Sơn
|
Minh Sơn
|
143
|
Thiệu Hóa
|
Thiệu Tiến
|
190
|
Thiệu Hóa
|
Thiệu Hợp
|
75
|
Thiệu Hóa
|
Thiệu Lý
|
31
|
Yên Định
|
Yên Thái
|
102
|
Yên Định
|
Định Công
|
73
|
Yên Định
|
Định Thành
|
57
|
Vĩnh Lộc
|
Vĩnh Minh
|
78
|
Vĩnh Lộc
|
Vĩnh Long
|
167
|
Vĩnh Lộc
|
Vĩnh Tiến
|
9
|
Thọ Xuân
|
Xuân Trường
|
312
|
Thọ Xuân
|
Xuân Phong
|
92
|
Thọ Xuân
|
Nam Giang
|
147
|
Thọ Xuân
|
Thọ Diên
|
218
|
Thường Xuân
|
Luận Thành
|
90
|
Thường Xuân
|
Xuân Lộc
|
90
|
Lang Chánh
|
Giao An
|
72
|
Lang Chánh
|
Trí Nang
|
124
|
Đông Sơn
|
Đông Thanh
|
74
|
|
Tổng cộng
|
4.886
|
IV. DLI 2.2: SỐ NGƯỜI HƯỞNG LỢI TỪ “VỆ SINH TOÀN XÔ
Huyện
|
Xã
|
% Hộ gia đình
có Nhà tiêu Hợp vệ sinh
|
%
Hộ gia đình có nhà tiêu
|
%
Trường học có nước sạch và nhà tiêu HVS
|
%
Trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu HVS
|
Số
người hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã” (Dân số xã)
|
Tĩnh Gia
|
Hải Châu
|
71,9%
|
100%
|
100%
|
100%
|
8,868
|
Tĩnh Gia
|
Thanh
Thủy
|
71,0%
|
100%
|
100%
|
100%
|
5,705
|
Nông Cống
|
Thăng
Long
|
74,1%
|
100%
|
100%
|
100%
|
11,970
|
Hà Trung
|
Hà
Vân
|
73,9%
|
100%
|
100%
|
100%
|
3,639
|
Thiệu Hóa
|
Thiệu
Tiến
|
73,9%
|
100%
|
100%
|
100%
|
5,512
|
Thọ Xuân
|
Xuân
Trường
|
77,7%
|
100%
|
100%
|
100%
|
4,766
|
|
Tổng cộng
|
40.460
|
V. DLI 3.1 VÀ 3.2: KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO
CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2015 CỦA TỈNH
Tỉnh
|
Kế hoạch Năm của Tỉnh đã được phê duyệt chưa?
|
Ngày phê duyệt
|
Báo
cáo Chương trình của Tỉnh đã hoàn thành theo Mẫu đã Thống nhất và được cung cấp trên cổng
thông tin điện tử của Tỉnh và trang web của NCERWASS?
|
Ngày Công bố
|
Thanh Hóa
|
Kế hoạch 6451/UBND-NN của UBND
tỉnh Thanh Hóa
|
23/7/2014
|
|
23/7/2014
|
MẪU BÁO CÁO HAI
BÁO
CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2015 TỈNH THANH
HÓA
(Kèm theo Báo cáo số 126/BC-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
I. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHỈ SỐ GIẢI
NGÂN
BẢNG I-1: TIẾN ĐỘ HỢP NHẤT VỀ THỰC HIỆN CHỈ SỐ GIẢI NGÂN
|
|
DLI
|
Giải
ngân (USD)
|
Mục
tiêu
|
Kết quả đạt được
|
Mục
tiêu
|
Kết quả đạt được
|
DLI 1.1 Số đấu nối mới hoạt động
|
12.120
|
11.898
|
|
|
DLI 1.2 Số nhà
tiêu hộ gia đình HVS mới
|
4.040
|
4.886
|
|
|
DLI 2.1 Số người được hưởng lợi từ
công trình cấp nước bền vững
|
-
|
|
|
|
DLI 2.2 Số người hưởng lợi từ “Vệ
sinh toàn xã”
|
33.680
|
40.460
|
|
|
DLI 3.1 Số kế hoạch năm của tỉnh được
phê duyệt
|
Có
|
Có
|
|
|
DLI 3.2 Số báo cáo chương trình được
công bố
|
Có
|
Có
|
BẢNG I-2: TIẾN ĐỘ TỔNG HỢP VỀ THỰC
HIỆN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
TẬP TRUNG
|
Hệ
thống Số
|
Tên
công trình
|
Địa
điểm1
|
Tình trạng2
|
Số
đấu nối
|
Chất lượng nước
|
Nước thất thoát (%)
|
Doanh
thu (trđ/ tháng)
|
Chi
phí VH&BD (trđ/ tháng)
|
Mô
hình Quản lý5
|
Theo
kế hoạch
|
Working3
|
Tất
cả các chỉ số4
|
Arsen4
|
Tỉnh Thanh Hóa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công trình cấp nước sạch 7 xã huyện Hậu Lộc
|
Huyện Hậu Lộc
|
Hoạt
động
|
13.000
|
12.665
|
Đạt
|
Đạt
|
|
|
|
Trung
tâm nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh
|
|
Công trình cấp nước sạch 9 xã huyện Nga Sơn
|
Huyện Nga Sơn
|
Đưa
vào hoạt động
|
10.735
|
|
Đạt
|
Đạt
|
|
|
|
Trung
tâm nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh
|
BẢNG I-3: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN NHÀ TIÊU HSV HGĐ MỚI CỦA TỈNH (Chỉ số
DLI 1.2)
|
Huyện
|
Xã
|
Số
nhà tiêu hộ gia đình
xây mới HVS
|
Tĩnh Gia
|
Hải Châu
|
205
|
Tĩnh Gia
|
Thanh Thủy
|
272
|
Tĩnh Gia
|
Hải An
|
127
|
Quảng Xương
|
Quảng Long
|
121
|
Quảng Xương
|
Quảng Văn
|
22
|
Quảng Xương
|
Quảng Ngọc
|
156
|
Nông Cống
|
Thăng Long
|
516
|
Nông Cống
|
Tế Lợi
|
204
|
Nông Cống
|
Thăng Bình
|
122
|
Như Thanh
|
Hải Long
|
206
|
Như Thanh
|
Cán Khê
|
117
|
Như Thanh
|
Mậu Lâm
|
38
|
Hà Trung
|
Hà Bình
|
50
|
Hà Trung
|
Hà Đông
|
74
|
Hà Trung
|
Hà Long
|
187
|
Hà Trung
|
Hà Vân
|
180
|
Triệu Sơn
|
Hợp Tiến
|
145
|
Triệu Sơn
|
Minh Sơn
|
143
|
Thiệu Hóa
|
Thiệu Tiến
|
190
|
Thiệu Hóa
|
Thiệu Hợp
|
75
|
Thiệu Hóa
|
Thiệu Lý
|
31
|
Yên Định
|
Yên Thái
|
102
|
|
Yên Định
|
Định Công
|
73
|
|
Yên Định
|
Định Thành
|
57
|
|
Vĩnh Lộc
|
Vĩnh Minh
|
78
|
|
Vĩnh Lộc
|
Vĩnh Long
|
167
|
|
Vĩnh Lộc
|
Vĩnh Tiến
|
9
|
|
Thọ Xuân
|
Xuân Trường
|
312
|
|
Thọ Xuân
|
Xuân Phong
|
92
|
|
Thọ Xuân
|
Nam Giang
|
147
|
|
Thọ Xuân
|
Thọ Diên
|
218
|
|
Thường Xuân
|
Luận Thành
|
90
|
|
Thường Xuân
|
Xuân Lộc
|
90
|
|
Lang Chánh
|
Giao An
|
72
|
|
Lang Chánh
|
Trí Nang
|
124
|
|
Đông Sơn
|
Đông Thanh
|
74
|
|
Tổng cộng Năm 2015
|
4.886
|
|
Các xã không đạt năm 2014, năm
2015 đã đạt VSTX
|
Không
|
|
BẢNG I-4: TIẾN ĐỘ HỢP NHẤT VỀ THỰC HIỆN VỆ SINH TOÀN XÃ (Chỉ số 2.2)
|
Huyện
|
Xã
|
% HGĐ có nhà tiêu HVS
|
%
Hộ gia đình có một loại nhà tiêu nhất định
|
%
Trường học có nước sạch và nhà tiêu HVS
|
%
Trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu HVS
|
Dân số (số người hưởng lợi từ vệ sinh toàn xã)
|
I. Các xã đạt VSTX năm 2015
|
40,460
|
Tĩnh Gia
|
Hải Châu
|
71,9%
|
100%
|
100%
|
100%
|
8.868
|
Tĩnh Gia
|
Thanh Thủy
|
71,0%
|
100%
|
100%
|
100%
|
5.705
|
Nông Cống
|
Thăng Long
|
74,1%
|
100%
|
100%
|
100%
|
11.970
|
Hà Trung
|
Hà Vân
|
73,9%
|
100%
|
100%
|
100%
|
3.639
|
Thiệu Hóa
|
Thiệu Tiến
|
73,9%
|
100%
|
100%
|
100%
|
5.512
|
Thọ Xuân
|
Xuân Trường
|
77,7%
|
100%
|
100%
|
100%
|
4.766
|
II.
Các xã chưa đạt “Vệ sinh toàn xã” năm 2015
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng của tỉnh
|
Không
có
|
|
|
|
|
|
BẢNG I-5: TIẾN ĐỘ TỔNG HỢP VỀ GIỚI
|
|
Tổng số đạt được
|
Số hộ có nam là chủ hộ
|
Số hộ có nữ là chủ hộ
|
CSGN 1.1 Số đấu
nối mới hoạt động
|
11.898
|
|
|
CSGN 1.2 Số nhà
tiêu hộ gia đình HVS mới
|
4.886
|
3.753
|
1.133
|
CSGN 2.2 Số người hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã”
|
40.460
|
8.341
|
2.095
|
II. TUÂN THỦ VỚI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CHƯƠNG TRÌNH TRONG NĂM BÁO CÁO
BẢNG II-2: TUÂN THỦ KHHĐ TỈNH
|
Hành động 1
|
Cơ sở dữ liệu tồn tại và được duy trì
|
Cơ sở
dữ liệu của Chương trình được công bố
trên trang web của UBND tỉnh
Thanh Hóa, Sở NN&PTNT; tại Trung tâm nước sinh hoạt
và VSMTNT. Bắt đầu từ năm 2013. Đến hết năm 2015 chưa có
đơn thư khiếu nại, tố cáo về tham nhũng, đấu thầu.
|
Báo cáo Sáu tháng gửi cho Ngân hàng
|
Có
|
Hành động 2
|
(a) Tất cả các đề xuất đã được xem xét
|
Có
|
(b) % số Hợp đồng được Đấu thầu Cạnh tranh
|
Năm 2015 thực hiện tổng số 3 gói thầu. Trong đó 3 gói đấu thầu cạnh
tranh, chiếm tỷ lệ 100%. Trong đó:
+ Số gói thầu xây lắp: 0 gói
+ Số gói thầu
tư vấn: 2 gói (số gói đấu thầu cạnh tranh: 2 gói, chiếm 100%)
+ Số gói
thầu dịch vụ: 1 gói (đấu thầu cạnh tranh).
|
(c) DNNN Phụ thuộc bị loại
|
Không
|
(d) Không có công ty bị cấm
|
Không
|
Hành động 3
|
Báo cáo Tài
chính Chương trình được chuẩn bị
|
Đã thực
hiện và báo cáo theo quy định.
|
Chức năng Kiểm
toán Nội bộ Chương trình Hoạt động
|
- Nhiệm vụ kiểm
toán nội bộ thực hiện theo Văn bản số 1702/UBND-NN ngày 11/3/2014 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc giao đơn vị thực hiện kiểm
toán nội bộ Chương trình PforR và Quyết
định 216/QĐ-SNN&PTNT ngày 26/3/2014 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định về việc giao nhiệm vụ kiểm toán nội bộ Chương
trình PforR.
- Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT
được giao nhiệm vụ kiểm toán nội bộ của Chương trình.
|
Hành động 4
|
Tránh/Giảm thiểu Tác động Bất lợi của Thu hồi đất
|
01 công trình bị thu hồi đất và sử dụng đất công của UBND xã (Công trình cấp nước sạch 9 xã huyện Nga Sơn).
|
Người
dân được bồi thường vì mất đất/tài sản
|
Công trình
bị thu hồi đất và phải thực hiện công tác đền bù GPMB: Công trình cấp nước sạch 9 xã
huyện Nga Sơn. Tổng số tiền phải đền
bù GPMB là 2.742.717.200 đồng; tiền đền bù cho người dân cho mất tài sản là 1.528.945.200 đồng/57 hộ dân bị ảnh hưởng.
|
Cơ chế Định giá
được sử dụng cho đất/tài sản/thu nhập
|
Công tác kiểm kê, đền bù GPMB được
thực hiện trên nguyên tắc giảm thiểu
thiệt hại từ việc thu hồi đất.
Mức giá đền bù xác định dựa trên
giá thị trường, được cơ quan thẩm định giá độc lập thẩm định trên cơ sở các tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản
do Bộ Tài chính ban hành. Quy trình thực hiện như sau:
+ Hội đồng Giải phóng mặt bằng huyện chọn một đơn vị có chức năng thẩm định giá độc lập
(thông qua hình thức: Chỉ định thầu)
để thẩm định giá đền bù.
+ Đơn vị thẩm định giá được chỉ định
lập đề cương Công tác tư vấn thẩm định giá thay thế đối với công tác bồi thường
và tái định cư của Dự án.
+ Sau khi có kết quả thẩm định giá độc lập sẽ trình UBND tỉnh
ban hành đơn giá thay thế.
- QĐ số 4106/QĐ-UBND
ngày 24/11/2014 về việc quy định đơn giá thay thế để thực
hiện giải phóng mặt bằng Dự án cấp
nước sạch cho 9 xã huyện Nga Sơn.
- Bộ chứng thư thẩm định giá, các QĐ bồi thường, đền bù, giải phóng mặt bằng kèm theo đã được gửi cho Văn phòng Chương trình.
|
Hành động 5
|
Hướng dẫn làm việc với người dân tộc thiểu số
được tuân thủ
|
- Khu vực thực hiện dự án không có
người dân tộc thiểu số
|