Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2008/TT-BTNMT hướng dẫn lập, phê duyệt xác nhận đề án bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra đề án bảo vệ môi trường

Số hiệu: 04/2008/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Phạm Khôi Nguyên
Ngày ban hành: 18/09/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: 04/2008/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2008

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LẬP, PHÊ DUYỆT HOẶC XÁC NHẬN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂM TRA, THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a. Thông tư này hướng dẫn chi tiết việc lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường và xác nhận hoàn thành các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đối với các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 21/2008/NĐ-CP).

b. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài là chủ cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến những nội dung quy định tại điểm a Mục này.

2. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường

Khi lập đề án bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân phải áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng), quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường và các quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

II. LẬP, PHÊ DUYỆT VÀ XÁC NHẬN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Lập đề án bảo vệ môi trường

Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP phải lập đề án bảo vệ môi trường cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của mình và trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại Thông tư này để được phê duyệt hoặc xác nhận.

Đề án bảo vệ môi trường quy định tại điểm 3, điểm 4 khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP được thể hiện theo đúng cấu trúc và yêu cầu về nội dung quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.

Đối với các cơ sở khai thác khoáng sản phải lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường

2.1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường

Số lượng và mẫu hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a. Một (01) văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

b. Bảy (07) bản đề án bảo vệ môi trường được đóng thành quyển theo mẫu trang bìa và phụ bìa quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của tổ chức, cá nhân và đóng dấu ở trang phụ bìa.

Trường hợp cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) trở lên thì bổ sung thêm số lượng đề án bảo vệ môi trường theo số lượng tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp do chất thải để lấy ý kiến theo quy định tại điểm 2 khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP

c. Một (01) bản sao của một trong các loại: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư; giấy phép khai thác khoáng sản hoặc giấy phép hoạt động khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

d. Một (01) bản sao báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

2.2. Hồ sơ đề nghị xác nhận đề án bảo vệ môi trường

Số lượng và mẫu hồ sơ đề nghị xác nhận đề án bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a. Một (01) văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

b. Ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường được đóng thành quyển theo mẫu trang bìa và phụ bìa quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của tổ chức, cá nhân và đóng dấu ở trang phụ bìa.

Trường hợp cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) trở lên thì bổ sung thêm số lượng đề án bảo vệ môi trường theo số lượng huyện bị ảnh hưởng trực tiếp do chất thải để lấy ý kiến theo quy định tại điểm 2 khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP.

c. Một (01) bản sao của một trong các loại: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư; giấy phép khai thác khoáng sản hoặc giấy phép hoạt động khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

d. Một (01) bản sao báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

3. Phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường

3.1. Cơ quan phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường

a. Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

b. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn trừ các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại tiết a điểm này.

c. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (sau đây gọi là Ban Quản lý) thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường thành lập theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, được phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

d. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Đối với các cơ sở hoạt động trên địa bàn từ hai (02) tỉnh hoặc hai (02) huyện trở lên, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi môi trường chịu tác động tiêu cực lớn nhất từ hoạt động của cơ sở hoặc nơi tập kết chất thải đầu tiên của cơ sở có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường. Trường hợp cơ sở tác động tiêu cực như nhau đến môi trường của một số địa phương thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn một trong số các địa phương đó để được phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường.

3.2. Trình tự, thủ tục phê duyệt đề án bảo vệ môi trường

a. Hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường quy định tại điểm 2.1 khoản 2, mục II Thông tư này được nộp tại cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án bảo vệ môi trường. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc cần bổ sung thì trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan phê duyệt phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ.

b. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường xem xét và thành lập đoàn kiểm tra thực tế bảo vệ môi trường tại cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thành phần đoàn kiểm tra có sự tham gia của đại diện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế), Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động và một số chuyên gia về môi trường. Trường hợp cần thiết mời cơ quan, ban, ngành liên quan của tỉnh tham gia đoàn. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên tham gia. Quyết định thành lập đoàn và biên bản kiểm tra được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 và Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.

Trong quá trình kiểm tra, nếu xét thấy số liệu phân tích các thông số về môi trường trong chất thải của tổ chức, cá nhân chưa đảm bảo độ tin cậy, cơ quan phê duyệt tiến hành lấy và phân tích mẫu chất thải để kiểm chứng, làm căn cứ quyết định biện pháp xử lý phù hợp với các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Kinh phí tổ chức kiểm tra, lấy và phân tích mẫu chất thải để kiểm chứng (nếu có) được thực hiện theo quy định hiện hành.

Kết quả kiểm tra bảo vệ môi trường tại cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

Trường hợp đề án bảo vệ môi trường cần bổ sung, hoàn chỉnh, tổ chức, cá nhân phải tiến hành việc chỉnh sửa theo ý kiến kết luận của đoàn kiểm tra. Thời gian hoàn chỉnh đề án bảo vệ môi trường không tính vào thời hạn phê duyệt. Số lượng đề án bảo vệ môi trường sau khi đã hoàn chỉnh được nộp tại cơ quan phê duyệt gồm: ba (03) bản đối với các cơ sở ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và bốn (04) bản đối với các cơ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; kèm theo một (01) bản được ghi trên đĩa CD.

c. Thời hạn phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân tối đa là hai mươi (20) ngày làm việc; trường hợp phải lấy mẫu phân tích kiểm chứng thì thời hạn tối đa không quá hai lăm (25) ngày làm việc.

Trường hợp đề án bảo vệ môi trường phải lấy ý kiến theo quy định tại điểm 2 khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, thì thời hạn phê duyệt được cộng thêm bảy (07) ngày làm việc. Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp do chất thải của cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan phê duyệt. Trường hợp cơ quan được lấy ý kiến không có ý kiến trả lời được xem như đồng ý với đề án bảo vệ môi trường. Văn bản lấy ý kiến và góp ý kiến về đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 và Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này.

Trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh được lấy ý kiến cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra thì không phải lấy ý kiến bằng văn bản. Việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; của cơ sở thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh không phải lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh khác liên quan.

d. Thủ trưởng cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường ban hành quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 kèm theo Thông tư này.

đ. Sau khi đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt, cơ quan phê duyệt ký và đóng dấu xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của từng bản đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại mục 10.1 của Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này; đồng thời gửi đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt kèm theo quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường cho tổ chức, cá nhân để thực hiện.

Đối với cơ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, cơ quan phê duyệt phải gửi một (01) bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh.

3.3. Trình tự, thủ tục xác nhận đề án bảo vệ môi trường

a. Hồ sơ đề nghị xác nhận đề án bảo vệ môi trường quy định tại điểm 2.2, khoản 2, mục II Thông tư này được nộp tại cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc cần bổ sung thì trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan xác nhận phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ.

b. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan xác nhận tổ chức kiểm tra thực tế, có sự tham gia của: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế) và một số chuyên gia về môi trường. Trường hợp cần thiết mời cơ quan, ban, ngành liên quan của tỉnh, huyện tham gia đoàn. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên tham gia. Biên bản kiểm tra được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.

Trong quá trình kiểm tra, nếu xét thấy số liệu phân tích các thông số về môi trường trong chất thải của tổ chức, cá nhân chưa đảm bảo độ tin cậy, cơ quan xác nhận tiến hành lấy và phân tích mẫu chất thải để kiểm chứng, làm căn cứ quyết định biện pháp xử lý phù hợp với các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Kinh phí tổ chức kiểm tra, lấy và phân tích mẫu chất thải để kiểm chứng (nếu có) được thực hiện theo quy định hiện hành.

Kết quả kiểm tra bảo vệ môi trường tại cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xác nhận đề án bảo vệ môi trường.

Trường hợp đề án bảo vệ môi trường cần bổ sung, hoàn chỉnh, tổ chức, cá nhân phải tiến hành việc chỉnh sửa theo kết luận của đoàn kiểm tra. Thời gian hoàn chỉnh đề án bảo vệ môi trường không tính vào thời hạn xác nhận. Số lượng đề án bảo vệ môi trường sau khi đã hoàn chỉnh được nộp cho cơ quan xác nhận đề án gồm: ba (03) bản đối với các cơ sở ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và bốn (04) bản đối với các cơ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; kèm theo một (01) bản được ghi trên đĩa CD.

c. Thời hạn xác nhận đề án bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, trường hợp phải lấy mẫu phân tích kiểm chứng thì thời hạn tối đa không quá hai mươi (20) ngày làm việc.

Đối với trường hợp đề án bảo vệ môi trường phải lấy ý kiến theo quy định tại điểm 2 khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, thời hạn xác nhận được cộng thêm năm (05) ngày làm việc. Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện bị ảnh hưởng trực tiếp do chất thải của cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan xác nhận. Trường hợp cơ quan được lấy ý kiến không có ý kiến trả lời được xem như đồng ý với đề án bảo vệ môi trường. Văn bản lấy ý kiến và góp ý kiến về đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 và Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này.

Trường hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện được lấy ý kiến cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra thì không phải lấy ý kiến bằng văn bản. Việc xác nhận đề án bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; cơ sở thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh không phải lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện khác liên quan.

d. Thủ trưởng cơ quan xác nhận đề án bảo vệ môi trường cấp Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 kèm theo Thông tư này.

đ. Sau khi đề án bảo vệ môi trường được xác nhận, cơ quan xác nhận ký và đóng dấu xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của từng bản đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại mục 10.2 của Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này; đồng thời gửi đề án đã được xác nhận kèm theo giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường cho tổ chức, cá nhân để thực hiện.

Đối với cơ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, cơ quan xác nhận phải gửi một (01) bản cho Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện.

III. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ CƠ SỞ VÀ KHU SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

1. Sau khi đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt hoặc xác nhận, tổ chức, cá nhân phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung đề án bảo vệ môi trường và quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn hoàn thành các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2009.

Trong thời gian thực hiện các nội dung và yêu cầu của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận, tổ chức, cá nhân phải có biện pháp hạn chế nhằm giảm phát thải các chất gây ô nhiễm ra ngoài môi trường. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; gây ô nhiễm, suy thoái môi trường hoặc làm thiệt hại về kinh tế và môi trường, phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường và đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Sau khi hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận, trong thời gian mười lăm (15) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải có văn bản báo cáo cơ quan phê duyệt hoặc xác nhận về các nội dung đã hoàn thành để được kiểm tra, xác nhận.

Số lượng và mẫu hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận quy định như sau:

a. Một (01) văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận hoàn thành đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 kèm theo Thông tư này;

b. Ba (03) báo cáo việc hoàn thành các nội dung và yêu cầu của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư này.

c. Ba (03) bộ kết quả phân tích mẫu chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải do tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả phân tích mẫu chất thải.

Tổ chức đã thiết kế, xây lắp công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường cho cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được thực hiện lấy và phân tích mẫu chất thải sau xử lý đối với công trình hoặc hạng mục công trình đó. Kinh phí lấy và phân tích các thông số môi trường trong chất thải sau xử lý do cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chi trả.

IV. TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường

a. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã được phê duyệt đề án bảo vệ môi trường

b. Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã được xác nhận đề án bảo vệ môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận trên địa bàn.

c. Ban Quản lý có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế sau khi đã được phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

d. Cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

đ. Việc kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và pháp luật về kiểm tra, thanh tra.

2. Cơ quan xác nhận hoàn thành các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận

Cơ quan phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường có trách nhiệm xem xét, xác nhận việc hoàn thành các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận.

3. Trình tự, thủ tục xác nhận việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận

a. Cơ quan phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận của tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2 mục III Thông tư này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc cần bổ sung thì trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan phê duyệt hoặc xác nhận phải hướng dẫn lập lại hoặc bổ sung hồ sơ.

b. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường tổ chức kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra thực tế được thực hiện tương tự như đối với việc kiểm tra để phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường

c. Thủ trưởng cơ quan phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường có trách nhiệm cấp giấy xác nhận đã hoàn thành các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận cho tổ chức, cá nhân.

Giấy xác nhận đã hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 kèm theo Thông tư này và được gửi cho tổ chức, cá nhân và các cơ quan có liên quan để thực hiện.

V. XỬ LÝ CÁC TỒN TẠI

1. Tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 đến ngày Thông tư này có hiệu lực chưa thực hiện quy định về lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân đang thực hiện đề án bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư này được xem là đang khắc phục hành vi vi phạm hành chính: không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát và thông báo các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường để thực hiện.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ban kinh tế Trung ương;
- Ban Khoa giáo Trung ương;
- Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu VT, PC, TCMT, Hh(200).

BỘ TRƯỞNG




Phạm Khôi Nguyên

 

PHỤ LỤC 1.

CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÌNH CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng 8 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

Chương 1. Khái quát về quy mô, đặc điểm, các hoạt động chính của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến môi trường.

1. Các thông tin chung:

Nêu chi tiết: Tên cơ sở; Địa chỉ; Toạ độ địa lý; Số điện thoại, Fax; Cơ quan chủ quản; Loại hình doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, nước ngoài, liên doanh…)

2. Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Mô tả chi tiết các nội dung liên quan đến: Loại hình sản xuất; Công nghệ sản xuất; Tình trạng thiết bị hiện nay (công nghệ mới, cũ, lạc hậu,…); Hóa chất sử dụng (chủng loại, khối lượng…); Nguyên, vật liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Nhiên liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng (nước giếng khoan, nước bề mặt, nước máy, …m3/ngày); Sản phẩm và công suất hoạt động/công suất thiết kế; Năm đơn vị đi vào hoạt động; Diện tích mặt bằng sản xuất, sơ đồ vị trí; Số lượng cán bộ công nhân viên sản xuất; Các thông tin khác (nếu có).

Chương 2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

(nêu tóm tắt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong khu vực)

1. Điều kiện tự nhiên:

- Điều kiện về địa lý, địa chất: Chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động trong quá trình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

- Điều kiện về khí tượng - thủy văn: Chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động trong quá trình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

+ Đối với điều kiện về khí tượng: thể hiện rõ các số liệu về giá trị trung bình các tháng trong năm trong khu vực như nhiệt độ không khí, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió, nắng và bức xạ, lượng mưa, bão…

+ Đối với điều kiện về thủy văn: làm rõ các đặc điểm về chế độ thủy văn ở khu vực hoạt động, đặc biệt là nguồn tiếp nhận nước thải như: lưu lượng, tốc độ dòng chảy, mực nước, chế độ thủy triều… để xác định các hệ số áp dụng TCVN, QCVN (Kq) theo quy định hiện hành.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Điều kiện về kinh tế: Chỉ đề cập tóm tắt những hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác) có liên quan đến hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu vực; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

- Điều kiện về xã hội: Chỉ đề cập tóm tắt các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, sự bất thường về sức khỏe của người dân, khu đô thị và các công trình liên quan khác trong khu vực hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

Chương 3. Hiện trạng môi trường khu vực bị tác động tiêu cực trực tiếp từ hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Hiện trạng các thành phần môi trường: Chỉ đề cập và mô tả những thành phần môi trường bị tác động trực tiếp từ hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải (lưu ý hơn đến những vùng bị ảnh hưởng theo các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải, môi trường đất và môi trường sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất thải, tiếng ồn, độ rung và các yếu tố môi trường khác có liên quan đến hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đối với môi trường không khí, nước và đất đòi hỏi như sau:

- Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc, phân tích tại thời điểm tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường về chất lượng môi trường (lưu ý: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh hoạ bằng sơ đồ vị trí các điểm trên bản đồ khu vực. Các điểm đo đạc, lấy mẫu phải là các điểm bị tác động trực tiếp từ hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Kết quả đo đạc, phân tích phải tuân thủ quy trình và quy phạm quan trắc, phân tích môi trường và do đơn vị có chức năng và có phòng thí nghiệm môi trường thực hiện. Đối với các địa phương có phòng thí nghiệm môi trường đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế theo ISO/IEC 17025, VILAS hoặc QUARCT thì sử dụng các phòng thí nghiệm này để đảm bảo tính chính xác của số liệu quan trắc.

- Nhận xét về tính nhạy cảm và đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường trong khu vực hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Chương 4. Thống kê, đánh giá các nguồn tác động tiêu cực đối với môi trường từ hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Đối với nước thải:

Nêu chi tiết về hiện trạng xả, thải: lượng nước thải (m3/ngày), nguồn phát sinh, nguồn tiếp nhận nước thải, hệ thống xử lý nước thải (quy trình công nghệ, công suất thiết kế,…), kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Nếu cơ sở thải nước thải vào ao, hồ không chống thấm trong khuôn viên hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì lấy mẫu nước thải trước khi xả vào ao hồ đó để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn thải. Đồng thời lấy mẫu tại các ao, hồ tiếp nhận nước thải đó để đánh giá mức độ gây ô nhiễm đối với môi trường của nguồn thải.

2. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại

Thống kê đầy đủ các loại chất thải gồm:

- Các loại chất thải rắn: chủng loại, khối lượng; công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; đơn vị thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; các biện pháp xử lý chất thải rắn (nếu có).

- Các loại chất thải nguy hại: chủng loại, số lượng; công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; đơn vị thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; các biện pháp xử lý khác (nếu có).

3. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung

- Nguồn phát sinh tiếng ồn và các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

- Các nguồn phát sinh khí thải và các biện pháp xử lý khí thải:

Kết quả phân tích nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải, chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của cơ sở.

4. Các nguồn thải khác (nếu có)

Việc đánh giá kết quả phân tích mẫu chất thải, môi trường quy định tại các mục 1, 2, 3 và 4 Chương 4 đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng.

Chương 5. Các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và kế hoạch thực hiện.

1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện

2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện trong quá trình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường sẽ thực hiện bổ sung và kế hoạch xây lắp hoặc lắp đặt công trình xử lý đó (nếu có hoặc phát sinh chất thải gây ô nhiễm):

3.1. Hệ thống xử lý nước thải (có thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý nước thải nhằm đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý nước thải);

3.2. Hệ thống xử lý khí thải (có thiết kế hệ thống xử lý khí thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý khí thải nhằm đảm bảo quy chuẩn môi trường cho phép và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý khí thải);

3.3. Biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại. Kế hoạch thực hiện quản lý chất thải rắn (theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn) và chất thải nguy hại (theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

3.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (có thiết kế hệ thống giảm thiểu tiếng ồn, độ rung hoặc thiết bị, công trình hợp khối để giảm thiểu tiếng ồn độ rung và kế hoạch thực hiện; các trang bị bảo hộ lao động…);

3.5. Kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu nếu có (theo quy định tại Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó dầu tràn).

3.6. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường

4.1. Công trình quản lý môi trường

Đề ra một chương trình nhằm quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, bao gồm: tổ chức và nhân sự cho quản lý môi trường; quản lý chất thải; kể cả chất thải nguy hại; phòng, chống sự cố môi trường (trừ nội dung về phòng cháy, chữa cháy sẽ làm riêng theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy); và các nội dung quản lý môi trường khác có liên quan.

4.2. Chương trình giám sát môi trường

a. Giám sát chất thải: Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 03 (ba) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc khai báo các thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.

Đối với các khu (cụm) công nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao cần xây dựng kế hoạch và lộ trình lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải (đối với nước thải có lưu lượng thải từ 50m3/ngày trở lên và khí thải từ 20.000 m3/h trở lên).

b. Giám sát môi trường xung quanh: Chỉ phải giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng liên quan đến hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

c. Giám sát khác: Chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các nguồn gây tác động khác (nếu có) trong trường hợp tại khu vực hoạt động không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

4.3. Chế độ báo cáo

Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kết quả giám sát môi trường được lưu giữ tại cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và định kỳ gửi báo cáo về cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát. Tần suất báo cáo tối thiểu là 02 lần/năm (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).

5. Cam kết thực hiện đề án bảo vệ môi trường (nội dung bắt buộc)

Chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong đề án đưa trình. Các công việc nêu trên chúng tôi sẽ hoàn thành theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

 

 

(địa danh), ngày     tháng     năm 2008

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2.

CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÌNH CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XÁC NHẬN
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

Chương 1. Sơ lược về tình hình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung

1. Các thông tin chung:

Nêu chi tiết: Tên cơ sở; Địa chỉ; toạ độ địa lý; Số điện thoại, Fax; Cơ quan chủ quản; Loại hình doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, nước ngoài, liên doanh…)

2. Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Mô tả chi tiết các nội dung liên quan đến: Loại hình sản xuất; Công nghệ sản xuất; Tình trạng thiết bị hiện nay (công nghệ mới, cũ, lạc hậu,…); Hóa chất sử dụng (chủng loại, khối lượng…); Nguyên, vật liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Nhiên liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng (nước giếng khoan, nước bề mặt, nước máy,… m3/ngày); Sản phẩm và công suất hoạt động/công suất thiết kế; Năm đơn vị đi vào hoạt động; Diện tích mặt bằng sản xuất, sơ đồ vị trí; Số lượng cán bộ công nhân viên sản xuất; Các thông tin khác (nếu có).

Chương 2. Thống kê, đánh giá các nguồn thải chính phát sinh từ hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Việc đo đạc, phân tích mẫu chất thải để lập đề án bảo vệ môi trường phải tuân thủ quy trình và quy phạm quan trắc, phân tích môi trường và do đơn vị có chức năng và có phòng thí nghiệm môi trường thực hiện. Đối với các địa phương có phòng thí nghiệm môi trường đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế theo ISO/IEC 17025, VILAS hoặc QUARCT thì sử dụng các phòng thí nghiệm này để đảm bảo tính chính xác của số liệu quan trắc.

1. Đối với nước thải:

Nêu chi tiết về hiện trạng xả, thải: lượng nước thải (m3/ngày), nguồn phát sinh, nguồn tiếp nhận nước thải, hệ thống xử lý nước thải (quy trình công nghệ, công suất thiết kế,…), kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Nếu cơ sở thải nước thải vào ao, hồ không chống thấm trong khuôn viên hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì lấy mẫu nước thải trước khi xả vào ao hồ đó để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn thải. Đồng thời lấy mẫu tại các ao, hồ tiếp nhận nước thải đó để đánh giá mức độ gây ô nhiễm đối với môi trường của nguồn thải.

2. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại

Thống kê đầy đủ các loại chất thải gồm:

- Các loại chất thải rắn: chủng loại, khối lượng: công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; đơn vị thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; các biện pháp xử lý chất thải rắn (nếu có).

- Các loại chất thải nguy hại: chủng loại, số lượng; công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; đơn vị thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; các biện pháp xử lý khác (nếu có).

3. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung

- Nguồn phát sinh tiếng ồn và các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

- Các nguồn phát sinh khí thải và các biện pháp xử lý khí thải:

Kết quả phân tích nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải, chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của cơ sở.

4. Các nguồn thải khác (nếu có)

Việc đánh giá kết quả phân tích mẫu chất thải, môi trường quy định tại các mục 1, 2, 3 và 4 Chương 4 đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng.

Chương 3. Các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và kế hoạch thực hiện.

1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện.

2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện trong quá trình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường sẽ thực hiện bổ sung và kế hoạch xây lắp hoặc lắp đặt công trình xử lý đó (nếu có hoặc phát sinh chất thải gây ô nhiễm):

3.1. Hệ thống xử lý nước thải (có thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý nước thải nhằm đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý nước thải).

3.2. Hệ thống xử lý khí thải (có thiết kế hệ thống xử lý khí thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý khí thải nhằm đảm bảo quy chuẩn môi trường cho phép và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý khí thải).

3.3. Biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại. Kế hoạch thực hiện quản lý chất thải rắn (theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn) và chất thải nguy hại (theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

3.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (có thiết kế hệ thống giảm thiểu tiếng ồn, độ rung hoặc thiết bị, công trình hợp khối để giảm thiểu tiếng ồn độ rung và kế hoạch thực hiện; các trang bị bảo hộ lao động…);

3.5. Kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu nếu có (theo quy định tại Quyết định 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó dầu tràn).

3.6. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường

Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chương trình quản lý môi trường sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, cụ thể:

4.1. Chương trình quản lý môi trường

Đề ra một chương trình nhằm quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, bao gồm: tổ chức và nhân sự cho quản lý môi trường; quản lý chất thải, kể cả chất thải nguy hại; phòng, chống sự cố môi trường (trừ nội dung về phòng cháy, chữa cháy sẽ làm riêng theo pháp luật về phòng cháy chữa cháy); và các nội dung quản lý môi trường khác có liên quan.

4.2. Chương trình giám sát môi trường

a. Giám sát chất thải: Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 03 (ba) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc khai báo các thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.

Đối với các khu (cụm) công nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao cần xây dựng kế hoạch và lộ trình lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải (đối với nước thải có lưu lượng thải từ 50m3/ngày trở lên và khí thải từ 20.000m3/h trở lên).

b. Giám sát môi trường xung quanh: Chỉ phải giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng liên quan đến hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

c. Giám sát khác: Chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các nguồn gây tác động khác (nếu có) trong trường hợp tại khu vực hoạt động không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

4.3. Chế độ báo cáo

Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kết quả giám sát môi trường được lưu giữ tại cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và định kỳ gửi báo cáo về cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát. Tần suất báo cáo tối thiểu là 02 lần/năm (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).

5. Cam kết thực hiện đề án bảo vệ môi trường (nội dung bắt buộc)

Chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong đề án đưa trình. Các công việc nêu trên chúng tôi sẽ hoàn thành theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

 

 

(địa danh), ngày     tháng     năm 2008

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3.

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT, XÁC NHẬN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

… (1) …

------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: …

V/v đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của “… (2)…”

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

Kính gửi: … (3) …

Chúng tôi là: … (1) …, Chủ cơ sở/khu … (2) …

- Địa điểm hoạt động: …;

- Địa chỉ liên hệ: …;

- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

Xin gửi quý … (3) … những hồ sơ sau:

- Đề án bảo vệ môi trường (số lượng bản Đề án bằng tiếng Việt được quy định tại mục 2, phần II, Thông tư này);

- 01 (một) bản sao: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/hoặc giấy phép đầu tư/hoặc giấy chứng nhận đầu tư/hoặc giấy phép hoạt động khác;

- Các hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư có liên quan (nếu có).

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên và cam kết rằng: cơ sở/khu … của chúng tôi không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và theo quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định được trích lục và sử dụng trong các hồ sơ nêu trên của chúng tôi là hoàn toàn đúng sự thực và đang còn hiệu lực áp dụng.

Nếu có gì sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đề nghị … (3) … phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của chúng tôi.

 

Nơi nhận:

- Như trên;
-
- Lưu …

… (4) …

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

(2) Tên đầy đủ của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Cơ quan xem xét, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức hoặc cá nhân quản lý cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

 

PHỤ LỤC 4.

MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG  
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ, IN HOA, KHÔNG ĐẬM)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ (IN HOA, ĐẬM)

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CỦA “CƠ SỞ/ KHU SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ”

 

 

 

 

CHỦ CƠ SỞ/KHU SX,KD,DV (*)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (*)
(nếu có)
(Thủ trưởng cơ quan ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

(Địa danh), tháng … năm 200…

 

Ghi chú: (*) chỉ thể hiện ở trang phụ bìa

 

PHỤ LỤC 5.

MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM TRA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG   
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

… (1) …

------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: …

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với “… (2) …”

… (3) …

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29  tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số …/QĐ… ngày … tháng … năm … của ………. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;

Căn cứ Thông tư số      /2008/TT-BTNMT ngày     tháng     năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường;

Xét đề nghị của … (4) … tại Văn bản số … ngày … tháng … năm về việc đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của “… (2) …”;

Theo đề nghị của Ông (Bà) … (5) …,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với “… (2) …” gồm các ông, bà có tên sau đây:

1. Ông/bà …, Trưởng đoàn;

2. Ông/bà …, đoàn viên;

Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường của “… (2) …” làm căn cứ để phê duyệt đề án bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 3. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trước ngày … tháng … năm …

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc “… (1) …”, các ông, bà có tên trong Điều 1, chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của “… (2)…” chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 4;
-
- Lưu …

… (3) …

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;

(2) Tên cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

(3) Thủ trưởng hoặc người đứng dầu cơ quan ra quyết định;

(4) Tên của cơ quan là chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

(5) Thủ trưởng cơ quan được giao trách nhiệm kiểm tra.

 

PHỤ LỤC 6.

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Đoàn Kiểm tra theo Quyết định số     /QĐ-… ngày    tháng … năm 200… của ……… về việc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với “…”, tiến hành kiểm tra tại:

Tên cơ sở:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                                         Fax:

I. Thành phần Đoàn kiểm tra gồm: (ghi đầy đủ họ tên của Trưởng đoàn và tất cả các đoàn viên có mặt)

II. Đại diện phía cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ những người có mặt)

III. Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường của “…” theo quy định của pháp luật, làm căn cứ để phê duyệt đề án bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Lấy mẫu giám định các nguồn chất thải của cơ sở (nếu có).

IV. Nhận xét: Nhận xét chi tiết về tình hình thực hoạt động và thực hiện bảo vệ môi trường của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cụ thể:

1. Sơ lược về hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

- Đối với các cơ sở: các thông tin liên quan gồm: giấy chứng nhận đầu tư/Đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư số , ngày … tháng     năm, do (cơ quan …) cấp; Loại hình sản xuất; Năm hoạt động; diện tích mặt bằng sản xuất; số lượng công nhân sản xuất; Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất; Sản phẩm và công suất hoạt động/công suất thiết kế; Tình trạng thiết bị hiện nay (công nghệ mới, cũ, lạc hậu,…); Hóa chất sử dụng (chủng loại, khối lượng); Nguyên, vật liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Nhiên liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Lượng nước sử dụng trung bình (m3/ngày); nguồn cung cấp (nước ngầm, nước mặt, hay nước máy). Các thông tin khác.

- Đối với chủ đầu tư hạ tầng KCN và CCN đề nghị bổ sung thêm: thông tin về số lượng dự án đã được cấp giấy phép đầu tư; Số lượng dự án đang triển khai xây dựng; Số cơ sở đang hoạt động trong KCN, CCN; Bảng tổng hợp tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở trong KCN, CCN

2. Thông tin về công tác bảo vệ môi trường:

- Đã/chưa lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc bản ĐKĐTCMT

- Thực hiện giám sát môi trường định kỳ?

- Kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải? (đã/chưa thực hiện; số phí đã nộp, đã nộp đến ngày…?).

- Về nước thải: khối lượng nước thải trung bình (m3/ngày, phát sinh từ: sinh hoạt, công nghiệp…); hệ thống xử lý nước thải (có/không, nếu có tóm tắt công nghệ xử lý); nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, ao, hồ, mương…); tiêu chuẩn áp dụng (TCVN 5945:2005, cột A hay cột B hoặc theo quy định của chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN phải xử lý đến tiêu chuẩn nào?); kết quả phân tích nước thải (đạt/không đạt).

- Về khí thải: khí thải phát sinh từ đâu? Hệ thống xử lý khí thải (nếu có mô tả công nghệ xử lý, loại thiết bị xử lý); có gây ô nhiễm không khí (nếu có, loại chất ô nhiễm là chất gì?).

- Về quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại: Các loại chất thải rắn thông thường (chủng loại, số lượng theo tháng); công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại? Cơ quan thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý?. Chất thải nguy hại (chủng loại, khối lượng); được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại chưa?; công tác thu gom, phân loại và lưu giữ; tổ chức (cá nhân) thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý? Các biện pháp xử lý chất thải rắn khác (nếu có).

- Tiếng ồn: nguồn phát sinh tiếng ồn và các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn?

3. Các biện pháp bảo vệ môi trường

- Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện:

- Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện:

V. Ý kiến của các thành viên trong đoàn kiểm tra:

VI. Kết luận: Ghi chi tiết ưu điểm và các tồn tại; các biện pháp bảo vệ môi trường cần phải được thực hiện; các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (nếu có).

VII. Ý kiến của chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ:

Biên bản được lập vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại … và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe.

 

Chủ cơ sở
(Ký, ghi họ tên, chức vụ)

Trưởng Đoàn kiểm tra
(Ký, ghi họ tên)

Đại diện các cơ quan tham gia (ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Trưởng đoàn kiểm tra và chủ cơ sở ký nháy vào góc phía trái của từng trang biên bản (trừ trang cuối).

 

PHỤ LỤC 7.

MẪU VĂN BẢN LẤY Ý KIẾN PHÊ DUYỆT HOẶC XÁC NHẬN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

… (1) …

------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: …

V/v cho ý kiến về đề án bảo vệ môi trường của “…(2)…”

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: … (3) …

… (1) … nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường của … (2) … tại văn bản số    /… ngày     tháng     năm 200… (có hồ sơ gửi kèm theo). Sau khi nghiên cứu đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ có liên quan, (1) thấy rằng … (2) … là cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nằm trên địa bàn … tỉnh: …/ hoặc huyện: … Để có căn cứ phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường của … (2) … theo quy định của pháp luật, … (1) … đề nghị … (3) … có ý kiến bằng văn bản về các nội dung có liên quan như sau:

1. Ý kiến về các tác động xấu về bảo vệ môi trường của … (2) … đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng trên địa bàn của … (3) … quản lý.

2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cam kết bảo vệ môi trường của … (2) … trong đề án bảo vệ môi trường.

3. Các yêu cầu và kiến nghị để bảo vệ môi trường xung quanh khu vực hoạt động của … (2) … (kể cả các nội dung có liên quan nhưng chưa được đề cập trong đề án bảo vệ môi trường).

Để đảm bảo thời hạn phê duyệt/xác nhận theo quy định tại Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường, đề nghị … (3)… cho ý kiến về các nội dung nêu trên về … (1) trước ngày … tháng … năm 2008. Quá thời hạn nêu trên … (3) … không có ý kiến xem như đã đồng ý với đề án BVMT.

 

Nơi nhận:

- Như trên;
- Lưu…

… (4)…

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên của tổ chức phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

(3) Tên của tổ chức được lấy ý kiến về đề án bảo vệ môi trường;

(4) Thủ trưởng của tổ chức (1).

 

PHỤ LỤC 8.

MẪU VĂN BẢN GÓP Ý KIẾN VỀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHÊ DUYỆT HOẶC XÁC NHẬN
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

… (1) …

------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: …

V/v ý kiến về đề án bảo vệ môi trường của “…(2)…”

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: … (3) …

Phúc đáp Công văn số …/… ngày … tháng … năm … của … (3) … về việc cho ý kiến về đề án bảo vệ môi trường của “…(2)…” (có kèm theo hồ sơ liên quan). Sau khi nghiên cứu đề án nêu trên và căn cứ tình hình hoạt động và tác động đến môi trường của … (2)… (nếu có), … (1)… có ý kiến như sau:

1. Ý kiến về các tác động xấu đối với môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ: (nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong đề án; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý).

2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu về môi trường và cam kết thực hiện bảo vệ môi trường của đề án bảo vệ môi trường: (nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong đề án bảo vệ môi trường; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý).

3. Kiến nghị đối với các nội dung có liên quan đến đề án bảo vệ môi trường: (nêu cụ thể các yêu cầu, kiến nghị của cộng đồng đối với … (2)…; các yêu cầu và kiến nghị biện pháp bảo vệ môi trường đối với …(2)…; kiến nghị các nội dung có liên quan nhưng chưa được đề cập trong đề án bảo vệ môi trường).

4. Đánh giá chung: (nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường; trường hợp không đồng ý thì nêu rõ lý do).

Trên đây là ý kiến của …(1)…, đề nghị …(3)… tổng hợp và xử lý.

 

Nơi nhận:

- Như trên;
- Lưu…

… (1)…

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên của tổ chức được lấy ý kiến về đề án bảo vệ môi trường;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

(3) Tên của tổ chức phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường;

(4) Thủ trưởng của tổ chức (1).

 

PHỤ LỤC 9.

MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

… (1) …

------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: …

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của “… (2) …”

… (3) …

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29  tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số .../2008/TT-BTNMT ngày     tháng     năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

Căn cứ … (4)… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1)…;

Xét nội dung đề án bảo vệ môi trường “… (2) …” kèm theo Văn bản đề nghị phê duyệt số … ngày … tháng … năm … của … (5)…;

Theo đề nghị của Ông (Bà) … (6) …,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt nội dung đề án bảo vệ môi trường “… (2) …” của … (5).

Điều 2. … (5) … có trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và những yêu cầu bắt buộc sau đây:

1. Về quản lý và xử lý chất thải: (Tùy theo từng cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các nội dung và yêu cầu về bảo vệ môi trường bắt buộc thực hiện nhằm đảm bảo quy chuẩn quốc gia về môi trường (nếu có) đối với: nước thải; khí thải; quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại; tiếng ồn, độ rung, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, tràn dầu…).

2. Thực hiện chương trình giám sát môi trường theo nội dung đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt (Đối với các khu - cụm công nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao phải yêu cầu thực hiện đúng lộ trình đã cam kết lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải và khí thải). Định kỳ tối thiểu 02 lần/năm báo cáo kết quả giám sát môi trường về cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát.

3. Thời hạn hoàn thành các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (theo kế hoạch trong đề án được phê duyệt) nhưng chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2009 phải hoàn thành. Quá thời hạn nêu trên, … (5) … không thực hiện, … (1) … sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, trong đó ngoài các hình thức xử phạt, khắc phục ô nhiễm, còn có thể bị tạm thời đình chỉ, cấm hoạt động hoặc buộc di dời ra khỏi khu dân cư, phù hợp với sức chịu tải của môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Sau khi hoàn thành các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, … (5) … phải có văn bản báo cáo cơ quan phê duyệt về các nội dung đã hoàn thành để kiểm tra, giám sát.

Điều 3. Đề án bảo vệ môi trường … (2) … và những yêu cầu bắt buộc tại Điều 2 của Quyết định này là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của … (5) …

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các đơn vị có liên quan của … (1)…, thủ trưởng … (5)…, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Chủ dự án;
-
- Lưu …

… (3) …

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan cấp Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan cấp Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;

(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1)…

(5) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt đề án;

(6) Thủ trưởng của đơn vị tham mưu của (1);

Trong một số trường hợp (2) và (5) là một tổ chức, cá nhân sẽ được viết gộp lại cho phù hợp với thực tế.

 

PHỤ LỤC 10.

MẪU XÁC NHẬN ĐÃ PHÊ DUYỆT/XÁC NHẬN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

10.1. Đối với đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt

… (1) … xác nhận: Đề án bảo vệ môi trường của “… (2) …” được phê duyệt tại Quyết định số … ngày … tháng … năm … của … (3) …

 

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng cơ quan phê duyệt
(ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

10.2. Đối với đề án bảo vệ môi trường được xác nhận

… (1) … xác nhận: Đề án bảo vệ môi trường của “… (2) …” được cấp Giấy xác nhận đăng ký số … ngày … tháng … năm … của … (3) …

 

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng cơ quan xác nhận
(ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Cơ quan có trách nhiệm xác nhận;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Thủ trưởng Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (hoặc xác nhận).

 

PHỤ LỤC 11.

MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

… (1) …

------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: …

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

GIẤY XÁC NHẬN

ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

“cơ sở/khu … (2) …” của “… (3) …”

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số      /2008/TT-BTNMT ngày     tháng     năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

Căn cứ … (5)… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1)…;

Xét nội dung đề án bảo vệ môi trường “… (2) …” kèm theo Văn bản đề nghị xác nhận số … ngày … tháng … năm … của … (3)…;

… (1) .. XÁC NHẬN

Điều 1. Xác nhận … (3) … đã đăng ký và cam kết thực hiện đề án bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động cho … (2) … ngày … tháng … năm …

Điều 2. … (3) … có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung về bảo vệ môi trường nêu trong đề án bảo vệ môi trường được xác nhận và những yêu cầu bắt buộc sau đây:

1. Về quản lý và xử lý chất thải: (Tùy theo từng cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các nội dung và yêu cầu về bảo vệ môi trường bắt buộc thực hiện nhằm đảm bảo quy chuẩn quốc gia về môi trường (nếu có) đối với: nước thải; khí thải; quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại; tiếng ồn, độ rung, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, tràn dầu…).

2. Thực hiện chương trình giám sát môi trường theo nội dung đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt (Đối với các khu - cụm công nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao phải yêu cầu thực hiện đúng lộ trình đã cam kết lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải và khí thải). Định kỳ tối thiểu 02 lần/năm báo cáo kết quả giám sát môi trường về cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát.

3. Thời hạn hoàn thành các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (theo kế hoạch trong đề án được xác nhận) nhưng chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2009 phải hoàn thành. Quá thời hạn nêu trên, … (3) … không thực hiện, … (1) … sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, trong đó ngoài các hình thức xử phạt, khắc phục ô nhiễm, còn có thể bị tạm thời đình chỉ, cấm hoạt động hoặc buộc di dời ra khỏi khu dân cư, phù hợp với sức chịu tải của môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Sau khi hoàn thành các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, … (3) … phải có văn bản báo cáo cơ quan xác nhận về các nội dung đã hoàn thành để kiểm tra, giám sát.

Điều 3. Đề án bảo vệ môi trường … (2) … và những yêu cầu bắt buộc tại Điều 2 của Giấy xác nhận này là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của … (3) …

Điều 4. Giấy xác nhận này giá trị kể từ ngày ký.

 

Nơi nhận:

- Chủ dự án;
-
- Lưu …

… (4) …

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Tên tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

(5) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …

Trong một số trường hợp (2) và (5) là một tổ chức, cá nhân sẽ được viết gộp lại cho phù hợp với thực tế.

 

PHỤ LỤC 12.

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT/XÁC NHẬN  
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

… (1) …

------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: …

V/v đề nghị xác nhận hoàn thành các nội dung đề án bảo vệ môi trường của “… (2) …”

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

Kính gửi: … (3) …

Chúng tôi là: … (1) …, Chủ cơ sở/khu … (2) …

- Địa điểm hoạt động: …;

- Địa chỉ liên hệ: …;

- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

Xin gửi đến quý … (3) … những hồ sơ sau:

a. Ba (03) báo cáo việc hoàn thành các nội dung và yêu cầu của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận.

b. Ba (03) bộ kết quả phân tích mẫu chất thải sau xử lý.

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của kết quả phân tích mẫu chất thải, môi trường và các số liệu, tài liệu trong các văn bản đưa trình và cam kết rằng: cơ sở/khu … của chúng tôi không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các quy định khác được trích lục và sử dụng trong các hồ sơ của chúng tôi là hoàn toàn đúng sự thực và đang còn hiệu lực áp dụng.

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, pháp lý của hồ sơ. Nếu có gì sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đề nghị … (3) … kiểm tra, xác nhận đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của chúng tôi.

 

Nơi nhận:

- Như trên;
-
- Lưu …

… (4) …

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

(2) Tên đầy đủ của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Cơ quan xem xét, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức hoặc cá nhân quản lý cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

 

PHỤ LỤC 13.

MẪU BÁO CÁO VỀ VIỆC HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC PHÊ DUYỆT/XÁC NHẬN   
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

… (1) …

------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: …

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO

VỀ VIỆC HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT/XÁC NHẬN

của “… (2) …”

1. Tên cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tập trung:

Địa điểm hoạt động:

Địa chỉ liên hệ:…

Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

2. Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ quản (nếu có):

Địa chỉ liên hệ: …

Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

3. Tên cơ quan được thuê đo đạc, phân tích về môi trường: (nếu có)

Địa chỉ liên hệ: …

Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

4. Thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu:

5. Thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng

6. Kết quả vận hành các công trình xử lý về môi trường

6.1. Công trình xử lý chất thải khí (trình bày theo mẫu bảng dưới đây):

6.2. Công trình xử lý chất thải lỏng (trình bày theo mẫu bảng dưới đây):

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích (**);
Tiêu chuẩn/Quy chuẩn đối chiếu

Lưu lượng thải (Đơn vị tính)

Hàm lượng thải đối với những thông số ô nhiễm đặc trưng (*) cho Dự án

Thông số A (Đơn vị tính)

Thông số B (Đơn vị tính)

v.v…

Lần 1

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

Lần 3

 

 

 

 

TCVN/QCVN………

 

 

 

 

Ghi chú:

(*) Thông số ô nhiễm đặc trưng được thải ra từ hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tập trung (theo TCVN bắt buộc áp dụng hoặc QCVN tương ứng)

(**) Số lần đo đạc, lấy mẫu tối thiểu là 03 (ba) lần vào những khoảng thời gian khác nhau trong điều kiện hoạt động bình thường để bảo đảm xem xét, đánh giá về tính đại diện và ổn định của chất thải.

6.3. Quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

Kết quả được trình bày dựa theo các quy định hiện hành về quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải rắn nguy hại (Chất thải nguy hại thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

6.4. Các công trình xử lý môi trường khác (nếu có)

7. Kết quả thực hiện các nội dung khác về bảo vệ môi trường

(Kết quả được trình bày dựa theo những nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận).

8. Cam kết

Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Nơi nhận:

- … (3) …
-
- Lưu …

… (4) …

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

(3) Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường;

(4) Chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

 

PHỤ LỤC 14.

MẪU GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT/XÁC NHẬN    
(Kèm theo Thông tư số …/2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

… (1) …

------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: …

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

GIẤY XÁC NHẬN

HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT/XÁC NHẬN

của “… (2) …”

… (3) … XÁC NHẬN

Điều 1. … (2) … đã thực hiện đầy đủ các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận tại Quyết định/Văn bản số … ngày … tháng … năm … của … (1) .. về việc phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường của “… (2) …”.

Điều 2. “… (2) …” có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu bắt buộc sau đây:

1. Tuân thủ nghiêm túc và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Đảm bảo vận hành liên tục, đúng quy trình và hiệu quả các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, quan trắc tác động môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận trong quá trình hoạt động. Lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải, khí thải sau xử lý theo cam kết trong đề án bảo vệ môi trường (nếu có). Lập nhật ký theo dõi vận hành đối với các công trình xử lý chất thải, bao gồm các thông số: chi phí điện năng, hóa chất, vật tư và những biến động bất thường xảy ra, xuất trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra khi có yêu cầu. Lập hồ sơ quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu có).

3. Chủ động xử lý, khắc phục kịp thời khi có bất kỳ sự cố môi trường hay trục trặc nào xảy ra và báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan nhà nước liên quan khác để chỉ đạo và hỗ trợ.

4. Thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Giấy xác nhận này có giá trị kể từ ngày ký.

 

Nơi nhận:

- Chủ cơ sở (2);
-
- Lưu …

… (3) …

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Cơ quan có thẩm quyền xác nhận; (2) Tên của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; (3) Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 04/2008/TT-BTNMT

Hanoi, September 18, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE FORMULATION AND APPROVAL OR CERTIFICATION OF ENVIRONMENTAL PROTECTION SCHEMES AND THE EXAMINATION AND INSPECTION OF IMPLEMENTATION OF ENVIRONMENTAL PROTECTION SCHEMES

Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection:
Pursuant to the Government's Decree No. 25/2008/ND-CP of March 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
Pursuant to the Government's Decree No. 21/2008/ND-CP of February 28, 2008. amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 80/ 2006/ND-CP of August 9, 2006, which details and guides the implementation of a number of articles of the Law on Environmental Protection,
The Ministry of Natural Resources and Environment guides the formulation, approval or certification of environmental protection schemes and the examination and inspection of implementation of environmental protection schemes as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope and subjects of application

a/ This Circular guides in detail the formulation, approval or certification of environmental protection schemes; the examination and inspection of implementation of environmental protection schemes and the certification of completion of the contents of environmental protection schemes for production, business or service zones and production, business or service establishments (below collectively referred to as production, business or service establishments and zones), which possess no decisions approving environmental impact assessment reports or written certifications of the registration of satisfaction of environmental standards specified in Clause 9, Article 1 of the Government's Decree No. 21/2008/ND-CP of February 28, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 80/2006/ND-CP of August 9, 2006. which details and guides the implementation of a number of articles of the Law on Environmental Protection (below referred to as Decree No. 21/2008/ND-CP).

b/ This Circular applies to state agencies; and domestic and foreign organizations and individuals that are owners of production, business or service establishments and zones (below collectively referred to as organizations and individuals) engaged in activities related to.the contents specified at Point a of this Section.

2. Application of environmental standards and technical regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. FORMULATION AND APPROVALOR CERTIFICATION OF ENVIRONMENTAL PROTECTION SCHEMES

1. Formulation of environmental protection schemes

Organizations and individuals defined at Point 1. Clause 9, Article 1 of Decree No. 21/ 2008/ND-CP shall formulate environmental protection schemes for their production, business or service activities and submit them to environmental protection state management agencies defined in this Circular for approval or certification.

Environmental protection schemes specified at Points 3 and 4, Clause 9, Article 1 of Decree No. 21/2008/ND-CP shall be expressed in accordance with the required structures and contents specified in Appendices 1 and 2 to this Circular (not printed herein).

Mining establishments are required to formulate environmental rehabilitation and restoration projects under the Prime Minister's Decision No. 71/2008/QD-TTg of May 29. 2008. on making of deposits for environmental rehabilitation and restoration in mining activities.

2. Dossiers of application for approval or certification of environmental protection schemes

2.1. Dossiers of application for approval of environmental protection schemes

The number of documents in and form of a dossier of application for the approval of an environmental protection scheme are specified as follows:

a/ One (01) written application for the approval of the scheme, made by an organization or individual according to the form set in Appendix 3 to this Circular (not printed herein).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If a production, business or service establishment or zone is located in two (02) or more provinces or centrally run cities (below collectively referred to as provinces), the number of copies of the environmental protection scheme shall be added corresponding to the number of provinces directly affected by wastes for comments as provided for at Point 2. Clause 9. Article 1 of Decree No. 21/2008/ ND-CP.

c/ One (01) copy of one of the following papers: business registration certificate, investment license, investment certificate: mining license or license for other activities, granted by a competent state agency;

d/ One (01) copy of the econo-technical report or feasibility study report or the investment project already approved by a competent agency (if any).

2.2. Dossiers of application for certification of environmental protection schemes

The number of documents in and form of a dossier of application for the certification of an environmental protection scheme are specified as follows:

a/ One (01) written application for the certification of the scheme, made by an organization or individual according to the form set in Appendix 3 to this Circular (not printed herein).

b/ Three (03) copies of the scheme bound in volume, with its cover and supplementary cover made according to the form set in Appendix 4 to this Circular (not printed herein), and with the organization's or individual's signature and full name and title, and stamp appended on the supplementary cover.

If a production, business or. service establishment or zone is located in two (02) or more districts, provincial towns or cities (below collectively referred to as districts), the number of copies of the environmental protection scheme shall be added corresponding to the number of districts directly affected by wastes for comments as provided for at Point 2 Clause 9 Article 1 of Decree No. 21/2008/ND-CP.

c/ One (01) copy of one of the following papers: business registration certificate, investment license, investment certificate; mining license or license for other activities, granted by a competent state agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Approval or certification of environ­mental protection schemes

3.1. Agencies approving or certifying environmental protection schemes

a/ Provincial-level environmental protection agencies (provincial-level Natural Resources and Environment Services) shall receive dossiers and approve environmental protection schemes for production, business or service establishments and zones of a nature and size corresponding to those required to make environmental impact assessment reports.

b/ District-level environmental protection agencies (district-level Natural Resources and Environment Sections) shall receive dossiers and certify environmental protection schemes for production, business or service establishments and zones in their localities, except those specified at Item a of this Point.

c/ Management Boards of industrial parks, export-processing zones or economic zones (below referred to as Management Boards) set up under the Government's Decree No. 29/ 2008/ND-CP of March 14, 2008, on industrial parks, export-processing zones and economic zones, which have their environmental protection divisions set up under the Government's Decree No. 81/2007/ND-CP of May 23, 2007 providing for environmental protection organizations and divisions at state agencies and state enterprises, may approve or certify environmental protection schemes for production, business or service establishments operating in industrial parks, export-processing zones or economic zones.

d/ Environmental protection agencies under the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall receive dossiers and approve or certify environmental protection schemes for production, business or service establishments and zones in the defense and security domains.

For establishments operating in two (02) or more provinces or two (02) or more districts, provincial-level Natural Resources and Environment Services or district-level Natural Resources and Environment Sections of the localities where the environment is most adversely affected by the operation of these establishments or where the establishments' wastes are first gathered shall receive dossiers and approve or certify environmental protection schemes. In case the establishments' operation causes the same negative impact on the environment in some localities, organizations or individuals may select one of those localities to have their environmental protection schemes approved or certified.

3.2. Environmental protection scheme-approving order and procedures

a/ Dossiers of application for the approval of environmental protection schemes specified at Point 2.1. Clause 2. Section II of this Circular shall be submitted to agencies competent to approve environmental protection schemes. If dossiers are invalid or incomplete, within three (03) working days after receiving the dossiers, the approving agencies shall notify in writing organizations or individuals thereof for dossier modification or supplementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



approving environmental protection schemes shall consider the dossiers and set up teams for on-site inspection of environmental protection at production, business or service establishments and zones. Such a team is composed of representatives of the provincial-level Natural Resources and Environment Service, the Management Board (for production, business or service establishments in industrial parks, export-processing zones or economic zones), the district-level Natural Resources and Environment Section under the district-level People's Committee of the locality where production, business or service establishments and zones are operating, and some environmental experts. When necessary, representatives of the concerned provincial agencies, departments and branches may be invited to join the team. Inspection results shall be recorded in writing with signatures of the participants. Decisions to set up inspection teams and inspection records shall be made according to the forms set in Appendices 5 and 6 to this Circular (not printed herein).

In the course of inspection, if finding that organizations' or individuals' data analyzing environmental parameters in wastes are unreliable, the approving agencies shall take and analyze waste samples for control as a basis to decide on handling measures in accordance with the law on environmental protection. Funds for organizing inspections and taking and analyzing waste samples for control (if any) comply with current regulations.

Results of the inspection of environmental protection at production, business or service establishments and zones serve as a basis for competent agencies to approve environmental protection schemes.

In case environmental protection schemes need to be supplemented or completed, organizations and individuals shall modify them based on conclusions made by inspection teams. The time of completing an environmental protection scheme is not included in the time limit for its approval. The number of completed environmental protection schemes to be submitted to approving agencies includes three (03) copies, for establishments outside industrial parks, export-processing zones or economic zones, or four (04) copies, for establishments in industrial parks, export-processing zones or economic zones;enclosed with one (01) copy recorded in a compact disk.

c/ The lime limit for approving an environmental protection scheme of an organization or individual is twenty (20) working days: or twenty-five (25) working days, if waste samples must be taken for analysis and control.

In case an environmental protection scheme must be consulted under Point 2, Clause 9, Article 1 of Decree No. 21/2008/ND-CP, the approval time limit may be extended for seven (07) working days. Natural Resources and Environment Services of the provinces directly affected by .wastes of production, business or service establishments and zones shall give written replies within five (05) working days after receiving consultation-gathering documents of approving agencies. Consulted agencies which give no replies shall be regarded as agreeing with environmental protection schemes. Documents gathering and giving consultations on environmental protection schemes shall be made according to the forms set in Appendices 7 and 8 to this Circular (not printed herein).

Natural Resources and Environment Services of consulted provinces which send their officials to inspection teams are not required to give written consultations. The approval of environmental protection schemes of organizations and individuals operating in industrial parks, export-processing zones or economic zones or of defense and security establishments is not subject to consultation of other relevant provincial-level professional agencies in charge of environmental protection.

d/ Heads of agencies approving environmental protection schemes shall issue decisions approving environmental protection schemes according to the form set in Appendix 9 to this Circular (not printed herein).

e/ After an environmental protection scheme is approved, the approving agency shall sign and append a certification stamp on the back side of the supplementary cover of each copy of the environmental protection scheme according to the form set in Section 10.1 of Appendix 10 to this Circular (not printed herein) and concurrently send the approved scheme enclosed with the scheme-approving decision to the organization or individual for implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3. Environmental protection scheme-certifying order and procedures

a/ Dossiers of application for the certification of environmental protection schemes specified at Point 2.2. Clause 2. Section II of this Circular shall be submitted to agencies with certifying competence. In case dossiers are invalid or incomplete, within three (03) working days after receiving the dossiers, the certifying agencies shall notify in writing organizations or individuals thereof for dossier modification or supplementation.

b/ After receiving a valid dossier, the certifying agency shall conduct on-site inspection with the participation of representatives of the district-level Natural Resources and Environment Section, the Management Board (for production, business or service establishments in industrial parks, export-processing zones or economic zones) and some environmental experts. When necessary, representatives of concerned provincial and district agencies, departments and branches may be invited to join the inspection team. Inspection results shall be recorded in writing with signatures of the participants. Inspection records shall be made according to the form set in Appendix 6 to this Circular (not printed herein).

In the course of inspection, if finding that organizations' or individuals' data analyzing environmental parameters in wastes are unreliable, the certifying agencies shall take and analyze waste samples for control as a basis to decide on handling measures in accordance with the law on environmental protection. Funds for organizing inspections and taking and analyzing waste samples for control (if any) comply with current regulations.

Results of the inspection of environmental protection at production, business or service establishments and zones serve as a basis for competent agencies to certify environmental protection schemes.

In case environmental protection schemes need to be supplemented or completed, organizations and individuals shall modify them based on conclusions of inspection teams. The time of completing an environmental protection scheme is not included in the certification time limit. The number of completed environmental protection schemes to be submitted to certifying agencies includes three (03) copies, for establishments outside industrial parks, export-processing zones or economic zones, or four (04) copies, for establishments in industrial parks, export-processing zones or economic zones, enclosed with one (01) copy recorded in a compact disk.

c/ The time limit for certifying an environmental protection scheme of an organization or individual is fifteen (15) working days: or twenty (20) working davs. if waste samples must be taken for analysis and control.

In case an environmental protection scheme must be consulted under Point 2. Clause 9. Article 1 of Decree No. 21/2008/ND-CP, the time limit for certification may be extended for five (05) working days. Natural Resources and Environment Sections of the districts directly affected by wastes of production, business or service establishments and zones shall give written replies within three (03) working days after receiving consultation-gathering documents of certifying agencies. Consulted agencies which give no replies shall be regarded as agreeing with environmental protection schemes. Documents gathering and giving consultations on environmental protection schemes shall be made according to the forms set in Appendices 7 and 8 to this Circular (not printed herein).

Natural Resources and Environment Sections of the consulted districts, which send their officials to inspection teams, are not required to give written consultations. The certification of environmental protection schemes of organizations and individuals operating in industrial parks, export-processing zones or economic zones or of defense and security establishments is not subject to consultation of other relevant district-level professional agencies in charge of environmental protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ After an environmental protection scheme is certified, the certifying agency shall sign and append a certification stamp on the back side of the supplementary cover of each copy of the environmental protection scheme according to the form set in Section 10.2 of Appendix 10 to this Circular (not printed herein); and concurrently send the certified scheme enclosed with the written certification of the registration of the scheme to the organization or individual for implementation.

For establishments in industrial parks, export-processing zones or economic zones, the certifying agency shall send one (01) copy of the environmental protection scheme to the district-level Natural Resources and Environment Section.

III. RESPONSIBILITY OF PRODUCTION, BUSINESS OR SERVICE ESTABLISHMENT AND ZONE OWNERS TO IMPLEMENT ENVIRONMENTAL PROTECTION SCHEMES

1 .After environmental protection schemes are approved or certified, organizations and individuals shall seriously take environmental protection measures under environmental protection schemes and competent state agencies' approving decisions or written certifications. The deadline for completing waste treatment and environmental protection works is December 31, 2009.

While implementing the contents and requirements of approved or certified environmental protection schemes, organizations and individuals shall take measures to minimize the discharge of pollutants into the environment. Organizations or individuals that violate environmental protection regulations shall be handled in accordance with law: those causing environmental pollution, degradation or damage or economic losses shall tackle the pollution, restore the environment and pay damages according to law.

2. Within fifteen (15) working days after completing environmental protection measures under the approved or certified environmental protection schemes, organizations and individuals shall report in writing on the completed contents to approving or certifying agencies for inspection or certification.

The number and form of a dossier of application for the certification of completion of the contents in an approved or certified environmental protection scheme are specified as follows:

a/ One (01) written application for the certification of completion of the scheme, made by an organization or individual according to the form set in Appendix 12 to this Circular (not printed herein).

b/ Three (03) reports on completion of the contents and requirements of the approved or certified scheme, made according to the form set in Appendix 13 to this Circular (not printed herein).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations which have designed, built and installed waste treatment and environmental protection works or work items for production, business or service establishments and zones may not take and analyze treated waste samples for such works or work items. Funds for taking samples and analyzing environmental parameters in treated wastes shall be paid by production, business or service establishments and zones.

IV. RESPONSIBILITY TO EXAMINE. INSPECT, AND CERTIFY COMPLETION OF, CONTENTS OF ENVIRONMENTAL PROTECTION SCHEMES

1. Examination and inspection of the implementation of environmental protection schemes

a/ Provincial-level Natural Resources and Environment Services shall examine and inspect the environmental protection by production, business or service establishments and zones after their environmental protection schemes are approved.

b/ District-level People's Committees shall examine and inspect the environmental protection by production, business or service establishments and zones after their environmental protection schemes are certified. District-level Natural Resources and Environment Sections shall assist district-level People's Committees in examining and supervising the implementation of contents of certified environmental protection schemes in their localities.

c/ Management Boards shall assume the prime responsibility for. and coordinate with environmental protection agencies at all levels in. examining and inspecting according to law the environmental protection by production, business or service establishments operating in industrial parks, export-processing zones and economic zones after their environmental protection schemes are approved or certified.

d/ Agencies tasked by the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security to approve or certify environmental protection schemes shall examine and inspect the environmental protection by production, business or service establishments and zones in the defense and security domains

e/ The environmental protection examination and inspection comply with the Law on Environmental Protection and the law on examination and inspection.

2. Agencies certifying the completion of contents of approved or certified environmental protection schemes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Order of and procedures for certification of completion of environmental protection measures under approved or certified environmental protection schemes

a/ Agencies approving or certifying environmental protection schemes shall receive organizations' or individuals' dossiers of application for the certification of completion of contents of approved or certified environmental protection schemes under Clause 2, Section III of this Circular. If the dossiers are invalid or incomplete, within five (05) working days after receiving the dossiers, the approving or certifying agencies shall guide the re-compilation or supplementation of the dossiers.

b/ Within fifteen (15) working days after receiving valid dossiers, agencies approving or certifying environmental protection schemes shall conduct on-site inspections which are similar to that for the approval or certification of environmental protection schemes.

c/ Heads of agencies approving or certifying environmental protection schemes shall issue to organizations or individuals written certifications of completion of the contents of approved or certified environmental protection schemes.

Written certifications of completion of environmental protection measures under approved or certified environmental protection schemes shall be made according to the form set in Appendix 14 to this Circular (not printed herein) and sent to organizations, individuals and concerned agencies for implementation.

V. HANDLING OF PROBLEMS

1. Owners of production, business or service establishments and zones operating between after July 1. 2006. and the effective date of this Circular, that fail to comply with regulations on the formulation, evaluation and approval of environmental impact assessment reports or certifications of the registration of environmental protection commitments shall abide by this Circular.

2. Organizations and individuals that are implementing environmental protection schemes under the guidance in this Circular arc regarded as redressing their administrative violation acts of failing to formulate environmental impact assessment reports or to register environmental protection commitments under law.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Provincial-level Natural Resources and Environment Services shall assume the prime responsibility for. and coordinate with Management Boards and district-level People's Committees in. scrutinizing and notifying production, business or service establishments and zones which operated before the effective date of this Circular without decisions approving environmental impact assessment reports, or certifications of the registration of satisfaction of environmental standards or environmental protection commitments thereof for implementation.

3. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

4. Ministries, branches, provincial-level People's Committees, environmental protection agencies at all levels, and concerned organizations and individuals should promptly report any problems arising in the course of implementation to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and settlement.

 

 

 

MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT




Pham Khoi Nguyen

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 04/2008/TT-BTNMT of September 18, 2008, guiding the formulation and approval or certification of environmental protection schemes and the examination and inspection of implementation of environmental protection schemes.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.416

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.20.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!