Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 483/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Dương Mah Tiệp
Ngày ban hành: 11/08/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 483/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 11 tháng 8 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 22 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu liên quan quan trắc môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Tổng cục Thủy sản phê duyệt hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Mah Tiệp

KẾ HOẠCH

QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số:483/QĐ-UBND ngày 11/8/2023 của UBND tỉnh Gia Lai)

I. CÔNG TÁC QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2023

Thực hiện Quyết định số 638/QĐ-UBND ngày 15/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2023, hiện nay, đơn vị quan trắc môi trường đã phối hợp với phòng Kinh tế thị xã An Khê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kbang triển khai lấy mẫu nước phân tích (trong tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7 năm 2023) tại hồ thủy điện An Khê - Ka Nak và tại hồ C thủy điện Vĩnh Sơn. Kết quả bước đầu cho thấy chất lượng nước tại hai điểm trên phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Từ tháng 8 đến tháng 11, đơn vị quan trắc sẽ tiếp tục lấy mẫu nước phân tích theo kế hoạch đề ra để đánh giá chất lượng nước và đưa ra cảnh báo kịp thời cho người nuôi.

Định hướng một số kết quả đạt được sau khi hoàn thành kế hoạch, bao gồm: Thích ứng kịp thời trong bối cảnh ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung, thủy sản nói riêng đang tái cấu trúc theo hướng phát triển bền vững và gia tăng giá trị. Đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản đã và đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo; phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, đồng thời kết quả quan trắc môi trường cũng là minh chứng thông tin phục vụ các đoàn thanh tra truy xuất nguồn gốc, đánh giá chứng nhận và định hướng kế hoạch phát triển, thu hút đầu tư về lĩnh vực thủy sản. Cảnh báo, dự báo, cung cấp thông tin, diễn biến chất lượng nước môi trường vùng nuôi, hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng ngừa khi môi trường thủy sản mất an toàn, giảm thiểu thiệt hại do môi trường gây ra, phòng ngừa hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thủy sản; hài hòa giữa bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác, sử dụng bền vững đa dạng sinh học thủy sinh vật và phát triển sinh kế của người dân nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản phục vụ hệ thống hóa trên nền dữ liệu số, công nghệ số, làm cơ sở dữ liệu môi trường, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia…

II. KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2024

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản; đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, động thực vật thủy sinh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Chủ động quan trắc, đánh giá, cảnh báo, giám sát sự biến động chất lượng nước nuôi trồng thủy sản kịp thời phát hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp xử lý môi trường phù hợp, giúp tăng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường.

- Tạo cơ sở để cơ quan quản lý các cấp hướng dẫn hoạt động sản xuất, lịch thời vụ nuôi trồng, khai thác, biện pháp xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Kết quả quan trắc và cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản được chuyển tải nhanh nhất đến các cơ quan quản lý, người nuôi và các tổ chức, cá nhân liên quan.

- Cung cấp được cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường thống nhất; cơ sở dữ liệu thông tin về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản được hệ thống hóa.

2. Nội dung Kế hoạch

Triển khai hoạt động quan trắc, giám sát theo Quyết định số 450/QĐ- UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể:

2.1. Thông số, tần suất quan trắc, giám sát [1]

- Thông số, tần suất quan trắc:

+ Nhóm I (16 thông số): Nhiệt độ nước, độ trong, DO (Oxy hòa tan), pH, N-NH4+, N-NO2- , N-NO3-, P-PO43- , H2S, COD (Oxy hóa học), TSS (Tổng chất rắn lơ lửng), mật độ và thành phần tảo độc, Aeromonas tổng số, Streptococcus sp, Coliform, thực vật phù du với tần suất quan trắc 2 lần/tháng, riêng tháng 4, 5, 6 hàng năm tăng tần suất 4 lần/tháng.

+ Nhóm II (04 thông số): Thuốc bảo vệ thực vật (01 nhóm Clo hữu cơ) và kim loại nặng Cd, Hg và Pb quan trắc với tần suất tối thiểu 3 lần/năm.

- Thông số, tần suất giám sát: Nhóm III (12 thông số): Nhiệt độ nước, độ trong, DO (Oxy hòa tan), pH, N-NH4+, N-NO2- , N-NO3-, P-PO43- , H2S, COD (Oxy hóa học), TSS (Tổng chất rắn lơ lửng), mật độ và thành phần tảo độc với tần suất quan trắc 4 lần/tháng.

2.2. Điểm, thời gian quan trắc, giám sát [2]

- Điểm quan trắc, giám sát được lựa chọn tại những hồ có diện tích mặt nước lớn, nuôi trồng thủy sản theo hình thức lồng bè phát triển.

+ Tổng 02 điểm tại huyện Ia Grai (01 điểm tại hồ thủy điện Sê San 4, 01 điểm tại hồ thủy điện Ia Grai I).

+ Thời gian quan trắc, giám sát: Dự kiến trong tháng 3 đến tháng 11 năm 2024.

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).

2.3. Phương pháp: Thực hiện theo Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu liên quan quan trắc môi trường; Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc phê duyệt hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 hoặc lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn quốc gia hiện hành, các phương pháp lấy mẫu đã được công nhận, đánh giá.

2.4. Dự kiến kinh phí thực hiện

- Dự kiến kinh phí thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2024: 162.064.000 đồng (Một trăm sáu mươi hai triệu không trăm sáu mươi tư nghìn đồng).

- Dự kiến kinh phí để quan trắc môi trường đột xuất [3]: Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện.

- Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện từ nguồn sự nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong dự toán năm

2024.

(Chi tiết tại phụ lục II kèm theo).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan tổ chức triển khai các nội dung theo Kế hoạch này.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí để thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định hiện hành.

- Căn cứ vào Kế hoạch này và các văn bản hướng dẫn liên quan, đôn đốc, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Xây dựng hoặc điều chỉnh (nếu có) dự toán chi tiết quan trắc môi trường gửi cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở kiểm tra, tổng hợp tham mưu dự toán năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ trì, phối hợp với đơn vị quan trắc môi trường, các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức triển khai hiệu quả công tác quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản; thông báo kết quả quan trắc theo đợt, ngày và tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thông tin, chia sẻ, tuyên truyền kết quả quan trắc môi trường năm 2024 gửi Cục Thủy sản, Cục Thú y, đồng gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tại địa điểm quan trắc và các đơn vị liên quan theo đúng thời gian quy định.

- Phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan hướng dẫn, khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi trồng thủy sản tại các khu vực được quan trắc và trên toàn địa bàn tỉnh biết, chủ động ứng phó và tổ chức thực hiện các hoạt động thủy sản đạt hiệu quả.

2. Sở Tài chính: Căn cứ vào Kế hoạch này, dự kiến kinh phí nêu tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và trên cơ sở dự toán kinh phí để thực hiện Kế hoạch được tổng hợp chung trong dự toán năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, thẩm định chi tiết thông số, tần suất, địa điểm và thời gian thực hiện, tránh trùng lặp, chồng chéo trong quá trình quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt thuộc nhiệm vụ hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường; cung cấp thông tin, kết quả quan trắc môi trường có liên quan.

4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở, thông tin, tuyên truyền, phổ biến những nội dung có liên quan của Kế hoạch này và các văn bản hướng dẫn, khuyến cáo, cảnh báo về quan trắc môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5. Sở Công Thương: Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các đơn vị được giao quản lý công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn và tổ chức, cá nhân có liên quan đẩy mạnh và tạo điều kiện thực hiện công tác quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các cơ quan liên quan và đơn vị quan trắc môi trường triển khai, thực hiện các nội dung kế hoạch quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

- Cử người giám sát, lưu gửi hình ảnh minh chứng thực tế, tọa độ vị trí việc lấy mẫu nước đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các cơ quan liên quan do đơn vị quan trắc môi trường trực tiếp thực hiện tại địa bàn; tham gia tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu, phân tích mẫu quan trắc môi trường khi được tổ chức; trường hợp khi có đủ năng lực, chứng chỉ, chứng nhận lấy mẫu theo quy định, thực hiện lấy mẫu thu mẫu nước phân tích gửi đơn vị quan trắc môi trường khi được đề nghị (mọi chi phí do đơn vị quan trắc chi trả).

- Sau khi có báo cáo kết quả quan trắc của cơ quan chuyên môn, tiến hành cảnh báo và giám sát môi trường các khu vực thực hiện quan trắc, thông báo cho người dân trên địa bàn biết, chủ động ứng phó, làm cơ sở để triển khai các biện pháp quản lý các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

- Hướng dẫn chủ cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý chủ động theo dõi, giám sát môi trường tại khu vực nuôi trồng thủy sản; ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc; cung cấp thông tin, số liệu về quan trắc môi trường, phòng bệnh động vật thủy sản nuôi khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý triển khai thực hiện hoạt động quan trắc môi trường kịp thời, hiệu quả. Xác định vị trí, địa điểm xảy ra sự cố môi trường thủy sản, thủy sản chết, dịch bệnh thủy sản bùng phát (nếu có) nằm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, kiểm tra, xác nhận hiện trường báo cáo kịp thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu, đề xuất theo quy định.

- Dựa trên kết quả thích hợp của chất lượng nước quan trắc, tuyên truyền, liên kết, giới thiệu, thu hút đầu tư thủy sản tại địa bàn và các địa bàn lân cận trong tỉnh.

7. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản

- Tham gia giám sát chất lượng nước tại cơ sở sản xuất của mình.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước thủy sản trong quan trắc, giám sát và cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản.

- Kịp thời thông báo các diễn biến bất thường của môi trường nuôi trồng thủy sản và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước thủy sản tại địa bàn.

- Ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc.

Trên đây là Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai, thực hiện./.

PHỤ LỤC I: DỰ KIẾN HÌNH THỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC LẤY MẪU QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2024

(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

TT

Các tháng trong năm

Quy định Quan trắc

Quy định Giám sát

Quy định mẫu thực tế, thông số trên 01 điểm

Dự kiến điểm thực hiện năm 2024

Tổng mẫu thực tế năm 2024

Nhóm I (16 thông số)

Nhóm II (04 thông số)

Nhóm III (12 thông số)

Mẫu thực tế

Thông số phân tích

Phương pháp

Hình thức thực hiện

Hồ thủy điện Sê San 4 (huyện Ia Grai)

Hồ thủy điện Ia Grai I (huyện Ia Grai)

1

Tháng 3

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

20 thông số

Phân tích chung tất cả thông số đánh giá cho 3 nhóm I, II, III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu và hướng dẫn phương pháp đo, lấy mẫu, bảo quản, gửi mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

2

Tháng 4

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

3

Tháng 5

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

4

Tháng 6

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

5

Tháng 7

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

20 thông số

Phân tích chung tất cả thông số đánh giá cho 3 nhóm I, II, III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

6

Tháng 8

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

7

Tháng 9

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

8

Tháng 10

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

9

Tháng 11

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

20 thông số

Phân tích chung tất cả thông số đánh giá cho 3 nhóm I, II, III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

TỔNG SỐ

24 mẫu

Đáp ứng đủ tần suất quan trắc 2 lần/tháng, riêng tháng 4, 5, 6 hàng năm tăng tần suất 4 lần/tháng (tương ứng 24 mẫu/năm)

03 mẫu

Đáp ứng đủ tần suất 3 lần/năm (tương ứng 3 mẫu/năm)

36 mẫu

Đáp ứng đủ tần suất quan trắc 4 lần/tháng (tương ứng 36 mẫu/năm)

36 mẫu thực tế

Đáp ứng đủ tất cả các thông số quy định

(12 lần phân tích nhóm 12 thông số(1) ;

21 lần phân tích nhóm 16 thông số(2) ;

03 lần phân tích nhóm 20 thông số (3))

Tổng 36 mẫu phân tích/điểm

(36 mẫu phân tích/36 phiếu kết quả/điểm)

Đi trực tiếp lấy mẫu tổng 36 lần/điểm

36 mẫu phân tích/điểm

36 mẫu phân tích/điểm

Tổng 72 mẫu phân tích/72 phiếu kết quả/02 điểm

Ghi chú:

- (1) Nhóm 12 thông số gồm: 1. Nhiệt độ nước, 2. Độ trong, 3. DO (Oxy hòa tan), 4. pH, 5. N-NH4+, 6. N-NO2-, 7. N-NO3-, 8. P-PO43-, 9. H2S, 10. COD (Oxy hóa học), 11. TSS (Tổng chất rắn lơ lửng), 12. Mật độ và thành phần tảo độc.

- (2) Nhóm 16 thông số gồm: 1. Nhiệt độ nước, 2. Độ trong, 3. DO (Oxy hòa tan), 4. pH, 5. N-NH4+, 6. N-NO2-, 7. N-NO3-, 8. P-PO43-, 9. H2S, 10. COD (Oxy hóa học), 11. TSS (Tổng chất rắn lơ lửng), 12. Mật độ và thành phần tảo độc, 13. Aeromonas tổng số, 14. Streptococcus sp, 15. Coliform, 16. Thực vật phù du.

- (3) Nhóm 20 thông số gồm: 1. Nhiệt độ nước, 2. Độ trong, 3. DO (Oxy hòa tan), 4. pH, 5. N-NH4+, 6. N-NO2-, 7. N-NO3-, 8. P-PO43-, 9. H2S, 10. COD (Oxy hóa học), 11. TSS (Tổng chất rắn lơ lửng), 12. Mật độ và thành phần tảo độc, 13. Aeromonas tổng số, 14. Streptococcus sp, 15. Coliform, 16. Thực vật phù du, 17. Thuốc bảo vệ thực vật, 18. Cd, 19. Hg, 20. Pb.

PHỤ LỤC II: DỰ KIẾN KINH PHÍ QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2024

(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Đơn vị tính: đồng

TT

Nội dung, thống số quan trắc

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (VNĐ)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(4)x(5)

Tổng kinh phí (A+B)

180.072.000

Thanh toán theo thực tế đảm bảo không vượt, phát sinh giá dự toán kinh phí đã được phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh

A. Tổng kinh phí thực hiện công tác quan trắc năm 2024 (I+II)

162.064.000

I. Chi phí phân tích mẫu (1+2+3)

134.160.000

Thanh toán theo thực tế đảm bảo không vượt, phát sinh giá dự toán kinh phí đã được phê duyệt

1. Phân tích 06 lần nhóm 20 thông số (03 lần phân tích x 02 điểm lấy mẫu)

21.000.000

1

Nhiệt độ nước

Lần

6

30.000

180.000

2

Độ trong

Lần

6

30.000

180.000

3

DO (Oxy hòa tan)

Lần

6

30.000

180.000

4

pH

Lần

6

30.000

180.000

5

N-NH4+

Lần

6

100.000

600.000

6

N-NO2-

Lần

6

100.000

600.000

7

N-NO3-

Lần

6

100.000

600.000

8

P-PO43-

Lần

6

100.000

600.000

9

H2S

Lần

6

100.000

600.000

10

COD (Oxy hóa học)

Lần

6

100.000

600.000

11

TSS (Tổng chất rắn lơ lửng)

Lần

6

80.000

480.000

12

Mật độ và thành phần tảo độc

Lần

6

380.000

2.280.000

13

Aeromonas tổng số

Lần

6

120.000

720.000

14

Streptococcus sp

Lần

6

180.000

1.080.000

15

Coliform

Lần

6

160.000

960.000

16

Thực vật phù du

Lần

6

380.000

2.280.000

17

Thuốc bảo vệ thực vật (01 nhóm Clo hữu cơ)

Lần

6

1.000.000

6.000.000

18

Cd

Lần

6

150.000

900.000

19

Hg

Lần

6

180.000

1.080.000

20

Pb

Lần

6

150.000

900.000

2. Phân tích 42 lần nhóm 16 thông số (21 lần phân tích x 02 điểm)

84.840.000

1

Nhiệt độ nước

Lần

42

30.000

1.260.000

2

Độ trong

Lần

42

30.000

1.260.000

3

DO (Oxy hòa tan)

Lần

42

30.000

1.260.000

4

pH

Lần

42

30.000

1.260.000

5

N-NH4+

Lần

42

100.000

4.200.000

6

N-NO2-

Lần

42

100.000

4.200.000

7

N-NO3-

Lần

42

100.000

4.200.000

8

P-PO43-

Lần

42

100.000

4.200.000

9

H2S

Lần

42

100.000

4.200.000

10

COD (Oxy hóa học)

Lần

42

100.000

4.200.000

11

TSS (Tổng chất rắn lơ lửng)

Lần

42

80.000

3.360.000

12

Mật độ và thành phần tảo độc

Lần

42

380.000

15.960.000

13

Aeromonas tổng số

Lần

42

120.000

5.040.000

14

Streptococcus sp

Lần

42

180.000

7.560.000

15

Coliform

Lần

42

160.000

6.720.000

16

Thực vật phù du

Lần

42

380.000

15.960.000

3. Phân tích 24 lần nhóm 12 thông số (12 lần phân tích x 02 điểm)

28.320.000

1

Nhiệt độ nước

Lần

24

30.000

720.000

2

Độ trong

Lần

24

30.000

720.000

3

DO (Oxy hòa tan)

Lần

24

30.000

720.000

4

pH

Lần

24

30.000

720.000

5

N-NH4+

Lần

24

100.000

2.400.000

6

N-NO2-

Lần

24

100.000

2.400.000

7

N-NO3-

Lần

24

100.000

2.400.000

8

P-PO43-

Lần

24

100.000

2.400.000

9

H2S

Lần

24

100.000

2.400.000

10

COD (Oxy hóa học)

Lần

24

100.000

2.400.000

11

TSS (Tổng chất rắn lơ lửng)

Lần

24

80.000

1.920.000

12

Mật độ và thành phần tảo độc

Lần

24

380.000

9.120.000

II. Chi phí phục vụ công tác lấy mẫu tại Ia Grai (36 lần lấy mẫu/9 tháng triển khai, 04 ngày/tháng/lần lấy mẫu)

27.904.000

1

Chi phí đi lại

11.400.019

1.1

Từ Pleiku đi hồ thủy điện Sê San 4 (xã Ia O)

Lượt

18

70.000

1.260.000

Vé xe khách dự kiến 70.000 đồng/lượt, với 02 lượt đi và về x 01 người x 09 lần/09 tháng thực hiện, từ tháng 3 đến tháng 11

1.2

Từ hồ thủy điện Sê San 4 (xã Ia O) đi hồ thủy điện Ia Grai I (xã Ia Tô)

Km

2.477

4.094

10.140.019

Khoán 0,2 lít/km, giá xăng 20.470 đồng/lít. Dự kiến tổng 2 lượt đi và về khoảng 68,8 km (34,4 km/lượt), 72 lượt đi và về (2.477 km).

2

Chi phí thuê phòng nghỉ

Đêm

27

250.000

6.750.000

Giá phòng nghỉ dự kiến 250.000 đồng một đêm/phòng/người (nghỉ tại xã Ia O). 01 người/phòng x 03 đêm/04 ngày/tháng/lần lên lấy mẫu x 09 lần/09 tháng lên Gia Lai lấy mẫu, từ tháng 3 đến tháng 11)

3

Phụ cấp lưu trú

Lần

36

150.000

5.400.000

Mức phụ cấp lưu trú 150.000 đồng/ngày/người với 36 lần/36 ngày lấy mẫu

4

Chi phí phục vụ quan trắc liên quan khác

Lần

1

4.353.981

4.353.981

Mua dụng cụ, phục vụ công tác quan trắc (thùng xốp, cal nhựa, hóa chất, khẩu trang, báo cáo...) cho toàn bộ quá trình quan trắc

B. Dự trù kinh phí quan trắc môi trường đột xuất

18.008.000

18.008.000

Quy định dự trù kinh phí căn cứ khoản 15 Mục I Quyết định số 513/QĐ- TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc phê duyệt hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025



[1] Căn cứ: Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025; điểm a khoản 4.2.2 Mục 4. Nội dung thực hiện tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

[2] Căn cứ: Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025, tỉnh Gia Lai thực hiện 08 điểm nuôi lồng, bè thủy sản nước ngọt; điểm b khoản 4.2.2 Mục 4. Nội dung thực hiện tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

[3] Dự trù kinh phí quan trắc môi trường đột xuất 18.008.000 đồng (Mười tám triệu không trăm lẻ tám nghìn đồng) căn cứ khoản 15 Mục I và Mục IV Chương I Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc phê duyệt hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 (yêu cầu lập dự toán cần dự trù từ 10 - 20% kinh phí để quan trắc môi trường đột xuất); quan trắc đột xuất được thực hiện khi xảy ra hiện tượng thủy sản chết hay khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng hoặc môi trường có diễn biến bất lợi cho đối tượng nuôi theo quy định.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


​Quyết định 483/QĐ-UBND ngày 11/08/2023 về Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuô​i trồng thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


439

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.184.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!