Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 4804/VBHN-BLĐTBXH 2024 Nghị định mức hưởng trợ cấp người có công cách mạng

Số hiệu: 4804/VBHN-BLĐTBXH Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Bá Hoan
Ngày ban hành: 04/10/2024 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4804/VBHN-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP, PHỤ CẤP VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2021, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng[1].

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh[2]

Nghị định này quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV về Ưu đãi người có công với cách mạng.

Chương II

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI

Điều 3. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi

1.[3] Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn).

2. Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.

Điều 4. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi[4]

1. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp mức trợ cấp một lần tính theo thâm niên thì sau khi đã tính tròn số năm tham gia kháng chiến mà còn có tháng lẻ thì số tháng lẻ được tính tròn số theo nguyên tắc: từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính là 01 năm, dưới 06 tháng được tính là 06 tháng. Trường hợp không xác định được ngày, tháng bắt đầu hoạt động kháng chiến thì được tính từ ngày 01 tháng 7 của năm đó.

Chương III

CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Điều 5. Bảo hiểm y tế

Thực hiện đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng, thân nhân và người phục vụ người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Điều 6. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe

1. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà: Mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/01 người/01 lần và được chi trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng.

2.[5] Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung: Mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/01 người/01 lần. Nội dung chi bao gồm:

a) Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng;

b) Thuốc thiết yếu;

c) Quà tặng cho đối tượng;

d) Tham quan;

đ) Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng (mức chi tối đa 10% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung), gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, chụp ảnh, tư vấn sức khỏe, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các khoản chi khác phục vụ đối tượng điều dưỡng.

Điều 7. Hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết

1. Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho đối tượng khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mỗi niên hạn 01 lần) hoặc đi điều trị phục hồi chức năng theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Mức hỗ trợ 5.000 đồng/01 km/01 người tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình, nhưng tối đa là 1.400.000 đồng/người/01 niên hạn.

Điều 8. Hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học

1. Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non: 0,2 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm.

2. Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm.

3. Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm.

Điều 9. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ

1. Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho thân nhân liệt sĩ (tối đa 03 người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ mỗi năm một lần khi đi thăm viếng một liệt sĩ.

2. Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ: 3.000 đồng/01 km/01 người.

Điều 10. Hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ

1. Thân nhân liệt sĩ, người được thân nhân liệt sĩ ủy quyền, người thờ cúng liệt sĩ được hỗ trợ kinh phí một lần khi di chuyển hài cốt liệt sĩ:

a) Mức hỗ trợ tiền cất bốc hài cốt liệt sĩ 4.000.000 đồng/01 hài cốt liệt sĩ;

b) Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn (tối đa 03 người) tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ: 3.000 đồng/01 km/01 người.

2. Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ không có nguyện vọng an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ thì được hỗ trợ một lần kinh phí xây mộ liệt sĩ. Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/01 mộ.

Điều 11. Hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ

1. Hỗ trợ xây mới vỏ mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ: tối đa 10 triệu đồng/01 mộ (không gắn với dự án xây dựng, nâng cấp nghĩa trang); hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ: tối đa bằng 70% mức xây mới.

2. Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì nghĩa trang liệt sĩ theo dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ: ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng đối với công trình cấp tỉnh; 10 tỷ đồng đối với công trình cấp huyện; 02 tỷ đồng đối với công trình cấp xã, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương theo nguyên tắc:

a) Không hỗ trợ từ ngân sách trung ương đối với các địa phương tự cân đối ngân sách;

b) Hỗ trợ tối đa 50% tổng giá trị công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương;

c) Hỗ trợ tối đa 70% tổng giá trị công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; riêng đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên hỗ trợ tối đa 100% tổng giá trị công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 12. Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ

1. Lấy mẫu hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin:

a) Khai quật, cất bốc, sửa lại vỏ mộ sau khi lấy mẫu hài cốt liệt sĩ, mức chi: 1.000.000 đồng/01 mộ;

b) Thuê phông, bạt; mua dụng cụ lấy mẫu, găng tay, cồn, rượu, vật tư và các chi phí khác: thanh toán theo thực tế;

c)[6] Lấy mẫu hài cốt liệt sĩ: mức chi 50.000 đồng/01 mộ thực hiện lấy mẫu.

2.[7] Lấy mẫu để đối chứng ADN theo dòng mẹ của liệt sĩ (sau đây gọi chung là mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ):

Cơ quan, đơn vị tổ chức đi lấy mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ: nội dung chi được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; hỗ trợ người thuộc diện được lấy mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ: mức hỗ trợ 500.000 đồng/người”.

3.[8] Bảo quản mẫu hài cốt liệt sĩ, mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ còn thiếu thông tin ở dạng thô trong thời gian chờ giám định ADN tại các cơ sở giám định ADN: Mức chi 500 đồng/01 mẫu/01 ngày”.

4.[9] Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp giám định ADN:

a) Giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin là dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực sự nghiệp đảm bảo xã hội được thực hiện bằng phương thức đặt hàng.

b) Mẫu thực hiện giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bao gồm: mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ.

c) Điều kiện đặt hàng:

Đặt hàng cung cấp dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (sau đây gọi tắt là nhà cung cấp dịch vụ giám định ADN) khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Nhà cung cấp dịch vụ giám định ADN: là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân, có chức năng cung cấp dịch vụ giám định ADN được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn đặt hàng.

Dịch vụ giám định ADN hài cốt liệt sĩ và mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công do cơ quan có thẩm quyền ban hành làm cơ sở để đặt hàng.

d) Phương thức thực hiện: đặt hàng.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đặt hàng dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ giám định ADN.

Căn cứ Quyết định đặt hàng được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt, Cục Người có công (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) ký Hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ giám định ADN với các nhà cung cấp dịch vụ giám định ADN.

đ) Đơn giá đặt hàng:

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đơn giá tối đa dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí thực hiện dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; quyết định đơn giá đặt hàng đảm bảo không vượt giá tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

e) Nội dung đặt hàng:

Số lượng mẫu thực hiện đặt hàng giám định ADN;

Chất lượng dịch vụ giám định ADN;

Thời gian triển khai và thời gian hoàn thành;

Đơn giá đặt hàng;

Giá trị hợp đồng đặt hàng;

Nguồn kinh phí đặt hàng;

Phương thức thanh toán, quyết toán;

Phương thức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm;

Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ giám định ADN;

Quyền và nghĩa vụ của cơ quan đặt hàng;

Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

5. Xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng: Mức chi 3.000.000 đồng/một thông tin được xác minh chính xác về hài cốt liệt sĩ đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin chính xác về hài cốt liệt sĩ.

6. Hoàn thiện mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ sau khi kết thúc việc giám định ADN:

a) Khai quật, hoàn trả mẫu hài cốt liệt sĩ đã có kết quả giám định, sửa lại vỏ mộ: mức chi 1.000.000 đồng/01 mộ;

b) Thuê phông, bạt và các chi phí khác: thanh toán theo thực tế.

7.[10] Vận chuyển mẫu hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ còn thiếu thông tin thanh toán theo thực tế.

8. Tổ chức lễ công bố kết quả danh tính hài cốt liệt sĩ:

a) Tổ chức lễ công bố kết quả danh tính hài cốt liệt sĩ: Nội dung và mức chi theo quy định hiện hành về tổ chức hội nghị;

b) Hỗ trợ thân nhân liệt sĩ hoặc người trong gia đình liệt sĩ đi nhận kết quả giám định ADN: Mức hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, đi lại thực hiện theo chế độ công tác phí hiện hành (hỗ trợ tối đa 02 người). Trường hợp thân nhân liệt sĩ đi nhận từ 02 kết quả giám định ADN trở lên tại cùng một nơi tổ chức lễ công bố thì mức hỗ trợ được tính như đi nhận 01 kết quả giám định ADN.

9. Cơ sở dữ liệu về liệt sĩ:

a) Xây dựng, mua sắm, nâng cấp, tích hợp, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, ADN liệt sĩ, ADN thân nhân liệt sĩ đồng bộ trên phạm vi toàn quốc: thực hiện theo dự án do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt;

b) Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, tư liệu, duy trì và tạo lập cơ sở dữ liệu, phát triển hệ thống cung cấp thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, ADN liệt sĩ, ADN thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ.

10. Các nhiệm vụ khác phục vụ công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ:

a) Mua sắm trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng đảm bảo công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ;

b) Sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ;

c) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ;

d) Chi hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ;

đ) Các nhiệm vụ khác thanh toán thực tế theo quy định hiện hành.

Điều 13. Các chế độ ưu đãi khác

1. Trợ cấp mai táng: mức chi theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp mai táng.

2. Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ: 1.400.000 đồng/01 liệt sĩ/01 năm.

3. Chi tiền ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên: Mức chi 200.000 đồng/01 người/01 ngày; số ngày được chi ăn thêm là ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động, ngày 27 tháng 7 và ngày 22 tháng 12 hằng năm.

4. Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho đối tượng:

a)[11] Hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe tại cơ sở nuôi dưỡng, mức tối đa 8.500.000 đồng/01 người/01 năm. Hình thức hỗ trợ bồi dưỡng phục hồi sức khỏe do Giám đốc các cơ sở nuôi dưỡng quyết định phù hợp với tình trạng sức khỏe của người có công và đặc thù của đơn vị (bao gồm cả chi bồi dưỡng phục hồi sức khỏe khi đối tượng đi điều trị tại cơ sở y tế);

b) Hỗ trợ điều trị tại cơ sở y tế để thanh toán chi phí điều trị, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và các chi phí khác liên quan không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế thì được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế.

5.[12] Hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng người có công tại các cơ sở nuôi dưỡng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý để đảm bảo các khoản chi phí về điện, nước sinh hoạt hoặc mua xăng dầu chạy máy phát điện, lọc nước, vệ sinh môi trường, sửa chữa điện, nước, thuê mướn nhân công, dịch vụ, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc và các khoản chi khác. Mức hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng tối đa 8.000.000 đồng/01 đối tượng/01 năm.

6.[13] Hỗ trợ phục vụ công tác điều dưỡng, đón tiếp người có công tại các cơ sở điều dưỡng, đón tiếp do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý để đảm bảo các khoản chi phí như quy định tại khoản 5 Điều này được thanh toán theo số lượng đối tượng được điều dưỡng, đón tiếp thực tế. Mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/01 người/01 lượt điều dưỡng, đón tiếp. Trường hợp các địa phương chưa có cơ sở điều dưỡng thì cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội được phép sử dụng kinh phí này để thuê các cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn (theo tiêu chuẩn của khách sạn từ 3 sao trở lên) thực hiện điều dưỡng tập trung.

7.[14] Người có công đang nuôi dưỡng tại cơ sở về thăm gia đình mà tự túc phương tiện vận chuyển thì được hỗ trợ tối đa 01 lần/01 năm (bao gồm tiền đi lại và tiền ăn) cho bản thân đối tượng và 01 người thân đi cùng (nếu có) từ cơ sở nuôi dưỡng đến gia đình, quê quán người có công và theo chiều ngược lại:

Hỗ trợ thanh toán theo hóa đơn, bao gồm vé phương tiện vận tải hành khách công cộng, chứng từ hợp pháp hoặc giấy biên nhận theo quy định của pháp luật; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu; đối với phương tiện máy bay thì được thanh toán tối đa theo giá vé hạng phổ thông tiêu chuẩn và tiền cước hành lý (nếu giá vé chưa bao gồm cước hành lý) theo đơn giá cước hành lý của chuyến đi và khối lượng hành lý nhưng không vượt quá khối lượng hành lý được mang theo của loại vé thông thường khác; hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/người/lượt.

Trường hợp đối tượng nhận hỗ trợ theo hình thức khoán thì được hỗ trợ với mức 3.000 đồng/km/người theo quãng đường nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng/đối tượng và người thân/năm”.

5. Người làm việc tại cơ sở nuôi dưỡng đi phục vụ người có công điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh, giám định thương tật và về thăm gia đình được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định hiện hành.

6. Hỗ trợ đón tiếp thân nhân của người có công với cách mạng đến thăm người có công với cách mạng đang nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng (Hỗ trợ tối đa: 03 người/01 đối tượng/01 lần, 02 lần/01 năm, 03 ngày/01 lần): Thực hiện theo mức chi tiếp khách trong nước hiện hành và đảm bảo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp.

10. Hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng:

a)[15] Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất theo dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 15 tỷ đồng/công trình, trong đó hỗ trợ tối đa 100% giá trị công trình đối với các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng do trung ương và các địa phương chưa tự cân đối ngân sách quản lý, hỗ trợ tối đa 70% tổng giá trị công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng do địa phương tự cân đối ngân sách quản lý.

b) Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ, dụng cụ tối đa 15 triệu đồng/01 đối tượng/năm và không quá 1,5 tỷ đồng/năm đối với cơ sở nuôi dưỡng; tối đa 25 triệu đồng/giường điều dưỡng/năm và không quá 2,5 tỷ đồng đối với cơ sở điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng.

11.[16] Chế độ tặng quà đối với các cơ sở nuôi dưỡng người có công, người có công và gia đình người có công:

a) Quà tặng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 5.000.000 đồng/tập thể, hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.

Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

b) Quà tặng của lãnh đạo bộ, cơ quan trung ương:

Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 3.000.000 đồng/tập thể; hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.

Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

12. Đón tiếp đoàn đại biểu người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đến thăm cơ quan trung ương:

a) Tổ chức đón tiếp: Mức chi 150.000 đồng/người (kể cả cán bộ đi phục vụ đoàn và cán bộ đón tiếp) để đảm bảo các nội dung chụp ảnh lưu niệm, nước uống, trái cây, hoa tươi và các chi phí khác;

b) Quà tặng đối với người có công với cách mạng và thân nhân: Mức chi 500.000 đồng/người;

c) Trường hợp mời cơm thân mật đoàn đại biểu người có công: thực hiện theo quy định về chi tiếp khách trong nước hiện hành.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[17]

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền về công tác người có công với cách mạng.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với quy định hiện hành.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương tại địa phương.

4.[18] Bố trí kinh phí chi quản lý bằng 1,7% tổng kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng trong dự toán ngân sách hằng năm (trừ kinh phí hỗ trợ các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và chi công tác mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để tổ chức thực hiện Pháp lệnh, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo quản lý chặt chẽ, minh bạch ngân sách nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2021.

2. Chế độ quy định tại Điều 4, 5 và 12 Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

3. Chế độ quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 13 Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Các chế độ tương ứng quy định tại khoản này đang thực hiện theo Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản khác tiếp tục được thực hiện cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

4. Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ các chế độ quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Người bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 23 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV về Ưu đãi người có công với cách mạng mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% - 20% thì được hưởng trợ cấp ưu đãi một lần theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang Thông tin điện tử của Bộ (để đăng tải);
- Lưu: Văn thư, CNCC.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Bá Hoan

PHỤ LỤC I

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ THÂN NHÂN CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG[19]
(Kèm theo Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ)

Đơn vị: đồng

MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG

STT

Đối tượng

Mức trợ cấp, phụ cấp

Trợ cấp

Phụ cấp

1

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và thân nhân

1.1

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

Diện thoát ly

3.117.000

529.000/01 thâm niên

Diện không thoát ly

5.291.000

1.2

Thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 từ trần

Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

2.789.000

Vợ hoặc chồng sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

2.231.000

2

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và thân nhân

2.1

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

2.884.000

2.2

Thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần

Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1.565.000

Vợ hoặc chồng sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

2.231.000

3

Thân nhân liệt sĩ

3.1

Thân nhân của 01 liệt sĩ

2.789.000

3.2

Thân nhân của 02 liệt sĩ

5.578.000

3.3

Thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên

8.367.000

3.4

Cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ sống cô đơn; con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng

2.231.000

3.5

Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ khi còn sống

2.789.000

4

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

8.367.000

2.337.000

Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình

2.789.000

5

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

2.337.000

6

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B và thân nhân

6.1

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

Phụ lục II

Thương binh loại B

Phụ lục III

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

1.399.000

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng

2.867.000

Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên ở gia đình

2.789.000

Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng ở gia đình

3.582.000

6.2

Thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1.565.000

Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

2.231.000

7

Bệnh binh và thân nhân

7.1

Bệnh binh

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 50%

2.911.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 51% - 60%

3.627.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% - 70%

4.622.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 71% - 80%

5.329.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% - 90%

6.378.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 91% - 100%

7.104.000

Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

1.399.000

Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

2.789.000

Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

2.789.000

Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

3.582.000

7.2

Thân nhân của bệnh binh

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1.565.000

Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

2.231.000

8

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và thân nhân

8.1

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% - 40%

2.120.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 60%

3.542.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% - 80%

4.964.000

Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

6.358.000

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

1.399.000

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

2.789.000

Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình

2.789.000

8.2

Thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1.565.000

Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

2.231.000

Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%

1.673.000

Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

2.789.000

9

Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày

1.673.000

10

Người có công giúp đỡ cách mạng

10.1

Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được hưởng trợ cấp hằng tháng

2.789.000

10.2

Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến được hưởng trợ cấp hằng tháng

1.639.000

10.3

Trường hợp người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

2.231.000

11

Trợ cấp ưu đãi hằng tháng khi theo học tại các cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học

11.1

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; thân nhân liệt sĩ; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, con của bệnh binh, con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên

2.789.000

11.2

Con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% đến 60%; con của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% đến 60%

1.399.000

PHỤ LỤC II

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH[20]
(Kèm theo Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ)

Đơn vị: đồng

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

1

21%

1.878.000

21

41%

3.667.000

2

22%

1.969.000

22

42%

3.753.000

3

23%

2.053.000

23

43%

3.839.000

4

24%

2.144.000

24

44%

3.934.000

5

25%

2.236.000

25

45%

4.024.000

6

26%

2.323.000

26

46%

4.113.000

7

27%

2.411.000

27

47%

4.200.000

8

28%

2.505.000

28

48%

4.289.000

9

29%

2.589.000

29

49%

4.382.000

10

30%

2.683.000

30

50%

4.469.000

11

31%

2.770.000

31

51%

4.561.000

12

32%

2.862.000

32

52%

4.650.000

13

33%

2.950.000

33

53%

4.736.000

14

34%

3.040.000

34

54%

4.827.000

15

35%

3.132.000

35

55%

4.918.000

16

36%

3.217.000

36

56%

5.009.000

17

37%

3.304.000

37

57%

5.093.000

18

38%

3.399.000

38

58%

5.185.000

19

39%

3.489.000

39

59%

5.277.000

20

40%

3.576.000

40

60%

5.364.000

41

61%

5.450.000

61

81%

7.240.000

42

62%

5.545.000

62

82%

7.332.000

43

63%

5.629.000

63

83%

7.421.000

44

64%

5.721.000

64

84%

7.507.000

45

65%

5.809.000

65

85%

7.601.000

46

66%

5.902.000

66

86%

7.686.000

47

67%

5.990.000

67

87%

7.773.000

48

68%

6.081.000

68

88%

7.865.000

49

69%

6.170.000

69

89%

7.959.000

50

70%

6.257.000

70

90%

8.050.000

51

71%

6.343.000

71

91%

8.134.000

52

72%

6.436.000

72

92%

8.222.000

53

73%

6.530.000

73

93%

8.314.000

54

74%

6.617.000

74

94%

8.398.000

55

75%

6.708.000

75

95%

8.495.000

56

76%

6.794.000

76

96%

8.582.000

57

77%

6.884.000

77

97%

8.669.000

58

78%

6.970.000

78

98%

8.761.000

59

79%

7.060.000

79

99%

8.850.000

60

80%

7.150.000

80

100%

8.941.000

PHỤ LỤC III

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH LOẠI B[21]
(Kèm theo Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ)

Đơn vị: đồng

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

1

21%

1.552.000

21

41%

3.015.000

2

22%

1.626.000

22

42%

3.089.000

3

23%

1.695.000

23

43%

3.163.000

4

24%

1.772.000

24

44%

3.234.000

5

25%

1.848.000

25

45%

3.304.000

6

26%

1.917.000

26

46%

3.379.000

7

27%

1.991.000

27

47%

3.444.000

8

28%

2.060.000

28

48%

3.520.000

9

29%

2.137.000

29

49%

3.592.000

10

30%

2.211.000

30

50%

3.667.000

11

31%

2.280.000

31

51%

3.741.000

12

32%

2.356.000

32

52%

3.809.000

13

33%

2.430.000

33

53%

3.886.000

14

34%

2.505.000

34

54%

3.960.000

15

35%

2.577.000

35

55%

4.102.000

16

36%

2.646.000

36

56%

4.174.000

17

37%

2.719.000

37

57%

4.253.000

18

38%

2.795.000

38

58%

4.326.000

19

39%

2.869.000

39

59%

4.395.000

20

40%

2.939.000

40

60%

4.469.000

41

61%

4.543.000

61

81%

6.005.000

42

62%

4.615.000

62

82%

6.081.000

43

63%

4.691.000

63

83%

6.149.000

44

64%

4.760.000

64

84%

6.225.000

45

65%

4.835.000

65

85%

6.303.000

46

66%

4.911.000

66

86%

6.371.000

47

67%

4.983.000

67

87%

6.446.000

48

68%

5.052.000

68

88%

6.516.000

49

69%

5.124.000

69

89%

6.594.000

50

70%

5.200.000

70

90%

6.663.000

51

71%

5.277.000

71

91%

6.736.000

52

72%

5.347.000

72

92%

6.811.000

53

73%

5.421.000

73

93%

6.884.000

54

74%

5.493.000

74

94%

6.960.000

55

75%

5.570.000

75

95%

7.031.000

56

76%

5.641.000

76

96%

7.104.000

57

77%

5.712.000

77

97%

7.174.000

58

78%

5.782.000

78

98%

7.246.000

59

79%

5.860.000

79

99%

7.322.000

60

80%

5.936.000

80

100%

7.397.000

PHỤ LỤC IV

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP ƯU ĐÃI MỘT LẦN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ THÂN NHÂN CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

STT

Đối tượng người có công

Mức trợ cấp

1

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi:

1.1

Thân nhân

31,0 lần mức chuẩn

1.2

Người thờ cúng

6,2 lần mức chuẩn

2

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi:

2.1

Thân nhân

15,5 lần mức chuẩn

2.2

Người thờ cúng

6,2 lần mức chuẩn

3

Liệt sĩ

Trợ cấp một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với thân nhân liệt sĩ hoặc người thừa kế của liệt sĩ

20,0 lần mức chuẩn

Hỗ trợ chi phí báo tử

1,0 lần mức chuẩn

4

Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

20,0 lần mức chuẩn

5

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ kháng chiến

20,0 lần mức chuẩn

6

Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi

1,5 lần mức chuẩn

7

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế

(Trợ cấp tính theo thâm niên kháng chiến)

0,3 lần mức chuẩn/ thâm niên

8

Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến

1,5 lần mức chuẩn

9

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi

1,5 lần mức chuẩn

10

Người có công giúp đỡ cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi

1,5 lần mức chuẩn

PHỤ LỤC V

MỨC HỖ TRỢ MUA PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CẦN THIẾT, VẬT PHẨM PHỤ VÀ VẬT DỤNG KHÁC

STT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Niên hạn cấp

Mức cấp
(đồng)

1

Tay giả tháo khớp vai

03 năm

3.100.000

2

Tay giả trên khuỷu

03 năm

3.380.000

3

Tay giả dưới khuỷu

03 năm

2.220.000

4

Chân tháo khớp hông

03 năm

5.880.000

5

Chân giả trên gối

02 năm

3.800.000

6

Nhóm chân giả tháo khớp gối

03 năm

4.340.000

7

Chân giả dưới gối có bao da đùi

02 năm

3.600.000

8

Chân giả dưới gối có dây đeo số 8

02 năm

3.400.000

9

Chân giả tháo khớp cổ chân

03 năm

2.260.000

10

Nhóm nẹp Ụ ngồi - Đai hông

03 năm

4.870.000

11

Nẹp đùi

03 năm

2.750.000

12

Nẹp cẳng chân

03 năm

1.630.000

13

Nhóm máng nhựa chân và tay

05 năm

3.350000

14

Giầy chỉnh hình

01 năm

1.450.000

15

Dép chỉnh hình

01 năm

850.000

16

Áo chỉnh hình

05 năm

3.120.000

17

Xe lắc tay

04 năm

4.550.000

18

Xe lăn tay

04 năm

2.500.000

19

Nạng cho người bị cứng khớp gối

01 năm

200.000

20

Máy trợ thính

01 năm

450.000

21

Răng giả

05 năm

1.110.000

22

Hàm giả

05 năm

4.450.000

23

Vật phẩm phụ:

Người được cấp chân giả

01 năm

200.000

Người được cấp tay giả

01 năm

100.000

Người được cấp nạng

01 năm

100.000

Người được lắp mắt giả

01 năm

200.000

Người được cấp áo chỉnh hình

01 năm

200.000

24

Bảo trì phương tiện đối với trường hợp được cấp tiền mua xe lăn, xe lắc

01 năm

350.000

25

Kính râm và gậy dò đường

01 năm

150.000

26

Đồ dùng phục vụ sinh hoạt

01 năm

1.150.000

PHỤ LỤC VI

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP ƯU ĐÃI MỘT LẦN ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THƯƠNG CÓ TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ TỪ 5%-20%

Đối tượng

Mức trợ cấp

Người bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 23 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% - 20% thì được hưởng trợ cấp ưu đãi một lần như sau:

Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% - 10%

4,0 lần mức chuẩn

Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% - 15%

6,0 lần mức chuẩn

Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 16% - 20%

8,0 lần mức chuẩn



[1] Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng”.

Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 77/2024/NĐ-CP), có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ”.

[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

[4] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

[5] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

[6] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[8] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[10] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[11] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[12] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[13] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[14] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[15] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[16] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm e khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[17] Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023 quy định như sau:

“Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

2. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và mức hưởng trợ cấp quy định tại Điều 8, Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này và được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

3. Mức chi chế độ điều dưỡng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này và được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

4. Những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 184 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe; cơ sở nuôi dưỡng người có công do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý được hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng những trường hợp này. Nội dung và mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”.

Điều 3 và Điều 4 của Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 quy định như sau:

“Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này được thực hiện để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp quy định tại Điều 8 và Phụ lục VI Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ và Phụ lục IV Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ.

3. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và khoản 2 Điều 1 của Nghị định này được thực hiện theo mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

4. Những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 184 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe; cơ sở nuôi dưỡng người có công do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý được hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng những trường hợp này. Nội dung và mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”.

[18] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

[19] Phụ lục này được thay thế bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 77/2024/NĐ-CP theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

[20] Phụ lục này được thay thế bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 77/2024/NĐ-CP theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

[21] Phụ lục này được thay thế bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 77/2024/NĐ-CP theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 4804/VBHN-BLĐTBXH ngày 04/10/2024 hợp nhất Nghị định quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.145

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.97.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!