BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 40/VBHN-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 12 năm 2024
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN
LÝ GIÁ DỊCH VỤ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Thông
tư số 12/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông
tư số 31/2024/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng
5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cơ chế, chính sách quản
lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng
01 năm 2025.
Căn
cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn
cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
Căn
cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo
đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định cơ chế, chính sách quản
lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam.[1]
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.[2] Phạm vi điều chỉnh: Thông
tư này quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam,
bao gồm: giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải; khung giá dịch vụ sử dụng cầu, bến,
phao neo; khung giá dịch vụ bốc dỡ container; khung giá dịch vụ lai dắt tàu biển;
quy định về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ tại cảng biển thực hiện kê
khai giá.
2. Đối
tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức,
cá nhân nước ngoài liên quan đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ tại cảng biển
Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong
Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.
Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí là tàu thuyền phục vụ hoạt động thăm dò,
khai thác dầu khí hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ dầu khí.
2.
Tàu lai là tàu được thiết kế, đăng kiểm và đăng ký hoạt động làm dịch vụ lai dắt,
hỗ trợ tàu vào, rời cập cầu, bến, phao neo.
3.
Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận
hàng (đích) ở nước ngoài.
4.
Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận
hàng (đích) ở Việt Nam.
5.
Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa được vận chuyển từ nước ngoài đến cảng biển
Việt Nam và đưa vào bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng biển trong một
thời gian nhất định rồi xếp lên tàu thuyền khác để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam.
6.
Hàng hóa quá cảnh là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc
nhập kho, bãi để đi tiếp.
7. Lượt
dẫn tàu là việc hoa tiêu hàng hải dẫn tàu liên tục từ vị trí hoa tiêu lên tàu đến
vị trí hoa tiêu rời tàu theo quy định.
8. Một
chuyến được tính là tàu thuyền vào khu vực hàng hải 01 lượt và rời khu vực hàng
hải 01 lượt.
9.
Tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo bao gồm các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo
trong vùng biển Việt Nam được công bố theo quy định của pháp luật.
10.[3] Dịch vụ tại cảng biển là
các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc doanh nghiệp kinh doanh vận tải
biển hoặc đại diện của doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển cung cấp và thu giá
dịch vụ của khách hàng để phục vụ việc vận chuyển hàng hoá, hành khách thông
qua cảng biển.
Điều 3. Đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển
1. Đối
tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải quốc tế, bao gồm:
a)
Tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại
khu vực hàng hải; tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam
không thuộc vùng nước cảng biển;
b)
Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh
tại khu vực hàng hải;
c)
Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến
Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua
hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
d)
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, được bốc dỡ, giao nhận,
bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
đ)
Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường
biển, đường thuỷ nội địa vào, rời khu vực hàng hải.
2. Đối
tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải nội địa, bao gồm:
a)
Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực
hàng hải;
b)
Tàu thuyền vận tải hàng hóa, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi
qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
c)
Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo;
d)
Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
đ) Tàu
thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng
chuyên dùng phục vụ dầu khí, trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.
3.
Tàu công vụ không thuộc đối tượng tính giá theo quy định tại Thông tư này.
4.
Tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển
mà không xếp dỡ hàng hóa, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải
tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên
tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu,
bến, phao neo.
Điều 4. Cách xác định giá dịch vụ tại cảng biển
Căn cứ
quy định pháp luật hiện hành về quản lý giá dịch vụ tại cảng biển, chất lượng dịch
vụ và tình hình thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển quyết định
mức giá cụ thể không cao hơn giá tối đa đối với dịch vụ hoa tiêu hàng hải hoặc
thuộc khung giá đối với dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo; dịch vụ bốc dỡ
container; dịch vụ lai dắt tại cảng biển theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải.
Điều 5. Đồng tiền tính giá dịch vụ tại cảng biển
1. Đồng
tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ đối với dịch vụ hoa tiêu,
dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt
cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải quốc tế.
2. Đồng
tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng,
cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho
tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa.
3.
Trường hợp chuyển đổi từ Đô la Mỹ sang Đồng Việt Nam thì thực hiện theo quy định
của pháp luật.
Điều 6. Đơn vị tính và cách làm tròn
1.
Đơn vị tính dung tích: Tổng dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để
tính giá dịch vụ tại cảng biển. Đối với tàu thuyền không ghi GT chọn phương thức
quy đổi có GT lớn nhất như sau:
a)
Tàu biển và phương tiện thủy nội địa tự hành: 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01
GT;
b) Sà
lan: 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT;
c)
Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thuỷ phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP,
CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên
tàu thuyền tính bằng 06 GT;
d)
Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy: 01 ghế ngồi dành cho hành khách
tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 04 GT;
đ)
Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn: tính bằng tổng
dung tích của cả đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn, bao gồm: sà lan, đầu
kéo hoặc đầu đẩy.
2.
Đơn vị tính công suất máy: công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo
HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW tính tròn là 01 HP, 01 CV
hoặc 01 KW.
3.
Đơn vị thời gian:
a) Đối
với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính là 24 giờ; phần lẻ của ngày từ 12 giờ
trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày;
b) Đối
với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút; phần lẻ từ 30 phút trở
xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ.
4.
Đơn vị khối lượng hàng hóa (kể cả bao bì) là tấn hoặc mét khối (m3);
phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5 m3
trở lên tính bằng 01 tấn hoặc 01 m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng
tối thiểu để tính giá là 01 tấn hoặc 01 m3. Với loại hàng hóa mỗi tấn
chiếm từ 02 m3 trở lên thì cứ 02 m3 tính bằng 01 tấn.
5.
Đơn vị khoảng cách tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải là hải lý (HL); phần lẻ
dưới 01 HL tính bằng 01 HL.
6.
Đơn vị tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo đối với tàu thuyền là mét
(m) cầu, bến, phao neo; phần lẻ dưới 01 m tính bằng 01 m.
Điều 7. Phân chia khu vực
Khu vực
tính giá đối với dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt được chia thành 03
khu vực như sau:
1.
Khu vực I: bao gồm các cảng biển từ vĩ tuyến 20 độ trở lên phía Bắc và các cảng
biển: từ Quảng Ninh đến Nam Định.
2.
Khu vực II: bao gồm các cảng biển từ vĩ tuyến 11,5 độ đến dưới vĩ tuyến 20 độ
và các cảng biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận.
3.
Khu vực III: bao gồm các cảng biển từ dưới vĩ tuyến 11,5 độ trở vào phía Nam và
các cảng biển: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền
Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang,
Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh.
Chương II
GIÁ DỊCH VỤ
TẠI CẢNG BIỂN
Điều 8. Giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải
1. Tổng
dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ hoa tiêu,
trong đó:
a) Đối
với tàu thuyền chở hàng lỏng: dung tích toàn phần tính bằng 85% GT lớn nhất ghi
trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định,
không phân biệt tàu có hay không có két nước dằn;
b) Đối
với tàu thuyền chở khách: dung tích toàn phần tính bằng 50% GT lớn nhất ghi
trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.
2.
Khi yêu cầu dịch vụ hoa tiêu hàng hải, người yêu cầu hoa tiêu phải báo cho tổ
chức hoa tiêu trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu tối thiểu là 06 giờ; đối với cảng
dầu khí ngoài khơi phải báo cho tổ chức hoa tiêu trước thời điểm yêu cầu hoa
tiêu tối thiểu là 24 giờ. Trường hợp thay đổi giờ yêu cầu hoa tiêu hoặc hủy bỏ
yêu cầu hoa tiêu, người yêu cầu hoa tiêu phải báo cho tổ chức hoa tiêu biết trước
thời điểm yêu cầu hoa tiêu đã dự kiến tối thiểu là 03 giờ; đối với cảng dầu khí
ngoài khơi là 08 giờ.
3.
Hoa tiêu đã hoàn thành việc dẫn tàu, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ
tính thêm tiền chờ đợi và tiền chờ đợi được tính theo số giờ giữ lại thực tế.
4.
Trường hợp hoa tiêu đã lên tàu mà người yêu cầu hoa tiêu huỷ bỏ yêu cầu hoa
tiêu thì người yêu cầu hoa tiêu phải trả 80% số tiền tính giá dịch vụ hoa tiêu
theo cự ly dẫn tàu đã yêu cầu hoa tiêu trước đó.
5.
Tàu thuyền có hành trình để thử máy móc thiết bị, hiệu chỉnh la bàn thì được áp
dụng bằng 110% giá tối đa theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
6.
Tàu thuyền không tự vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật mà phải sử dụng tàu
lai thì được áp dụng bằng 150% giá tối đa theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải.
7.
Tàu thuyền yêu cầu hoa tiêu đột xuất thì được áp dụng bằng 110% giá tối đa theo
quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
8.
Tàu thuyền phải dịch chuyển giữa các cầu cảng trong phạm vi bến cảng theo yêu cầu
của giám đốc doanh nghiệp cảng thì áp dụng theo giá dịch vụ hoa tiêu dịch chuyển
trong cảng.
9.
Tàu thuyền hoạt động vào, rời khu vực hàng hải lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước
ngọt, thay đổi thuyền viên, sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử sau khi sửa chữa hoặc
đóng mới mà không bốc dỡ hàng hóa, không đón, trả khách, thì được áp dụng bằng
70% giá tối đa theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 9. Giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo
1.
Tàu thuyền neo, buộc tại nhiều vị trí trong khu nước, vùng nước thuộc khu vực
hàng hải của một cảng biển thì giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo được tính
bằng tổng thời gian thực tế neo, buộc tại từng vị trí.
2.
Trường hợp tàu thuyền không làm hàng được do thời tiết với thời gian trên 1
ngày (24 giờ liên tục) hoặc phải nhường cầu cho tàu thuyền khác theo lệnh điều
động của Giám đốc cảng vụ hàng hải thì không tính giá dịch vụ cầu, bến, phao
neo trong thời gian không làm hàng.
3. Tổng
dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến,
phao neo, trong đó:
a) Đối
với tàu thuyền chở hàng lỏng: dung tích toàn phần tính bằng 85% GT lớn nhất ghi
trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định,
không phân biệt tàu có hay không có két nước dằn;
b) Đối
với tàu thuyền chở khách: dung tích toàn phần tính bằng 100% GT lớn nhất ghi
trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.
Điều 10. Giá dịch vụ bốc dỡ container
1.
Giá dịch vụ bốc dỡ đối với container hàng hóa quá khổ, quá tải, container chứa
hàng nguy hiểm, container có yêu cầu bốc dỡ, chất xếp, bảo quản đặc biệt mà
phát sinh thêm chi phí, khung giá áp dụng không vượt quá 150% khung giá theo
quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trong trường hợp doanh nghiệp cảng
biển phải bố trí thêm các thiết bị chuyên dùng để hỗ trợ việc bốc, dỡ hàng hóa,
giá dịch vụ của thiết bị phát sinh do hai bên tự thỏa thuận.
2. Dịch
vụ Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng chỉ được thực hiện khi hàng
hóa đã đáp ứng được các quy định về giám sát hải quan, kiểm tra trọng tải và
các nội dung khác theo quy định trước khi bốc hoặc dỡ hàng lên tàu.
3. Đối
với các tuyến container mới tại các bến cảng Khu vực II và các bến cảng thuộc
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, doanh nghiệp cảng được phép áp dụng khung giá
dịch vụ bốc dỡ container bằng 80% khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải trong thời hạn 03 năm kể từ ngày chính thức mở tuyến mới.
Điều 11. Giá dịch vụ lai dắt
1.
Cách tính giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền
a) Thời
gian lai dắt thực tế được tính từ thời điểm tàu lai bắt đầu thực hiện việc hỗ
trợ lai, kéo, đẩy tàu thuyền được lai cho đến khi kết thúc việc hỗ trợ lai,
kéo, đẩy tàu thuyền được lai theo yêu cầu của thuyền trưởng tàu được lai và hoa
tiêu hàng hải dẫn tàu. Trường hợp thời gian lai dắt thực tế nhỏ hơn 01 giờ được
phép làm tròn là 01 giờ. Thời gian lai dắt thực tế để tính giá dịch vụ tối đa
là 02 giờ. Trường hợp thời gian lai dắt trên 02 giờ phải có xác nhận của thuyền
trưởng hoặc hoa tiêu dẫn tàu, giá lai dắt chỉ được tính bằng 10% khung giá của
01 giờ cho toàn bộ thời gian lai dắt vượt quá 02 giờ;
b)
Trường hợp cung cấp tàu lai với số lượng và công suất của tàu lai lớn hơn mức tối
thiểu quy định tại nội quy cảng biển của cảng vụ hàng hải khu vực, doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ lai dắt căn cứ số lượng và công suất tàu lai tối thiểu quy định
tại nội quy cảng biển khu vực và khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải để tính giá dịch vụ lai dắt;
c)
Trường hợp cung cấp tàu lai với số lượng và công suất của tàu lai lớn hơn mức tối
thiểu quy định tại nội quy cảng biển của cảng vụ hàng hải khu vực theo yêu cầu
của cảng vụ hàng hải, hoa tiêu, thuyền trưởng hoặc hãng tàu, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ lai dắt căn cứ số lượng, công suất tàu lai thực tế và khung giá
theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để tính giá dịch vụ lai dắt
tàu thuyền;
d)
Trường hợp dịch vụ lai dắt tàu thuyền không đáp ứng nhu cầu cho tàu thuyền vào
khu vực cảng, bên thuê lai dắt được quyền ký kết hợp đồng thuê tàu lai từ khu vực
khác;
đ)
Trường hợp dịch vụ lai dắt tàu thuyền không đáp ứng nhu cầu cho tàu thuyền vào
khu vực cảng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt phải điều động tàu lai từ
khu vực khác đến vị trí lai dắt, giá do hai bên tự thỏa thuận nhưng không vượt
quá 70% khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và theo số
giờ điều động thực tế;
e)
Trường hợp doanh nghiệp cung cấp tàu lai không đáp ứng được công suất yêu cầu
theo quy định tại nội quy cảng biển, phải sử dụng từ hai tàu lai trở lên thì
giá dịch vụ lai dắt tàu biển tính theo khung giá theo quyết định của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải tương ứng với công suất tàu lai tối thiểu theo quy định của
nội quy cảng biển.
2. Đối
với tàu lai chuyên dùng Azimuth hoặc tàu lai VSP (Voith Schneider Propeller) được
áp dụng khung giá tối đa bằng 150% khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải.
3.
Trường hợp tàu lai đã tới vị trí đón tàu được lai dắt đúng thời gian theo yêu cầu
của chủ tàu được lai và được cảng vụ hàng hải chấp thuận nhưng tàu được lai dắt
chưa tới khiến tàu lai phải chờ đợi thì bên thuê lai dắt phải trả thêm tiền chờ
đợi bằng 50% khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và
theo số giờ chờ đợi thực tế.
4. Trường
hợp tàu lai đã tới vị trí đón tàu được lai dắt đúng giờ mà bên thuê lai dắt đã
yêu cầu và được cảng vụ hàng hải chấp thuận nhưng tàu yêu cầu được lai dắt
không sẵn sàng để điều động, tàu lai phải trở về vị trí xuất phát hoặc chuyển
sang hoạt động khác thì bên thuê lai dắt phải trả bằng 50% khung giá theo quyết
định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và theo số giờ điều động thực tế.
Điều 11a. Tên gọi chi tiết, chủng loại cụ thể của dịch vụ tại
cảng biển thuộc diện kê khai giá[4]
1.
Hoa tiêu hàng hải.
2. Sử
dụng cầu, bến, phao neo.
3. Bốc,
dỡ container.
4.
Lai dắt tàu biển.
5. Bốc
dỡ hàng hoá khác, bao gồm: hàng khô, hàng rời, hàng lỏng.
6. Buộc,
cởi dây tàu biển.
7.
Lưu giữ hàng hoá tại kho bãi cảng biển, bao gồm dịch vụ lưu giữ container, hàng
khô, hàng rời, hàng lỏng.
8. Kiểm
đếm, đóng và rút hàng hoá tại cảng biển.
9. Lập
và cấp chứng từ vận chuyển container được vận chuyển thông qua cảng biển.
10. Kẹp,
tháo chì container được vận chuyển thông qua cảng biển.
11. Vệ
sinh container, áp dụng trong trường hợp hàng hoá làm bẩn container làm phát
sinh dịch vụ vệ sinh container.
12. Vệ
sinh môi trường, bao gồm dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải từ hoạt động
của tàu thuyền tại cảng.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 12. Hiệu lực thi hành[5]
1. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2.
Bãi bỏ Thông tư số 39/2023/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải ban hành biểu khung giá dịch hoa tiêu và dịch vụ sử dụng cầu,
bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt
Nam.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. [6]Trách nhiệm của Cục Hàng hải
Việt Nam:
a) Chịu
trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. Trường hợp các yếu tố
hình thành giá thay đổi có thể làm cho giá dịch vụ tại cảng biển thấp hơn mức
giá tối thiểu hoặc cao hơn mức giá tối đa theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thẩm định phương án giá, báo cáo Bộ
Giao thông vận tải xem xét điều chỉnh giá theo quy định;
b) Tổ
chức thực hiện việc tiếp nhận văn bản kê khai giá theo quy định tại Thông tư
này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
c) Định
kỳ thực hiện rà soát tổng thể Danh sách doanh nghiệp kê khai giá, báo cáo Bộ
Giao thông vận tải trước ngày 05 tháng 12 hàng năm;
d) Tổ
chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá dịch vụ
tại cảng biển
2.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải
Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: VT, PC.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Sang
|
[1] Thông tư số
31/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2024/TT-BGTVT
ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cơ chế,
chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam có căn cứ ban hành như
sau:
“Căn
cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn
cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
Căn
cứ Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Giá;
Căn
cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo
đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
12/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam.”
[2]
Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản
1 Điều 1 Thông tư số 31/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 12/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025.
[3]
Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều
1 Thông tư số 31/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
12/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025.
[4]
Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều
1 Thông tư số 31/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
12/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025.
[5] Điều 2 Thông tư số
31/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2024/TT-BGTVT
ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cơ chế,
chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 15 tháng 01 năm 2025 quy định như sau:
“Điều
2. Hiệu lực thi hành
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025.
2. Chánh Văn phòng Bộ,
Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng
các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư
này./”
[6]
Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản
4 Điều 1 Thông tư số 31/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 12/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025.