BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
--------------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/VBHN-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2019
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC GIÁ TỐI ĐA DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
ĐƯỜNG BỘ ĐỂ KINH DOANH DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢN LÝ
Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15
tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định mức giá tối đa dịch
vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ Giao
thông vận tải quản lý, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 được sửa đổi,
bổ sung bởi:
Thông tư số 60/2018/TT-BGTVT ngày 21
tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu
tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ Giao thông vận tải quản lý, có hiệu lực
kể từ ngày 03 tháng 02 năm 2019.
Căn cứ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật giá;
Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP
ngày 11/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật giá;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP
ngày 20/12/2012 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài
chính,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
ban hành Thông tư quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu
tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ Giao thông vận tải quản lý[1].
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.[2] Thông tư này quy định mức giá
tối đa khi thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các dự án đầu tư
xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ Giao thông vận tải quản lý, bao gồm đường
quốc lộ, đường cao tốc, hầm đường bộ; các trường hợp được miễn thu tiền dịch vụ
sử dụng đường bộ, giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ (nếu có) của các dự án đầu
tư xây dựng đường bộ để kinh doanh.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc
người được chủ sở hữu giao quyền chiếm hữu, sử dụng phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường
bộ (sau đây gọi chung là chủ phương tiện);
b) Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án các
dự án xây dựng đường bộ để kinh doanh;
c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
có liên quan.
Điều 2. Giải
thích một số từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ được
giải thích như sau:
1. Phương tiện giao thông đường bộ
(sau đây gọi tắt là phương tiện) bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
và xe máy chuyên dùng.
2. Dịch vụ sử dụng đường bộ là việc
các phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được đầu tư để kinh doanh.
3.[3] Trạm là nơi thực hiện việc thu
tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia
giao thông.
4. Nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân
thực hiện hoạt động đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường bộ để
kinh doanh.
5. Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp
do Nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án.
6. Chặng là khoảng cách được tính bằng
số km mà phương tiện sử dụng dịch vụ đường bộ tham gia giao thông.
7.[4] Đơn vị thu tiền dịch vụ sử dụng
đường bộ (sau đây gọi là đơn vị thu) là Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án hoặc đơn
vị được Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện việc
bán, kiểm soát vé thu tiền sử dụng dịch vụ sử dụng đường bộ.
Điều 3. Đối tượng
và chủ phương tiện phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ[5]
1. Phương tiện sử dụng dịch vụ đường bộ
thuộc đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, bao gồm:
a) Nhóm 1 gồm các loại phương tiện
sau: Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận
tải khách công cộng;
b) Nhóm 2 gồm các loại phương tiện
sau: Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng
từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;
c) Nhóm 3 gồm các loại phương tiện
sau: Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Nhóm 4 gồm các loại phương tiện
sau: Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container
20 feet;
e) Nhóm 5 gồm các loại phương tiện
sau: Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng
container 40 feet.
2. Chủ phương tiện thuộc đối tượng
thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này phải
thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, trừ các trường hợp quy định tại Điều
4 của Thông tư này.
Điều 4. Đối tượng
miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ[6]
1. Xe cứu thương; các loại xe khác
đang chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu.
2. Xe cứu hỏa.
3. Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp gồm:
máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa.
4. Xe hộ đê; xe đang làm nhiệm vụ khẩn
cấp phòng chống lụt bão theo điều động của cấp có thẩm quyền.
5. Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng
a) Xe tăng, xe bọc thép, xe kéo pháo,
xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân;
b) Các phương tiện cơ giới đường bộ
mang biển số: nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm (dưới đây gọi chung là
biển số màu đỏ) có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (không phải là
xe vận tải thùng rỗng) như: công trình xa, cẩu nâng, téc,
tổ máy phát điện. Riêng xe chở lực lượng vũ trang đang
hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi
trong thùng xe, mang biển số màu đỏ (không phân biệt có chở quân hay không chở
quân).
6. Xe chuyên dùng phục vụ an ninh bao
gồm các loại xe quy định tại điểm a khoản 5 Điều này và các loại xe của lực lượng
công an (Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố, Công an quận, huyện):
a) Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao
thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: Trên nóc xe ô tô có đèn xoay và hai
bên thân xe ô tô có in dòng chữ: “CẢNH SÁT GIAO THÔNG”;
b) Xe ô tô cảnh sát 113 có in dòng chữ:
“CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe;
c) Xe ô tô cảnh sát cơ động có in
dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe;
d) Xe ô tô của lực lượng công an đang
thi hành nhiệm vụ sử dụng một trong các tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp
luật trong trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp;
đ) Xe ô tô vận tải có mui che và được
lắp ghế ngồi trong thùng xe chở lực lượng công an làm nhiệm
vụ;
e) Xe đặc chủng chở phạm nhân, xe cứu
hộ, cứu nạn.
7. Đoàn xe đưa tang.
8. Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường.
9. Xe ô tô của lực lượng công an, quốc
phòng sử dụng vé “Phí đường bộ toàn quốc” theo quy định của Bộ Tài chính về thu
phí sử dụng đường bộ.
10. Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc
men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa đến những nơi bị thảm họa hoặc đến
vùng có dịch bệnh theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi có thảm
họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.
11. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy.
Điều 5. Điều kiện
thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ[7]
1. Hoàn thành việc xây dựng công
trình đường bộ theo quy định tại hợp đồng dự án ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án hoặc hoàn thành việc xây dựng công
trình đường bộ theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt;
2. Đơn vị thu tiền dịch vụ sử dụng đường
bộ đã chuẩn bị đầy đủ các loại vé, hoàn thành các quy định về xây dựng, tổ chức
và hoạt động của trạm thu theo quy định.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ GIÁ,
VÉ DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 6. Mức giá tối
đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ
1. Mức giá tối đa cho một lần sử dụng
dịch vụ đường bộ là mức thu tối đa quy định cho từng nhóm phương tiện tại khoản
1 Điều 3 của Thông tư này (mức giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
a) Mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng
đường bộ theo lượt quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng
đường bộ theo chặng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
c)[8] Mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng hầm đường bộ theo lượt quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông
tư này.
2. Mức giá tối đa tháng là mức thu tối
đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ khi phương tiện tham gia giao thông qua trạm trong
thời gian 30 ngày. Mức giá tối đa tháng được tính bằng 30 (ba mươi) lần mức giá
tối đa quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mức giá tối đa quý là mức thu tối
đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ khi phương tiện tham gia giao thông qua trạm
trong thời gian 90 ngày. Mức giá tối đa quý được tính bằng 3 (ba) lần mức giá tối
đa tháng và chiết khấu 10%.
4. Khi các yếu tố hình thành giá
trong nước có biến động ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án thì sẽ được
Bộ Giao thông vận tải xem xét, điều chỉnh mức giá tối đa trên nguyên tắc tuân
thủ các quy định của pháp luật về giá.
Điều 7. Mức giá cụ
thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ[9]
1. Mức giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng
đường bộ đối với từng dự án áp dụng cho từng loại phương tiện được Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án thống nhất tại hợp đồng dự
án trên nguyên tắc khi thực hiện thu không vượt mức giá tối đa đối với nhóm
phương tiện quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
2. Đối với các trạm thu theo lượt,
căn cứ tình hình kinh tế xã hội theo từng thời kỳ của địa phương nơi đặt trạm,
các bên ký hợp đồng BOT thống nhất mức giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ
thấp hơn so với mức giá tại khoản 1 điều này (nếu có) trên nguyên tắc đảm bảo
tính khả thi về phương án tài chính của dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước,
Nhà đầu tư, người sử dụng và phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 8. Vé dịch vụ
sử dụng đường bộ[10]
1. Vé dịch vụ sử dụng đường bộ áp dụng
đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm, bao gồm: vé lượt, vé tháng và
vé quý.
a) Vé lượt được in mệnh giá theo mức
thu cho một lần sử dụng dịch vụ tương ứng với từng phương tiện;
b) Vé tháng được phát hành theo thời
hạn 30 ngày kể từ ngày có giá trị sử dụng và được in sẵn mệnh giá theo mức thu
tháng quy định tương ứng với từng phương tiện. Mệnh giá vé tháng bằng 30 (ba
mươi) lần mệnh giá vé lượt. Vé tháng dùng để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm trong thời hạn cụ thể ghi trên
vé kể từ ngày có giá trị sử dụng vé đến ngày kết thúc theo thời hạn cụ thể ghi
trên vé;
c) Vé quý được phát hành theo thời hạn
90 ngày kể từ ngày có giá trị sử dụng và được in mệnh giá theo mức thu quý quy
định tương ứng với từng phương tiện. Mệnh giá vé quý bằng 3 (ba) lần mệnh giá
vé tháng và chiết khấu 10%. Vé quý dùng để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối
với phương tiện tham gia giao thông qua trạm trong thời hạn cụ thể ghi trên vé
kể từ ngày có giá trị sử dụng vé quý đến ngày kết thúc theo thời hạn cụ thể ghi
trên vé.
2. Vé lượt bán theo phương tiện tương
ứng với mệnh giá in trên vé, không ghi biển số phương tiện.
3. Vé tháng, vé quý bán theo phương
tiện tương ứng với mệnh giá ghi trên vé, phải thể hiện rõ thời hạn sử dụng và
biển số phương tiện. Vé tháng, vé quý phải sử dụng đúng trạm và thời hạn ghi
trên vé.
Điều 9. Quản lý
vé dịch vụ sử dụng đường bộ[11]
1. Việc in, phát hành, quản lý, sử dụng
vé và hoàn vé (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn
bán hàng hỏa, cung ứng dịch vụ.
2. Vé dịch vụ sử dụng đường bộ phát
hành cho trạm nào thì chỉ có giá trị sử dụng tại trạm đó.
3. Khi mua vé tháng, vé quý, người mua phải xuất trình giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (bản
chính hoặc bản sao) để mua vé theo mức thu tương ứng với loại phương tiện và tải
trọng thiết kế của phương tiện.
4. Vé dịch vụ sử dụng đường bộ vừa là
chứng từ kiểm soát khi phương tiện đi qua trạm, vừa là chứng từ thanh toán.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách
nhiệm tổ chức thực hiện
1.[12] Tổng cục Đường bộ Việt Nam có
trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các
đơn vị thu và báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo đúng quy định của pháp luật.
2. Đơn vị thu có trách nhiệm:
a)[13] Thực hiện thông báo công
khai, niêm yết các thông tin về mức giá, đối tượng miễn thu tiền dịch vụ sử dụng
đường bộ tại nơi bán vé và trạm theo quy định;
b) Tổ chức các điểm bán vé thuận tiện
cho chủ phương tiện và tránh ùn tắc giao thông; bán kịp thời, đầy đủ các loại
vé cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ;
c) Thực hiện thu, kê khai, nộp, quản
lý, sử dụng tiền bán vé theo quy định của pháp luật;
d) Chấp hành các quy định về thanh
tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về quản lý giá, giao thông đường bộ
và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 11. Điều
khoản chuyển tiếp
1. Đối với các trạm thu đã được Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn cho các dự án trước ngày
Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện mức thu tại Thông tư của Bộ
trưởng Bộ Tài chính đã ban hành cho đến khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép điều chỉnh.
2. Đối với dự án đường cao tốc thành
phố Hồ Chí Minh - Trung Lương kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 tiếp tục áp dụng
mức thu đã được quy định tại Thông tư số 14/2012/TT-BTC ngày 07 tháng 02 năm
2012 và Thông tư số 143/2012/TT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính cho đến khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh,
mức thu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
3. Đối với dự án đường bộ cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng và các dự án đường bộ cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển
đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư thì chủ đầu tư dự án được quyết định mức
thu theo cơ chế, chính sách thí điểm do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho đến khi có quyết định thay thế và trên nguyên tắc không vượt mức giá tối
đa quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
4. Các nội dung khác liên quan đến việc
thu; quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai số thu giá
dịch vụ sử dụng đường bộ không quy định tại Thông tư này dược thực hiện theo hướng
dẫn tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Điều 12. Hiệu lực
thi hành[14]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh
tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng
các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư
này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc phát sinh, cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao
thông vận tải để được xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công
báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: Văn thư, PC (2).
|
XÁC
THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thể
|
PHỤ LỤC I
BIỂU GIÁ TỐI ĐA CHO DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG
BỘ THEO LƯỢT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15 tháng
11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT
|
Phương
tiện
|
Mức
giá tối đa (đồng/vé/lượt)
|
1
|
Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải
trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng
|
52.000
|
2
|
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi;
xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn
|
70.000
|
3
|
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có
tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn
|
87.000
|
4
|
Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến
dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet
|
140.000
|
5
|
Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở
lên; xe chở hàng bằng container 40 feet
|
200.000
|
Ghi chú:
a) Tải trọng của từng phương tiện áp
dụng mệnh giá trên là tải trọng theo thiết kế (trọng tải hàng hóa), căn cứ vào
Giấy chứng nhận đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Mức thu đối với xe chở hàng bằng
container (bao gồm cả đầu kéo moóc chuyên dùng): áp dụng mức thu theo trọng lượng
toàn bộ của xe, không phân biệt có chở hàng hay không chở hàng.
PHỤ LỤC II
BIỂU GIÁ TỐI ĐA CHO DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG
BỘ THEO CHẶNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT
|
Phương
tiện
|
Mức
giá tối đa (đồng/km)
|
1
|
Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải
trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng
|
2.100
|
2
|
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe
tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn
|
3.000
|
3
|
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải
có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn
|
4.400
|
4
|
Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến
dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet
|
8.000
|
5
|
Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở
lên; xe chở hàng bằng container 40 feet
|
12.000
|
Ghi chú:
a) Mức giá theo chặng tùy thuộc vào từng
phương tiện, quãng đường thực tế phương tiện tham gia giao
thông (km) và đơn giá tương ứng với từng loại phương tiện (đồng/km).
b) Tải trọng của từng phương tiện áp
dụng mệnh giá trên là tải trọng theo thiết kế (trọng tải hàng hóa), căn cứ vào
Giấy chứng nhận đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền cấp.
c) Mức thu đối với xe chở hàng bằng container (bao gồm cả đầu kéo moóc chuyên dùng): áp dụng mức thu
theo trọng lượng toàn bộ của xe, không phân biệt có chở hàng hay không chở
hàng.
PHỤ LỤC III[15]
BIỂU GIÁ TỐI ĐA CHO DỊCH VỤ SỬ DỤNG HẦM
ĐƯỜNG BỘ THEO LƯỢT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15 tháng
11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Nhóm
|
Phương tiện
|
Mức
giá tối đa (đồng/vé/lượt)
|
1
|
Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải
trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng
|
110.000
|
2
|
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi;
xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn
|
160.000
|
3
|
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có
tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn
|
200.000
|
4
|
Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến
dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet
|
210.000
|
5
|
Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet
|
280.000
|
Ghi chú:
a) Biểu giá này áp dụng đối với hầm
đường bộ là một dự án độc lập;
b) Tải trọng của từng phương tiện áp
dụng mệnh giá trên là tải trọng theo thiết kế (trọng tải hàng hóa), căn cứ vào
Giấy chứng nhận đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Mức thu đối với xe chở hàng bằng
Container (bao gồm cả đầu kéo rơ moóc chuyên dùng) áp dụng mức thu theo trọng
lượng toàn bộ của xe, không phân biệt có chở hàng hay không chở hàng;