Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 31/2000/TTLT-BTC-BYT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Y tế Người ký: Lê Ngọc Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 25/04/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 31/2000/TTLT-BTC-BYT

Hà Nội , ngày 25 tháng 4 năm 2000

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ Y TẾ SỐ 31/2000/TTLT-BTC-BYT NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VIỆC THÀNH LẬP VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH BÁN CÔNG

Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; liên Bộ Tài chính - Y tế hướng dẫn việc thành lập và chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở khám chữa bệnh bán công như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Cơ sở khám chữa bệnh bán công gồm hai loại hình:

- Bệnh viện bán công và phòng khám đa khoa bán công.

- Bệnh viện công lập có bộ phận bán công và phòng khám đa khoa công lập có bộ phận bán công.

2. Nguyên tắc thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công:

- Bệnh viện bán công, phòng khám đa khoa bán công được thành lập trên cơ sở liên kết giữa đơn vị thuộc tổ chức Nhà nước với các tổ chức không phải là tổ chức Nhà nước, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước để thành lập mới hay chuyển toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh công lập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bệnh viện và quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

- Bệnh viện công lập có bộ phận bán công, phòng khám đa khoa công lập có bộ phận bán công: là sự liên kết giữa cơ sở khám chữa bệnh công lập với các tổ chức không phải là tổ chức Nhà nước, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị cho một bộ phận, một khoa, một số khoa của bệnh viện và quản lý, điều hành hoạt động của bộ phận bán công theo quy định của pháp luật.

- Việc xem xét thành lập cơ sở khám chữa bênh bán công phải căn cứ vào nhu cầu do Bộ Y tế xác định dựa trên quy hoạch tổ chức mạng lưới khám chữa bệnh và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong toàn quốc.

- Việc xem xét thành lập bộ phận khám chữa bệnh bán công trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập phải căn cứ vào nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn.

3. Cơ sở khám chữa bệnh bán công thực hiện các quy chế chuyên môn kỹ thuật y tế như cơ sở khám chữa bệnh công lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Cơ sở khám chữa bệnh bán công phục vụ khám chữa bệnh cho những người tự nguyện chi trả các dịch vụ y tế theo quy định tại Thông tư này.

5. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ sở khám chữa bệnh bán công. Riêng các cơ sở khám chữa bệnh dân lập và tư nhân thực hiện theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân ngày 30/9/1993, các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh này và các văn bản khác có liên quan.

6. Các cơ sở y tế dân lập, tư nhân, bán công đều được áp dụng chính sách khuyến khích xã hội hoá quy định tại Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2000 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A. TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH BÁN CÔNG:

1. Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện của nhân dân.

2. Có đội ngũ cán bộ y tế đủ trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.

3. Đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại; xử lý chất thải rắn, lỏng và khí theo đúng quy định; đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch, không gây ô nhiễm và có các biện pháp bảo vệ môi trường.

4. Có khả năng huy động các nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước để phát triển các hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân.

B. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH BÁN CÔNG:

1. Hồ sơ thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công bao gồm:

1.1. Đơn xin thành lập

1.2. Đề án thành lập phải thể thiện các nội dung sau:

- Sự cần thiết thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công

- Thành phần các bên tham gia đầu tư

- Tổng vốn đầu tư trong đó vốn góp của các bên

- Cơ chế quản lý tài chính.

- Phương án xây dựng hạ tầng cơ sở (cải tạo hoặc xây dựng mới bệnh viện bán công, các khoa, phòng khám bán công; quy mô cơ sở khám chữa bệnh bán công hoặc cơ sở công lập có bộ phận bán công; các hạng mục hỗ trợ xử lý chất thải; tổng chi phí xây dựng, cải tạo; tiến độ thực hiện...)

- Trang thiết bị chuyên môn: danh mục, giá trị của từng trang thiết bị, tổng vốn đầu tư cho trang thiết bị

- Bộ máy quản lý, nhân sự (số lượng, trình độ chuyên môn)

- Cơ cấu, danh sách Hội đồng quản trị

- Phạm vi hành nghề

- Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính.

2. Thủ tục thành lập: Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn riêng cho các cơ sở khám chữa bệnh bán công.

3. Thẩm quyền cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh bán công:

3.1. Thẩm quyền thành lập:

- Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bệnh viện bán công có quy mô lớn, vốn đầu tư tương đương công trình nhóm A mang tính chất Quốc gia và Quốc tế.

- Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập các cơ sở khám chữa bệnh bán công trực thuộc Bộ Y tế.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập các cơ sở khám chữa bệnh bán công thuộc Bộ, ngành đó. Riêng đối với việc chuyển bệnh viện công lập thuộc Bộ, ngành đó thành cơ sở khám chữa bệnh bán công phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Giám đốc Sở Y tế trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập các cơ sở khám chữa bệnh bán công thuộc địa phương quản lý. Riêng đối với chuyển cơ sở chữa bệnh công lập thuộc địa phương quản lý thành cơ sở khám chữa bệnh bán công phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3.2. Thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh bán công: Cấp quản lý nào có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công thì cấp quản lý đó có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh bán công sau khi có ý kiến thoả thuận của các cơ quan có chức năng liên quan.

4. Các cơ sở khám chữa bệnh bán công sau khi có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền phải đăng ký với cơ quan tài chính đồng cấp, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý chuyên ngành các cấp.

C. QUẢN LÝ, HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH BÁN CÔNG:

- Cơ sở khám chữa bệnh bán công chịu sự quản lý Nhà nước của ngành y tế, có trách nhiệm thực hiện các quy chế bệnh viện, các quy chế về chuyên môn, kỹ thuật y tế các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Giám đốc đơn vị công lập có cơ sở khám chữa bệnh bán công phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh bán công thuộc đơn vị mình.

- Cơ quan quyết định cho phép thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công có quyền thu hồi giấy phép đối với những cơ sở khám chữa bệnh hoạt động trái pháp luật.

- Ngành y tế có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh bán công và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

D. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH BÁN CÔNG:

1. Nguồn vốn hoạt động:

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp;

- Bổ sung từ kết quả tài chính hàng năm;

- Khấu hao tài sản cố định (thuộc vốn góp của ngân sách Nhà nước để lại cho cơ sở);

- Thu về thanh lý tài sản (thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước);

- Nguồn tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị;

- Nguồn vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng;

- Các khoản vốn khác.

2. Nội dung thu chi tài chính:

2.1. Thu:

- Thu viện phí;

- Lãi tiền gửi ngân hàng;

- Kinh phí được cấp để thực hiện các chương trình, mục tiêu, đề tài, dự án được cấp có thẩm quyền duyệt;

- Các khoản thu khác phát sinh trong hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh bán công.

2..2. Chi:

- Chi lương, tiền công, các loại phụ cấp (nếu có). Đối với cán bộ làm việc 100% thời gian cho cơ sở khám chữa bệnh bán công thì được hưởng chế độ tiền lương theo các quy định của khu vực sản xuất kinh doanh; đối với cán bộ của cơ sở khám chữa bệnh công lập làm kiêm nhiệm cho bộ phận bán công thì trả tiền công theo hình thức thù lao tuỳ theo mức độ tham gia công việc của từng người.

- Chi các khoản đóng góp theo chế độ quy định (BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho người lao động).

- Tiền thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư, dụng cụ y tế tiêu hao trực tiếp sử dụng cho người bệnh theo chỉ định của thầy thuốc (tính theo giá mua vào của cơ sở bán công).

- Chi phí hậu cần phục vụ công tác khám chữa bệnh (bao gồm tiền điện, nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, công tác phí, hội nghị phí...).

- Chi nghiên cứu khoa học, đào tạo phục vụ trực tiếp cho việc khám chữa bệnh.

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng.

- Chi trả tiền thuê cơ sở vật chất.

- Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước (nếu có).

- Trích khấu hao tài sản cố định. Số tiền khấu hao tài sản cố định thuộc nguồn vốn góp của Nhà nước được để lại tái đầu tư cho cơ sở khám chữa bệnh bán công, thuộc nguồn vốn vay và huy động được sử dụng để trả nợ gốc vốn vay và huy động. Việc quản lý và sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp đặc biệt, Giám đốc cơ sở khám chữa bệnh bán công và Giám đốc cơ sở khám chữa bệnh công lập có bộ phận bán công có thể quyết định việc áp dụng tỷ lệ khấu hao nhanh phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh.

- Trả lãi vốn vay, vốn góp (nếu có) của các tổ chức và cá nhân.

- Các chi phí khác.

- Các khoản thuế phải nộp (nếu có).

2.3. Kết quả tài chính hàng năm của các cơ sở khám chữa bệnh bán công được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi viện phí trong năm tài chính sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Khoản chênh lệch được xử lý như sau:

- Trích tối thiểu 30% bổ sung nguồn vốn hoạt động và tăng cường cơ sở vật chất cho cơ sở khám chữa bệnh bán công và đơn vị công lập có bộ phận bán công (tỷ lệ bổ sung nguồn vốn hoạt động cho đơn vị công lập và bộ phận bán công do Hội đồng quản trị quyết định).

- Số còn lại do Hội đồng quản trị quyết định tỷ lệ chi cho các nội dung sau:

+ Chi khen thưởng và phúc lợi cho những người lao động trong cơ sở khám chữa bệnh bán công, đơn vị công lập có bộ phận bán công và các đối tượng trực tiếp hợp tác với đơn vị.

+ Lập quỹ dự phòng khám chữa bệnh để chi miễn, giảm viện phí cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người có công với cách mạng.

+ Phân phối cho các thành viên theo tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, tập thể và các cá nhân tham gia cơ sở khám chữa bệnh bán công. Số tiền thu nhập từ nguồn vốn góp của ngân sách Nhà nước được để lại cho đơn vị để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và hạch toán tăng vốn góp của ngân sách Nhà nước.

3. Chế độ quản lý tài chính:

3.1. Đối với phần vốn góp của Nhà nước bao gồm: vốn bằng tiền (số tiền chênh lệch thu lớn hơn chi được để lại từ phần vốn góp của Nhà nước); vật tư hàng hoá, tài sản cố định (nhà, đất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tài sản khác) được ngân sách Nhà nước trang bị ban đầu và bàn giao sang trong quá trình hoạt động:

- Các cơ sở khám chữa bệnh công lập phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ phần vốn góp của Nhà nước chuyển sang cơ sở bán công gửi cơ quan chủ quản xét duyệt gửi cơ quan tài chính đồng cấp để làm thủ tục chuyển giao tài sản, tiền vốn của Nhà nước sang cơ sở bán công.

- Giám đốc cơ sở khám chữa bệnh bán công có trách nhiệm bảo toàn vốn trong quá trình hoạt động.

- Hàng năm các cơ sở khám chữa bệnh bán công kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản, vật tư, tiền vốn gửi cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp theo quy định hiện hành.

3.2. Đối với nguồn vốn tự bổ sung từ cơ sở như: khấu hao tài sản cố định được để lại, bổ sung từ kết quả tài chính hàng năm phải được sử dụng và quản lý theo quy định hiện hành.

3.3. Đối với nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện các chương trình, mục tiêu, đề tài, dự án phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích được duyệt và theo đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước.

3.4. Các cơ sở khám chữa bệnh bán công đảm bảo sử dụng vốn góp của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế; vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đúng mục đích, có hiệu quả và có phương án trả nợ (gốc và lãi) theo đúng cam kết khi huy động vốn.

3.5. Các cơ sở khám chữa bệnh bán công khi có nhu cầu chuyển nhượng, thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn góp của Nhà nước phải được cơ quan quản lý cấp trên quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính đồng cấp để đảm bảo thực hiện đúng các chế độ quy định về quản lý tài sản công. Việc nhượng bán tài sản không cần dùng, lạc hậu về mặt kỹ thuật để thu hồi vốn phải thành lập hội đồng định giá, tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật. Tiền thu được do nhượng bán tài sản sau khi trừ đi các chi phí hợp lý để tiến hành nhượng bán được bổ sung nguồn vốn hoạt động của cơ sở và phân chia theo tỷ lệ vốn góp ban đầu hình thành tài sản đó.

3.6. Tài sản đem cầm cố, thế chấp để vay vốn tại các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

3.7. Cơ sở khám chữa bệnh bán công có trách nhiệm mở sổ kế toán theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, tình hình biến động của tài sản và vốn của đơn vị theo đúng chế độ kế toán hiện hành.

3.8. Giá thu viện phí do Giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh bán công xây dựng cho từng dịch vụ trình Bộ, ngành chủ quản (đối với các cơ sở khám chữa bệnh bán công thuộc Bộ, ngành TW) và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với cơ sở khám chữa bệnh bán công địa phương) thẩm định và phê duyệt.

3.9. Các cơ sở khám chữa bệnh bán công được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận nguồn ngân sách Nhà nước cấp thực hiện các chương trình, mục tiêu, đề tài, dự án; nguồn viện trợ và các khoản hỗ trợ khác và được mở tài khoản tại Ngân hàng để thu viện phí và các khoản thu khác của đơn vị .

4. Công tác lập dự toán:

Cơ sở khám chữa bệnh bán công phải lập dự toán hàng năm, quý đối với toàn bộ hoạt động của đơn vị bao gồm:

- Dự toán thu, chi viện phí, các dịch vụ và các nguồn thu khác (nếu có);

- Kế hoạch phân phối chênh lệch thu, chi và trích lập các quỹ;

- Dự toán chi từ nguồn khấu hao tài sản cố định, thu nhập từ nguồn vốn góp của Nhà nước để lại cho cơ sở khám chữa bệnh bán công.

Dự toán trên được gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp.

5. Thủ trưởng các cơ sở khám chữa bệnh bán công là chủ tài khoản cơ sở và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp về toàn bộ công tác quản lý tài chính, tài sản của cơ sở.

6. Tổ chức hạch toán, quyết toán:

- Cơ sở khám chữa bệnh bán công tổ chức công tác kế toán, thống kê, mở sổ sách theo dõi riêng theo quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê và các văn bản có liên quan.

- Hàng quý, năm cơ sở khám chữa bệnh bán công lập báo cáo quyết toán theo mẫu biểu quy định. Đối với bệnh viện và phòng khám đa khoa bán công gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan quản lý cấp trên để xét duyệt tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp; đối với bệnh viện công lập, phòng khám đa khoa công lập có bộ phận bán công phải tổng hợp quyết toán của các bộ phận bán công vào báo cáo quyết toán chung gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xét duyệt tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp.

7. Định kỳ hoặc đột xuất, cơ quan tài chính đồng cấp phối hợp với cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ tài chính, chấp hành quy chế chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh bán công.

8. Công khai báo cáo tài chính hàng năm: Căn cứ vào báo cáo quyết toán hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các cơ sở khám chữa bệnh bán công công bố công khai báo cáo quyết toán trước hội nghị viên chức của đơn vị.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về liên Bộ Tài chính - Y tế để xem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp.

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)

Nguyễn Thị Kim Ngân

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 31/2000/TTLT-BTC-BYT

Hanoi, April 25, 2000

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE SETTING UP AND FINANCIAL MANAGEMENT OF SEMI-PUBLIC MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS

Pursuant to the Government’s Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on the policy of encouraging the socialization of activities in the fields of education, health care, culture and sports; the Ministry of Finance and the Ministry of Health hereby jointly guide the setting up and financial management of semi-public medical examination and treatment establishments as follows:

I. GENERAL PROVISIONS:

1. Semi-public medical examination and treatment establishments are set in two following forms:

- Semi-public hospitals and semi-public general examination rooms;

- Public hospitals with semi-public sections and public general examination rooms with semi-public divisions.

2. Principles for setting up semi-public medical examination and treatment establishments:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Public hospitals with semi-public sections and public general examination rooms with semi-public divisions mean the link-up between public medical examination and treatment establishments and organizations other than the State ones or individuals of all economic sectors in the country in order to build or upgrade material bases and facilities for a section, a department or a number of departments of a hospital as well as to manage and administer all activities of the semi-public section according to law provisions.

- The setting up of semi-public medical examination and treatment establishments shall be considered on the basis of the demand determined by the Ministry of Health under the planning on organization of medical examination and treatment network as well as the people’s demand for medical examination and treatment nationwide.

- The setting up of semi-public medical examination and treatment sections in public medical examination and treatment establishments shall be considered on the basis of the people’s demand for medical examination and treatment in localities.

3. Semi-public medical examination and treatment establishments shall follow the medical professional and technical regulations like the public medical examination and treatment establishments as well as other relevant provisions of law.

4. Semi-public medical examination and treatment establishments shall provide medical examination and treatment services for those people who voluntarily pay for medical services according to the provisions of this Circular.

5. Subject to this Circular are semi-public medical examination and treatment establishments. Particularly for people-founded and private medical examination and treatment establishments, the provisions of the September 30, 1993 Ordinance on Private Medical and Pharmaceutical Practice, the legal documents guiding the implementation of this Ordinance and other relevant legal documents shall be complied with.

6. People-founded, private and semi-public medical examination and treatment establishments shall all be entitled to the policy of socialization encouragement stipulated in Circular No.18/2000/TT-BTC of March 1st, 2000 guiding a number of Articles of the Government’s Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on the incentive financial regime applicable to non-public establishments in the fields of education, health care, culture and sports.

II. SPECIFIC PROVISIONS:

A. CRITERIA AND CONDITIONS FOR SETTING UP OF SEMI-PUBLIC MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To have a contingent of medical cadres with full professional qualifications as defined by the Health Ministry.

3. To ensure infrastructure and modern medical equipment and facilities; to treat solid, liquid and gaseous wastes strictly according to regulations; to ensure environmental hygiene, not causing pollution and apply environmental protection measures.

4. To be able to mobilize resources from among the population and organizations of all economic sectors in the country so as to develop medical examination and treatment activities for people.

B. DOSSIER, PROCEDURES AND COMPETENCE TO PERMIT THE SETTING UP OF SEMI-PUBLIC MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS:

1. A dossier for setting up of a semi-public medical examination and treatment establishment includes:

1.1. The application for setting up

1.2. The setting-up plan, which reflects the following contents:

- The necessity to set up the semi-public medical examination and treatment establishment;

- The investing parties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The financial management mechanism;

- The infrastructure construction plan (improvement or construction of a semi-public hospital, departments or examination rooms; the size of the semi-public medical examination and treatment establishment or public establishment that has a semi-public section; the construction items in support of waste treatment; the total construction and improvement cost; the implementation tempo...);

- The specialized equipment and facilities: the list, value of each equipment or facility, the total investment capital for equipment and facilities;

- The managerial apparatus and staff (the number of personnel and their professional qualifications);

- The composition of the Managing Board and list of its members;

- The scope of professional practice;

- The analysis of the economic and financial efficiency.

2. Founding procedures: The Health Ministry shall provide separate guiding documents for semi-public medical examination and treatment establishments.

3. Competence to permit the setting up, merger, division, split, dissolution and suspension of operations of semi-public medical examination and treatment establishments:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Health Minister shall propose the Prime Minister to decide the founding of large-scale semi-public hospitals with investment capital equivalent to that of a group-A project of national or international characters.

- The Health Minister shall decide the founding of semi-public medical examination and treatment establishments under the Health Ministry.

- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall decide the setting up of semi-public medical examination and treatment establishments under their respective ministries or branches. Particularly for the transformation of public hospitals under such ministries or branches into semi-public medical examination and treatment establishments, the written consent of the Health Minister is required.

- The directors of the provincial/municipal Health Services shall propose the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to decide the setting up of the locally-run semi-public medical examination and treatment establishments. Particularly for the transformation of the locally-run public medical examination and treatment establishments into semi-public medical examination and treatment establishments, the Health Minister’s written consent is required.

3.2. Competence to decide the merger, division, split, dissolution and suspension of operations of semi-public medical examination and treatment establishments: The managerial level that is competent to decide the founding of semi-public medical examination and treatment establishments shall also have the competence to decide the merger, division, split, dissolution and suspension of operations of such establishments after consulting the concerned functional agencies.

4. Semi-public medical examination and treatment establishments shall, after obtaining founding decisions from the competent agencies, have to register with the financial agencies of the same level, submit to the inspection and supervision by the financial agencies and specialized management agencies of different levels.

C. MANAGEMENT, PROFESSIONAL OPERATIONS OF SEMI-PUBLIC MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS:

- Semi-public medical examination and treatment establishments shall be subject to the State management by the health service and have to implement the hospital regulations, the medical professional and technical regulations and other relevant provisions of law.

- The directors of public units having semi-public medical examination and treatment establishments shall have to inspect, supervise and take responsibility before the State for the entire operations of the semi-public medical examination and treatment establishments under their respective units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The health service shall have to inspect and examine the professional operations of semi-public medical examination and treatment establishments and handle violations according to law provisions.

D. FINANCIAL MANAGEMENT REGIME FOR SEMI-PUBLIC MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS:

1. Sources of operation capital:

- The State budget capital;

- The capital added from the annual financial results;

- The fixed asset depreciation (belonging to the State budget’s capital left for the establishments);

- The revenues from asset liquidation (belonging to the State budget capital sources);

- Sources of financial support, aids, donations or gifts of organizations and individuals inside and outside the country;

- The capital contributed by organizations and/or individuals for investment in the construction, improvement, expansion or upgrading of material bases, equipment and facilities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Other capital sources.

2. Contents of financial revenues and expenditures:

2.1. Revenues:

- The hospital fees;

- The interests on bank deposits;

- The fund allocated for realization of programs, targets, subjects and projects already approved by the competent authorities;

- The other revenues arising in the course of operation of semi-public medical examination and treatment establishments.

2.2 Expenditures:

- The expense for wage, remuneration and allowances (if any). Full-time officials of semi-public medical examination and treatment establishments, shall be entitled to the wage regime prescribed for the production and business sector; for officials of public medical examination and treatment establishments who work on the part-time basis for the semi-public sections, the wage shall be paid in form of remuneration according to each person’s extent of participation in the work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The expense for the purchase of medicines, blood, fluids, chemicals, medical supplies and instruments to be used directly for patients under doctors’ prescriptions (calculated according to the prices bought by the semi-public establishment).

- The logistical expense in service of medical examination and treatment work (including charges of electricity, water, environmental hygiene, office supplies, information, propagation, communication, working travel allowances, conference expense...).

- The expense for scientific research and training in direct service of medical examination and treatment.

- The expense for regular maintenance and repair of fixed assets in service of professional work and infrastructure projects.

- The payment for rent of material bases.

- The expense for hiring domestic and foreign (if any) specialists.

- The expense for fixed asset depreciation. The fixed asset depreciation amount, if belonging to the State’s contributed capital, shall be left for reinvestment in the semi-public medical examination and treatment establishment, and if belonging to the loan and mobilized capital, shall be used for repayment of the principals of such loan and mobilized capital. The management and use of fixed asset depreciation fund shall comply with the current law provisions. In special cases, the directors of semi-public medical examination and treatment establishments and directors of public medical examination and treatment establishments having semi-public sections may decide the application of the quick depreciation rates compatible to the patients’ payment capability.

- The payment of interests on capital (if any) borrowed from or contributed by organizations and individuals.

- The other expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. The annual financial results of semi-public medical examination and treatment establishments shall be determined on the basis of the difference between the total hospital-fee revenues and expenditures in the fiscal year after they fulfill the State budget remittance obligation according to law provisions. Such difference shall be dealt with as follows:

- To deduct at least 30% for supplement to the operation capital sources and upgrade material bases for semi-public medical examination and treatment establishments and public units having semi-public sections (the concrete level of supplement to the operation capital sources for the public units and semi-public sections shall be decided by the Management Boards).

- The remainder shall be spent on the following contents according to the rates set by the Management Boards:

+ Reward and welfare for laborers in the semi-public medical examination and treatment establishments, public units having semi-public sections and subjects in direct cooperation with the units.

+ Establishment of medical examination and treatment reserve funds in order to offset the hospital fee exemption and reduction for social policy beneficiaries, poor people and people with meritorious services to the revolution.

+ Distribution to members according to the proportion of capital contribution by the State, collectives and individuals to semi-public medical examination and treatment establishments. The income originated from the State budget’s contributed capital shall be left for the units to enhance investment in their material bases and accounted as the increase of the State budget capital contribution thereat.

3. Financial management regime:

3.1. For capital contributed by the State, including capital in cash (the retained surplus difference between revenues and expenditures originated from the State’s contributed capital); the supplies, goods and fixed assets (houses, land, machinery and equipment, transport means and other assets), which are provided by the State budget as the initial equipment and handed over to the establishments in the operation course:

- The public medical examination and treatment establishments shall have to organize the inventory and reevaluation of the State’s entire contributed capital transferred to the semi-public establishments and send the reports thereon to the management agencies for consideration and approval as well as to the financial agencies of the same level for the clearance of procedures for the hand-over of the State’s assets and capital to the semi-public establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Annually, semi-public medical examination and treatment establishments shall inventory and revalue assets, supplies and capital and submit reports thereon to their superior management bodies and finance agencies of the same level according to current regulations.

3.2. The capital supplemented by establishments themselves such as the retained fixed asset depreciation, the supplement from the annual financial results, must be used and managed according to current regulations.

3.3. The fund allocated by the State budget for realization of programs, targets, subjects and projects must be managed and used for the right purposes already approved and in strict compliance with the State’s current financial expenditure regime.

3.4. Semi-public medical examination and treatment establishments must use the capital contributed by organizations and individuals of all economic sectors as well as the capital borrowed from banks and credit institutions, for the right purposes, in an efficient manner and according to the debt (principal and interest) repayment plan in strict compliance with their commitments made when mobilizing capital.

3.5. Semi-public medical examination and treatment establishments, when having a demand for sale or liquidation of assets belonging to the State’s contributed capital must obtain decision from their superior management bodies after getting the written opinions of the finance agencies of the same level so as to ensure the strict observance of the prescribed regimes on the management of public properties. For the sale of redundant or technically obsolete assets to recover capital, the price-determining council must be set up and auction shall be organized according to law. The proceeds from the sale of assets, after deducting the reasonable sale expenses, shall be used to supplement the operation capital of the units and divided according to the proportion of initial capital contribution to create such assets.

3.6. Assets pledged or mortgaged to borrow capital at credit institutions shall strictly comply with the current law provisions.

3.7. Semi-public medical examination and treatment establishments shall have to open accounting books to monitor all existing assets and capital, the situation on changes of assets and capital of the units in strict accordance with the current accounting regime.

3.8. The hospital fee rates shall be set by the directors of semi-public medical examination and treatment establishments for each service and submitted to the managing ministries and branches (for semi-public medical examination and treatment establishments under the ministries and branches run by the central government) and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (for the locally-run semi-public medical examination and treatment establishments) for appraisal and ratification.

3.9. Semi-public medical examination and treatment establishments shall be entitled to open accounts at the State Treasuries to receive the State budget allocations to realize programs, targets, schemes and projects; aid sources and other supports, and open accounts at banks to collect hospital fees and units’ other revenues.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Semi-public medical examination and treatment establishments shall have to make annual and quarterly cost estimates for their entire operations, including:

- The estimated hospital-fee revenues and expenditures, service charges and other revenue sources (if any);

- The plan on distribution of revenue-expenditure differences and the establishment of funds;

- The estimated expenditures from fixed asset depreciation fund, incomes from the State’s contributed capital left for the semi-public medical examination and treatment establishments.

The above-mentioned cost estimates shall be sent to the management agencies for synthesization and sending to the finance agencies of the same level.

5. The heads of semi-public medical examination and treatment establishments shall be the account owners of their respective units and answerable to the Management Boards and their immediate superior management bodies for the entire work of managing finance and assets of the establishments.

6. Organization of accounting and final account settlement:

- Semi-public medical examination and treatment establishments shall organize the accounting and statistical work and open their own monitoring books according to the provisions of the Ordinance on Accounting and Statistics as well as the relevant legal documents.

- Quarterly and annually, semi-public medical examination and treatment establishments shall make final account settlement reports according to the prescribed forms and tables. For semi-public hospitals and general examination rooms, they must send their final account settlement reports to their superior management bodies for consideration, approval, synthesization and sending to the finance agencies of the same level; For public hospitals and general examination rooms having semi-public sections, they must incorporate the final account settlements of the semi-public sections into the general final account settlement report to be sent to the superior management bodies which shall directly consider and approve before sending them to the finance agencies of the same level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Publicization of annual financial reports: On the basis of the annual final settlement reports already approved by the competent agencies, semi-public medical examination and treatment establishments shall publicize their final account settlement reports before the conferences of employees of their respective units.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes effect 15 days after its signing. In the course of implementation, if any problems arise, they should be promptly reported to the Finance Ministry and the Health Ministry for consideration, appropriate amendment and supplement.

 

FOR THE HEALTH MINISTER
VICE MINISTER




Le Ngoc Trong

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Nguyen Thi Kim Ngan

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 31/2000/TTLT-BTC-BYT ngày 25/04/2000 hướng dẫn thành lập và cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở khám chữa bệnh bán công do Bộ tài chính- Bộ y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.028

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.216.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!