BỘ TÀI
CHÍNH - BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
127/2010/TTLT-BTC-BYT
|
Hà Nội,
ngày 24 tháng 08 năm 2010
|
THÔNG
TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 88/2005/TTLT-BTC-BYT NGÀY
11/10/2005 CỦA LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
VÀ MỘT SỐ ĐỊNH MỨC CHI TIÊU CỦA DỰ ÁN "PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS Ở VIỆT
NAM" DO NGÂN HÀNG THẾ GIỚI VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ - CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về
việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Hiệp định Viện trợ số 152-VN ngày 26/5/2005 giữa Chính phủ nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế về việc viện trợ không
hoàn lại cho Dự án "Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam";
Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên
tịch số 88/2005/TTLT-BTC-BYT ngày 11/10/2005
của Liên Bộ Tài chính - Bộ Y tế hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính và một số
định mức chi tiêu của dự án “Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam” do Ngân hàng Thế
giới viện trợ không hoàn lại như sau:
Điều 1:
Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 88/2005/TTLT-BTC-BYT:
1. Sửa đổi mục 2 phần I , như sau:
2. Các nguồn vốn của
Dự án
Tổng kinh phí và cơ
cấu nguồn kinh phí của Dự án "Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam" (sau
đây được gọi là Dự án) được quy định tại Quyết định số 260/QĐ-BYT ngày
04/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt dự án "Phòng chống HIV/AIDS ở
Việt Nam", Hiệp định Viện trợ số 152-VN ngày 26/5/2005 giữa Chính phủ nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế và các Hiệp
định viện trợ sửa đổi, bổ sung (nếu có) khi các nhà tài trợ khác thông qua Ngân
hàng Thế giới tài trợ cho Dự án.
2.1. Vốn viện trợ
không hoàn lại của WB và các nguồn vốn do các nhà tài trợ khác thông qua Ngân
hàng Thế giới tài trợ cho Dự án.
2.2. Vốn đối ứng của
Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
a. Đóng góp bằng cơ
sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, cán bộ đối tác hiện có của các đơn vị thụ
hưởng dự án;
b. Đóng góp bằng tiền
được cấp phát qua nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương để chi cho các khoản
mua sắm hàng hóa, hoạt động của Ban QLDA ở Trung ương và địa phương do NSNN đảm
bảo theo phân cấp NSNN hiện hành:
- Đối với Ban quản lý
dự án Trung ương: Do NSTW bố trí trong dự toán chi NSNN hàng năm của Bộ Y tế.
- Đối với Ban quản lý
dự án tại địa phương: Do NSĐP đảm bảo.
2. Sửa đổi điểm 4.2, mục 4 phần I như sau:
4.2. Phân định nhiệm
vụ chi
4.2.1. Đối với CPMU
a. Thực hiện các hình
thức mua sắm đấu thầu theo quy định của WB đối với trang
thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng, thuốc, phương tiện đi lại và các
trang thiết bị chuyên môn khác để cung cấp cho các tỉnh thụ hưởng Dự án.
b. Chi sửa chữa nhỏ
các cơ sở điều trị tại Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục và Lao động xã hội và
trung tâm Y tế quận/huyện (hoặc các cơ sở y tế khác được Bộ Y tế lựa chọn)
c. Chi cho các hoạt
động thông tin, giáo dục, truyền thông, các hoạt động về theo dõi, đánh giá
chương trình.
d. Chi cho chuyên gia
tư vấn cá nhân và đơn vị tư vấn trong và ngoài nước.
đ. Chi hội thảo, hội
nghị, tham quan, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ.
e. Chi cho việc tổ
chức các cuộc thi, phát triển các sáng kiến, phần thưởng cho các sáng kiến để
khuyến khích hỗ trợ sáng kiến.
g. Chi hoạt động gia
tăng: Bao gồm các chi phí đi lại và phụ phí cho các cán bộ thực hiện Dự án, các
chi phí văn phòng, chi phí liên lạc và dịch vụ thư tín, chi phí vận chuyển, các
chi phí liên quan đến đấu thầu và các chi phí hoạt động hợp lý khác nhưng không
bao gồm lương và các khoản phụ cấp lương cho công chức, viên chức.
Tỷ lệ giải ngân theo
nguồn vốn đối với từng hạng mục chi thực hiện theo qui định tại Hiệp định viện
trợ số 152-VN ngày 26/5/2005 giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế và các Hiệp định viện trợ sửa đổi, bổ sung
(nếu có).
4.2.2. Đối với các
PPMU
a. Chi cho các hoạt
động của 8 chương trình hành động tuyến tỉnh: Bao gồm (1) Chương trình thông
tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS;
phối hợp với các chương trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm để ngăn ngừa
lây nhiễm HIV/AIDS; (2) Chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại trong dự
phòng lây nhiễm HIV/AIDS; (3) Chương trình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS; (4) Chương trình giám sát HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương
trình; (5) Chương trình tiếp cận điều trị HIV/AIDS; (6) Chương trình dự phòng
lây truyền HIV từ mẹ sang con (7) Chương trình quản lý và điều trị các nhiễm
khuẩn lây truyền qua đường tình dục; (8) Chương trình tăng cao năng lực và hợp
tác quốc tế trong phòng chống HIV/AIDS.
b. Chi mua sắm đấu
thầu các thiết bị văn phòng do PPMU quản lý và sử dụng.
c. Chi thuê chuyên
gia tư vấn cá nhân và đơn vị tư vấn.
d. Chi hoạt động gia
tăng: Bao gồm các chi phí đi lại và phụ cấp cho các cán bộ thực hiện Dự án, các
chi phí văn phòng, chi phí liên lạc và dịch vụ thư tín, các chi phí liên quan
đến đấu thầu, nhưng không bao gồm lương và các khoản phụ cấp lương cho công
chức...
Tỷ lệ giải ngân theo
nguồn vốn đối với từng hạng mục chi thực hiện theo qui định tại Hiệp định viện
trợ số 152-VN ngày 26/5/2005 giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế và các Hiệp định viện trợ sửa đổi, bổ sung
(nếu có).
3. Sửa đổi tiết 5.1.3, điểm 5.1, mục 5 phần II như
sau:
CPMU là đơn vị trực
tiếp thực hiện các thủ tục rút vốn từ WB. CPMU có thể xem xét áp dụng các hình
thức rút vốn Từ tài khoản đặc biệt, bổ sung tài khoản đặc biệt, hoàn vốn, thanh
toán trực tiếp và thư cam kết theo quy định tại Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính
về việc hướng dẫn quản lý và giải ngân nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
4. Sửa đổi tiết 6.2.3.c, điểm 6.2, mục 6 phần II như
sau:
6.2.3.c. Các PPMU
giải ngân thấp hơn 50% vốn được cấp lần đầu trong vòng 6 tháng, giám đốc CPMU
(sau khi được Bộ Y tế và WB chấp thuận) có quyền được điều phối kinh phí cho
các tỉnh khác có nhu cầu và tiến độ giải ngân tích cực hơn. Quy định này được
áp dụng từ năm 2007 đến trước ngày đóng tài khoản đặc biệt của dự án.
5. Sửa đổi mục 1, mục 2, mục 3 phần III như sau:
Bổ sung mục 1.3 vào mục 1, phần III với nội dung như sau:
1.3 Điều chỉnh và bổ
sung một số định mức chi: Các định mức chi theo phụ lục đính kèm sẽ thay thế
cho định mức chi cũ ngay khi Thông tư này có hiệu lực thi hành
2. Tiền công
2.1. Các nhân viên,
cộng tác viên Dự án được tuyển dụng làm việc thường xuyên, không thường xuyên
trong CPMU/PPMU được chi trả 100% từ nguồn vốn viện trợ của WB (Hạng mục Tư
vấn, Phụ lục 1 Hiệp định Viện trợ). Sau khi thống nhất với Ngân hàng Thế giới,
Liên Bộ hướng dẫn một số mức chi cho tiền công và thù lao một số hoạt động
chuyên môn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Phụ cấp
Phụ cấp được áp dụng
cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước được cử sang làm việc kiêm nhiệm ở
BQLDA các cấp. Phụ cấp được chi trả từ nguồn vốn đối ứng của Dự án theo quy
định tại Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày
19/11/2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành một số định mức chi tiêu áp dụng
cho các Dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vay nợ.
Điều 2:
Hiệu lực thi hành:
Thông tư này có hiệu
lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành./.
KT. BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|
Nơi nhận:
Văn
phòng Chính phủ;
VPBCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Ngân hàng Công thương Việt Nam;
Kiểm toán Nhà nước;
Kho bạc Nhà nước và KBNN các tỉnh Dự án;
CPMU, các PPMU;
Các đơn vị tham gia dự án;
UBND 32 tỉnh dự án;
Công báo;
Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
Vụ Pháp chế BTC, BYT;
Cục QLN & TCĐN, NSNN, HCSN, PC (BTC);
Website Bộ Tài chính, Bộ Y tế;
Lưu: VT (BTC, BYT).
|
|