Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 09/2004/TTLT-BNN-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính Người ký: Bùi Bá Bổng, Huỳnh Thị Nhân
Ngày ban hành: 31/03/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/2004/TTLT-BNN-BTC

Hà Nội , ngày 31 tháng 3 năm 2004

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -BỘ TÀI CHÍNH SỐ 09/2004/TTLT-BNN-BTC NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ DI DÂN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 190/2003/QĐ-TTG NGÀY 16/9/2003 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH DI DÂN THỰC HIỆN QUY HOẠCH, BỐ TRÍ DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2003 - 2010.

Thực hiện Quyết định số 190 /2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 - 2010; Liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ TChính hướng dẫn thực hiện chính sách di dân như sau:

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ hỗ trợ di dân đến các dự án, các vùng thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư (sau đây gọi lùng dự án) thuộc khu vực nông thôn theo kế hoạch của Nhà nước, bao gồm:

1. Dự án quy hoạch, ổn định dân cư các xã biên giới;

2. Dự án di dân ra hải đảo;

3. Dự án quy hoạch, bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết thuộc Chương trình 135 theo Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ng29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ;

4. Dự án thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư do Bộ Quốc phòng quản lý (khu kinh tế - quốc phòng, làng quân nhân,...);

5. Dự án định canh định cư, dự án ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới;

6. Các xã có điều kiện tiếp nhận dân cư đến xen ghép (quy định tại mục b khoản 3 Điều 2 tại Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ), theo chỉ tiêu được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao.

II. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

Đối tượng thực hiện Thông tư này là các hộ gia đình di dân tập trung hay xen ghép, đến định cư ở các vùng dự án quy hoạch, bố trí dân cư quy định tại Mục I Phần A của Thông tư này, theo kế hoạch hàng năm của Nhà nước, bao gồm:

1. Hộ phải di cư vì điều kiện sản xuất và đời sống quá khó khăn:

a) Hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh du cư hoặc đã định cư nhưng còn du canh; hộ thuộc diện nghèo sống du cư trên đầm phá, trên sông, phải di chuyển đến vùng quy hoạch, bố trí dân cư để thực hiện định canh định cư;

b) Hộ mất đất ở và đất sản xuất do thiên tai, hộ sống ở vùng thường xuyên bị thiên tai đe doạ cần phải bố trí sắp xếp lại;

c) Hố sống ở vùng cao thiếu đất sản xuất, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt chưa có khả năng khắc phục được, cần phải di chuyển đến các vùng dự án;

d) Hộ di dân đến vùng dự án thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư do Bộ Quốc phòng quản lý;

e) Hộ dân có đăng ký hộ khẩu thường trú, đang sống trong các khu rừng đặc dụng phải di chuyển ra khỏi rừng đến vùng dự án (các hộ di chuyển thực hiện dự án tái định cư thì không hưởng hỗ trợ quy định tại Thông tư này).

2. Hộ di dân đến các xã biên giới, hải đảo: là các hộ gia đình tự nguyện đến định cư lâu dài tại các vùng dự án ở hải đảo, ở các xã biên giới, gồm:

- Hộ gia đình trước đây sinh sống tại hải đảo, xã biên giới đã chuyển đi nơi khác nay trở về nơi ở cũ;

- Hộ gia đình từ địa phương khác trong nước chuyển đến;

- Cán bộ, chiến sĩ lực lượng về trang, công chức, viên chức, thanh niên xung phong, trí thức trẻ, công nhân quốc phòng đang làm nhiệm vụ tại các vùng dự án đưa gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con) đến định cư lâu dài hoặc lập gia đình mới và tự nguyện định cư lâu dài tại hải đảo, xã biên giới.

3. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng về trang, công chức, viên chức, thanh niên xung phong, trí thức trẻ, công nhân quốc phòng đang làm nhiệm vụ tại các vùng dự án đưa gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con) đến định cư lâu dài hoặc lập gia đình mới và tự nguyện định cư lâu dài tại vùng dự án.

4. Hộ tự nguyện di dân đến các vùng kinh tế mới để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và phát triển ngành, nghề khác.

5. Hộ di dân tự do đang ở trong các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần phải chuyển ra khỏi các khu rừng đó.

III. NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ

1. Chỉ hỗ trợ cho hộ di dân đến nơi định cư mới theo hình thức tập trung hay xen ghép theo quy hoạch và kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

2. Kinh phí hỗ trợ di dân được cấp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho hộ di dân bảo đảm đóng đối tượng, đúng mục đích và kịp thời. Hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt hay bằng hiện vật do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể.

- Ở nơi đi: cấp hỗ trợ về di chuyển người và hành lý, thuốc chữa bệnh, tiền ăn trên đường di chuyển (gọi chung là tiền di chuyển)

- Ở nơi đến định cư: cấp hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt, lương thực (không quá 12 tháng), công cụ sản xuất, giống cây lương thực và phân bón cho vụ đầu, khai hoang (nếu có).

3. Kinh phí hỗ trợ cho các xã nhận dân đến xen ghép được cấp trực tiếp cho ngân sách xã.

B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I . MỨC HỖ TRỢ DI DÂN

1. Hỗ trợ khai hoang xây dựng đồng ruộng hoặc nương cố định.

Khoản hỗ trợ này chỉ áp dụng đối với những dự án giao đất hoang cho hộ di dân tự khai hoang xây dựng đồng ruộng hoặc nương cố định. Mức đất giao theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai. Kinh phí hỗ trợ cho các hộ di dân theo các mức sau:

- Khai hoang xây dựng nương cố định, đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả: 2 triệu đồng/ha.

- Khai hoang xây dựng ruộng nước, đồng muối, đất nuôi trồng thủy sản: 4 triệu đồng/ha.

- Khai hoang xây dựng ruộng bậc thang: 5 triệu đồng/ha.

Trường hợp dự án được phê duyệt quy định việc khai hoang tập trung do cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện từ nguồn kinh phí dự án thì không cấp kinh phí hỗ trợ khai hoang cho hộ di dân.

2. Hỗ trợ di chuyển, ổn định sản xuất và đời sống.

a) Các hộ di dân đến các xã biên giới được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức 15 triệu đồng/hộ; cụ thể như sau:

- Di dân ngoài tỉnh:

+ Hỗ trợ ở nơi đi: tiền di chuyển 2 triệu đồng/hộ.

+ Hỗ trợ ở nơi đến: 13 triệu đồng/hộ để làm các việc sau: làm nhà ở và nước sinh hoạt (tối thiểu 10 triệu đồng/hộ), mua lương thực thời gian đầu (tính từ khi đến nơi định cư mới), công cụ sản xuất, giống cây lương thực, phân bón cho vụ đầu.

- Di dân trong tỉnh, trong vùng dự án: ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ để làm các việc sau: làm nhà ở và nước sinh hoạt (tối thiểu 10 triệu đồng/hộ), tiền di chuyển, mua lương thực thời gian đầu (tính từ khi đến nơi định cư mới), công cụ sản xuất, giống cây lương thực, phân bón cho vụ đầu.

b) Các hộ di dân ra hải đảo được ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 50 triệu đồng/hộ đến 100 triệu đồng/hộ; cụ thể như sau:

- Hỗ trợ ở nơi đi: tiền di chuyển:

+ Đối với đảo cách đất liền dưới 50 hải lý: 5 triệu đồng/hộ.

+ Đối với đảo cách đất liền từ 50 hải lý trở lên: 7 triệu đồng/hộ.

+ Đối với các đảo có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, phương tiện vận chuyển khó khăn như đảo Bạch Long Vĩ và một số đảo khác: 10 triệu đồng/hộ.

- Hỗ trợ ở nơi đến để: mua lương thực thời gian đầu trên đảo, xây dựng 1 căn hộ (diện tích tối thiểu 36 m2, kể cả công trình phụ) và nước sinh hoạt (01 bể chứa nước tối thiểu 3 m3 hoặc giếng nước) theo các mức sau:

+ Đối với đảo cách đất liền dưới 50 hải lý: 45 triệu đồng/hộ.

+ Đối với đảo cách đất liền từ 50 hải lý trở lên: 65 triệu đồng/hộ.

+ Đối với các đảo có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, phương tiện vận chuyển khó khăn như đảo Bạch Long Vĩ và một số đảo khác: 90 triệu đồng/hộ.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đảo quy định mức cụ thể về lương thực và xây dựng nhà ở cho dân đến định cư trên đảo đảm bảo sinh hoạt thuận tiện, phù hợp với môi trường, chống được gió, bão.

Việc quản lý đầu tư và xây dựng nhà ở thực hiện theo Thông tư liên tịch số 666/2001/TTLT-BKH-UBDTMN-BTC-BXD ngày 23/8/2001 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Uỷ ban Dân tộc và Miền núi - Tài chính - Xây dựng hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135.

c) Hộ di dân là đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Mục II Phần A của Thông tư này được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

- Miền Bắc đi miền Nam (hoặc ngược lại): mức 8 triệu đồng/hộ, trong đó:

+ Hỗ trợ ở nơi đi: tiền di chuyển 1,5 triệu đồng/hộ.

+ Hỗ trợ ở nơi đến: 6,5 triệu đồng/hộ để mua lương thực thời gian đầu (tính từ khi đến nơi định cư mới), công cụ sản xuất, giống cây lương thực, phân bón cho vụ đầu, nhà ở và nước sinh hoạt.

- Di dân trong miền (miền Bắc hoặc miền Nam): mức 6 triệu đồng/hộ, trong đó:

+ Hỗ trợ ở nơi đi: tiền di chuyển 1 triệu đồng/hộ.

+ Hỗ trợ ở nơi đến: 5 triệu đồng/hộ để mua lương thực thời gian đầu (tính từ khi đến nơi định cư mới), công cụ sản xuất, giống cây lương thực, phân bón cho vụ đầu, nhà ở và nước sinh hoạt.

- Di dân trong tỉnh: mức 4,5 triệu đồng/hộ để chi phí di chuyển, mua lương thực thời gian đầu (tính từ khi đến nơi định cư mới), công cụ sản xuất, giống cây lương thực, phân bón cho vụ đầu, nhà ở và nước sinh hoạt.

- Di dân trong vùng dự án: mức 2 triệu đồng/hộ hỗ trợ cho những hộ di dân có di chuyển chỗ ở đến nơi định cư mới theo quy hoạch của vùng dự án, có khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất nông, lâm nghiệp.

Những hộ di chuyển trong vùng dự án nhưng không theo quy hoạch bố trí dân cư của cấp có thẩm quyền phê duyệt và không khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất thì không được hỗ trợ.

d) Các khoản hỗ trợ khác.

- Hộ di dân đến vùng trũng thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được hỗ trợ thêm 700.000đồng/hộ để mua 01 chiếc xuồng làm phương tiện đi lại do nơi đến cấp.

- Hộ di dân từ vùng đồng bằng, trung du, miền núi lên vùng cao được hỗ trợ thêm tiền di chuyển 500.000đồng/hộ do nơi đi cấp (tên xã, huyện vùng cao theo quy định của Uỷ ban Dân tộc).

3. Hộ di dân tự do đang sinh sống tại các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần phải chuyển đến vùng quy hoạch dân cư hoặc đưa trở về nơi ở cũ:

- Hộ tự nguyện chấp hành chuyển đến vùng quy hoạch dân cư theo sắp xếp của chính quyền các cấp ở địa phương nơi đến thì không được hưởng chính sách hỗ trợ di dân quy định tại Thông tư này nhưng được xem xét giao đất ở, đất sản xuất theo mức và điều kiện giao đất do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đến quy định.

Trường hợp là hộ dân tộc thiểu số, đời sống quá khó khăn thì được xem xét hỗ trợ thêm kinh phí để di chuyển, mua lương thực trong thời gian đầu, phân bón vụ đầu và giải quyết nước sinh hoạt, mức hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đến quy định nhưng không quá 3 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, còn được xem xét hỗ trợ cho mua trả chậm nhà ở áp dụng theo Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg ngày 11/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở các tỉnh Tây Nguyên mua trả chậm nhà ở.

- Đối với hộ không chấp hành định cư theo bố trí của chính quyền các cấp ở địa phương thì Uỷ ban nhân dân nơi có dân đến tiến hành cưỡng chế ra khỏi các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và thông báo cho chính quyền địa phương nơi có dân đi tự bố trí kinh phí, tổ chức đón họ trở lại nơi ở cũ (nơi có đăng ký hộ khẩu thường trú) và tạo điều kiện cho người dân sớm ổn định lại đời sống và sản xuất.

4. Các hộ tự nguyện đến vùng dự án Kinh tế mới để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và ngành nghề:

a) Các hộ tự nguyện đến vùng dự án kinh từ mới đó phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và ngành nghề được Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đi và nơi đến chấp thuận di chuyển phải tự lo chi phí di chuyển, làm nhà ở và đầu tư cho sản xuất và đời sống thì được Ban quản lý dự án khai hoang bố trí đất ở, đất sản xuất và được cấp có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

b) Trường hợp là hộ nghèo (theo tiêu chí do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định) được Ban quản lý dự án khai hoang hoặc giao cho hộ tự khai hoang để bố trí đất ở, đất sản xuất và được cấp có thẩm quyền giao đất không thu tiền sử dụng đất.

5. Hỗ trợ cộng đồng vùng dự án.

Những xã tiếp nhận các hộ (từ 10 hộ dân/năm trở lên) thuộc đối tượng quy định tại điểm 1 Mục II Phần A của Thông tư này, đến định cư xen ghép theo chỉ tiêu do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao thì xã nhận dân được ngân sách nhà nước hỗ trợ một khoản kinh phí là 20 triệu đồng/hộ để làm các việc sau:

+ Điều chỉnh đất ở và đất sản xuất đó giao cho các hộ mới đến bao gồm: khai hoang, đền bù theo quy định khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất để giao cho hộ di dân.

+ Xây dựng mới hoặc nâng cấp một số công trình hạ tầng thiết yếu như: lớp học, trạm xá, thuỷ lợi nội đồng, đường dân sinh, công trình cấp nước công cộng.Việc lựa chọn xây dựng thêm hoặc nâng cấp công trình phải có sự bàn bạc dân chủ, thống nhất với nhân dân trong thôn, bản, xã.

Những xã tiếp nhận dưới 10 hộ dân/năm đến định cư xen ghép theo chỉ tiêu kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao thì tuỳ theo khả năng của ngân sách địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức hỗ trợ cho ngân sách xã nhận dân đến để giải quyết các công việc trên.

6. Ngoài mức hỗ trợ quy định trên đây, tuỳ theo điều kiện và khả năng ngân sách và các nguồn lực được phép huy động theo luật định, các địa phương có thể hỗ trợ thêm nhằm giảm bớt khó khăn và sớm ổn định sản xuất và đời sống cho các hộ di dân.

II. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN DI DÂN

Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ di dân theo quy định tại Thông tư này do ngân sách nhà nước bảo đảm.

1. Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí để thực hiện hỗ trợ di dân ra biên giới, hải đảo; di dân vì điều kiện sản xuất quá khó khăn không khắc phục được; di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở những nơi đất hoang hoá còn lớn, tập trung có khả năng tiếp nhận nhiều dân cư ngoài vùng theo hình thức bổ sung có mục tiêu trong dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm.

2. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí đầu tư thực hiện các dự án di dân nội vùng và hỗ trợ cho các hộ di dân nội vùng nhằm thực hiện bố trí lại dân cư, khai thác đất hoang hoá phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển ngành nghề và hỗ trợ thêm cho cho các hộ di dân tuỳ theo khả năng của ngân sách địa phương.

3. Chi phí quản lý thực hiện di dân là khoản chi không thường xuyên được bố trí trong kinh phí quản lý hành chính giao cho các Bộ, ngành, các địa phương trong dự toán chi ngân sách hàng năm trên cơ sở dự toán chi của các đơn vị thực hiện công tác di dân theo chế độ chi tiêu hiện hành và khối lượng công việc phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt để chi cho công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, kiểm tra (kể cả kiểm tra địa bàn), in ấn tài liệu, hồ sơ, biểu mẫu, tổ chức việc cấp phát tiền hỗ trợ cho dân, chi phí rủi ro.

III. LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ VÀ QUYẾT TOÁN

1. Quy trình lập dự toán quản lý và quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ di dân thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 06/01/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chương trình mục tiêu quốc gia và Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

Để chủ động trong việc bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho mục tiêu di dân phát triển vùng kinh tế mới sát với tiến độ thực hiện của các địa phương trình Quốc hội phê duyệt; hàng năm, trên cơ sở đề án tổng quan về định canh định cư, di dân phát triển vùng kinh tế mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kết quả điều tra khảo sát địa bàn đưa, đón dân; căn cứ vào tiến độ thực hiện các dự án tiếp nhận dân đến định cư ở các dự án kinh tế mới và thỏa thuận với các địa phương có điều kiện nhận dân đến định cư theo hình thức xen ghép, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh kế hoạch đưa, đón dân trên địa bàn tỉnh bao gồm:

- Kế hoạch tiếp nhận hoặc đưa dân đến các dự án kinh tế mới.

- Kế hoạch di dân đến định cư xen ghép ở các địa phương có điều kiện tiếp nhận.

- Dự án sắp xếp dân cư nội vùng.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt.

Việc quản lý chi tiêu và quyết toán kinh phí hỗ trợ di dân thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Cuối quý, cuối năm và kết thúc dự án di dân, tiếp nhận dân định cư theo chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan thực hiện dự án phải báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kết quả thực hiện công tác di dân để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.

C. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng dự án, lập kế hoạch di dân, quy hoạch, bố trí dân cư hàng năm, tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện về tiến độ, kinh phí và đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và cơ quan trung ương của các đoàn thể kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chế độ chính sách di dân.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

- Phối hợp với Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách di dân.

- Thẩm tra báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ di dân theo quy định hiện hành.

3. Các Bộ, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vộ Tchính triển khai thực hiện những nội dung có liên quan.

4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách trên địa bàn; phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện tại địa phương để kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về biện pháp giải quyết; chỉ đạo cơ quan chuyên ngành về di dân của địa phương làm các việc sau:

- Nghiên cứu, khảo sát địa bàn đưa và đón dân; cung cấp thông tin về các dự án di dân, quy hoạch, bố trí dân cư; phổ biến chủ trương, chính sách, chế độ hỗ trợ của Nhà nước, thủ tục về di dân cho nhân dân.

- Tổ chức di chuyển và tiếp nhận dân cư; cấp phát chế độ hỗ trợ đầy đủ, kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng cho các hộ gia đình; thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo chế độ tài chính hiện hành.

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các dự án di dân nội vùng.

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngđăng Công báo vhay thế các văn bản sau: Thông tư số 07/LĐ-TBXH ngày 12/5/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chế độ trợ cấp cho hộ gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới theo Quyết định số 327/CT ngày 15/9/1992, Thông tư số 04/LĐTBXH-DD ngày 11/2/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về chế độ trợ cấp cho hộ gia đình di dân ra đảo, Thông tư số 15/LĐTBXH ngày 01/7/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 07/LĐ-TBXH ngày 12/5/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các Bộ, ngành và các địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để nghiên cứu và giải quyết.

Bùi Bá Bổng

(Đã ký)

Huỳnh Thị Nhân

(Đã ký)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 09/2004/TTLT-BNN-BTC ngày 31/03/2004 hướng dẫn chế độ hỗ trợ di dân theo Quyết định 190/2003/QĐ-TTg về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 - 2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.427

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.226.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!