Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 05-LB/TT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Sinh Hùng, Trần Hồng Quân
Ngày ban hành: 08/04/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05-LB/TT

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 1995

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - TÀI CHÍNH SỐ 05-LB/TT NGÀY 8 THÁNG 4 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ KINH PHÍ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CỦA NGÀNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NĂM 1995

Thi hành Quyết định số 829/TTg ngày 30-12-1994 của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương và biện pháp điều hành những lĩnh vực then chốt trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1995; Liên bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính hướng dẫn thực hiện quản lý kinh phí các chương trình, mục tiêu giáo dục - đào tạo năm 1995 như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu toàn ngành và sử dụng có hiệu quả kinh phí đã được Nhà nước phê duyệt năm 1995.

2. Ngành Tài chính cấp phát đủ kinh phí để thực hiện các chương trình, mục tiêu giáo dục - đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch ngân sách đã được thông báo hàng năm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện đúng danh mục các công việc đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt đối với từng chương trình, mục tiêu của từng tỉnh, thành phố.

4. Các Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm lập dự toán báo cáo quyết toán chi các chương trình, mục tiêu hàng quý, năm gửi Sở Tài chính - Vật giá (đồng kính gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo) để Sở Tài chính - Vật giá cấp phát kinh phí và tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Bộ Tài chính.

5. Chỉ tiêu kinh phí các chương trình, mục tiêu giáo dục được giao là nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ. Các địa phương phải tổ chức huy động các nguồn tài chính khác kể cả các nguồn ngoài ngân sách nhà nước do cộng đồng đóng góp để đầu tư cho các chương trình, mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A. Nội dung chi chủ yếu của các chương trình, mục tiêu được quy định để làm căn cứ lập dự toán, cấp kinh phí và quyết toán như sau:

1. Mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ:

Dành chủ yếu kinh phí cho công tác giáo dục tiểu học, để thực hiện Luật phổ cấp giáo dục tiểu học, cụ thể:

- Chi cho việc tổ chức các lớp học để thu hút trẻ em từ 6 đến 14 tuổi bị thất học.

- Chi cho việc tổ chức các lớp học cho các đối tượng từ 15 đến 35 tuổi chưa biết chữ, ưu tiên kinh phí xoá mù chữ cho cán bộ xã, bản, chiến sĩ lực lượng vũ trang, biên phòng đang phục vụ công tác ở địa phương.

- Hỗ trợ kinh phí cho các lớp xoá mù chữ cho người mù thuộc chi hội người mù.

- Chi thù lao cho giáo viên, hỗ trợ tiền mua sách giáo khoa, vở viết... cho học sinh và được dùng một phần để chi cho công tác tuyên truyền, khen thưởng, điều tra tình hình phổ cập giáo dục tiểu học và người mù chữ tại địa phương.

2. Chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học:

Kinh phí được sử dụng để phục vụ cho ngành học, bậc học: mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp - dạy nghề theo các nội dung chi sau:

- Cải tạo, sửa chữa phòng học kiên cố để khắc phục tình trạng học ca 3 ở các trường phổ thông. Xoá dần các phòng học tạm bợ bằng tranh, tre nứa, lá: ưu tiên cho giáo dục tiểu học và các trung tâm chất lượng cao.

- Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất của trường học như phòng học cao tầng, sân chơi, nhà tập, công trình vệ sinh, nước sạch và xây dựng môi trường lành mạnh của trường học.

- Dành kinh phí cho việc mua sắm bàn ghế, bảo đảm các phòng học đủ bàn ghế học sinh, đúng quy cách, hợp lứa tuổi và mua sắm các thiết bị, thí nghiệm thực hành, thư viện, máy vi tính, phòng ngữ âm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học, bồi dưỡng giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm.

- Chi cho đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về giáo viên tiểu học theo chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và thực hiện các hình thức bồi dưỡng giáo viên các cấp để từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên các ngành học, cấp học.

Đối với các trường sư phạm phải đảm bảo các nhu cầu tối thiểu cần thiết như: phòng học, nhà ăn, nhà ở, thư viện, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đôi ngũ giáo viên.

4. Chương trình tăng cường giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng sâu đồng bằng sông Cửu Long, hải đảo, biên giới.

- Ưu tiên kinh phí cho các trường dân tộc nội trú. Đảm bảo các yêu cầu cơ bản như: phòng học, nhà ăn, nhà ở và dành kinh phí cần thiết cho việc mua sắm đồ dùng, vật tư thí nghiệm, các loại thiết bị dạy học, thư viện để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh dân tộc.

- Có quy hoạch để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất các trường dân tộc nội trú với đầy đủ và yêu cầu nuôi, dạy, rèn luyện học sinh.

- Cùng với việc xây dựng các trường dân tộc nội trú cần chú ý hỗ trợ kinh phí cho các trường lớp học ở các xã, bản vùng cao, xa xôi hẻo lánh để thu hút con em các dân tộc ít người đến trường học.

- Đối với vùng sâu đồng bằng sông Cửu Long, có thể hỗ trợ kinh phí để xây dựng các khu nội trú giúp cho học sinh các xã xa trường có điều kiện về ăn ở để theo học bậc trung học.

5. Chương trình thí điểm phân ban trung học phổ thông:

Theo Thông tư số 03/GDĐT ngày 9-2-1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kinh phí được sử dụng tập trung cho một số yêu cầu chủ yếu phục vụ nhiệm vụ thí điểm phân ban trung học như sau:

- Mua sắm, sửa chữa đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm cần thiết phục vụ cho việc dạy phân ban trung học ở các trường phổ thông trung học thực hiện chương trình phân ban trung học.

- Mua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ nhiệm vụ chuyên ban.

- Chi phí cần thiết cho các cuộc hội thảo rút kinh nghiệm việc giảng dạy, học tập phân ban.

- Thù lao cho giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy phân ban theo quy định hiện hành.

B. Trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu giáo dục.

1. Ở Trung ương:

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì trong việc lập đề án và dự toán các chương trình, mục tiêu giáo dục gửi Bộ Tài chính để tổng hợp lập kế hoạch chi toàn ngành Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phân bổ kinh phí các chương trình, mục tiêu giáo dục và đào tạo cho các địa phương và các bộ, ngành có trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương và các trường trực thuộc thực hiện các chương trình, mục tiêu của ngành, đảm bảo sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì. Bộ Tài chính tham gia duyệt danh mục từng chương trình, mục tiêu do các Sở Giáo dục - Đào tạo địa phương trình lên để làm căn cứ cho Sở Tài chính - Vật giá cấp phát kinh phí cho các Sở Giáo dục - đào tạo thực hiện.

Căn cứ vào thông báo của Bộ Tài chính giao chỉ tiêu ngân sách cho các chương trình, mục tiêu giáo dục - đào tạo cho các địa phương và danh mục từng chương trình, mục tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt với sự tham gia của Bộ Tài chính, các Sở Tài chính, Vật giá bảo đảm cấp phát đủ kinh phí và đúng danh mục cho các chương trình, mục tiêu giáo dục - đào tạo.

Bộ Tài chính cấp đủ kinh phí và đúng danh mục cho các chương trình, mục tiêu giáo dục - đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý.

2. Ở địa phương:

- Sở Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm lập dự toán các chương trình, mục tiêu của ngành; sau khi nhận được thông báo kinh phí các chương trình, mục tiêu, tiến hành lập danh mục các chương trình, mục tiêu bao gồm: danh sách các đơn vị trường học, số vốn dự kiến phân bổ cho từng trường học, từng đơn vị và từng công việc gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo làm căn cứ xét duyệt.

Các cơ sở sử dụng kinh phí chương trình, mục tiêu có trách nhiệm báo cáo quyết toán với Sở Giáo dục và Đào tạo để Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp quyết toán kinh phí chương trình, mục tiêu gửi Sở Tài chính - Vật giá (đồng thời gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Sở Tài chính - Vật giá căn cứ vào danh mục các chương trình, mục tiêu giáo dục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và dự toán hàng quý do Sở Giáo dục và Đào tạo lập, cấp phát đủ kinh phí, đúng thời gian, tạo điều kiện cho Sở Giáo dục và Đào tạo điều hành đúng các chương trình, mục tiêu ở địa phương; tổ chức duyệt quyết toán và tổng hợp quyết toán kinh phí chương trình, mục tiêu để báo cáo Bộ Tài chính theo quy định hiện hành.

- Căn cứ vào danh mục các công việc phải làm đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt với sự tham gia của Bộ Tài chính cho từng chương trình, mục tiêu ở từng đơn vị cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố để giao nhiệm vụ cho Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện các chương trình, mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn các huyện, quận, thị xã.

C. Chế độ chi phí cho việc chỉ đạo quản lý và thực hiện các chương trình, mục tiêu giáo dục - đào tạo.

Để chỉ đạo thực hiện các chương trình, mục tiêu giáo dục - đào tạo được chi phí các khoản sau đây:

- Chi tập huấn nghiệp vụ và các cuộc hội thảo về chương trình, mục tiêu.

- Chi mua (hoặc in) các biểu mẫu, tài liệu phục vụ việc chỉ đạo và thực hiện các chương trình mục tiêu.

- Chi cho việc tổ chức kiểm tra thực hiện các chương trình, mục tiêu.

Các Sở Giáo dục và Đào tạo lập dự toán chi phí các khoản trên gửi Sở Tài chính - Vật giá xét duyệt, cấp phát. Các khoản chi phí nói trên được bố trí trong kinh phí các chương trình, mục tiêu của tỉnh, thành phố.

Riêng các Ban chủ nhiệm các chương trình, mục tiêu ở Bộ Giáo dục và Đào tạo lập dự toán cho các hoạt động ở trung ương để Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp trong kinh phí chương trình, mục tiêu hàng năm gửi Bộ Tài chính xét duyệt và cấp phát.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

- Ngành Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với ngành Tài chính tiến hành thường xuyên kiểm tra việc sử dụng kinh phí và kết quả thực hiện các chương trình, mục tiêu giáo dục và đào tạo ở cơ sở, trường học trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-1995, những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

- Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các địa phương cần phản ánh để liên Bộ bổ sung sửa đổi kịp thời.

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã ký)

Trần Hồng Quân

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 05-LB/TT ngày 08/04/1995 hướng dẫn quản lý kinh phí các chương trình mục tiêu của ngành giáo dục đào tạo ngày 08/04/1995 do Bộ Giáo dục và đào tạo-Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.078

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.109.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!