Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Uỷ ban Dân tộc Người ký: Hồ Xuân Hùng, Nguyễn Công Nghiệp, Cao Lại Quang, Cao Viết Sinh, Hà Hùng
Ngày ban hành: 15/09/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN DÂN TỘC – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ – BỘ TÀI CHÍNH – BỘ XÂY DỰNG – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT- TC-XD-NNPTNT

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2008

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (sau đây gọi chung là Chương trình 135 giai đoạn II); liên Bộ: Uỷ ban Dân tộc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện như sau:

Phần I.

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình 135 giai đoạn II theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg , ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là Quyết định 07/2006/QĐ-TTg) thực hiện trên địa bàn các xã và thôn, bản, buôn, làng, xóm, ấp (sau đây gọi là thôn, bản) theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Chương trình 135 giai đoạn II được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, huy động đóng góp, trong đó Ngân sách Trung ương là hỗ trợ. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND tỉnh) có trách nhiệm huy động nguồn lực của địa phương, của các đơn vị, tổ chức, các tầng lớp dân cư trong và ngoài tỉnh và lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện.

3. Việc phân bổ vốn Ngân sách Trung ương (NSTW) hỗ trợ cho các tỉnh theo định mức và số xã, thôn bản của tỉnh được phê duyệt; các tỉnh phải thực hiện phân bổ cho từng xã, thôn, bản theo tiêu chí, không bình quân chia đều. Tiêu chí phân bổ vốn dựa trên các yếu tố: tỷ lệ hộ nghèo, vị trí địa lý, diện tích, số dân, điều kiện đặc thù của từng xã, đảm bảo ưu tiên đầu tư cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. UBND tỉnh chỉ đạo việc xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ vốn trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố (sau đây gọi là HĐND tỉnh) phê duyệt làm cơ sở phân bổ vốn hàng năm và thông báo đến Uỷ ban nhân dân từng xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) ở xã khu vực II.

4. Các công trình, dự án được đưa vào kế hoạch thực hiện đầu tư phải bố trí vốn để hoàn thành dứt điểm, thời gian thực hiện tập trung trong một năm, tối đa không quá hai năm.

5. Thực hiện Chương trình phải công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã thông báo công khai về đối tượng thụ hưởng, định mức vốn các dự án từng năm và trong cả giai đoạn của Chương trình bằng các hình thức: tổ chức họp dân phæ biến, truyền thanh, thông báo tại trụ sở UBND xã, nhà văn hoá sinh hoạt cộng đồng tại thôn, bản, trường học, chợ và những nơi đông người khác. Việc lập kế hoạch thực hiện hàng năm và cho cả giai đoạn đến năm 2010 phải tổ chức lấy ý kiến của nhân dân từ thôn, bản bằng các hình thức họp dân hoặc phát phiếu lấy ý kiến và được tổng hợp ghi thành biên bản. Công trình, nội dung được chọn ưu tiên đầu tư theo ý kiến nhất trí của số đông người dân. UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND xã) tổng hợp, thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân xã trước khi trình Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã (sau đây gọi là UBND huyện).

6. Tăng cường phân cấp cho cấp xã quản lý từng dự án của Chương trình, UBND tỉnh và UBND huyện có trách nhiệm hướng dẫn và tăng cường cán bộ giúp đỡ các xã để xã trực tiếp quản lý.

7. Thực hiện Chương trình ở xã phải đạt được các lợi ích: xã được hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực; người dân có việc làm, tăng thêm thu nhập từ việc tham gia thực hiện chương trình của xã; ưu tiên phụ nữ trong việc thụ hưởng và tham gia ở tất cả các hoạt động của Chương trình.

8. Từ năm 2008 trở đi, hàng năm thực hiện rà soát các xã, thôn, bản hoàn thành mục tiêu để đưa ra khỏi diện đầu tư Chương trình.

Phần II.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. CƠ CHẾ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN.

Chương trình 135 giai đoạn II có bốn nhiệm vụ, các nhiệm vụ của Chương trình được thực hiện bằng các dự án và chính sách, cụ thể như sau:

- Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc (gọi tắt là Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất);

- Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu;

- Dự án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng;

- Chính sách Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật;

Sau đây quy định cụ thể về thực hiện các dự án, chính sách của Chương trình 135 giai đoạn II.

1. Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất

1.1. Đối tượng

a) Hộ nghèo theo quy định hiện hành;

b) Nhóm hộ: nhóm hộ được hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Gồm những hộ nghèo và những hộ khác đang sinh sống trên cùng địa bàn cụm dân cư thôn, bản, có uy tín, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng lôi cuốn, giúp đỡ hộ nghèo trong nhóm vươn lên thoát nghèo. Nhóm hộ có 1 tổ trưởng do các hộ bầu ra để quản lý điều hành các hoạt động của nhóm;

- Có cam kết hoặc nội quy hoạt động của nhóm quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và đóng góp (công lao động, vật tư, tiền...) của từng thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch sản xuất đã được xác định và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho các thành viên;

- Hộ, nhóm hộ được lựa chọn công khai, dân chủ từ thôn, bản trên cơ sở những hộ nghèo hơn được ưu tiên hỗ trợ đầu tư trước. Nhóm hộ phải được thành lập trên cơ sở tự nguyện của hộ nghèo và hộ không phải hộ nghèo có cùng nguyện vọng phát triển một hoạt động sản xuất. Số lượng hộ không nghèo trong nhóm không quá 20% tổng số hộ của nhóm và do UBND xã quyết định trên cơ sở ý kiến của đa số hộ nghèo trong nhóm.

1.2. Nội dung hỗ trợ đầu tư

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nhu cầu của người dân, các địa phương lựa chọn nội dung phù hợp, thiết thực có định hướng tới thị trường, có tính bền vững về thu nhập và an ninh lương thực; không nhất thiết phải đầu tư thực hiện tất cả các nội dung ở cùng một địa bàn để tập trung nguồn vốn, tránh dàn trải.

Nội dung thực hiện cụ thể như sau:

1.2.1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ và kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao nhận thức và vận dụng vào kế hoạch sản xuất của hộ, nhóm hộ đã được xác định để phát triển sản xuất trên địa bàn xã.

1.2.2. Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới:

- Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản;

- Mô hình sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản;

- Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã.

1.2.3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất (áp dụng với các hộ nghèo):

- Giống vật nuôi, giống thuỷ sản; giống cây trồng các loại, có năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện của địa phương;

- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.

1.2.4. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm.

1.2.5. Về cơ cấu vốn: Năm 2008, việc cấp phát, thanh toán vốn của dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện theo quy định hiện hành; từ năm 2009 việc phân định cơ cấu vốn dự án thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Vốn để thực hiện các nội dung trên phải được lồng ghép từ các nguồn vốn: vốn Chương trình 135, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với hộ nghèo, vốn tự có của hộ, vốn huy động từ các nguồn khác để tập trung nguồn vốn đầu tư sản xuất có hiệu quả.

1.3. Qui trình lập, phê duyệt kế hoạch đầu tư sản xuất

1.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các huyện xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn phù hợp với định hướng phát triển sản xuất trên địa bàn của tỉnh, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành (hoặc ban hành nếu được UBND tỉnh giao) hướng dẫn cụ thể hoá cơ chế chính sách của Trung ương (nếu cần thiết).

1.3.2. Ban quản lý dự án Chương trình 135 hoặc phòng chuyên môn của huyện được giao thực hiện dự án phối hợp với trưởng thôn, bản tổ chức họp dân (họp thôn bản hoặc liên thôn bản) thông báo nội dung, đối tượng thụ hưởng, mức vốn hỗ trợ cho thôn (hoặc liên thôn) của Chương trình 135, Quyết định số: 31/2007/QĐ-TTg , 32/2007/QĐ-TTg và các nguồn vốn được vay khác theo chính sách, vốn tự có của hộ (bằng tiền, vật tư, đất đai, lao động...), vốn huy động khác, thông tin thị trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã đã xác định để các hộ lựa chọn các sản phẩm nông lâm ngư và tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và thu hút nhiều lao động địa phương.

Ban quản lý dự án hoặc Phòng chuyên môn, trưởng thôn, bản có trách nhiệm cùng hộ và nhóm hộ tổ chức họp, thảo luận, bàn bạc và xác định nội dung cần hỗ trợ đầu tư (chỉ nên chọn một đến hai nội dung để tập trung vốn đầu tư cho hiệu quả), báo cáo nội dung đã được xác định với chủ đầu tư (xã) để tổng hợp.

1.3.3. Chủ đầu tư tiến hành lập kế hoạch thực hiện và dự toán chi tiết kèm theo của xã đã được xác định và kế hoạch cả giai đoạn 2006-2010 trình UBND huyện phê duyệt.

1.3.4. UBND huyện tổng hợp kế hoạch hàng năm, kế hoạch cả giai đoạn 2006-2010 của các xã, thẩm định, phê duyệt và báo cáo UBND tỉnh.

1.3.5. UBND tỉnh hàng năm, căn cứ nguồn vốn Trung ương giao và nguồn vốn địa phương, phân bổ vốn cho các huyện.

1.4. Tổ chức thực hiện

1.4.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp UBND tỉnh làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh và thực hiện nhiệm vụ cụ thÓ theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp – PTNT. Nhiệm vụ cụ thÓ theo quy định tại Thông tư này và Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

1.4.2. UBND huyện có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát thực hiện dự án trên địa bàn.

2. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng

2.1.Đối tượng công trình đầu tư

2.1.1. Công trình đầu tư tại xã: bao gồm việc làm mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp các công trình trên địa bàn xã (kể cả sửa chữa, nâng cấp công trình cũ đầu tư bằng nguồn vốn khác) như sau:

a) Công trình giao thông từ xã đến thôn bản, liên thôn bản. Không sử dụng nguồn vốn của Chương trình 135 để đầu tư làm mới đường ô tô đến trung tâm xã (đối với những xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã);

b) Công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ trong phạm vi xã hoặc liên thôn bản;

c) Công trình điện từ xã đến thôn bản. Không sử dụng vốn của Chương trình 135 để đầu tư xây dựng mới công trình điện đến trung tâm xã (đối với những xã chưa có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã);

d) Trường, lớp học tại trung tâm xã, đồng bộ cả điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, trang bị bàn ghế học tập, công trình phục vụ cho học sinh bán trú, nhà ở giáo viên; xây dựng lớp tiÓu học, lớp mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, công trình phụ tại thôn, bản nơi cần thiết;

e) Trạm y tế xã đồng bộ cả công trình phụ trợ, điện, nước sinh hoạt, mua sắm trang thiết bị thiết yếu theo chuẩn hoá cơ sở y tế cấp xã;

f) Chợ: chỉ hỗ trợ đầu tư công trình nhà lồng chợ và san tạo mặt bằng ban đầu dưới 5000 m2;

g) Nhà sinh hoạt cộng đồng tại thôn, bản nơi cần thiết;

h) Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.

2.1.2. Công trình đầu tư tại thôn, bản thuộc xã khu vực II: bao gồm việc làm mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp các công trình trên địa bàn thôn, bản (kể cả sửa chữa, nâng cấp công trình cũ đầu tư bằng nguồn vốn khác):

a) Công trình giao thông từ thôn, bản đến trung tâm xã;

b) Công trình thuỷ lợi nhỏ: cống, đập, trạm bơm, kênh mương và công trình trên kênh mương trong phạm vi thôn bản, công trình thuỷ lợi khác có mức vốn dưới 500 triệu đồng;

c) Công trình điện từ xã đến thôn bản;

d) Xây dựng lớp tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, cả trang bị bàn ghế, điện, nước sinh hoạt, công trình phụ;

e) Nhà sinh hoạt cộng đồng tại thôn bản nơi cần thiết;

g) Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.

2.1.3. Các công trình đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135 hoặc công trình khác trên địa bàn có sử dụng trên 50% vốn từ Chương trình 135 phải gắn biÓn ghi tên công trình thuộc Chương trình 135 và các thông tin cơ bản: đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thi công, thời gian khởi công và hoàn thành.

2.2. Cấp quyết định đầu tư: UBND huyện là cấp quyết định đầu tư tất cả các công trình hạ tầng Chương trình 135.

2.3. Kế hoạch đầu tư:

Trên cơ sở đối tượng được đầu tư quy định tại điểm 2.1 và danh mục công trình trong kế hoạch tổng thể của xã, từ quý 2 hàng năm, UBND xã thông báo và tổ chức lấy ý kiến tham gia của nhân dân có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội để lựa chọn và rà soát danh mục, địa điểm, mức vốn (vốn NSTW, NSĐP, huy động), quy mô công trình trong quy hoạch cho cả giai đoạn và đặt thứ tự ưu tiên để đưa các hoạt động cụ thể vào kế hoạch thực hiện năm sau, tổng hợp thông qua Hội đồng nhân dân xã để trình UBND huyện phê duyệt. Căn cứ danh mục công trình được UBND huyện phê duyệt kế hoạch năm sau, Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, kèm theo kế hoạch đấu thầu trình Chủ tịch UBND huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt.

Vốn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được bố trí trong kế hoạch năm từ nguồn vốn ngân sách đầu tư cho dự án thuộc Chương trình 135.

2.4. Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình:

2.4.1. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn bản bao gồm công trình quy mô nhỏ không phải lập dự án đầu tư, chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình và phải đầu tư hoàn thành dứt điểm không quá 2 năm. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm: tên công trình, tên chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô công trình, nguồn vốn, thời gian thi công, thời gian hoàn thành, kèm theo thiết kế bản vẽ thi công, dự toán.

2.4.2. Chủ đầu tư hoặc thuê tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch đấu thầu trình Chủ tịch UBND huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt theo quy định; những công trình quy mô nhỏ, đơn giản trong phạm vi thôn, bản: nhà văn hoá, lớp học (tiểu học, mẫu giáo), đường giao thông,... có mức vốn đầu tư dưới 300 triệu đồng thì Báo cáo kinh tế - kỹ thuật do chủ đầu tư tự lập (nếu đủ năng lực) hoặc đề nghị UBND huyện chỉ định Phòng chuyên môn của huyện có chức năng phù hợp lập, chủ đầu tư trình Chủ tịch UBND huyện tổ chức thẩm định, phê duyệt.

2.4.3. Quản lý chi phí đầu tư công trình cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 giai đoạn II thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2008/TT-BXD ngày 02/01/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.

2.5. Thực hiện đầu tư xây dựng công trình

2.5.1. Lựa chọn nhà thầu xây dựng thực hiện như sau:

a) Chủ đầu tư phải thông báo công khai về việc tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu bằng một trong các phương tiện: đài truyền hình, đài truyền thanh huyện trước ít nhất 15 ngày phát hành hồ sơ yêu cầu. Riêng công trình giao cho cộng đồng thi công chỉ cần niêm yết thông báo công khai tại trụ sở UBND xã, nhà văn hoá thôn, chợ, họp dân và thông tin trên trạm truyền thanh của xã;

b) Gói thầu về dịch vụ tư vấn xây dựng thực hiện theo Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

c) Gói thầu mua sắm hàng hoá thực hiện theo Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

d) Gói thầu xây lắp hoặc gói thầu xây lắp có kết hợp mua sắm hàng hoá có giá từ 1 tỷ đồng trở lên tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu (theo các văn bản hướng dẫn hiện hành);

e) Gói thầu xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng thực hiện theo hình thức như sau:

- Gói thầu xây lắp có giá từ 300 triệu đồng trở xuống thuộc dự án đầu tư phát triển thực hiện theo hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng. Chủ đầu tư thông báo cho dân biết để cộng đồng đăng ký tham gia thực hiện. Trường hợp có nhiều nhóm cộng đồng cùng đăng ký tham gia thì Chủ đầu tư tổ chức họp các nhóm đã đăng ký để công khai lựa chọn, dựa vào các tiêu chí giá cả, tiến độ và chất lượng để phê duyệt kết quả đấu thầu; nếu hết thời hạn thông báo (do Chủ đầu tư quy định) chỉ có 1 nhóm cộng đồng tham gia thì chủ đầu tư giao cho nhóm đó thực hiện. Trường hợp không có nhóm cộng đồng tham gia thì Chủ đầu tư lựa chọn một nhà thầu phù hợp để đàm phán, ký hợp đồng thực hiện;

- Gói thầu xây lắp hoặc gói thầu xây lắp kết hợp mua sắm hàng hoá (trạm bơm có cả thiết bị, trạm biến áp điện ...) có giá từ trên 300 triệu đến dưới 1 tỷ đồng tổ chức đấu thầu trên cơ sở lựa chọn năng lực và giá dự thầu của ít nhất 3 nhà thầu tham gia. Trường hợp hết thời hạn thông báo không có đủ 3 nhà thầu tham gia gói thầu thì Chủ đầu tư trình UBND huyện xem xét quyết định.

Quy trình thực hiện đấu thầu như sau:

+ Thông báo công khai về việc tổ chức đấu thầu, địa điểm, thời gian phát hành hồ sơ yêu cầu;

+ Lập hồ sơ yêu cầu và phát hành hồ sơ yêu cầu;

+ Chuẩn bị hồ sơ đề xuất;

+ Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất;

+ Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chọn nhà thầu;

+ Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

g) Các trường hợp sau đây được phép chỉ định thầu:

- Gói thầu thực hiện cấp bách để khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ;

- Gói thầu đã tổ chức đấu thầu nhưng chỉ có một nhà thầu tham gia;

- Gói thầu thực hiện theo hình thức khoán gọn theo đơn vị sản phẩm (triệu đồng/km, m2...) nhằm huy động sức lao động của dân, do dân tự tổ chức thực hiện, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ dưới 70% số vốn đầu tư trong báo cáo kinh tế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

i) Công trình do nhân dân trong xã tự làm được tạm ứng tối thiểu 50% giá trị hợp đồng, nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của công trình; công trình do các doanh nghiệp thi công hình thức đấu thầu và chỉ định thầu được tạm ứng tối thiểu 30% giá trị hợp đồng nhưng không vượt quá kế hoạch vốn hàng năm của công trình.

h) Quy định cụ thể về quy trình, hình thức chọn nhà thầu, đấu thầu và hợp đồng xây dựng thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn về đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Dân tộc phối hợp ban hành.

2.5.2. Chủ tịch UBND huyện phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu (trừ gói thầu xây lắp có giá dưới 300 triệu do Chủ đầu tư phê duyệt) theo đề nghị của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu và các gói thầu được uỷ quyền.

2.5.3. Giám sát hoạt động xây dựng.

a) Tổ chức giám sát thi công công trình xây dựng bao gồm: chủ đầu tư, tư vấn giám sát, giám sát tác giả và ban giám sát xã. Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực giám sát thi công. Trường hợp không có tổ chức tư vấn giám sát thi công theo quy định, tuỳ theo điều kiện cụ thể, Chủ đầu tư tổ chức thực hiện giám sát thi công và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

b) Giám sát của chủ đầu tư thực hiện theo điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.

2.5.4. Nghiệm thu, bàn giao, quản lý khai thác công trình

a) Nghiệm thu công trình: chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành, thành phần nghiệm thu gồm:

- Đại diện ban Quản lý dự án;

- Đại diện các đơn vị: tư vấn thiết kế, tổ chức thi công xây dựng, tư vấn giám sát;

- Đại diện giám sát của chủ đầu tư, đại diện Ban giám sát của xã và đại diện tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng công trình.

Tuỳ trường hợp cụ thể, chủ đầu tư mời thêm thành phần có liên quan tham gia nghiệm thu.

b) Bàn giao quản lý, khai thác công trình

- Sau khi nghiệm thu, chủ đầu tư phải bàn giao công trình cho UBND xã để giao cho thôn bản, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm quản lý sử dụng, bảo trì và bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công trình cho UBND xã;

- Duy tu, bảo dưỡng:

+ Những công trình hạ tầng nằm trên địa bàn xã có tính chất sử dụng cho khu vực liên xã, không do UBND xã quản lý (phòng khám khu vực, đường giao thông liên xã, trường dân tộc nội trú...) thì việc duy tu bảo dưỡng do các đơn vị được giao quản lý thực hiện từ nguồn kinh phí duy tu bảo dưỡng hàng năm;

+ Những công trình và hạng mục công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hoặc phục vụ lợi ích cho hộ và nhóm hộ do người sử dụng quản lý, tự duy tu bảo dưỡng;

+ Những công trình hạ tầng phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã, thôn (kể cả những công trình hạ tầng được đầu tư bằng các nguồn vốn không thuộc Chương trình 135) do cấp có thẩm quyền giao cho UBND xã quản lý được sử dụng vốn hỗ trợ từ NSTW của Chương trình 135, NSĐP và các nguồn huy động khác để duy tu bảo dưỡng;

+ Những công trình hạ tầng phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã, thôn được sử dụng vốn hỗ trợ từ NSTW, NSĐP và các nguồn huy động khác để duy tu bảo dưỡng. Hàng năm, UBND xã lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng các công trình do xã quản lý, sử dụng trình UBND huyện phê duyệt, vốn duy tu bảo dưỡng được giao thành 1 khoản riêng trong ngân sách của xã hàng năm. UBND xã là Chủ đầu tư nguồn vốn duy tu bảo dưỡng của xã, trên cơ sở vốn được phân bổ, giao cho Ban quản lý dự án xã (nếu có) hoặc thôn, bản có công trình duy tu bảo dưỡng lập dự toán chi tiết: vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, vốn huy động, vật tư, lao động huy động trong cộng đồng trình chủ đầu tư phê duyệt. Giá cả vật tư, lao động theo mặt bằng giá tại khu vực xã do chủ đầu tư quyết định. Tuỳ theo tính chất công việc, trưởng thôn, bản tổ chức nhân dân trong thôn bản tự duy tu hoặc thành lập tổ, nhóm duy tu thực hiện. Chủ đầu tư ký hợp đồng và tổ chức nghiệm thu, thanh toán với đại diện tổ nhóm thực hiện có xác nhận của Trưởng thôn;

Trên cơ sở các quy định hiện hành về quản lý xây dựng cơ bản của Nhà nước ban hành và Thông tư này, UBND tỉnh cụ thể hoá hướng dẫn thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng.

3. Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng

3.1. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng:

3.1.1. Cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã; cán bộ không chuyên trách cấp xã và cấp thôn, bản theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);

3.1.2. Cán bộ được cấp trên tăng cường về giúp xã;

3.1.3. Các thành viên trong Ban Quản lý và Ban Giám sát xã;

3.1.4. Người có uy tín trong cộng đồng của thôn, bản;

3.1.5. Hộ nghèo và các hộ có kinh nghiệm có vai trò tích cực trong công tác xoá đói giám nghèo, phát triển nông thôn của xã và thôn bản;

3.1.6. Cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã;

3.1.7. Cộng tác viên trợ giúp pháp lý cấp xã, thành viên câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở xã;

3.1.8. Thanh niên người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 16 - 25.

Trong tất cả các đối tượng tại khoản 3.1, ưu tiên cán bộ là người dân tộc thiểu số và phụ nữ.

3.2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

a) Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức và vận dụng vào phát triển kinh tế hộ gia đình;

b) Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình 135: kiến thức về quản lý dự án đầu tư, giám sát đánh giá, báo cáo tổng hợp, ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý đầu tư, báo cáo tổng hợp và giám sát đánh giá; thanh quyết toán vốn của các dự án và chính sách thuộc Chương trình 135 giai đoạn II;

c) Quy chế dân chủ ở cơ sở và sự tham gia của cộng đồng trong việc tham gia thực hiện Chương trình: tổ chức họp dân, tổng hợp ý kiến, lập kế hoạch, giám sát đầu tư;

d) Hỗ trợ dạy nghề cho đồng bào người dân tộc thiểu số (thực hiện lồng ghép với Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, chỉ áp dụng đối với thanh niên trong độ tuổi 16 - 25);

e) Kiến thức pháp luật có liên quan.

3.3. Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng

Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng do Uỷ ban Dân tộc chủ trì phối hợp các bộ, ngành liên quan tổ chức biên soạn và xuất bản; tài liệu đặc thù của địa phương do UBND tỉnh chỉ đạo biên soạn, sử dụng thống nhất tại địa phương.

3.4. Thời gian, hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

3.4.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã và thôn, bản: thời gian cho một lớp từ 3 đến 4 ngày, tối đa không quá 7 ngày. Riêng đối với Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư nếu xét thấy cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian đào tạo, bồi dưỡng cho một lớp không quá 20 ngày; tài liệu đào tạo, bồi dưỡng do UBND tỉnh chỉ đạo biên soạn và phê duyệt;

3.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng cộng đồng (người dân): thời gian cho một lớp từ 2 đến 3 ngày, tối đa không quá 5 ngày. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu tập trung tại từng thôn, bản hoặc liên thôn bản, tổ chức hội nghị đầu bờ, tham quan học tập mô hình sản xuất.
Nếu xét thấy cần thiết nội dung đào tạo, bồi dưỡng thì có thể tập huấn, đào tạo lặp lại lần 2 sau 6 tháng hoặc 1 năm trở lên, nhưng phải lựa chọn nội dung cho thiết thực và thời gian tập huấn, đào tạo không quá 2 ngày.

Kinh phí đi tham quan, học tập trong và ngoài tỉnh tối đa không quá 5% tổng kinh phí kế hoạch vốn dự án hàng năm.

3.5. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

3.5.1.Căn cứ vào các vấn đề ưu tiên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình trong giai đoạn thực hiện, căn cứ nội dung và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, UBND xã thống kê, phân loại trình độ, năng lực chuyên môn, lựa chọn những đối tượng và nguyện vọng đào tạo, bồi dưỡng tổng hợp báo cáo UBND huyện;

3.5.2. UBND huyện phân loại đối tượng, tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nhu cầu vốn, lập kế hoạch đào tạo, báo cáo UBND tỉnh;

3.5.3. Cơ quan thường trực Chương trình 135 của tỉnh chủ trì tổ chức lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn trình UBND tỉnh phê duyệt;

3.5.4.Căn cứ kế hoạch vốn thực hiện dự án đã giao, Cơ quan thường trực Chương trình 135 của tỉnh chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch phân bổ vốn, báo cáo UBND tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và ghi theo cột mục riêng.

- UBND huyện trực tiếp quản lý tổ chức thực hiện phần kinh phí đào tạo thuộc kế hoạch vốn do UBND huyện được giao;

- Cơ quan thường trực Chương trình 135 tỉnh và sở, ban ngành liên quan chỉ quản lý phần kinh phí được phân bổ theo kế hoạch.

3.5.5. Kinh phí thực hiện dự án bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước. Việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của dự án thực hiện như sau:

- Chi in ấn các loại tài liệu đào tạo thực hiện theo quy định hiện hành;

- Chi biên soạn chương trình, giáo trình: Mức chi áp dụng theo qui định tại Thông tư 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính;

- Chi trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia nước ngoài (nếu có) theo mức quy định tại Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn, quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước hiện hành;

- Chi hỗ trợ tiền ăn, ngủ, đi lại, văn phòng phẩm, nước uống và các khoản chi khác cho học viên, đại biểu trong thời gian đào tạo theo Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

- Riêng đối với đối tượng là cán bộ công chức cấp xã, cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn ở các xã ĐBKK, xã biên giới, xã ATK, xã khu vực II có thôn bản ĐBKK, thôn bản ĐBKK ở xã khu vực II và người không hưởng lương khi được tham gia học tập bồi dưỡng thuộc diện đầu tư chương trình thì được cấp toàn bộ chi phí học tập, ăn ở, đi lại theo mức chi quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ;

- Đối với thanh niên người dân tộc thiểu số tuổi từ 16 - 25 được cấp có thẩm quyền cử đi học nghề thì ngoài chế độ theo quy định tại Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn còn được hỗ trợ thêm:

+ Tiền ăn trong thời gian học nghề: tối đa 10.000 đồng/người/ngày;

+ Tiền đi lại: Người nghèo học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên được hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé phương tiện giao thông công cộng, nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học;

+ Chi phí quản lý lớp học (tối đa không quá 5% giá trị dự toán).

Căn cứ mức chi tại các hướng dẫn của trung ương, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện mức chi từng nội cho phù hợp với điều kiện của tỉnh.

4. Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

Thực hiện theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 19/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 của Uỷ ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức pháp luật.

II. ĐỐI VỚI CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN BẰNG DỰ ÁN THÌ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN THỰC HIỆN NHƯ SAU.

1. Chủ đầu tư

Công trình, dự án đầu tư có tính liên hoàn, sử dụng trên phạm vi liên xã do Uỷ ban nhân dân huyện làm chủ đầu tư; công trình, dự án do một xã quản lý sử dụng, phân giao cho Uỷ ban nhân dân xã làm chủ đầu tư.

Trong trường hợp xã có khó khăn trong việc làm chủ đầu tư, UBND huyện có trách nhiệm cử cán bộ giúp xã để xã có đủ điều kiện làm chủ đầu tư.

Trong trường hợp xã chưa đủ điều kiện làm chủ đầu tư, Uỷ ban nhân dân huyện giao cho đơn vị có chức năng phù hợp của huyện làm chủ đầu tư. UBND xã cử người tham gia cùng với chủ đầu tư để quản lý dự án và tổ chức tiếp nhận công trình đưa vào khai thác sử dụng.

2. Ban quản lý dự án

2.1. Chủ đầu tư có thể quyết định thuê cá nhân, tổ chức tư vấn hoặc thành lập Ban quản lý dự án (nếu cần thiết) để giúp Chủ đầu tư quản lý điều hành dự án.

2.2. Trường hợp Chủ đầu tư thuê cá nhân, tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì cá nhân, tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện, năng lực quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, Chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy quản lý của mình hoặc chỉ định một đầu mối để kiểm tra theo dõi việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án.

2.3. Trường hợp Chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án do Chủ đầu tư giao hoặc uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư. Việc thành lập Ban quản lý dự án thực hiện như sau:

2.3.1. Xã là chủ đầu tư: sử dụng Ban quản lý dự án chung của xã để thực hiện, Ban quản lý dự án của xã có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại KBNN huyện và sử dụng con dấu của xã để giao dịch. Nếu xã chưa có Ban quản lý dự án thì thành lập Ban quản lý dự án theo hướng dẫn tại Thông tư này;

2.3.2. Cấp huyện là chủ đầu tư: UBND huyện thành lập ban quản lý dự án hoặc giao cho Ban quản lý dự án đã có thực hiện. Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND huyện không kiêm nhiệm trưởng ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án huyện được mở tài khoản tại KBNN huyện và có con dấu riêng.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án:

3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư:

3.1.1. Tổ chức lập, trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình vµ kế hoạch đấu thầu;

3.1.2. Tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình;

3.1.3. Phê duyệt kết quả chỉ định thầu và trình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

3.1.4. Ký kết hợp đồng với các nhà thầu;

3.1.5. Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu;

3.1.6. Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng.

Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý dự án;

3.2.1.Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình;

3.2.2. Chuẩn bị hồ sơ Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật xây dựng công trình, kế hoạch đấu thầu để cấp quyết định đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;

3.2.3. Lập hồ sơ đề xuất, hồ sơ mời dự thầu (nếu có), thông báo công khai về đấu thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu;

3.2.4. Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của chủ đầu tư;

3.2.5. Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực;

3.2.6. Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;

3.2.7. Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;

3.2.8. Nghiệm thu, bàn giao công trình;

3.2.9. Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng;

3.2.10. Ban Quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi được chủ đầu tư cho phép.

4. Nhiệm vụ của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án

4.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư:

4.1.1. Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án;

4.1.2. Ký thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lý dự án;

4.1.3. Tạo mọi điều kiện cho hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án;

4.1.4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại khi thông đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư.

4.2. Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn quản lý dự án:

4.2.1. Lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu (nếu có), tư vấn lựa chọn nhà thầu;

4.2.2. Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực;

4.2.3. Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng do Chủ đầu tư đã ký kết; tư vấn quản lý dự án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính chính xác, hợp lý của giá trị thanh toán;

4.2.4. Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án;

4.2.5. Nghiệm thu, bàn giao công trình;

4.2.6. Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng;

Tuỳ điều kiện của dự án, chủ đầu tư có thể giao các nhiệm vụ khác cho tư vấn quản lý dự án và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng.

4.2.7. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý dự án tại công trường xây dựng.

5. Ban Giám sát xã

Các xã (kể cả xã khu vực II có thôn bản ĐBKK) thành lập Ban giám sát xã để giám sát việc thực hiện các dù ¸n, chính sách hỗ trợ của Chương trình 135 trên địa bàn xã. Ban Giám sát xã do Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập theo đề nghị của Mặt trận Tổ quốc xã. Thành phần Ban giám sát xã bao gồm: một số đại diện các tổ chức chính trị xã hội của xã; đại diện Hội đồng nhân dân xã; những người có uy tín trong cộng đồng, có năng lực, kinh nghiệm hoạt động giám sát. Những xã khu vực II có thôn ĐBKK thì Ban giám sát xã phải có ít nhất 2 đại diện của thôn ĐBKK do dân bầu ra tham gia.

5.1. Ban Giám sát của xã có nhiệm vụ giám sát xây dựng công trình, dự án thực hiện trên địa bàn xã từ giai đoạn lựa chọn công trình, khảo sát thiết kế đến thi công, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng, thanh quyết toán công trình và bảo hành công trình.

5.2. Trong quá trình thi công công trình, Ban Giám sát xã phối hợp với giám sát của chủ đầu tư (giám sát của ban quản lý dự án, tư vấn giám sát), giám sát tác giả có nhiệm vụ giám sát chất lượng, khối lượng, giá vật liệu, tiến độ thi công,... là thành viên nghiệm thu công trình ở các giai đoạn.

III. SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

1. Vốn đầu tư :

Chương trình 135 giai đoạn II được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn quy định tại Quyết định 07/2006/QĐ-TTg:

1.1. Ngân sách Trung ương (bao gồm cả vốn vay và vốn viện trợ ngoài nước) đầu tư trực tiếp cho Chương trình 135;

1.2. Ngân sách địa phương đầu tư trực tiếp cho Chương trình 135;

1.3. Nguồn vốn huy động hợp pháp tại địa phương; nguồn hỗ trợ của các ngành, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội và các địa phương khác đóng góp bằng tiền, vật tư, lao động; nguồn lực huy động tại chỗ của dân, chủ yếu là vật tư, lao động, không huy động bằng tiền mặt đối với hộ nghèo.

2. Phân bổ nguồn vốn các dự án, chính sách

2.1. Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý vốn ngân sách thực hiện theo luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn;

2.2. Đối với các xã ĐBKK, thôn bản thực hiện nhiệm vụ của chương trình từ NSĐP theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh bố trí vốn để thực hiện đảm bảo ít nhất mức tương đương với định mức vốn của NSTW.

3. Sử dụng nguồn vốn NSTW

3.1. Nguồn vốn NSTW chỉ được sử dụng chi hỗ trợ cho các dự án, chính sách theo các nội dung tại mục I, phần II của Thông tư này.

3.2.Đối với vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hoá khác mua của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình 135 thì giá cả phải phù hợp mặt bằng chung của giá cả trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn, bản nơi bán, được UBND xã xác nhận.

3.3. Những địa phương có công trình, dự án đã triển khai thực hiện theo các hướng dẫn của Chương trình 135 giai đoạn 1999 - 2005 trước khi có hướng dẫn tại thông tư này được sử dụng vốn của Chương trình 135 giai đoạn II từ nguồn vốn Trung ương giao theo kế hoạch hàng năm để bố trí tiếp cho các công trình hoàn thành đã quyết toán, hoàn thành chưa quyết toán và thi công dở dang trên địa bàn các xã tiếp tục thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.

3.4. Kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo chương trình các cấp địa phương được đảm bảo từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. Đối với các tỉnh được nhận bổ sung cân đối từ NSTW được sử dụng kinh phí của Chương trình để hỗ trợ chi cho hoạt động Ban Chỉ đạo: Hoạt động kiểm tra, giám sát, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của tỉnh, huyện và trung ương, thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo; mức hỗ trợ hàng năm không quá 0,5% tổng kinh phí NSTW hỗ trợ cho chương trình với mức tối thiểu mỗi tỉnh 50 triệu đồng/năm, tối đa 500 triệu đồng/năm và được thực hiện từ năm 2007. Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ cụ thể cho Ban Chỉ đạo của tỉnh, cơ quan chỉ đạo trực tiếp các hợp phần và các cấp địa phương.

3.5. Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình 135 từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng góp bằng tiền mặt của dân, vật tư, tài trợ bằng hiện vật, lao động hoặc bằng công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam để làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để hạch toán vào giá trị công trình, dự án và tổng hợp vào thu, chi Ngân sách Nhà nước.

3.6. Căn cứ dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho ngân sách địa phương được cấp có thẩm quyền giao cho các tỉnh thuộc phạm vi chương trình; Bộ trưởng Bộ Tài chính chuyển vốn cho các địa phương theo quy định tại Thông tư số 86/2006/TT-BTC ngày 18/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP và các văn bản sửa đổi (nếu có).

IV. TỔNG HỢP, GIAO VÀ BÁO CÁO KẾ HOẠCH.

Việc lập, phân bổ, quyết định giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Chương trình 135 thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

V. KIỂM TRA, GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ.

1. Kiểm tra, giám sát, đánh giá

1.1. UBND tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả chương trình trên địa bàn tỉnh. Căn cứ mục tiêu của Chương trình 135 và điều kiện thực tế của tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện xây dựng các chỉ tiêu đạt được theo tiến độ từng năm, từng giai đoạn và kết thúc chương trình để làm cơ sở giám sát đánh giá kết quả chương trình trên địa bàn toàn tỉnh.

1.2. UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, các huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình. Cơ quan thường trực Chương trình 135 tỉnh chủ trì đề xuất kế hoạch, nội dung kiểm tra, giúp UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá về Cơ quan thường trực Chương trình 135 trung ương (Uỷ ban Dân tộc).

1.3. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, các đơn vị liên quan tạo điều kiện để HĐND các cấp địa phương, Mặt trận Tổ quốc và cơ quan đoàn thể xã hội các cấp, cộng đồng tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện Chương trình.

1.4. Uỷ ban Dân tộc:

- Chủ trì phối hợp các bộ, ngành liên quan đề xuất kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hàng năm, giữa kỳ và khi kết thúc Chương trình;

- Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm toán thực hiện Chương trình hàng năm trình Chính phủ quyết định.

2. Chế độ báo cáo kết quả thực hiện

2.1. Căn cứ chỉ số giám sát đánh giá kết quả thực hiện chương trình của Uỷ ban Dân tộc ban hành, UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện thu thập báo cáo ở các cấp địa phương để tổng hợp báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Chương trình Trung ương. Cơ quan quản lý Chương trình ở mỗi cấp địa phương phải có cán bộ chuyên trách về công tác báo cáo tổng hợp. Riêng số liệu giải ngân vốn, trước khi gửi báo cáo, yêu cầu các chủ đầu tư phải đối chiếu số liệu có xác nhận của KBNN tại nơi mở tài khoản.

2.2. Báo cáo định kỳ hàng quý, năm thực hiện theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT ngày 08/8/2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về việc Ban hành Quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Ngoài báo cáo chung, các cơ quan chuyên môn của tỉnh báo cáo cơ quan cấp trên theo quy định.

2.3. Cơ quan thường trực Chương trình 135 Trung ương tổng hợp gửi báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương theo kỳ 6 tháng và cả năm;

Phần III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ thông tư liên tịch này và theo chức năng nhiệm vụ, các cơ quan Trung ương có liên quan hướng dẫn, cụ thể hoá những nội dung cần thiết.

2. Xử lý những vấn đề chuyển tiếp: đảm bảo nguyên tắc khi thực hiện theo Thông tư hướng dẫn mới không làm gián đoạn hoặc chậm tiến độ thực hiện chương trình, cụ thể như sau:

- Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất: những dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực đang triển khai dở dang thì được thực hiện theo hướng dẫn tại thời điểm phê duyệt. Những dự án đã được phê duyệt nhưng chưa thực hiện thì được bổ sung, điều chỉnh theo quy định hiện hành;

- Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng: những dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn thầu xây dựng trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực được thực hiện theo các hướng dẫn phù hợp tại thời điểm phê duyệt;

- Dự án Đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng: những lớp đào tạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch, dự toán nhưng chưa thực hiện được bổ sung, điều chỉnh kế hoạch và dự toán (nếu có) theo hướng dẫn tại thông tư này. Những lớp đào tạo đã thực hiện hoặc thực hiện dở dang thực hiện theo hướng dẫn tại thời điểm phê duyệt, hoặc điều chỉnh theo hướng dẫn mới nếu cần thiết;

- Trong quá trình thực hiện, nếu có những văn bản áp dụng thực hiện được trích dẫn cụ thể tại thông tư liên tịch này được cấp có thẩm quyền quyết định thay thế sửa đổi bổ sung thì những văn bản đó được áp dụng theo những nội dung thay đổi, bổ sung tương ứng của văn bản đó.

3. UBND tỉnh cụ thể hoá, hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương.

4. UBND tỉnh giao cơ quan làm công tác dân tộc của tỉnh làm Cơ quan thường trực chương trình. Cơ quan thường trực Chương trình chủ trì phối hợp các sở, ngành của tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Chương trình và có nhiệm vụ:

4.1. Thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh, hướng dẫn các huyện lập kế hoạch hàng năm, tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện từng năm trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh;

4.2. Tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình 135 các huyện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn;

4.3. Trên cơ sở hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương; chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành hướng dẫn phù hợp với điều kiện ở địa phương;

4.4. Thực hiện một số nội dung của dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng khi được UBND tỉnh giao.

4.5. Chủ trì giúp Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu của tỉnh tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo theo quy định của tỉnh và Cơ quan Thường trực Chương trình 135 Trung ương;

4.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh phân công.

5. UBND huyện thành lập Cơ quan thường trực Chương trình 135 của huyện. Cơ quan thường trực huyện tham mưu giúp UNBD huyện quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và tổng hợp báo cáo thực hiện Chương trình từ các đơn vị quản lý thực hiện và các xã có dự án trên toàn địa bàn huyện.

6. Trường hợp xã làm chủ đầu tư (kể cả các xã khu vực II có các thôn bản ĐBKK trong diện đầu tư Chương trình), nếu cần thiết phải lập Ban Quản lý dự án thì cấp xã có một Ban Quản lý dự án Chương trình 135 do UBND xã quyết định thành lập. Thành phần Ban Quản lý dự án cấp xã bao gồm Trưởng Ban quản lý dự án và thành viên: kế toán, cán bộ UBND xã, cán bộ hợp đồng có chuyên môn, thành viên khác theo nhiệm kỳ (trưởng hoặc phó thôn, bản…) có công trình, dự án đầu tư tại thôn và những người dân có uy tín trong cộng đồng, ưu tiên thành viên tham gia Ban Quản lý dự án là nữ. Ban Quản lý dự án xã có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại KBNN huyện và được sử dụng con dấu của UBND xã để giao dịch. Ban Quản lý dự án làm nhiệm vụ quản lý chung các dự án, chính sách trên địa bàn do chủ đầu tư giao.

7. Các ngành, các cấp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện đúng thông tư liên tịch này.

8. Thông tư này thay thế Thông tư số 676/2006/TTLT/UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 8/8/2006 của Liên bộ Uỷ ban Dân tộc, Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng và Nông nghiệp - PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình Phát triển Kinh tế - Xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Căn cứ Thông tư liên tịch này, các cơ quan Trung ương và địa phương có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những nội dung của văn bản hoặc văn bản có liên quan đã ban hành nhưng không còn phù hợp với thông tư liên tịch này. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề vướng mắc, chưa phù hợp đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi Chương trình 135 giai đoạn II, phản ánh về Uỷ ban Dân tộc để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ XÂY DỰNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Lại Quang

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Công Nghiệp

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ KH VÀ ĐT
THỨ TRƯỞNG




Cao Viết Sinh

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
THỨ TRƯỞNG




Hồ Xuân Hùng

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
UỶ BAN DÂN TỘC
THỨ TRƯỞNG




Hà Hùng

THE ETHNIC MINORITY COMMITTEE - THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT - THE MINISTRY OF FINANCE - THE MINISTRY OF CONSTRUCTION - THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 01/2008/TTLT-UBDT-KHDT-TC-XD-NNPTNT

Hanoi, September 15, 2008

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN SPECIAL DIFFICULTY-HIT COMMUNES IN ETHNIC MINORITY AND MOUNTAINOUS AREAS IN THE 2006-2010 PERIOD

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 07/2006/QD-TTg of January 10, 2006, approving the Program on socio-economic development in special difficulty-hit communes in ethnic minority and mountainous areas in the 2006-2010 period (below referred to as Program 135, phase II); the Ethnic Minority Committee and the Ministries of Planning and Investment; Finance; Construction; and Agriculture and Rural Development jointly guide the implementation as follows:

Part I.

GENERAL PROVISIONS

1. This Circular guides the performance of the tasks of Program 135, phase II, under the Prime Minister’s Decision No. 07/2006/QD-TTg of January 10, 2006 (below referred to as Decision No. 07/2006/QD-TTg) in communes, villages and hamlets (below collectively referred to as villages) under competent authorities’ decisions.

2. Program 135, phase II, is invested with many capital sources, including central budget supports, local budgets and raised funds. People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial People’s Committees) shall mobilize resources of their localities, and units, organizations and people of all strata inside and outside their provinces, and integrate Program 135, phase II with other local programs and projects for implementation.

3. Central budget supports shall be allocated to provinces according to the approved quotas for and number of villages of provinces; provinces shall allocate funds to each commune and village according to criteria rather than in equal share. Criteria for fund allocation are based on the percentage of poor households, geographical position, area, population, and particular conditions of each commune, ensuring that communes with a high poverty rate receive investment priority. Provincial People’s Committees shall direct the formulation of criteria and fund allocation quotas and submit them to People’s Councils of provinces and cities (below referred to as provincial People’s Councils) for approval to serve as a basis for annual fund allocation and notify them to the People’s Committee of each special difficulty-hit commune and village in communes of region II.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The Program shall be implemented in an open and democratic manner at the grassroots level, bringing into full play people’s participation in the course of implementation. Commune People’s Committees shall publicize eligible beneficiaries and capital levels of projects for each year and throughout the Program period through meetings with people, broadcasting on the local radio, posting up announcements at offices of commune People’s Committees, village cultural centers, schools, marketplaces and other public places. The formulation of implementation plans of each year and up to 2010 must take into account villagers’ opinions through meetings or questionnaires. Villagers’ opinions shall be summed up in writing. Works and contents prioritized for investment shall be selected at the approval of a majority of people. People’s Committees of communes, wards and townships (below referred to as commune People’s Committees) shall make a sum-up list and submit it to standing bodies of commune People’s Councils before submission to People’s Committees of districts and towns (below referred to as district People’s Committees).

6. Management shall be further decentralized to the commune level to enable communes to manage each project under the Program Provincial and district People’s Committees shalI guide and dispatch their cadres to assist communes in directly managing projects.

7. The Program implementation in communes must achieve the following objectives: Communes will receive investment supports for their socio-economic development; commune and village cadres and the community will be trained in capacity building; people will have more jobs and earn additional incomes from their participation in the commune’s program; women will receive priority in benefiting from and participating in all activities of the Program.

8. From 2008 onward, annual reviews shall be conducted to identify and exclude from the Program communes and villages which have achieved the program’s objectives.

Part II.

SPECIFIC PROVISIONS

I. PROJECT IMPLEMENTATION MECHANISM

Program 135, phase II, has four tasks, which shall be performed through the following specific projects and policies:

- A project to support production development and economic restructuring and raise the production level of ethnic minority people (referred to as the production development support project);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A project to train and re-train commune and village cadres and the community in capacity building;

- Policies to support services, improve people’s living standards and provide legal aid to raise people’s legal awareness.

Below are specific provisions on the implementation of projects and policies under Program 135, phase II.

1. Production development support project

1.1. Beneficiaries:

a. Poor households as prescribed by law;

b. Household groups: Household groups entitled to supports must satisfy the following conditions:

- Being composed of poor households and other households living in the same residential cluster of a village which are prestigious, experienced in production and capable of attracting and assisting poor households in the group in escaping from poverty. Each household group has a head elected by group members to manage the group’s activities;

- Having a written commitment or the group’s operation rule which specifies the responsibilities, obligations, rights and contributions (in labor, materials, money) of each group member in order to implement the production plan set by the group and efficiently use capital sources to raise income and generate employment for group members;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. Investment support contents

On the basis of orientations for agricultural, forestry and fishery development and people’s needs, localities shall select contents which are appropriate, practical, market-driven and sustainable in terms of income and food security; all investment contents are not necessarily carried out in one locality to ensure focal and avoid thinly spread investment.

The specific contents cover:

1.2.1. Support for agricultural, forestry, fishery and industrial extension activities to help the poor get access to services and scientific and technical knowledge for application to production, raise their awareness about such knowledge for application to production plans already worked out by households or household groups for production development in their communes.

1.2.2. Support for building and expanding new production models:

- The model to apply scientific and technical advances to cultivation, animal raising, aquaculture and agricultural, forestry and aquatic processing;

- The model to associate production with processing, preservation and sale of agricultural, forestry and aquatic products;

- The model on economic restructuring in communes.

1.2.3. Support of plant varieties, animal breeds and production materials (applicable to poor households):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Veterinary medicines, plant protection drugs.

1.2.4. Support for the procurement of equipment, machinery and tools for production, processing and preservation of products.

1.2.5. Capital structure: The allocation and disbursement of capital for the production development support project in 2008 comply with current regulations; from 2009 onward, the capital structure of projects will comply with the Prime Minister’s regulations.

Funds for implementing the above contents must be integrated with such sources as funds for Program 135, soft loans for poor households from the Social Policy Bank under the Prime Minister’s decisions, households’ own capital and funds raised from other sources to make concentrated and efficient investment in production.

1.3. Procedures for making and approving production investment plans:

1.3.1. The provincial Agriculture and Rural Development Service shall guide districts in formulating annual and long-term plans in line with the province’s production development orientations, and advise and propose to the provincial People’s Committee for promulgation (or promulgate as assigned by the provincial People’s Committee) specific guidance on mechanisms and policies of the central government (if necessary).

1.3.2. The project management unit for Program 135 or district People’s Committees’ specialized sections assigned to implement the project shall coordinate with village heads in holding a meeting with people (of a village or a number of villages) to notify them of contents, eligible beneficiaries and capital support levels for a village (or a number of villages) under Program 135, Decisions No. 31/2007/QD-TTg and No. 32/2007/QD-TTg and other sources of policy loans, households’ own capital (in money, materials, land and labor), other raised funds, market information, the commune’s socio-economic development orientations for households to select agricultural, forestry, fishery and small industrial products in the direction of commodity production and generation of many jobs for local laborers.

The project management unit or the district People’s Committee’s specialized section and village heads shall hold meetings with households and household groups to discuss and identify contents that need investment supports (it is recommended to select only one or two contents to ensure concentrated and efficient investment) and report selected contents to the investor (the commune) for summing-up.

1.3.3. The investor shall make an implementation plan enclosed with detailed cost estimates set by the commune as well as the 2006-2010 plan and submit them to the district People’s Committee for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3.5. The provincial People’s Committee shall, based on the centrally allocated funds and local funds, annually allocate funds to districts.

1.4. Organization of implementation:

1.4.1. Provincial Agriculture and Rural Development Services shall assist provincial People’s Committees in performing the state management of the project implementation in their localities and specific tasks under the Agriculture and Rural Development Ministry’s guidance. The tasks are specified in this Circular and the guideline handbook for implementation of the production development support project issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

1.4.2. District People’s Committees shall organize, direct, guide, examine and supervise the project implementation in their localities.

2. Infrastructure development project

2.1. Works eligible for investment

2.1.1. Works eligible for investment in communes, including the building, repair and upgrading of works in communes (including the repair and upgrading of works already invested with other funding sources):

a. Roads from communes to villages and inter-village roads. Funds for Program 135 may not be used for investment in building motor roads to commune centers (for communes without such roads);

b. Small irrigation works in service of intra-commune or inter-village production;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d. Schools and classrooms in commune centers which will be supplied with power and water, have toilets, be completely furnished with pupil tables and benches and facilities for semi-boarding pupils, and have housing for teachers. Primary education and pre-school classrooms, kindergartens, housing for teachers and auxiliary works in villages will be built where necessary.

e. Health stations which will fully have auxiliary works and be supplied with power and water and furnished with essential equipment and facilities according to the standards set for commune-level healthcare establishments;

f. Marketplaces: Supports shall only be provided for investment in building market stalls and initial ground clearance on areas of under 5,000 m2;

g. Community houses in villages where necessary;

h. Daily-life water supply works.

2.1.2. Works eligible for investment in villages of region-II communes, including the building, repair and upgrading of works in villages (including the repair and upgrading of old works already invested with other funding sources):

a. Roads from villages to commune centers;

b. Small irrigation works: sewers, dams, pump stations, canals, ditches and works on canals and ditches within villages, and other irrigation works capitalized at under VND 500 million;

c. Works for power supply from communes to villages;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e. Community houses in villages where necessary;

f. Daily-life water supply works.

2.1.3. Works invested with Program 135 funds or other works in localities using over 50% of capital from Program 135 must be affixed with a sign indicating that such a work is under Program 135 and specifying the name of the investor, the constructor and dates of ground breaking and completion.

2.2. Investment deciding authority: District People’s Committees shall decide on investment in all infrastructure works under Program 135.

2.3. Investment planning:

From the second quarter every year, the commune People’s Committee shall publicize works eligible for investment specified at Point 2.1 and the list of works under the commune’s construction planning for comment from people and mass social organizations in order to select and review the list of works under planning, their locations, capital levels (central budget, local budget and raised funds) and sizes for the whole period and include them, in the priority order, in the following year’s implementation plans, which shall be reviewed and reported by the commune People’s Council to the district People’s Committee for approval. On the basis of the list of works planned for the following year approved by the district People’s Committee, the investor shall elaborate, or hire a consultancy organization to elaborate, the econo-technical report on work construction and submit it together with the bidding plan to the district People’s Committee president for evaluation and approval.

Funds for elaborating econo-technical reports shall be annually planned and taken from the state budget investment capital for projects under Program 135.

2.4. Elaboration, evaluation and approval of econo-technical reports on work construction:

2.4.1. Infrastructure investment works in communes and villages are small-sized, which therefore do not require the formulation of investment projects but just econo-technical reports on work construction and the investment of which must be completed within two years. An econo-technical report must specify the name of the work, investor, construction site, work size, capital sources, construction duration, completion time, working drawing design and cost estimate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.3. Investment expenses for infrastructure works under Program 135, phase II, shall be managed under the guidance in the Construction Ministry’s Circular No. 02/2008/TT-BXD of January 2, 2008, guiding the estimation and management of construction investment costs under the Program on socio-economic development in special difficulty-hit communes in ethnic minority and mountainous areas in the 2006-2010 period.

2.5. Investment and construction of works

2.5.1. Construction contractors shall be selected as follows:

a. The investor shall publicize the organization of bidding or designation of contractors on either the district’s television or radio at least 15 days before the issuance of bidding dossiers. Information on works to be implemented by the community only need to be posted up at the commune People’s Committee office, village cultural center and marketplaces, and notified in villager meetings and on the commune’s public addressing system;

b. Bidding packages for construction consultancy services comply with the Bidding Law and its guiding documents;

c. Bidding packages for goods procurement comply with the Bidding Law and its guiding documents;

d. Packages for construction and installation or for construction and installation associated with goods procurement valued at VND 1 billion or more shall be put up for bidding under the Bidding Law (its current guiding documents);

e. Bidding packages for construction and installation valued at under VND 1 billion shall be conducted as follows:

- Construction and installation bidding packages valued at VND 300 million or less under development investment projects shall be put up for bidding with the community participation. The investor shall notify the community for registration of participation. When different community groups register to participate in the bidding, the investor shall hold a meeting with these groups to notify them of the approval of the selection of bidders based on criteria on prices and construction progress and quality; past the notified time of registration (set by the investor), if only one community group registers for participation, the investor shall assign this group to implement the bidding package. When no community group registers for participation, the investor shall select an appropriate contractor for negotiation and conclusion of a contract to implement the bidding package;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A bidding shall be conducted as follows:

+ Publicizing the organization of a bidding, the place and time for issuing bidding dossiers;

+ Preparing and issuing bidding dossiers;

+ Preparing bids;

+ Evaluating bids;

+ Submitting for approval, evaluating and approving the selection of bidders;

+ Negotiating, finalizing and concluding contracts.

g. Designation of contractors is permitted for the following cases:

-   Urgent bidding packages to remedy consequences of natural disasters, typhoons or floods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-   Bidding packages to be implemented by assigning work in a unit of product (VND million/ km or m2) in order to mobilize people’s labor and their own organization of implementation. The state budget shall support less than 70% of the investment capital specified in the approved econo-technical report.

h. Works built by people in the commune may receive in advance at least 50% of the contract value which, however, must not exceed the annually planned capital for the work; works built by enterprises selected through bidding or by designated contractors may receive in advance at least 30% of the contract value which, however, must not exceed the annually planned capital for the work.

i. Specific requirements on the process and forms of contractor selection, bidding and construction contracts comply with the bidding guide handbook jointly issued by the Ministry of Planning and Investment and the Ethnic Minority Committee.

2.5.2. The district People’s Committee president shall approve or authorize the approval of bidding results of bidding packages (except construction and installation bidding packages valued at under VND 300 million which are approved by the investor) at the proposal of the investor. The investor shall approve results of contractor designation and bidding packages as authorized.

2.5.3. Supervision of construction activities

a. The construction of works shall be supervised by investors, consultant supervisors, authors’ supervisors and commune supervisory boards. Investors shall select consultancy units capable of supervising construction. When no qualified consultancy unit is available, investors shall base themselves on specific conditions to organize the construction supervision and take responsibility for their decisions.

b. Supervision by investors complies with Article 21 of Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004.

2.5.4. Pre-acceptance test, handover, management and operation of works

a. Pre-acceptance test of a work: The investor shall organize the pre-acceptance test of a completed work which shall be participated by the following persons:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Representatives of units of design consultancy, construction and supervision consultancy;

- A supervisory representative of the investor, a representative of the commune supervisory board and representatives of organizations and individuals managing and using the work;

In specific cases, the investor may also invite other concerned persons to participate in the pre-acceptance test.

b. Handover of works for management and operation

- After the acceptance of a work, the investor shall hand it over to the commune People’s Committee for subsequent handover to villages, units or individuals for management, use and maintenance, and transfer all related dossiers and documents to the commune People’s Committee;

- Repair and maintenance:

+ Infrastructure works for inter-communal use which are located in a commune and is not managed by the commune People’s Committee (inter-communal health clinics, inter-communal roads and boarding schools for ethnic minority pupils) shall be repaired and maintained by assigned management units with annual repair and maintenance funds.

+ Works and work items for service business conducted by or benefiting individual households and household groups shall be managed, repaired and maintained by users themselves.

+ Infrastructure works in common service of a commune or village (including those funded by capital sources other than Program 135’s) which are managed by the commune People’s Committee under the assignment of competent authorities may be repaired and maintained with central budget supports under Program 135, local budgets and other raised funds;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the State’s current regulations on capital construction management and this Circular, provincial People’s Committees shall specify and guide the regular repair and maintenance of works.

3. Project on capacity building training and re-training for commune and village cadres and the community

3.1. Beneficiaries:

3.1.1. Commune-level full-time cadres and public employees, commune- and village-level part-time cadres under the Government’s Decree No. 121/2003/ND-CP of October 21, 2003, on regimes and policies toward cadres and public employees in communes, wards and townships, and amended and supplemented documents (if any);

3.1.2. Officials dispatched from higher levels to assist communes.

3.1.3. Members of commune management and supervisory boards;

3.1.4. Prestigious persons in the village community;

3.1.5. Poor households and households that are experienced and play an active role in hunger eradication, poverty reduction and rural development in communes and villages;

3.1.6. Source cadres planned for the commune’s leadership positions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1.8. Ethnic minority youths aged between 16 and 25 years.

Among the above beneficiaries, priority shall be given to ethnic minority or female cadres.

3.2. Training and re-training contents:

a. Policies on socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas; raising the awareness about and improving scientific and technical knowledge for application to household economic development;

b. The mechanism for Program 135 manage­ment and implementation; knowledge about investment project management, supervision, assessment, review reports, application of information technology to investment manage­ment, capital payment and settlement concerning projects and policies under Program 135, phase II;

c. The Regulation on grassroots democracy and the community’s participation in the Program implementation: meetings with people, review of opinions, elaboration of plans and investment supervision;

d. Supports for job training for ethnic minority people (integrated with the implementation of the Prime Minister’s Decision No. 81/2005/QD-TTg of April 18, 2005, on the policy of support for short-term job training for rural laborers applicable to youths aged between 16 and 25 years);

f. Relevant legal knowledge.

3.3. Training and re-training documents

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4. Training and re-training duration and forms:

3.4.1. Training and retraining for commune and village cadres: A training course should last 3-4 days and must not exceed 7 days. If the investor finds it necessary to train the project management unit, such a training course must not exceed 20 days; training and retraining documents shall be compiled under the direction and approval of the provincial People’s Committee;

3.4.2. Training and retraining for the community (people): A training course should last 2-3 days and must not exceed 5 days. Training and retraining should mostly be conducted for each village or a number of villages and can be in the form of an on-the-field meeting or a field visit to learn production models.

If necessary, refresher courses on practical contents may be conducted after 6 months or one year. Such course must not exceed 2 days.

Expenses for province-inbound and -outbound field visits must not exceed 5% of the total annually planned capital.

3.5. Training and re-training plans

3.5.1. Based on the contents prioritized for implementation and training and retraining contents and beneficiaries, commune People’s Committees shall assess on and classify professional qualifications and capability of beneficiaries and select eligible trainees and appropriate training needs, synthesize and report them to district People’s Committees;

3.5.2. District People’s Committees shall classify eligible trainees, sum up their training or re-training needs, estimate training or re-training costs and elaborate training or re-training plans for report to provincial People’s Committees;

3.5.3. Provincial standing bodies of Program 135 shall assume the prime responsibility for working out and submitting annual and long-term training and re-training plans to provincial People’s Committees for approval;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- District People’s Committees shall directly manage and organize the disbursement of funds for training under the planned capital assigned to district People’s Committees;

- Provincial standing bodies of Program 135 and concerned provincial Services and branches may only manage the funds allocated to them under plans.

3.5.5. Funds for the project implementation shall be allocated from the state budget’s non-­business funding sources. Training and re-training funds shall be used as follows:

- Expenses for printing training documents shall be paid according to current regulations;

- Expenses for compiling training programs and manuals shall be paid at the levels set in the Finance Ministry’s Circular No. 87/2001/TT-BTC of October 30, 2001;

- Expenses for foreign trainers or experts (if any) shall be paid at the levels set in the Finance Ministry’s Circular No. 51/2008/TT-BTC of June 16, 2008, guiding the management and use of funds for training and re-training state cadres and public employees;

- Expenses for food, accommodation, travel, stationery, drinks and others for learners and participants during the training time shall be paid according to the Finance Ministry’s Circular No. 23/2007/TT-BTC of March 21, 2007, prescribing the regime of working mission allowances and conference expenses applicable to state agencies and public non-business units;

- For trainees being commune-level public employees and full-time and part-time cadres, and part-time cadres of villages and street residential units under the Government’s Decree No. 121/2003/ND-CP of October 21, 2003, on regimes and policies toward cadres and public employees in communes, wards and townships, in special difficulty-hit, border and security-zone communes and region-II communes having special difficulty-hit villages, difficulty-hit villages of region II communes, and unsalaried persons, all training, food, accommodation and travel expenses shall be subsidized at the levels set in the Finance Ministry’s Circular No. 23/2007/TT-BTC;

- Ethnic minority youths aged between 16 and 25 years who are sent to job training by competent authorities may, apart from entitlements specified in the Prime Minister’s Decision No. 81/2005/QD-TTg of April 18, 2005, on policies of support for short-term job training for rural laborers, receive additional supports as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Travel allowance: Poor people who participate in a job training course at a place 15 km or more away from their place of residence may receive travel supports according to public transport fares, which, however, must not exceed VND 200,000/person/course;

+ Expenses for course management (not exceeding 5% of the cost estimates).

Based on the levels of expenses under the central level’s guidance, provincial People’s Committees shall direct the level of payment for each content suitable to their local conditions.

4. Policies on support for services, improvement of people’s living standards and legal aid to raise people’s legal awareness comply with the Prime Minister’s Decision No. 112/2007/QD-TTg of July 19, 2007, and the Ethnic Minority Committee’s Circular No. 06/2007/TT-UBDT of September 20, 2007, guiding the implementation of policies on support for services, improvement of people’s living standards and legal aid to raise people’s legal awareness.

II. FOR TASKS TO BE PERFORMED IN THE FORM OF PROJECTS, PROJECTS SHALL BE ORGANIZED AND MANAGED AS FOLLOWS:

1. Investors

District People’s Committees are investors of works or investment projects to be operated and used in a number of communes; commune People’s Committees are assigned to be investors of works or investment projects to be used within a commune.

When a commune facing difficulties acting as the investor, the district People’s Committee shall dispatch its cadres to assist the commune to become a qualified investor.

When a commune does not meet requirements on investor, the district People’s Committee shall assign a unit with appropriate functions to be the investor. The commune People’s Committee shall send its cadres to join the investor in managing the project and organize the takeover of the work for operation and use.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. The investor may decide to hire consultancy organizations or individual consultants or establish a project management unit (if necessary) to assist the investor in the project management.

2.2. When the investor hires an individual consultant or consultancy organization to manage the project, such individual or organization must meet prescribed requirements and possess management capacity suitable to the project’s size and nature. Responsibilities and powers of the project management consultant shall be defined in the contract concluded by the two parties. When hiring a project management consultant, the investor shall still use its specialized bodies under its management apparatus or appoint a unit to examine and monitor the performance of the project management consultancy contract.

2.3. When the investor establishes a project management unit, the tasks and powers of such unit shall be assigned or authorized by the investor to perform some or all of the tasks and powers of the investor. A project management unit shall be set up as follows:

2.3.1. The commune being the investor: The commune shall use its general project management unit. The commune’s project management unit has the legal person status and may open accounts at the district State Treasury branch and use seals of the commune administration. When the commune has no project management unit yet, it shall set up such unit under the guidance of this Circular;

2.3.2. The district being the investor: The district People’s Committee shall set up a project management unit or assign an existing project management unit to manage projects. The president or vice president of the district People’s Committee may not hold the post of project management unit head. The district project management unit may open accounts at the district State Treasury branch and has its own seal.

3. Tasks and powers of an investor and a project management unit set up by the investor:

3.1. Tasks and powers of an investor:

3.1.1. To organize the elaboration of an econo- technical report on work construction and the bidding plan and submit them to the investment deciding authority for approval;

3.1.2. To organize the evaluation of the working drawing design and cost estimates of works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1.4. To conclude contracts with contractors;

3.1.5. To pay contractors according to the contracted schedule or pre-acceptance minutes;

3.1.6. To conduct pre-acceptance tests of works in order to put them into operation and use.

Depending on specific characteristics of each project, the investor may authorize the project management unit to perform some or all of its tasks or powers.

3.2. Tasks and powers of a project management unit:

3.2.1. To carry out procedures for land allocation, preparation of construction grounds and other activities in service of the construction of works;

3.2.2. To prepare dossiers of the econo-technical report on work construction and bidding plan to be submitted to the investment deciding authority for evaluation and approval according to regulations;

3.2.3. To make bidding dossiers and bid invitations (if any), publicize the bidding and organize the selection of contractors;

3.2.4. To negotiate and sign contracts with contractors under the investor’ authorization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2.6. To conduct pre-acceptance test, payment and settlement of works under the signed contract;

3.2.7. To manage the construction quality, volume, progress and costs, and environmental safety and sanitation of construction works;

3.2.8. To accept and hand over works;

3.2.9. To make annual reports on investment capital disbursement and settlement reports upon completion, operation and use of projects;

3.2.10. To concurrently manage different projects when permitted by the investor.

4. Tasks of an investor and a project management consultancy organization hired by the investor

4.1. Responsibilities of an investor:

4.1.1. To select and sign a contract with the project management consultancy organization qualified for and suitable to the project management;

4.1.2. To sign for approval payments to contractors at the request of the project management consultancy organization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1.4. To take responsibility before law and compensate for damage when colluding with the project management consultancy organization or contractors to cause investment capital loss.

4.2. Tasks of a project management consultancy organization:

4.2.1. To make bidding dossiers and bid invitations (if any), to provide consultancy for the selection of contractors;

4.2.2. To supervise the construction of works if fully capable;

4.2.3. To conduct pre-acceptance test, payment and settlement of works under contracts signed by the investor; to take full responsibility before the investor and law for the accuracy and reasonability of payment values;

4.2.4. To manage the construction quality, volume, progress and costs, and environmental safety and sanitation of projects;

4.2.5. To accept and hand over works;

4.2.6. To make annual reports on investment capital disbursement and settlement reports upon completion, operation and use of projects;

Depending on specific conditions of each project, the investor may assign the project management consultancy organization to perform other tasks which must be specified in the contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Commune supervisory boards

Communes (including region-II communes having special difficulty-hit villages) shall set up commune supervisory boards to supervise the implementation of projects and support policies under Program 135 in their communes. Commune supervisory boards shall be established under decisions of commune People’s Committee presidents at the proposal of commune Fatherland Fronts. A commune supervisory board is composed of a number of representatives of the commune’s socio-political organizations; representatives of the commune People’s Council; prestigious persons in the community who are capable and experienced in supervision activities. The commune supervisory board of a region-II commune having special difficulty-hit villages must have at least two representatives of the special difficulty-hit village who are nominated by villagers.

5.1. A commune supervisory board is tasked to supervise the construction of works and projects in the commune from the selection of works, design survey to construction, pre-acceptance test, handover and operation of works as well as payment, settlement and maintenance of works.

5.2. In the course of construction, a commune supervisory board shall coordinate with the investor’s supervisors (the project management unit’ supervisor and supervision consultant) and the author supervisor in supervising construction quality and volume, prices of construction materials, construction progress, and take part in the pre-acceptance tests of works at different stages.

III. USE OF INVESTMENT CAPITAL SOURCES

1. Investment capital

Program 135, phase II, is funded with various capital sources specified in Decision No. 07/2006/QD-TTg, including:

1.1. Central budget funds (including foreign loans and aid) directly invested in Program 135;

1.2. Local budget funds directly invested in Program 135;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Allocation of funds for projects and policies

2.1. The estimation, allocation and management of budget funds comply with the State Budget Law and its guiding documents;

2.2. For special difficulty-hit communes and villages that perform the Program’s tasks with local budget funds under the Prime Minister’s decisions, provincial People’s Committees shall allocate funds for the performance thereof, which must be at least equal to the central budget fund level.

3. Use of central budget funds

3.1. Central budget funds may only be used to support projects and policies specified in Section I, Part II of this Circular.

3.2. Prices of construction materials, plant varieties, animal breeds and other goods, purchased from people for use in projects under Program 135 must match local common price levels at the time of purchase; vouchers for payment are sellers’ receipts certified by the head of the village and the People’s Committee of the commune where sellers reside.

3.3. Localities which have implemented works and projects under the guidance of Program 135, 1999-2005 period, may, prior to the guidance of this Circular, use annually allocated central budget funds under Program 135 to continue the imple­mentation of Program 135, phase II, for completed works whether or not for which settlement has been made and under-construction works.

3.4. Funds for the operation of local steering bodies for program implementation at all levels shall be allocated from local budgets and other lawful funding sources. Provinces which enjoy additional allocations from the central budget may use the Program’s funds to cover expenses for activities of the steering committees, examination and supervision activities, organization of meetings to implement, review and sum up the program implementation; working trip allowances for cadres attending conferences and training courses at district, provincial and central levels. The annual support level must not exceed 0.5% of the total central budget funds supported to the program, with the minimum level of VND 50 million/year and the maximum level of VND 500 million/year for each province, and shall be provided from 2007. Provincial People’s Committees shall specify levels of support for the provincial steering committees, agencies directly managing project components and local administrations of all levels.

3.5. Budget funds for the implementation of Program 135 shall all be managed and settled in a centralized and unified manner through the State Treasury. For people’s contributions in cash, materials, assistance in kind, labor or completed works, finance agencies shall, based on unit prices of materials and a workday’s value, convert such contributions into Vietnam dong before making budget collection orders and concurrently making and sending budget spending orders to State Treasury branches where transactions are made for accounting them into the works’ or projects’ values and incorporating them in state budget revenues and expenditures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. PLAN SUM-UP, ASSIGNMENT AND REPORTING

The elaboration, allocation, assignment of cost estimates, the management, use and settlement of funds for Program 135 comply with the State Budget Law and its guiding documents.

V. EXAMINATION, SUPERVISION, ASSESSMENT AND REPORTING

1. Examination, supervision and assessment

1.1. Provincial People’s Committees shall take direct and overall responsibility for the quality, progress and effectiveness of the Program in their provinces. Based on the objectives of Program 135 and actual local conditions, provincial People’s Committees shall direct districts in setting targets to be achieved in each year, each period and upon the Program completion, which serve as a basis for monitoring and assessing the results of the Program in their provinces.

1.2. Provincial People’s Committees shall direct their units and districts in regularly examining the Program implementation. Provincial standing bodies of Program 135 shall assume the prime responsibility for proposing examination plans and contents, assisting provincial People’s Committees in reviewing and reporting evaluation results to the central standing body of Program 135 (the Ethnic Minority Committee).

1.3. Provincial People’s Committees shall direct provincial Services, Departments, branches, district People’s Committees and concerned units in facilitating People’s Councils, Fatherland Fronts and mass organizations at all levels and the community to participate in and coordinate with one another in supervising the Program implementation.

1.4. The Ethnic Minority Committee shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, planning and organizing the examination and supervision and conducting annual, mid-term and final reviews of the Program implementation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Reporting on implementation results

2.1. Based on the norms on supervision and assessment of the Program implementation set by the Ethnic Minority Committee, provincial People’s Committees shall direct the collection of reports from local administrations of all levels to make a sum-up report and submit it to the Central Steering Committee for the Program. Program management bodies at each local level shall designate full-time staff in charge of reporting. Before sending reports, investors shall compare the reported figures on capital disbursement against those certified by State Treasury branches where their accounts are opened.

2.2. Quarterly and annual reports shall be made under the Minister-Chairman of the Ethnic Minority Committee’s Decision No. 04/2008/QD-UBDT of August 8, 2008, promulgating the Regulation on the regime and forms of reports on the Program on socio-economic development in special difficulty-hit communes of ethnic minority and mountainous areas in the 2006-2010 period. Apart from general reports, provincial specialized agencies shall report to their superiors under regulations.

2.3. The Central Standing Body of Program 135 shall synthesize and send biannual and annual reports to the Central Steering Committee for Program 135.

Part III.

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Concerned central agencies shall, pursuant to this Joint Circular and within the ambit of their functions and tasks, guide and specify necessary contents of this Circular.

2. The handling of transitional issues must ensure the principle that the implementation of the new guiding Circular must not cause discontinuity or delay of the program implementation, specifically as follows:

- The production development support project: Ongoing projects which were approved by competent authorities prior to the effective date of this Circular may be implemented under the guidance at the time of project approval. Approved projects which have not been implemented will be supplemented and revised according to current regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The project on capacity building training for grassroots cadres and the community: Training courses with approved plans and cost estimates which have not been conducted will have these plans and cost estimates (if any) supplemented or adjusted under the guidance of this Circular. Training courses which have been conducted or ongoing training courses comply with the guidance at the time of project approval, or may be adjusted under the new guidance if necessary;

- In the course of implementation, if competent authorities decide to replace, amend or supplement documents named in this Circular, such amendments or supplements will be applied.

3. Provincial People’s Committees shall specify and guide contents of this Circular to suit their local conditions and characteristics.

4. Provincial People’s Committees shall assign provincial agencies for ethnic minority affairs to act as the standing bodies of the Program which shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial Services and branches in, advising and assisting provincial People’s Committees in managing the Program and have the following tasks:

4.1. To reach agreement with provincial Planning and Investment Services and Finance Services in guiding districts in working out annual capital plans and annually reviewing and reporting the implementation of such plans in their localities to provincial People’s Committees;

4.2. To synthesize districts’ capital plans for projects and policies under Program 135 and send them to provincial Planning and Investment Services and Finance Services for incorporation into other local capital sources;

4.3. Under the guidance of ministries and central branches, to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned units in, advising or proposing provincial People’s Committees to provide guidance suitable to local conditions;

4.4. To carry out some activities under the project on training and re-training of grassroots cadres and the community when so assigned by provincial People’s Committees;

4.5. To assume the prime responsibility for, and assist provincial steering committees for target programs in, organizing the examination, monitoring, evaluation, review and reporting according to regulations issued by the provinces and the Central Standing Body of Program 135;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. District People’s Committees shall establish district standing bodies of Program 135, which shall advise and assist district People’s Committees in managing, directing and examining, and reviewing reports from management units and communes where projects are implemented, on the Program implementation.

6. When a commune is the investor (including region-II communes having special difficulty-hit villages entitled to the Program’s investment), the commune People’s Committee shall decide to establish a project management unit for Program 135 if necessary. A commune-level project management unit is composed of its head, an accountant, officials of the commune People’s Committee, contractual technicians, other members working by term of office (heads or deputy heads of villages having works or projects) and prestigious villagers in the community. Priority shall be given to females to work as members of the project management unit. A commune project management unit has the legal person status and may open accounts at district State Treasury branches and use seals of commune administrations in their transactions. The project management unit shall manage all projects and policies implemented in their localities as assigned by the investor.

7. Branches and levels shall, within the ambit of their functions and tasks, direct, examine, supervise and urge the implementation of this Circular.

8. This Circular replaces Joint Circular No. 676/2006/TTLT-UBDT-KHDT-TC-XD-NNPTNT of August 8, 2006, of the Ethnic Minority Committee and the Ministries of Planning and Investment; Finance; Construction; and Agriculture and Rural Development, guiding the implementation of the program on socio­economic development in special difficulty-hit communes in ethnic minority and mountainous areas, and takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" Pursuant to this Joint Circular, central and local agencies shall amend, supplement, replace or annul contents of promulgated documents or related documents which are contrary to this Joint Circular. In the course of implementation, People’s Committees of provinces and centrally run cities being beneficiaries of Program 135, phase II, should report arising problems or inappropriate issues to the Ethnic Minority Committee for coordination with concerned ministries and branches for study, amendment and supplementation as appropriate.

 

FOR THE AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT MINISTER VICE MINISTER




Ho Xuan Hung

 

FOR THE CONSTRUCTION MINISTER
VICE MINISTER





Cao Lai Quang

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE PLANNING AND INVESTMENT MINISTER
VICE MINISTER





Cao Viet Sinh

FOR THE MINISTER-CHAIRMAN OF THE ETHNIC MINORITY COMMITTEE
VICE CHAIRMAN





Ha Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT- TC-XD-NNPTNT hướng dẫn chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 do Ủy ban Dân tộc - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.735

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.109.251
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!