BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
02/1998/TTLT-BYT-BTC
|
Hà
Nội , ngày 23 tháng 1 năm 1998
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ Y TẾ - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 02/1998/TTLT-BYT-BTC NGÀY 23
THÁNG 1 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ ĐỂ LẬP QUỸ QUAY VÒNG THUỐC
THIẾT YẾU
Thực hiện văn bản số 3576/QHQT
ngày 18 tháng 7 năm 1997 của Chính phủ về việc sử dụng nguồn viện trợ của NIPPON
- UNICEF trong khuôn khổ dự án "Chăm sóc sức khoẻ ban đầu" thuộc
chương trình hợp tác quốc gia Việt Nam - UNICEF để lập quỹ quay vòng thuốc thiết
yếu trong gia đoạn 1996-2000; Liên bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn các địa phương
có dự án thực hiện theo nội dung sau đây:
I- NHỮNG
NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Nguồn viện trợ NIPPON -
UNICEF cho dự án "Tăng cường chăm sóc sức khoẻ ban đầu" là một nguồn
thu của ngân sách nhà nước, dùng vào mục đích xây dựng quỹ thuốc thiết yếu quay
vòng tại một số cơ sở y tế xã huyện nhằm thực hiện mục tiêu sẵn sàng có thuốc
phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, không sử dụng để kinh doanh kiếm lợi nhuận.
2. Việc lập quỹ thuốc thiết yếu
tại cơ sở y tế xã huyện phải có kế hoạch thống nhất giữa Bộ Y tế và UBND các tỉnh
thành phố, Quỹ thuốc thiết yếu (vòng đầu) sau khi đã phân phối cho xã và huyện
được xem như khoản vốn được cấp một lần và xã - huyện phải tổ chức quản lý để
duy trì phục vụ khám chữa bệnh trong nhiều năm.
3. Việc định giá bán thuốc vòng
1 ở địa phương phải được Sở Y tế và cơ quan Tài chính - Vật giá đồng cấp thống
nhất trình UBND tỉnh quyết định giá. Giá bán bao gồm phần tiền để mua bù lại
thuốc vào quỹ thuốc và tỉ lệ phần trăm dịch vụ phí cho người bán thuốc và trạm
y tế xã. Phương thức bán quay vòng (thay cho phương thức cấp không như trước
đây) nhằm mục đích hình thành một quỹ thuốc thường xuyên tồn tại để phục vụ
khám chữa bệnh thông thường ngay tại trạm y tế xã thực hiện việc chăm sóc sức
khoẻ cho mọi người không kể người đó có hay không có khả năng đóng góp tài
chính.
4. Do mục tiêu quỹ thuốc có phần
hỗ trợ xã hội không tìm kiểm lợi nhuận, một số từ ngữ dùng trong Thông tư này
có ý nghĩa riêng:
"Bán": Trạm y tế
"bán" thuốc cần hiểu theo nghĩa huy động thu góp lại tiền vốn và phí
phục vụ để duy trì quỹ thuốc được lâu dài phục vụ khám chữa bệnh cho cộng đồng.
"Mua": Người bệnh mua
thuốc hoặc trả tiền thuốc cộng 10% chi phí phục vụ được quan niệm là sự đóng
góp tài chính của cộng đồng ở những trường hợp người bệnh có khả năng đóng góp
(Sáng kiến BAMAKO). Trường hợp bệnh nhân nghèo không có khả năng đóng góp lại
cho quỹ thuốc và số đối tượng chính sách, hoàn cảnh khó khăn thì UBND xã xét miễn
giảm theo quy định hiện hành của nhà nước, đảm bảo thực hiện được mục tiêu mọi
người dân khám chữa bệnh đều có thuốc chữa bệnh.
5. Bộ Y tế có trách nhiệm cùng
các UBND địa phương quản lý, giám sát sử dụng đúng mục đích đã ký kết giữa
Chính phủ Việt Nam và tổ chức quốc tế, quản lý như một nguồn thu viện trợ của
ngân sách nhà nước.
Tiền thu được do bán thuốc thuộc
nguồn vốn viện trợ này sau khi trừ đi chi phí quản lý và dịch vụ 10% được phép
sử dụng để duy trì quỹ thuốc, do UBND địa phương quản lý và giám sát.
II- NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
1. Thuốc thiết yếu
Thuốc thiết yếu quy định trong
Thông tư này là các loại thuốc có ghi trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế
đã ban hành thống nhất. Thuốc viện trợ của NIPPON - UNICEF cũng nằm trong danh
mục này, và đã được thương lượng với bên viện trợ khi ký kế hoạch đặt hàng viện
trợ cho Việt Nam.
1. Quỹ thuốc quay vòng, mục
tiêu, huy động đóng góp tài chính của cộng đồng:
Thuốc quy định trong thông tư
này là thuốc do nguồn viện trợ không hoàn lại để xây dựng quỹ thuốc quay vòng
theo sáng kiến BAMAKO, hiện là nguồn NIPPON - UNICEF. Quỹ vốn thuốc đầu tiên là
thuốc viện trợ bằng hiện vật.
Mục tiêu Quỹ thuốc quay vòng là
"sẵn sàng có thuốc cung cấp cho mọi người dân khi khám chữa bệnh" góp
phần nâng cao chất lượng dịch vụ điều trị.
Thuốc được bán cho người bệnh:
90% tiền thu được dùng để mua lại thuốc để duy trì sự tồn tại thường xuyên một
quỹ thuốc tại cơ sở y tế xã (quỹ quay vòng); 10% chi vận chuyển, chi về công
tác quản lý quỹ thuốc, chi thù lao cho cán bộ y tế, trang thiết bị cho trạm để
duy trì mọi hoạt động của trạm và quỹ thuốc.
3. Phân phối quỹ thuốc về huyện,
xã:
Sau khi hoàn thành các thủ tục
tiếp nhận viện trợ thuốc Bộ Y tế phải làm thủ tục ghi thu ghi chi tiền thuốc với
NSNN và phân phối cho các tỉnh theo kế hoạch đã xác định dựa trên cơ sở số dân
mỗi tỉnh. Kinh phí tiếp nhận vận chuyển thuốc từ cảng vào các kho tại cảng và về
tỉnh, huyện, do ngân sách địa phương của tỉnh trả.
4. Định giá, bán/đổi thuốc cho
phù hợp sử dụng ở tuyến huyện xã:
Sở Y tế báo cáo với Uỷ ban nhân
dân tỉnh (UBND tỉnh) và tổ chức tiếp nhận bảo quản thuốc. UBND tỉnh thành lập Hội
đồng định giá thuốc gồm UBND, Sở Tài chính - Vật giá và Sở Y tế.
Giá bán thuốc do Hội đồng quyết
định phải cao hơn giá bán buôn của Doanh nghiệp Dược và thấp hơn giá bán lẻ ra
thị trường của các đại lý Dược, bảo đảm duy trì được quỹ thuốc và cung cấp kịp
thời thuốc thiết yếu cho nhân dân.
Những loại thuốc không hợp với
tuyến xã (trong cơ cấu mặt hàng ban đầu) nhưng phù hợp với nhu cầu của các cơ sở
y dược trung ương, tỉnh, huyện thì Ban điều hành dự án trung ương ưu tiên giao
Công ty Dược bán cho cơ sở điều trị (bệnh viện) có nhu cầu theo giá chỉ đạo
chung của Bộ Y tế đã được Ban Vật giá Chính phủ phê duyệt. Tiền thu được, Công
ty Dược chịu trách nhiệm cung cấp thành thuốc thiết yếu giao lại Ban điều hành
dự án theo giá bán buôn bình thường của công ty để phân phối cho quỹ thuốc huyện
xã.
Sở Y tế trình UBND tỉnh kế hoạch
phân phối quỹ thuốc cho từng huyện trong tỉnh. Căn cứ để lập kế hoạch phân phối
quỹ thuốc là số dân mỗi huyện, xã.
Doanh nghiệp Dược các cấp bảo đảm
nguồn cung ứng chủ yếu cho quỹ thuốc (quy vòng 2) theo giá bán buôn. Vấn để mua
lại thuốc thiết yếu cho quỹ thuốc quay vòng của huyện-xã, do Trung tâm y tế huyện
và các Trạm y tế xã căn cứ theo nhu cầu thuốc chữa bệnh của nhân dân trong địa
bàn và danh mục thuốc thiết yếu.
III. HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN TẠI HUYỆN, XÃ
1. Căn cứ kế hoạch phân phối của
tỉnh cho huyện, trung tâm Y tế huyện (TTYT) trình UBND huyện phê duyệt kế hoạch
phân phối cho các xã dựa trên cơ sở số dân mỗi xã. TTYT huyện chịu trách nhiệm
tiếp nhận thuốc về huyện, bảo quản, phân phối thuốc để xây dựng quỹ thuốc quay
vòng tại các trạm y tế xã phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân (CSSKND). 2. Tại
xã, UBND lập ban tiếp nhận quỹ thuốc, trong đó Ban Tài chính xã là thành viên
có trách nhiệm giúp UBND xã tiếp nhận quỹ thuốcc ghi vào ngân sách xã. UBND
giao trạm y tế xã chịu trách nhiệm quản lý và bán thuốc theo nhu cầu khám chữa
bệnh hàng ngày và lập, tổng hợp danh sách đề nghị Uỷ ban nhân dân xã xét duyệt
các trường hợp miễn giảm.
Những nơi đã có Ban CSSKND,
trong đó có đại diện UBND, Tài chính, Y tế, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Lao động
thương binh xã hội, và các tổ chức nhân dân khác thì Ban CSSKND có trách nhiệm
tư vấn cho UBND xét duyệt những đối tượng cần miễn giảm nêu ở trên.
3. Trạm Y tế xã cử dược tá phụ
trách quỹ thuốc quay vòng. Nơi chưa có dược tá thì trước mắt cử cán bộ y tế được
đào tạo huấn luyện về Dược phụ trách.
Hàng ngày theo yêu cầu khám chữa
bệnh, trạm y tế bán thuốc cho bệnh nhân và thu lại tiền, ghi vào sổ bán thuốc
hàng ngày: loại thuốc, số lượng, số tiền thu lại.
Trường hợp bệnh nhân nghèo, bệnh
nhân diện chính sách... chưa có hoặc không có tiền trả lại quỹ thuốc tại chỗ,
thì ghi sổ trả chậm hoặc ghi nợ.
Những trường hợp đã được Ban
CSSKND xác nhận là diện được miễn giảm phí khám chữa bệnh (có giấy xác nhận của
UBND xã), thì ghi sổ số tiền thuốc miễn giảm.
4. Mỗi tháng một lần, trạm y tế
xã có trách nhiệm lập báo cáo kết quả hoạt động của quỹ thuốc quay vòng để báo
cáo UBND và Ban CSSKND xã (theo mẫu đính kèm).
5. Mua thuốc bổ sung thuốc quay
vòng: Trạm y tế xã được quyền mua thuốc bổ sung để quay vòng sau một thời gian
bán thuốc phục vụ khám chữa bệnh, chủng loại thuốc thiết yếu mua bổ sung cần đạt
mức cân bằng hoặc tăng hơn các loại thuốc của quỹ thuốc vốn có ban đầu.
Hệ thống doanh nghiệp Dược là
nguồn cung cấp bổ sung thuốc thiết yếu cho quỹ thuốc quay vòng xã -huyện.
6. Giám sát tại xã: Ban Tài
chính - Vật giá xã có trách nhiệm giúp UBND xã giám sát và kiểm tra hoạt động
thu chi của quỹ thuốc quay vòng.
7. Giám sát tại huyện:
Trung tâm Y tế huyện chịu trách
nhiệm chính trong công tác giám sát hoạt động của quỹ thuốc quay vòng xã, đảm bảo
các yêu cầu:
- Thuốc thiết yếu luôn có thường
trực tại trạm y tế. Bảo đảm cho mọi người dân đến khám chữa bệnh đều có ngay
thuốc sử dụng. Danh mục thuốc thiết yếu được thường xuyên duy trì, bổ sung
(quay vòng).
- Nâng cao hiệu suất sử dụng dịch
vụ y tế của nhân dân tại trạm, giúp đỡ trạm y tế xã sử dụng thuốc an toàn và hợp
lý.
Phòng Tài chính huyện có trách
nhiệm chủ trì phối hợp với Trung tâm Y tế huyện trong giám sát vốn quỹ thuốc.
Trường hợp vốn của quỹ thuốc giảm quá 50% quỹ thuốc ban đầu do hỗ trợ dân
nghèo, giải quyết chính sách, hoặc thiệt hại do thiên tai lũ lụt v.v... phải
báo cáo UBND huyện để trình UBND tỉnh, báo cáo liên Bộ Y tế - Tài chính.
IV. CHẾ ĐỘ
GHI CHÉP SỔ SÁCH VÀ BÁO CÁO
1. Việc kế toán ghi chép sử dụng
quỹ quay vòng thuốc phải thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
2. Việc quản lý mua, bán thuốc,
sử dụng phí dịch vụ 10% phải có sổ sách và được ghi chép hàng ngày để có cơ sở
lập báo cáo hàng tháng trình UBND xã duyệt, và để báo cáo với UBND, Trung tâm y
tế huyện theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
V. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng trong khuôn khổ dự án Tăng cường
chăm sóc sức khoẻ ban đầu thuộc chương trình hợp tác quốc gia Việt Nam - UNICEF
và các chương trình dự án khác liên quan đến sử dụng nguồn viện trợ thuốc thiết
yếu để xây dựng quỹ thuốc quay vòng. Các quy định trước đây trái với Thông tư
này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, cơ quan y tế - tài chính các cấp, các cơ quan liên quan, có trách
nhiệm phản ảnh về Liên Bộ để kịp thời bổ sung, sửa đổi.
Lê
Thị Băng Tâm
(Đã
ký)
|
Phạm
Mạnh Hùng
(Đã
ký)
|
MẪU ĐÍNH KÈM NÓI TẠI TRANG 4 MỤC III, ĐIỂM 4 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
BỘ Y TẾ - BỘ TÀI CHÍNH
Báo cáo của Trạm Y tế xã hàng
tháng về kết quả hoạt động của quỹ thuốc quay vòng cần nêu rõ:
1. Tổng trị giá quý thuốc tồn đầu
kỳ (gồm có thuốc và tiền mặt).
2. Trị giá thuốc đã sử dụng
trong kỳ.
3. Tổng số tiền miễn giảm (đã được
UBND duyệt).
4. Tổng số tiền đã dùng mua thuốc
bổ sung quỹ thuốc trong kỳ. 5. Tổng trị giá quỹ thuốc tồn cuối kỳ (cả thuốc và
tiền mặt).