BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
56-TC/NSNN
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 7 năm 1993
|
THÔNG TƯ
SỐ 56 TC/NSNN NGÀY 8-7-1993 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN BỔ
SUNG, SỬA ĐỔI MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Thi hành Nghị quyết số
35/NQ/UBTVQHK9 ngày 17-5-1993 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành bảng lương
chức vụ dân cử, bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát;
Quyết định số 69-QĐ/TW ngày 17-5-1993 của Ban Bí Thư quy định tạm thời chế độ
tiền lương mới của cán bộ, công nhân viên cơ quan Đảng, đoàn thể và các Nghị định
của Chính phủ số 25/CP, số 27/CP ngày 23-5-1993 quy định tạm thời chế độ tiền
lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang;
điều chỉnh mức lương hưu và mức trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách
xã hội; Quyết định số 151/TTg ngày 12-4-1993 của Thủ tướng Chính phủ về hình
thành, sử dụng và quản lý quỹ bình ổn giá.
Để tạo điều kiện cho cơ quan tài
chính, Kho bạc Nhà nước, các cơ quan dự toán Trung ương và địa phương các cấp
theo dõi, quản lý và hạch toán, quyết toán các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước
về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và quỹ bình ổn giá theo đúng quy định tại các
văn bản nói trên của Đảng, Chính phủ và Quốc hội, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ
sung, sửa đổi một số mục thu, chi trong mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành
như sau:
I- HUỶ BỎ MỘT
SỐ MỤC CHI TRONG MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HIỆN HÀNH
1- Mục 59: "Bù giá điện"
2- Mục 64: "Lương
chính"
3- Mục 65: "Phụ cấp
lương"
4- Mục 70: "Phúc lợi tập thể"
5- Mục 76: "lương chính của
cán bộ, viên chức dôi ra ngoài định mức biên chế được duyệt".
6- Mục 77: "Phụ cấp lương của
cán bộ, viên chức dôi ra ngoài định mức biên chế được duyệt"
7- Mục 78: "Trợ cấp trượt
giá" (15%, 20%, 25%.. .).
8- Mục 79: "Bảo hiểm xã hội"
(trích % quỹ lương của cán bộ, viên chức dôi ra ngoài định mức biên chế được
duyệt chuyển cho quỹ Bảo hiểm xã hội do Tổng liên đoàn lao động và ngành lao động
- thương binh và xã hội quản lý).
9- Mục 82: "Bảo hiểm y tế"
10- Mục 83: "Trợ cấp tiền học
phí"
11- Mục 84: "Trợ cấp tiền
thuê nhà ở vào lương".
II- MỞ MỘT SỐ
MỤC THU, CHI (MỚI) TRONG MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HIỆN HÀNH NHƯ SAU
Mục 11: "Phụ thu cho quỹ bình
ổn giá"
Để hạch toán, phản ánh và quyết
toán các khoản phụ thu quỹ bình ổn giá (kể cả các khoản nộp hoàn trả một phần
hoặc toàn bộ số chi hỗ trợ từ quỹ bình ổn giá) của các tổ chức kinh tế Việt Nam
theo quy định tại Quyết định số 151/TTg ngày 12-4-1993 của Thủ tướng Chính phủ
và thông tư số 03/TT-LB ngày 28-5-1993 của Liên Bộ Tài chính - Ban Vật giá
Chính phủ.
Khi các doanh nghiệp nộp các khoản
phụ thu vào quỹ bình ổn giá, chứng từ nộp tiền ghi theo chương, loại, khoản, hạng
tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành và mục 11 "Phụ thu cho
quỹ bình ổn giá".
Ví dụ: Nhà máy xi măng Hoàng Thạch
nộp phụ thu vào quỹ bình ổn giá, chứng từ nộp tiền ghi:
- Mã số chương 18A: "Bộ Xây
dựng".
- Loại 01: "Ngành công nghiệp".
- Khoản 09: "Công nghiệp vật
liệu xây dựng".
- Hạng 2: "Công nghiệp sản
xuất xi măng và các vật liệu kết dính khác".
2- Mục 60: "Chi hỗ trợ từ
quỹ bình ổn giá"
Để hạch toán, theo dõi và quyết
toán các khoản chi từ quỹ bình ổn giá để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có các sản
phẩm phải bình ổn giá theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Chứng từ chi của
ngân sách trung ương từ quỹ bình ổn giá ghi theo chương 99A, loại 14, khoản 01,
hạng 9, mục 60 "Chi hỗ trợ từ quỹ bình ổn giá". Việc hạch toán, kế
toán và quyết toán các khoản chi từ quỹ bình ổn giá phải thực hiện theo đúng
quy định tại Thông tư số 03/TT-LB ngày 28-5-1993 của Liên Bộ Ban Vật giá Chính
phủ - Bộ Tài chính.
3- Mục 64 (mới): "Lương cấp
bậc, chức vụ".
Để hạch toán, theo dõi và kế
toán, quyết toán các khoản chi của ngân sách Nhà nước về tiền lương cấp bậc, tiền
lương chức vụ dân cử (kể cả lương tập sự, lương hợp đồng, cán bộ xã, phường, thị
trấn được hưởng lương) theo hệ thống bảng lương các ngạch công chức, viên chức
hành chính sự nghiệp; hệ thống bảng lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp các
lực lượng vũ trang ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của
Chính phủ; bảng lương của cán bộ, công nhân viên cơ quan Đảng, đoàn thể ban
hành kèm theo Quyết định số 69/QĐ-TW ngày 17-5-1993 của Ban Bí thư và bảng
lương chức vụ dân cử và bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm
sát ban hành kèm theo Nghị quyết số 35-NQ/UBTVQHK9, ngày 17-5-1993 của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội.
4- Mục 65 (mới): "Phụ cấp
lương".
Để hạch toán và quyết toán các
khoản chi của ngân sách Nhà nước về các khoản phụ cấp (ngoài lương cấp bậc hoặc
lương chức vụ) của công chức, viên chức khu vực hành chính - sự nghiệp và các lực
lượng vũ trang, ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính
phủ, bao gồm: phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp khu vực; phụ cấp đắt đỏ theo
vùng; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp làm đêm, phụ cấp
thu hút; các khoản phụ cấp đối với lực lượng vũ trang (phụ cấp hạ sĩ quan và
binh sĩ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh) và các khoản trợ
cấp cho cán bộ xã, phường, thị trấn không hưởng lương mà hưởng trợ cấp hoặc
sinh hoạt phí hàng tháng.
5- Mục 70: "Lương hưu và trợ
cấp các đối tượng chính sách xã hội".
Để hạch toán, theo dõi và quyết
toán các khoản chi của ngân sách Nhà nước về tiền lương hưu và trợ cấp đối với
cán bộ, công nhân, viên chức, quân nhân về hưu, nghỉ mất sức lao động, thương
binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với cách mạng và các đối
tượng hưởng chính sách xã hội quy định tại Nghị định số 27/CP ngày 23-5-1993 của
Chính phủ.
III- HƯỚNG DẪN
HẠCH TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN
1- Đối với các cơ quan, đơn vị dự
toán hành chính sự nghiệp, các lực lượng vũ trang thuộc trung ương và địa
phương quản lý thực hiện chế độ tiền lương mới từ 1-4-1993. Các chứng từ chi
ghi theo mã số chương, loại, khoản, hạng tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước
hiện hành và hạch toán, quyết toán vào mục 64 "lương cấp bậc, chức vụ";
mục 65 "phụ cấp lương"; mục 70 "lương hưu và trợ cấp các đối tượng
chính sách xã hội" theo đúng nội dung các khoản chi đã hướng dẫn tại phần
II trong thông tư này.
2- Đối với các khoản chi về tiền
lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương phát sinh từ đầu năm
1993, đến thời điểm các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ tiền lương mới đã hạch
toán vào các mục chi của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành trước đây, nay
phân tích lại để chuyển sang hạch toán và quyết toán vào các mục chi (mới) sau
đây:
a) Tiền lương cơ bản của công chức,
viên chức hành chính sự nghiệp, các lực lượng vũ trang và cán bộ xã, phường, thị
trấn hưởng lương theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18-9-1985 và quyết định số
203/HĐBT ngày 28-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); tiền bù
chênh lệch giá điện 450đ/kw.h; trợ cấp trượt giá 125% theo các quyết định của
Chính phủ; trợ cấp tiền thuê nhà ở, bảo hiểm y tế, tiền học phí, trợ cấp đặc biệt
cho một số ngành (y tế, giáo dục, thanh tra Nhà nước ...) đều hạch toán và quyết
toán vào mục 64 (mới) "lương cấp bậc, chức vụ".
b) Các khoản phu cấp lương của
công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, các lực lượng vũ trang quy định tại
Điều 4, Điều 5 Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ, số thực chi từ
đầu năm 1993 đến thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới đều hạch toán và quyết
toán vào mục 65 (mới) "phụ cấp lương".
c) Đối với các khoản tiền lương
và phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ, công nhân, viên chức và quân nhân về nghỉ hưu,
nghỉ mất sức lao động, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công
với cách mạng và các đối tượng hưởng chính sách xã hội (kể cả trợ cấp trượt giá
125%, tiềnthuê nhà ở, bảo hiểm y tế, học phí, tiền tàu xe đi nghỉ phép.. .). Số
đã thực chi từ đầu năm 1993 đến thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới đã hạch
toán vào mục 68 "Bảo hiểm xã hội" của mục lục ngân sách Nhà nước hiện
hành và số chi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/CP ngày 23-5-1993 của
Chính phủ đều hạch toán và quyết toán thống nhất vào chương 99A (quan hệ khác của
ngân sách Nhà nước), loại 13 (y tế - Bảo hiểm xã hội), khoản 02 (Bảo hiểm xã hội),
hạng 3 (y tế - Bảo hiểm xã hội) và mục 70 (lương hưu và trợ cấp các đối tượng
chính sách xã hội).
IV- ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký. Các Bộ, các ngành, các địa phương và cơ quan tài chính, Kho
bạc Nhà nước các cấp tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện
việc hạch toán quyết toán các khoản thu, chi của quỹ bình ổn giá và các khoản
chi về tiền lương, phụ cấp lương theo đúng các mục thu, chi của mục lục ngân
sách Nhà nước quy định tại thông tư này. Các văn bản trước đây quy định trái với
thông tư này đều bãi bỏ.