BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
48-TC/TCĐN
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 8 năm 1996
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 48 TC/TCĐN NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 1996 HƯỚNG
DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRUNG QUỐC DÀNH CHO CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN NHỎ CÁC
TỈNH MIỀN NÚI
Căn cứ vào Hiệp định tín dụng
đã ký ngày 02/12/1992 giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Căn cứ công văn số 6237/QHQT ngày 08/11/1994 của Văn phòng Chính phủ về việc
sử dụng khoản tín dụng 80 triệu NDT của Trung Quốc.
Sau khi thống nhất ý kiến với các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính hướng dẫn
cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA Trung Quốc dành cho công trình thuỷ điện
nhỏ như sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. 15 triệu NDT thuộc vốn vay
ODA của Trung Quốc được sử dụng để cấp phát cho công trình thuỷ điện nhỏ của
các tỉnh miền núi phía Bắc theo quyết định của Chính phủ.
2. Đối tượng sử dụng: Các Chủ đầu
tư là các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang.
3. Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng thực hiện việc rút vốn vay và các
dịch vụ thanh toán đối ngoại đối với khoản vay này.
4. Bộ Tài chính ghi thu ngân
sách khoản vay, ghi chi cấp phát cho các công trình, quản lý khoản vay và bố
trí nguồn vốn trả nợ đến hạn theo kế hoạch phù hợp với lịch trả nợ theo Hiệp định
đã ký kết.
II. NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
1. Trách nhiệm của các cơ quan.
a) Chủ đầu tư:
+ Xây dựng dự án đầu tư, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt theo tinh thần Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của
Chính phủ, chịu trách nhiệm chuẩn bị và quản lý nguồn vốn đối ứng trong kế hoạch
địa phương cho công trình thuỷ điện nhỏ phù hợp với kế hoạch hỗ trợ ngân sách địa
phương của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Ký Hợp đồng tư vấn với Trung
tâm thuỷ điện nhỏ thuộc Viện Nghiên cứu khoa học và Kinh tế thuỷ lợi, trong đó
quy định rõ nội dung các hoạt động tư vấn, phương thức thanh toán phí tư vấn,
phí uỷ thác nhập khẩu và các phí khác liên quan (như phí ngân hàng, phí tiếp nhận
và vận tải hàng đến chân công trình...).
+ Thực hiện việc quyết toán dự
án, hạng mục dự án hoàn thành theo đúng quy định hiện hành.
b) Trung tâm thuỷ điện nhỏ thuộc
Viện Nghiên cứu khoa học và Kinh tế thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn):
+ Là đầu mối tư vấn kỹ thuật gồm
lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật và lắp đặt thiết bị cho từng
tỉnh có công trình thuỷ điện nhỏ.
+ Trung tâm thuỷ điện nhỏ là cơ
quan được chỉ định ký Hợp đồng tư vấn với các Chủ đầu tư. Phí tư vấn, phí nhập
khẩu uỷ thác được tính vào giá trị công trình và được thanh toán với các Chủ đầu
tư căn cứ vào Hợp đồng tư vấn.
+ Thay mặt các Chủ đầu tư ký Hợp
đồng uỷ thác nhập khẩu với Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
(Technoimport), trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các
bên ký hợp đồng.
+ Mỗi lần hàng về, Trung tâm thuỷ
điện nhỏ phải lập danh mục phân bổ hàng nhập chi tiết cho từng Chủ đầu tư và
thông báo cho Tổng cục Đầu tư và Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là danh mục
phân bổ hàng nhập).
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hàng
năm bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo tiến độ dự án được duyệt bao gồm
nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước.
d) Bộ Tài chính:
+ Vụ Tài chính Đối ngoại có
trách nhiệm xem xét, phê chuẩn Hợp đồng thương mại, theo dõi quá trình rút vốn
và thông báo để Vụ Ngân sách Nhà nước và Tổng cục Đầu tư làm thủ tục ghi thu
ghi chi ngân sách qua ngân sách địa phương.
+ Tổng cục Đầu tư có trách nhiệm
thực hiện việc cấp phát vốn đầu tư cho Chủ dự án từ nguồn vốn vay Trung Quốc và
nguồn vốn đối ứng trong nước theo đúng chế độ quy định, theo dõi và báo cáo Bộ
Tài chính quá trình thực hiện dự án, và xác nhận khối lượng công việc hoàn
thành.
e) Công ty Technoimport:
+ Là đơn vị được giao uỷ thác nhập
khẩu thiết bị phục vụ dự án thuỷ điện nhỏ cho các tỉnh miền núi phía Bắc: Công
ty có trách nhiệm đàm phán, ký Hợp đồng nhập khẩu và thanh toán mọi chi phí
giao dịch ngân hàng trong nước.
+ Ký Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu
với Trung tâm thuỷ điện nhỏ, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền
lợi của các bên ký hợp đồng.
+ Các loại thuế, phí như thuế nhập
khẩu (nếu có), phí giao dịch ngân hàng, và phí tiếp nhận, vận tải hàng hoá sẽ
được thanh toán phù hợp với Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu. Các chi phí điều chỉnh,
sửa đổi do bên đề nghị điều chỉnh chịu.
+ Sau khi ký, Công ty gửi Bộ Tài
chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) một bản Hợp đồng để làm thủ tục phê chuẩn.
+ Được hưởng phí uỷ thác là 1%
trên giá trị hàng nhập thực tế bằng ngoại tệ (theo giá DAF), thu từ Trung tâm
thuỷ điện nhỏ căn cứ vào các chứng từ mua hàng sau khi đã thực hiện xong nghĩa
vụ giao hàng theo quy định tại Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu.
f) Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam: Thực hiện các dịch vụ thanh toán đối ngoại phục vụ cho công trình thuỷ điện
nhỏ phù hợp với Thoả ước Ngân hàng (ký giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và
Ngân hàng Trung Quốc ngày 17/02/1994 và các điều chỉnh nếu có) sau khi nhận được
Thông báo phê chuẩn Hợp đồng của Bộ Tài chính. Các phí dịch vụ ngân hàng do đơn
vị nhập khẩu uỷ thác (Công tu Technoimport) thanh toán theo biểu phí dịch vụ
Ngân hàng Ngoại thương tại thời điểm phát sinh chi phí.
2. Nguồn vốn:
- Vốn ngoài nước: Ngân sách cấp
phát từ nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc cho công trình thuỷ điện nhỏ.
- Vốn đối ứng trong nước: Bao gồm
phí tư vấn, phí uỷ thác nhập khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có), phí ngân hàng, phí
tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá đến chân công trình, chi phí xây lắp, lắp đặt,
phí quản lý và đào tạo công nhân vận hành công trình do các chủ đầu tư bố trí vốn
và quản lý căn cứ vào kế hoạch ngân sách địa phương, trong đó phần vốn hỗ trợ của
ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phù hợp với kế hoạch phân bổ vốn
ngân sách được Quốc hội thông qua.
3. Quy trình hạch toán vào ngân
sách:
+ Ngân hàng Ngoại thương sao gửi
Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại và Tổng cục Đầu tư) ngay sau khi nhận được
thông báo của Ngân hàng Trung Quốc.
+ Căn cứ vào giấy báo nợ, Vụ Tài
chính Đối ngoại Bộ Tài chính sẽ thông báo Vụ Ngân sách nhà nước để làm thủ tục
ghi thu ngân sách nhà nước và ghi chi cấp phát vốn (phần nhận nợ với nước
ngoài) qua Tổng cục Đầu tư. Tổng cục Đầu tư căn cứ vào danh mục phân bổ hàng nhập,
đối chiếu với kế hoạch phân bổ vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để ghi chi cấp
phát vốn cho các địa phương được nhận thiết bị qua ngân sách địa phương.
+ Giá trị hàng nhập để ghi thu
ghi chi ngân sách bằng giá trị ngoại tệ được Ngân hàng Trung Quốc ghi nợ (bằng
giá trị hàng hoá trong Hợp đồng cộng phí rút vốn của Ngân hàng Trung Quốc) quy
ra đồng Việt Nam bằng phương pháp quy đổi gián tiếp qua USD theo tỷ giá bán ra
do Ngân hàng Ngoại thương công bố tại thời điểm rút vốn.
+ Nếu có thay đổi trong việc
phân bổ hàng nhập, Trung tâm thuỷ điện nhỏ phải trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư và thông báo nội dung điều chỉnh với Tổng cục Đầu tư.
III. CÔNG TÁC
NGHIỆM THU VÀ BÁO CÁO:
- Trong vòng 15 ngày đầu hàng
quý, Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện dự án cho Cục Đầu tư địa
phương và Tổng cục Đầu tư, và quyết toán công trình hoàn thành theo đúng chế độ
hiện hành.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về
khối lượng và chất lượng công trình.
- Trong quá trình rút vốn vay
cũng như quá trình thực hiện dự án, nếu có vướng mắc cần phản ảnh kịp thời để Bộ
Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại - Tổng cục Đầu tư) nghiên cứu giải quyết kịp
thời.