Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 30/2024/TT-BTC chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Số hiệu: 30/2024/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Tấn Cận
Ngày ban hành: 16/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

04 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam từ ngày 01/7/2024

Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 30/2024/TT-BTC các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, phạm vi công việc thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá.

04 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam từ ngày 01/7/2024

Cụ thể, từ ngày 01/7/2024, các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam sẽ tuân thủ các chuẩn mực được ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BTC như sau:

(1) Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá;

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định và hướng dẫn về quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

Trong đó, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá bao gồm các yêu cầu cơ bản sau: chính trực; độc lập, khách quan; có năng lực chuyên môn và tính thận trọng; bảo mật thông tin; hành vi chuyên nghiệp.

(2) Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Phạm vi công việc thẩm định giá;

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định về phạm vi công việc phải thực hiện khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

(3) Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cơ sở giá trị thẩm định giá;

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định và hướng dẫn về cơ sở giá trị trong thẩm định giá khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

(4) Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Hồ sơ thẩm định giá;

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định và hướng dẫn về báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, thông báo kết quả thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

Xem nội dung chi tiết của 04 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này tại Thông tư 30/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Thông tư 158/2014/TT-BTC ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04 và Thông tư 28/2015/TT-BTC ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07 hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 30/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2024/TT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2024

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CÁC CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM VỀ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ, PHẠM VI CÔNG VIỆC THẨM ĐỊNH GIÁ, CƠ SỞ GIÁ TRỊ THẨM ĐỊNH GIÁ, HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ

Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, phạm vi công việc thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam sau:

- Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá;

- Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Phạm vi công việc thẩm định giá;

- Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cơ sở giá trị thẩm định giá;

- Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Hồ sơ thẩm định giá.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014 của Bộ trương Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04 và Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07 hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các Hội, Đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Hội thẩm định giá Việt Nam;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLG (400b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Cận

CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

VỀ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ
(Kèm theo Thông tư số 30/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định và hướng dẫn về quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá bao gồm các yêu cầu cơ bản sau: chính trực; độc lập, khách quan; có năng lực chuyên môn và tính thận trọng; bảo mật thông tin; hành vi chuyên nghiệp.

Điều 4. Chính trực

1. Thẩm định viên về giá hoặc cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá (sau đây gọi là người thực hiện hoạt động thẩm định giá) cần thẳng thắn, trung thực và không che giấu trong các mối quan hệ công việc và chuyên môn, không có hành vi vụ lợi từ việc thẩm định giá.

2. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá không được sử dụng những thông tin sai lệch hoặc các thông tin được đưa ra một cách thiếu cơ sở.

3. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá không được bỏ bớt các thông tin mà nếu thiếu có thể gây hiểu lầm cho người sử dụng báo cáo thẩm định giá.

4. Trường hợp phát hiện có nội dung sai lệch liên quan đến giá trị tài sản thẩm định giá đã phát hành thì người thực hiện hoạt động thẩm định giá có trách nhiệm như sau:

a) Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá: thông báo cho doanh nghiệp thẩm định giá để thông báo bằng văn bản cho khách hàng thẩm định giá;

b) Đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước: thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá.

Điều 5. Độc lập, khách quan

1. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá không được để cho sự thiên vị, xung đột lợi ích, sự tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào chi phối các xét đoán chuyên môn của người thực hiện hoạt động thẩm định giá; không được mặc cả, dàn xếp theo ý chí chủ quan để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm thu lợi bất chính.

2. Trường hợp không đảm bảo tính độc lập và khách quan thì doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người thực hiện hoạt động thẩm định giá phải từ chối thực hiện cuộc thẩm định giá đó.

3. Khi thẩm định giá thường xuyên, định kỳ cho cùng một tài sản, người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có các biện pháp đảm bảo tính khách quan, độc lập của hoạt động thẩm định giá.

Điều 6. Có năng lực chuyên môn và tính thận trọng

1. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có sự am hiểu về pháp luật, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành cần thiết để thực hiện thẩm định giá.

2. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có năng lực chuyên môn và duy trì năng lực chuyên môn của bản thân trong hoạt động thẩm định giá thông qua việc học hỏi, trau dồi các kiến thức mới về thẩm định giá cũng như rèn luyện kỹ năng trong việc tiến hành hoạt động thẩm định giá.

3. Doanh nghiệp thẩm định giá cần đảm bảo những người trợ giúp thẩm định viên về giá trong công việc chuyên môn về thẩm định giá được đào tạo và có năng lực chuyên môn phù hợp.

4. Trường hợp người thực hiện hoạt động thẩm định giá đánh giá thấy chưa đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện một cuộc thẩm định giá cụ thể thì phải từ chối thẩm định giá.

5. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần thận trọng kiểm tra các dữ liệu thu thập được và cân nhắc trước khi thực hiện thẩm định giá.

Điều 7. Bảo mật thông tin

1. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá hoặc hội đồng thẩm định giá không được tiết lộ các thông tin về cuộc thẩm định giá được tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá đề nghị bảo mật hoặc không được pháp luật cho phép. Trường hợp đã kết thúc cuộc thẩm định giá thì cần phải tuân thủ yêu cầu bảo mật.

2. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá được sử dụng thông tin về tài sản đang được yêu cầu thẩm định giá để làm cơ sở thu thập thông tin thị trường.

3. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá hoặc hội đồng thẩm định giá không được sử dụng các thông tin được khách hàng yêu cầu bảo mật về cuộc thẩm định giá để phục vụ lợi ích của người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá hoặc lợi ích của bên thứ ba.

4. Doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá cần có biện pháp để tránh trường hợp những người tham gia thực hiện cuộc thẩm định giá, các chuyên gia tư vấn tiết lộ thông tin cần được bảo mật về cuộc thẩm định giá.

5. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá có thể sử dụng kinh nghiệm làm việc của mình để chứng minh năng lực khi thay đổi đơn vị công tác hoặc khi tìm kiếm khách hàng mới, nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 8. Hành vi chuyên nghiệp

1. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá và hội đồng thẩm định giá cần đảm bảo việc thẩm định giá tuân thủ quy định của hệ thống chuẩn mực thẩm định giá, pháp luật về thẩm định giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá và hội đồng thẩm định giá cần thể hiện trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức yêu cầu thẩm định giá, cũng như lợi ích công chúng. Các nhận định chuyên môn cần cân nhắc đến tác động ở phạm vi rộng (nếu có) đối với bên thứ ba./.

CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

VỀ PHẠM VI CÔNG VIỆC THẨM ĐỊNH GIÁ
(Kèm theo Thông tư số 30/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định về phạm vi công việc phải thực hiện khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.

3. Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu có).

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Nội dung phạm vi công việc thẩm định giá

1. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá được trao đối với bên yêu cầu thẩm định giá về các công việc liên quan đến cuộc thẩm định giá nhưng phải bảo đảm không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá quy định tại Điều 7 của Luật Giá.

2. Lập kế hoạch thẩm định giá

a) Người thực hiện hoạt động thẩm định giá có quyền lập hoặc không lập kế hoạch thẩm định giá và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

b) Nội dung kế hoạch thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau: Tên những người tham gia thực hiện cuộc thẩm định giá; Dự kiến các công việc thực hiện và thời gian thực hiện; Nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).

3. Thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá, thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định giá; thực hiện phân tích thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định giá theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.

4. Căn cứ đặc điểm tài sản thẩm định giá và thông tin thu thập được, tiến hành lựa chọn và áp dụng phương pháp thẩm định giá phù hợp theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

5. Xác định giá trị của tài sản thẩm định giá.

6. Lập và phát hành báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá; lập báo cáo thẩm định giá, thông báo kết quả thẩm định giá đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước.

Trước khi phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc báo cáo thẩm định giá, thông báo kết quả thẩm định giá đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước:

a) Các nội dung phải trao đổi và thống nhất với bên yêu cầu thẩm định giá gồm: Tên, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật cơ bản, hiện trạng của tài sản thẩm định giá; mục đích thẩm định giá; thời điểm thẩm định giá; bên sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá hoặc bên sử dụng thông báo kết quả thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá; giả thiết (nếu có), giả thiết đặc biệt (nếu có); hồ sơ tài liệu mà bên yêu cầu thẩm định giá cần cung cấp;

b) Các nội dung phải thông báo với bên yêu cầu thẩm định giá gồm: cơ sở giá trị thẩm định giá; hạn chế và loại trừ trách nhiệm.

Điều 4. Yêu cầu khi áp dụng phương pháp thẩm định giá

1. Căn cứ các cách tiếp cận thẩm định giá quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, thẩm định viên phân tích và lựa chọn các phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan (nếu có).

2. Phải áp dụng ít nhất 02 (hai) phương pháp thẩm định giá khi thực hiện thẩm định giá một tài sản thẩm định giá trừ các trường hợp sau:

a) Đủ điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thị trường;

b) Thẩm định giá tài sản vô hình theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình;

c) Không có đầy đủ thông tin để áp dụng từ 02 (hai) phương pháp thẩm định giá trở lên. Trường hợp này phải có phân tích, biện luận cho việc không có đủ thông tin để áp dụng từ 02 (hai) phương pháp thẩm định giá trở lên.

3. Khi áp dụng từ 02 phương pháp thẩm định giá trở lên, việc xác định giá trị tài sản thẩm định giá phải thực hiện như sau:

a) Xác định giá trị tài sản thẩm định giá theo từng phương pháp thẩm định giá;

b) Lập luận về việc lựa chọn hoặc nhận định giá trị tài sản thẩm định giá trên cơ sở mục đích thẩm định giá, đặc điểm tài sản thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, thông tin thu thập dược và các yếu tố khác có liên quan đến giá trị tài sản thẩm định giá./.

CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

VỀ CƠ SỞ GIÁ TRỊ THẨM ĐỊNH GIÁ
(Kèm theo Thông tư số 30/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định và hướng dẫn về cơ sở giá trị trong thẩm định giá khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.

3. Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu có).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khoản tiền ước tính là mức giá có thể trả cho tài sản hoặc để chuyển nhượng khoản nợ phải trả trong một giao dịch độc lập, khách quan.

2. Người sẵn sàng mua là người có lý do để mua nhưng không bắt buộc phải mua, không quá nóng vội, không quyết tâm mua với bất kỳ giá nào.

3. Người sẵn sàng thuê là người có lý do để thuê nhưng không bắt buộc phải thuê, không quá nóng vội, không quyết tâm thuê với bất kỳ giá nào.

4. Người sẵn sàng bán là người có nhu cầu bán nhưng không quá nóng vội, không bị ép buộc phải bán với bất kỳ giá nào, cũng không đòi hỏi một mức giá phi hợp lý so với điều kiện thị trường tại thời điểm thẩm định giá.

5. Người sẵn sàng cho thuê là người có nhu cầu cho thuê nhưng không quá nóng vội, không bị ép buộc phải cho thuê với bất kỳ giá nào, cũng không đòi hỏi một mức tiền thuê phi hợp lý so với điều kiện thị trường tại thời điểm thẩm định giá.

6. Giao dịch khách quan, độc lập là giao dịch giữa các bên không có mối quan hệ đặc biệt khiến cho giá giao dịch không phản ánh đúng đặc điểm của thị trường tại thời điểm thẩm định giá. Các giao dịch phản ánh giá trị thị trường thường là giao dịch giữa các bên không liên quan, hoạt động độc lập với nhau.

7. Sau khi được tiếp thị đầy đủ được hiểu là tài sản đã được đưa ra thị trường theo cách phù hợp nhất để mua bán với mức giá tốt nhất có thể đạt được một cách hợp lý theo định nghĩa giá trị thị trường. Phương thức bán hàng (đưa ra thị trường) được coi là phù hợp nhất khi đạt được mức giá tốt nhất trên thị trường mà người bán có thể tiếp cận được. Khoảng thời gian bán hàng (thời gian đưa ra thị trường) không phải là khoảng thời gian cố định mà thay đổi tùy theo loại tài sản và điều kiện thị trường. Tiêu chí duy nhất là phải có đủ thời gian để tài sản đó thu hút được sự chú ý của một số lượng phù hợp những đối tượng tham gia thị trường. Khoảng thời gian bán hàng diễn ra trước thời điểm thẩm định giá.

8. Các bên tham gia hành động có hiểu biết, thận trọng được hiểu là cả người bán và người mua đều được tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ và hợp lý về bản chất và đặc điểm của tài sản, về việc sử dụng tài sản này trong thực tế và trong tiềm năng, và về trạng thái của thị trường tại thời điểm thẩm định giá. Mỗi bên sử dụng các hiểu biết của mình một cách thận trọng nhằm tìm kiếm mức giá có lợi nhất cho họ khi tiến hành giao dịch. Sự thận trọng được đánh giá thông qua mối liên hệ với diễn biến thị trường tại thời điểm thẩm định giá. Khi có sự thay đổi về giá tài sản, cả người bán và người mua thận trọng đều quyết định các hành vi mua bán của mình theo các thông tin thị trường tốt nhất tại thời điểm đó.

9. Không bị ép buộc được hiểu là các bên tham gia giao dịch có động lực để thực hiện giao dịch nhưng không bị ép bắt buộc phải hoàn thành giao dịch đó.

10. Quyền lợi từ bất động sản là quyền hoặc lợi ích gán với bất động sản như quyền sở hữu, quyền kiểm soát, quyền sử dụng, quyền cho thuê, quyền cho thuê lại, quyền đối với bất động sản liền kề,...

11. Giá trị thuê theo hợp đồng là số tiền thuê phải trả theo các điều kiện của một hợp đồng thuê có thực. Tiền thuê phải trả theo hợp đồng có thể cố định không đổi trong suốt thời gian thuê hoặc có thể thay đổi theo điều khoản tại hợp đồng.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Cơ sở giá trị

1. Cơ sở giá trị bao gồm nhưng không giới hạn trong các loại cơ sở giá trị sau: Giá trị thị trường, Giá trị thuê thị trường, Giá trị đầu tư, Giá trị bắt buộc phải bán, Giá trị ngang bằng. Cơ sở giá trị hợp lý được quy định tại pháp luật Việt Nam về lập báo cáo tài chính và hướng dẫn tại Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế.

2. Cơ sở giá trị đóng vai trò nền tảng của hoạt động thẩm định giá. Cơ sở giá trị có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá, áp dụng các thông tin đầu vào, đưa ra giả thiết và quan điểm về giá trị của tài sản.

3. Việc xác định cơ sở giá trị căn cứ vào mục đích thẩm định giá và tình huống (thực tế hoặc dự kiến) diễn ra giao dịch. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có sự trao đổi với tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá để xác định cơ sở giá trị phù hợp với mục đích thẩm định giá.

4. Bản chất và nguồn gốc của các thông tin đầu vào cho quá trình thẩm định giá cần phù hợp với cơ sở giá trị được lựa chọn.

Điều 5. Giá trị thị trường

1. Giá trị thị trường là khoản tiền ước tính để tài sản có thể được giao dịch tại thời điểm thẩm định giá giữa người sẵn sàng mua và người sẵn sàng bán trong một giao dịch khách quan, độc lập, sau khi được tiếp thị đầy đủ và các bên tham gia hành động có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.

2. Giá trị thị trường thể hiện mức giá hợp lý có khả năng đạt được trên một thị trường vào thời điểm thẩm định giá và phù hợp với khái niệm giá trị thị trường. Đây là một mức giá ước tính mà không phải là một khoản tiền được ấn định trước hay là giá bán thực tế.

3. Giá trị tài sản cần gắn với thời điểm thẩm định giá và đây là thời điểm xác định cụ thể do các điều kiện thị trường có thể thay đổi theo thời gian, dẫn tới giá trị thẩm định giá ước tính có thể không phù hợp tại thời điểm khác thời điểm thẩm định giá.

4. Giá trị thị trường được ước tính trong một thị trường mở và cạnh tranh, nơi các bên tham gia thị trường được tự do quyết định hành vi mua bán. Thị trường ở đây có thể là thị trường quốc tế hoặc thị trường trong nước. Thị trường có thể bao gồm nhiều người mua và người bán, hoặc có thể là thị trường có số lượng người tham gia thị trường hạn chế.

Điều 6. Giá trị thuê thị trường

1. Giá trị thuê thị trường là khoản tiền ước tính để được thuê một quyền lợi từ bất động sản tại địa điểm, thời điểm thẩm định giá giữa người sẵn sàng cho thuê và người sẵn sàng thuê theo các điều khoản thuê thích hợp trong một giao dịch khách quan, độc lập sau khi được tiếp thị đầy đủ và các bên tham gia hành động có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.

2. Giá trị thuê thị trường có thể được sử dụng làm cơ sở giá trị thẩm định giá khi thẩm định giá một hợp đồng cho thuê hoặc một quyền lợi do hợp đồng thuê tạo ra. Trong trường hợp này, cần phải xem xét, đánh giá sự khác nhau giữa giá thuê theo hợp đồng và giá thuê thị trường.

3. Để tính toán giá trị thuê thị trường, thẩm định viên cần xem xét các yếu tố sau:

a) Trường hợp xác định giá trị thuê của một hợp đồng thuê thực tế, thì các điều khoản và điều kiện của hợp đồng phải là các điều khoản thuê phù hợp với các quy định của pháp luật;

b) Trường hợp xác định giá trị thuê không thuộc một hợp đồng thuê thực tế, thì các điều khoản và điều kiện giả định của hợp đồng thuê giả định này phải được thị trường chấp nhận cho từng loại bất động sản giữa các bên tham gia thị trường vào ngày thẩm định giá.

Điều 7. Giá trị đầu tư

1. Giá trị đầu tư là số tiền ước tính tại thời điểm thẩm định giá của một tài sản đối với một chủ sở hữu cụ thể hoặc chủ sở hữu tiềm năng cho hoạt động đầu tư cụ thể hoặc các mục đích hoạt động cụ thể.

2. Giá trị đầu tư là cơ sở giá trị có tính đặc thù cho một đối tượng cụ thể. Cơ sở giá trị này phản ánh những lợi ích mà chủ sở hữu này nhận được từ việc nắm giữ tài sản đó. Giá trị đầu tư thường phản ánh các tình huống và mục tiêu tài chính của đối tượng cụ thể mà việc thẩm định giá hướng đến. Giá trị đầu tư cũng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả đầu tư.

Điều 8. Giá trị bắt buộc phải bán

1. Giá trị bắt buộc phải bán phản ánh giá trị tài sản tại thời điểm thẩm định giá trong trường hợp người bán bắt buộc phải bán tài sản trong một thời gian hạn chế, dẫn tới không thực hiện được việc tiếp thị đầy đủ và người mua có thể không được kiểm tra về nhiều mặt liên quan đến tài sản một cách đầy đủ. Bắt buộc phải bán là tình huống mà giao dịch dự kiến được diễn ra.

2. Giá có thể đạt được trong một giao dịch bắt buộc phải bán phụ thuộc vào bản chất áp lực bán của người bán và lý do việc tiếp thị đầy đủ không thể thực hiện được. Việc xác định giá trị bắt buộc phải bán chi thực hiện được khi có những giả định hợp lý về hậu quả của việc khó hoặc không thể bán được trong một thời gian nhất định do các hạn chế từ phía người bán.

Điều 9. Giá trị ngang bằng

1. Giá trị ngang bằng là mức giá ước tính cho việc chuyển nhượng của tài sản giữa hai bên đã được xác định cụ thể, có hiểu biết và sẵn sàng mua bán tại địa điểm, thời điểm thẩm định giá; mức giá này phản ánh lợi ích tương ứng của các bên.

2. Giá trị ngang bằng yêu cầu đánh giá mức giá hợp lý giữa hai bên cụ thể, xác định có tính đến các lợi thế và bất lợi tương ứng mà mỗi bên sẽ có được khi thực hiện giao dịch.

Điều 10. Giả thiết và giả thiết đặc biệt

1. Khi xác định cơ sở giá trị thẩm định giá, các giả thiết và giả thiết đặc biệt có thể được đưa ra để làm rõ trạng thái của tài sản trong giao dịch giả định hoặc tình huống mà tài sản đó giả định sẽ được giao dịch.

2. Những giả thiết và giả thiết đặc biệt đưa ra phải hợp lý và phù hợp với mục đích thẩm định giá.

3. Giả thiết có thể được đưa ra đối với những thông tin còn hạn chế, chưa chắc chắn ảnh hưởng đến giá trị tài sản thẩm định giá trong trường hợp không khắc phục được những hạn chế này.

Các hạn chế về thông tin bao gồm các hạn chế về hồ sơ pháp lý của tài sản thẩm định giá, hạn chế về đặc điểm của tài sản thẩm định giá, hoặc hạn chế về các thông tin khác do hạn chế của việc thu thập thông tin.

4. Giả thiết đặc biệt là giả thiết về tình trạng của tài sản khác với thực tế tại thời điểm thẩm định giá, tuy nhiên giả thiết này cần được áp dụng để phù hợp với mục đích thẩm định giá của tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá.

5. Các giả thiết đặc biệt cần phải được thông báo với tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá và có sự đồng thuận bằng văn bản của tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, đồng thời đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

6. Nếu việc tiến hành thẩm định giá trên cơ sở một giả thiết đặc biệt khiến cho việc thẩm định giá trở nên không khả thi thì cũng cần loại bỏ giả thiết đặc biệt này./.

CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

VỀ HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ
(Kèm theo Thông tư số 30/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định và hướng dẫn về báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, thông báo kết quả thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá áp dụng quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này.

3. Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu có).

Chương II

BÁO CÁO THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 3. Báo cáo thẩm định giá

1. Báo cáo thẩm định giá cần cung cấp các thông tin thuyết minh, lập luận, phân tích về việc xác định giá trị của tài sản thẩm định giá.

2. Các thông tin, số liệu trong báo cáo thẩm định giá cần được dẫn chiếu nguồn cụ thể.

3. Báo cáo thẩm định giá có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về chữ ký điện tử trên cơ sở hợp đồng thẩm định giá hoặc yêu cầu thẩm định giá.

Điều 4. Nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá

Báo cáo thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:

1. Thông tin cơ bản về cá nhân, tổ chức lập báo cáo thẩm định giá

a) Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá:

- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;

- Mã số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, số thông báo của Bộ Tài chính về việc doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;

- Tên thẩm định viên thực hiện hoạt động thẩm định giá và số thẻ thẩm định viên về giá;

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc người quản lý doanh nghiệp được ủy quyền ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá.

b) Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước:

- Tên và địa chỉ của đơn vị thành lập hội đồng thẩm định giá;

- Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của thành viên hội đồng thẩm định giá.

2. Các thông tin cơ bản về phạm vi của cuộc thẩm định giá:

a) Thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá;

b) Tên tài sản thẩm định giá;

c) Mục đích thẩm định giá;

d) Cơ sở giá trị thẩm định giá:

d) Thời điểm thẩm định giá;

e) Địa điểm của tài sản thẩm định giá;

g) Thời điểm và/hoặc giai đoạn tiến hành khảo sát tài sản thẩm định giá;

h) Các nguồn thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định giá và việc xem xét, đánh giá các thông tin thu thập;

i) Các căn cứ pháp lý của cuộc thẩm định giá và của tài sản thẩm định giá để thực hiện cuộc thẩm định giá (nếu có) như hợp đồng thẩm định giá, văn bản yêu cầu thẩm định giá;

k) Ngày của báo cáo thẩm định giá.

3. Thông tin về tài sản thẩm định giá theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.

4. Thông tin tổng quan về thị trường giao dịch của nhóm (loại) tài sản thẩm định giá.

5. Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có). Trong trường hợp cần phải đưa ra giả thiết và giả thiết đặc biệt, người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần thuyết minh rõ nội dung này tại báo cáo thẩm định giá.

6. Việc áp dụng cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.

7. Giá trị tài sản thẩm định giá.

8. Thời hạn có hiệu lực của báo cáo thẩm định giá: Được xác định theo thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá.

9. Những điều khoản loại trừ và hạn chế:

a) Người thực hiện hoạt động thẩm định giá căn cứ vào hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá, đặc điểm của tài sản thẩm định giá, bối cảnh tiến hành hoạt động thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá để cân nhắc đưa ra điều khoản loại trừ và hạn chế cho phù hợp;

b) Các điều khoản loại trừ và hạn chế có thể bao gồm điều kiện ràng buộc về công việc, giới hạn về phạm vi công việc và các điều kiện hạn chế khác, ví dụ: sự không rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản, hạn chế về thông tin, dữ liệu liên quan cần thu thập;

c) Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có đánh giá về ảnh hưởng của các hạn chế; đồng thời, đưa ra cách thức xử lý (nếu có) đối với các hạn chế đó trong quá trình thẩm định giá.

10. Chữ ký trên báo cáo thẩm định giá:

a) Đối với báo cáo thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá, cần có:

- Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của thẩm định viên dược giao chịu trách nhiệm thực hiện cuộc thẩm định giá;

- Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc người quản lý doanh nghiệp được ủy quyền ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá.

- Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá đối với trường hợp phát hành chứng thư thẩm định giá tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.

b) Đối với báo cáo thẩm định giá do hội đồng thẩm định giá thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của Luật Giá thì cần có họ tên và chữ ký của thành viên hội đồng thẩm định giá tham gia lập báo cáo thẩm định giá.

11. Các phụ lục kèm theo (nếu có).

Chương III

CHỨNG THƯ THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 5. Chứng thư thẩm định giá

1. Chứng thư thẩm định giá cần có báo cáo thẩm định giá kèm theo.

2. Chứng thư thẩm định giá có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trên cơ sở hợp đồng thẩm định giá hoặc yêu cầu thẩm định giá.

3. Mẫu chứng thư thẩm định giá dược quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này. Số của chứng thư thẩm định giá được đánh số theo nguyên tắc: Phần số của Mã số doanh nghiệp thẩm định giá/Năm phát hành chứng thư thẩm định giá/số thứ tự của chứng thư thẩm định giá do doanh nghiệp phát hành trong năm. Ví dụ số chứng thư thẩm định giá có số thứ tự 6 của doanh nghiệp thẩm định giá mã số 001/TĐG phát hành năm 2023 là: 001/2023/6.

Điều 6. Nội dung cơ bản của chứng thư thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:

1. Số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá.

2. Tên và địa chỉ của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.

3. Thông tin về khách hàng thẩm định giá.

4. Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm cơ bản về mặt pháp lý và kinh tế - kỹ thuật).

5. Mục đích thẩm định giá.

6. Thời điểm thẩm định giá.

7. Cơ sở giá trị thẩm định giá.

8. Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có).

9. Tên cách tiếp cận và tên phương pháp thẩm định giá.

10. Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá.

11. Giá trị tài sản thẩm định giá.

12. Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký báo cáo thẩm định giá.

13. Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền và dấu của doanh nghiệp thẩm định giá trường hợp phát hành chứng thư tại doanh nghiệp thẩm định giá. Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá trong trường hợp phát hành chứng thư tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.

14. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá.

Điều 7. Hiệu lực của chứng thư thẩm định giá

1. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá là ngày, tháng, năm phát hành chứng thư thẩm định giá.

2. Thời gian có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp lý, kinh tế - kỹ thuật của tài sản thẩm định giá; biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích thẩm định giá nhưng tối đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát hành chứng thư thẩm định giá.

Chương IV

THÔNG BÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 8. Thông báo kết quả thẩm định giá

1. Thông báo kết quả thẩm định giá cần có báo cáo thẩm định giá kèm theo.

2. Thông báo kết quả thẩm định giá có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trên cơ sở yêu cầu thẩm định giá.

3. Mẫu thông báo kết quả thẩm định giá được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này.

Điều 9. Nội dung cơ bản của thông báo kết quả thẩm định giá

Thông báo kết quả thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:

1. Số quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá.

2. Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm cơ bản về mặt pháp lý và kinh tế - kỹ thuật).

3. Mục đích thẩm định giá.

4. Thời điểm thẩm định giá.

5. Cơ sở giá trị thẩm định giá.

6. Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có).

7. Tên cách tiếp cận và tên phương pháp thẩm định giá.

8. Những điều khoản loại trừ và hạn chế.

9. Giá trị tài sản thẩm định giá.

10. Thời hạn có hiệu lực của thông báo kết quả thẩm định giá.

11. Họ tên và chữ ký của thành viên hội đồng thẩm định giá đã ký báo cáo thẩm định giá và con dấu của tổ chức thành lập hội đồng thẩm định giá.

Điều 10. Hiệu lực của thông báo kết quả thẩm định giá

1. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của thông báo kết quả thẩm định giá là ngày, tháng, năm phát hành thông báo kết quả thẩm định giá.

2. Thời gian có hiệu lực của thông báo kết quả thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp lý, kinh tế - kỹ thuật của tài sản thẩm định giá; biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích thẩm định giá nhưng tối đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát hành thông báo kết quả thẩm định giá.

Chương V

HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 11. Hồ sơ thẩm định giá

1. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá có trách nhiệm lập hồ sơ thẩm định giá để chứng minh quá trình thẩm định giá đã được thực hiện theo đúng các Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

2. Hồ sơ thẩm định giá bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng. Tài liệu trong hồ sơ thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy dinh của pháp luật hiện hành. Thành phần của từng hồ sơ thẩm định giá có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại tài sản cần thẩm định giá.

3. Hồ sơ thẩm định giá được khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật về lưu trữ. Việc khai thác hồ sơ thẩm định giá phải đảm bảo tính bảo mật theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Lưu trữ hồ sơ thẩm định giá

1. Hồ sơ thẩm định giá được đưa vào lưu trữ bằng giấy và/hoặc dữ liệu điện tử, thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 (mười) năm kể từ ngày phát hành chứng thư thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá phát hành chứng thư thẩm định giá.

2. Hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ cần có:

a) Bản gốc báo cáo thẩm định giá;

b) Bản gốc chứng thư thẩm định giá;

c) Bản gốc hoặc sao y bản chính hợp đồng thẩm định giá và biên bản thanh lý hợp đồng thẩm định giá (nếu có), hoặc bản gốc văn bản đề nghị/yêu cầu thẩm định giá (nếu có);

d) Thông tin, tài liệu về tài sản thẩm định giá (hoặc doanh nghiệp cần thẩm định giá khi xác định giá trị doanh nghiệp), các tài sản so sánh (nếu sử dụng tài sản so sánh);

d) Báo cáo của chuyên gia được mời cung cấp ý kiến chuyên môn (nếu có);

e) Biên bản khảo sát, thông tin thu thập được để hình thành kết quả thẩm định giá; ảnh chụp, các tài liệu, thông tin cần thiết khác (nếu có);

g) Những tài liệu phân tích, đánh giá của thẩm định viên (nếu có).

3. Doanh nghiệp thẩm định giá phải có biện pháp để duy trì tính bảo mật, an toàn, toàn vẹn, có khả năng tiếp cận và phục hồi được của hồ sơ thẩm định giá trong thời hạn lưu trữ. Đối với hồ sơ thẩm định giá đã hết thời hạn lưu trữ, được tiêu hủy theo quy định của pháp luật./.

Phụ lục I

MẪU CHỨNG THƯ THẨM ĐỊNH GIÁ
(Kèm theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về hồ sơ thẩm định giá)

TÊN DOANH NGHIỆP
(TÊN CHI NHÁNH)[1]
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……….

….., ngày … tháng .... năm …

CHỨNG THƯ THẨM ĐỊNH GIÁ

Kính gửi: ....<Khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá (nếu có) theo thỏa thuận tại hợp đồng thẩm định giá đã ký kết >....

Căn cứ Hợp đồng thẩm định giá số ……. ngày …./…./…. ký kết giữa <doanh nghiệp thẩm định giá/ chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được phát hành Chứng thư thẩm định giá> và/hoặc văn bản yêu cầu/ đề nghị thẩm định giá số ngày …./…../….. của <khách hàng thẩm định giá>;

Căn cứ khác (nếu có),

<Doanh nghiệp thẩm định giá/Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được phát hành chứng thư thẩm định giá> cung cấp Chứng thư thẩm định giá này với các nội dung sau đây:

1. Khách hàng thẩm định giá

- Tên cơ quan/ tổ chức/ cá nhân (tên đầy đủ bằng tiếng Việt): ………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính (đối với cơ quan, tổ chức)/ Địa chỉ thường trú (đối với cá nhân): ….

- Số điện thoại: …………………………………………………………………….………………

- Người đứng đầu/ đại diện theo pháp luật (đối với cơ quan/ tổ chức): …. <Họ tên, số CCCD và ngày cấp>….

2. Thông tin về doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá

3. Thông tin về tài sản thẩm định giá

Tên và chủng loại tài sản, đặc điểm về mặt pháp lý và kỹ thuật của tài sản thẩm định giá.

4. Thời điểm thẩm định giá

5. Mục đích thẩm định giá

6. Cơ sở giá trị thẩm định giá

7. Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có)

8. Tên cách tiếp cận và tên phương pháp thẩm định giá

9. Giá trị tài sản thẩm định giá

10. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá

11. Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá được phát hành ... bản chính bằng tiếng Việt (trong trường hợp Chứng thư thẩm định giá được phát hành bằng 02 ngôn ngữ trở lên) tại ...<Doanh nghiệp thẩm định giá/ chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được phát hành Chứng thư thẩm định giá>... <Doanh nghiệp thẩm định giá/ chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được phát hành chứng thư thẩm định giá> giữ …. bản, khách hàng thẩm định giá giữ bản, bên thứ ba (nếu có theo thỏa thuận tại hợp đồng thẩm định giá liên quan đã được ký kết) giữ ……bản - có giá trị như nhau.

THẨM ĐỊNH VIÊN VỀ GIÁ

DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ/CHI NHÁNH DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ ĐƯỢC PHÁT HÀNH CHỨNG THƯ THẨM ĐỊNH GIÁ
(Chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền /Chức danh của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được phát hành Chứng thư thẩm định giá)

<chữ ký>
Họ tên
Số thẻ thẩm định viên về giá: …..

<chữ ký, đóng dấu>
Họ tên
Số thẻ thẩm định viên về giá: ……

Phụ lục II

MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH GIÁ
(Kèm theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về hồ sơ thẩm định giá)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIÁ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../KL-HĐTĐG

….., ngày …. tháng …. năm …..

THÔNG BÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH GIÁ

Kính gửi: …………………………..

Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá số ……. ngày ……. của ……..;

Căn cứ Biên bản họp của Hội đồng thẩm định giá số .... ngày ……;

Các căn cứ khác (nếu có),

Hội đồng thẩm định giá có thông báo kết quả thẩm định giá với nội dung như sau:

1. Tài sản thẩm định giá (thông tin chính về tài sản: đặc điểm pháp lý, kỹ thuật):

2. Thời điểm thẩm định giá:

3. Mục đích thẩm định giá:

4. Cơ sở giá trị thẩm định giá:

5. Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có):

6. Tên cách tiếp cận, tên phương pháp thẩm định giá:

7. Giá trị tài sản thẩm định giá:

8. Thời hạn có hiệu lực của thông báo kết quả thẩm định giá:

9. Những điều khoản loại trừ và hạn chế.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ……;
- Lưu: ….

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, họ tên, đóng dấu)

CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)



[1] Áp dụng đối với trường hợp chi nhánh phát hành chứng thư thẩm định giá

MINISTRY OF FINANCE
OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 30/2024/TT-BTC

Hanoi, May 16, 2024

 

CIRCULAR

ON ISSUANCE OF VIETNAM’S VALUATION STANDARDS REGARDING CODE OF ETHICS IN VALUATION, SCOPE OF VALUATION WORK, BASES OF VALUATION, VALUATION DOCUMENTATION

Pursuant to the Price Law dated June 19, 2023;

Pursuant to Decree No. 14/2023/ND-CP dated April 20, 2023 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of the Price Management Department;

The Minister of Finance issues a Circular on issuance of Vietnam’s Valuation Standards regarding code of ethics in valuation, scope of valuation work, bases of valuation, valuation documentation.

Article 1. Issuance of the following Vietnam’s Valuation Standards:

- Vietnam’s Valuation Standard on Code of ethics in valuation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Vietnam’s Valuation Standard on Bases of valuation;

- Vietnam’s Valuation Standard on Valuation documentation.

Article 2. Entry in force

1. This Circular comes into force as of July 1, 2024.

2. Circular No. 158/2014/TT-BTC dated October 27, 2014 of the Minister of Finance on promulgation of Vietnam’s Valuation Standards No. 01, 02, 03 and 04 and Circular No. 28/2015/TT-BTC dated March 6, 2015 of the Minister of Finance on promulgation of Vietnam’s Valuation Standards No. 05, 06 and 07 shall cease to be effective from the date this Circular takes effect.

Article 3. Implementation

1. Relevant organizations and individuals shall implement Vietnam’s Valuation Standards issued together with this Circular.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

VIETNAM’S VALUATION STANDARD

ON CODE OF ETHICS IN VALUATION
(Issued together with Circular No. 30/2024/TT-BTC dated May 16, 2024 of the Minister of Finance)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Vietnam’s Valuation Standard prescribes and guides on valuation reports, valuation certificates, valuation result notices, and valuation documentation when conducting valuations in accordance with the law on prices.

Article 2. Regulated entities

1. Valuers, valuation firms that provide valuation services in accordance with the price laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 3. Code of ethics in valuation

Valuers must follow the code of ethics with the following essential principles: integrity; objectivity, impartiality; professional competence and due care; confidentiality; professional behaviour.

Article 4. Integrity

1. Valuers or individuals that perform state valuation in accordance with price laws (hereinafter referred to as valuation professionals) should be straightforward, honest, and non-concealment in all work and professional relationships, non-engagement in self-seeking behavior from valuation.

2. Valuation professionals must not use false information or information given without basis.

3. Valuation professionals must not omit information that, if missing, could cause misunderstandings for users of the valuation report.

4. In case of discovery of discrepancies related to the value of the subject asset, the valuation professional must do the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) For state valuation: notify the agency, organization, or person with authority to establish the valuation council.

Article 5. Impartiality and objectivity

1. Valuation professionals, valuation firms should not allow bias, conflict of interest, or undue influence (either financial or spirit interests) of other to override their professional judgments; should not bargain or negotiate based on subjective will to distort the value of the subject asset to gain illegal profits.

2. If the valuation professional or valuation firm cannot maintain a reasonably independent position and the objectivity of the valuation, they must decline or abandon the valuation assignment.

3. When providing periodic valuations of the same asset, the valuation professional should consider adopting safeguards to maintain their impartiality and objectivity in valuation.

Article 6. Professional competence and due care

1. Valuation professionals must attain necessary legal knowledge and professional knowledge, experience and skills when performing valuation.

2. Valuation professionals must possess and maintain their professional competence when performing valuation through continuous learning, acquisition of new valuation knowledge, and enhancement of valuation skills.

3. Valuation firms must ensure that individuals assisting valuation professionals in their professional valuation work are adequately trained and possess the appropriate professional competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Valuation professionals must carefully review the collected data and consider it thoroughly before performing the valuation.

Article 7. Confidentiality

1. Valuation professionals, valuation firms, or valuation councils shall not disclose any information about a valuation engagement that has been conducted, that the person requesting the valuation has requested to be kept confidential, or that is not permitted by law. In the event that a valuation engagement has been completed, the confidentiality requirements must still be adhered to.

2. Valuation professionals may use information about the subject asset as a basis for gathering market data.

3. Valuation professionals, valuation firms, or valuation councils shall not use information that has been requested to be kept confidential by the client about the valuation engagement to serve the interests of the valuation professional, valuation firm, or the interests of a third party.

4. Valuation firms and valuation councils must take measures to prevent participants in the valuation engagement and consultants from disclosing confidential information about the valuation engagement.

5. Valuation professionals may use their work experience to demonstrate their competence when changing employers or seeking new clients, but they must still comply with the provisions of Clause 1 of this Article.

Article 8. Professional behavior

1. Valuation professionals, valuation firms, and valuation councils must ensure that valuations are conducted in accordance with the provisions of the valuation standards system, valuation laws, and other relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

VIETNAM’S VALUATION STANDARD

ON THE SCOPE OF VALUATION WORK
(Issued together with Circular No. 30/2024/TT-BTC dated May 16, 2024 of the Minister of Finance)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Vietnam’s Valuation Standard specifies the scope of work to be performed when valuing in accordance with the laws.

Article 2. Regulated entities

1. Valuation professional, valuation firms that provide valuation services in accordance with the price laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Organizations or individuals that request valuations, third parties that use valuation reports under valuation contracts (if any).

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 3. Content of the scope of valuation work

1. The valuation professional shall discuss with the party requesting the valuation the tasks related to the valuation engagement, but must ensure that they do not violate the prohibited acts in the field of prices and valuation as stipulated in Article 7 of the Price Law.

2. Valuation planning

a) The valuation professional has the right to prepare or not to prepare a valuation plan and shall be responsible for his/her decision;

b) The valuation plan includes the following basic contents:  Names of the participants in the valuation engagement; expected tasks to be performed and time for performance; content of the work that needs to hire consultants (if any).

3. Collect information about the subject asset, information for the valuation process; perform information analysis for the valuation process in accordance with the provisions of the Vietnam’s Valuation Standard on the collection and analysis of information about the subject asset.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Determine the value of the subject asset.

6. Prepare and issue valuation reports, valuation certificates for valuation services of valuation firms; prepare valuation reports, announce valuation results for state valuations.

Before issuing valuation certificates, issue valuation reports for valuation services of valuation firms or valuation reports, announcements of valuation results for state valuations:

a) The contents that must be discussed and agreed upon with the party requesting the valuation include: Name, basic economic and technical characteristics, current status of the subject asset; purpose of valuation; valuation date; party using valuation certificate, valuation report or party using valuation result announcement, valuation report; assumptions (if any), special assumptions (if any); documents that the party requesting the valuation must provide;

b) The contents that must be notified to the party requesting the valuation include: bases of valuation; limitations and waiver of liabilities.

Article 4. Requirements for the application of valuation methods

1. Based on the valuation approaches prescribed in the Vietnam’s Valuation Standards promulgated by the Ministry of Finance, the valuer analyzes and selects appropriate valuation methods in accordance with the purpose of valuation, the bases of valuation, the availability of data and information for applying valuation methods and in accordance with the provisions of related laws (if any).

2. At least 2 (two) valuation methods must be applied when valuing an subject asset, except in the following cases:

a) Sufficient conditions for applying the comparative method according to the provisions of the Vietnam’s Valuation Standard on the market approach;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) There is not enough information to apply 02 (two) or more valuation methods. In this case, there must be an analysis and argument for the lack of information to apply 2 (two) or more valuation methods.

3. When applying 2 or more valuation methods, the determination of the value of the subject asset must be carried out as follows:

a) Determine the value of the subject asset according to each valuation method;

b) Argue for the selection or determination of the value of the subject asset on the basis of the purpose of valuation, the characteristics of the subject asset, the basis for valuation, the information collected and other factors related to the value of the subject asset./.

 

VIETNAM’S VALUATION STANDARD

ON BASES OF VALUE IN VALUATION
(Issued together with Circular No. 30/2024/TT-BTC dated May 16, 2024 of the Minister of Finance)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Vietnam’s Valuation Standard provides for bases of value in valuation in accordance with price laws.

Article 2. Regulated entities

1. Valuers, valuation firms that provide valuation services in accordance with price laws.

2. Organizations and individuals that perform state valuation in accordance with price laws.

3. Organizations or individuals that request valuations, third parties that use valuation reports under valuation contracts (if any).

Article 3. Interpretation of terms

For the purposes of this Vietnam’s Valuation Standard, these terms below shall be construed as follows:

1. “the estimated amount” refers to a price that would be received to sell an asset or paid to transfer a liability in an arm’s length market transaction.

2. “a willing buyer” refers to one who is motivated, but not compelled to buy, this buyer is neither over-eager nor determined to buy at any price.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. “a willing seller” refers to one who is motivated, but neither an over-eager nor a forced seller prepared to sell at any price, nor one prepared to hold out for a price not considered reasonable in the current market on the valuation date.

5. “a willing leaser” refers to one who is motivated, but neither an over-eager nor a forced leaser prepared to lease at any price, nor one prepared to hold out for a price not considered reasonable in the current market on the valuation date.

6. “an arm’s length transaction”  is one between parties who do not have a particular or special relationship, which may make the price level uncharacteristic of the market on the valuation date. The market value transaction is presumed to be between unrelated parties, each acting independently.

7. “after proper marketing” means that the asset has been exposed to the market in the most appropriate manner to effect its disposal at the best price reasonably obtainable in accordance with the market value definition.  The method of sale (exposed to the market) is deemed to be that most appropriate to obtain the best price in the market to which the seller has access.  The length of exposure time is not a fixed period but will vary according to the type of asset and market conditions.  The only criterion is that there must have been sufficient time to allow the asset to be brought to the attention of an adequate number of market participants.   The exposure period occurs prior to the valuation date.

8. “where the parties had each acted knowledgeably, prudently” presumes that both the willing buyer and the willing seller are reasonably informed about the nature and characteristics of the asset, its actual and potential uses, and the state of the market as of the valuation date.  Each is further presumed to use that knowledge prudently to seek the price that is most favorable for their respective positions in the transaction.  Prudence is assessed by referring to the state of the market at the valuation date.  In markets with changing prices, the prudent buyer or seller will act in accordance with the best market information available at the time.

9. “without compulsion” establishes that each party is motivated to undertake the transaction, but neither is forced nor unduly coerced to complete it.

10. “real property interest” is a right or interest that is issued together with real property, such as the right to ownership, the right to control, the right to use, the right to lease, the right to sublease, rights over adjacent real property, etc.

11. “contract rent” is the rent payable under the terms of an actual lease. It may be fixed for the duration of the lease, or variable.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Bases of value

1. Bases of value includes but not limited to: Market value, market rent, investment value, forced sale value, equitable value. The fair value is prescribed in Vietnam’s law on preparation of financial statements and guidance in International Financial Reporting Standards (IRFS).

2. The basis of value plays a fundamental role in valuation.  The basis of value can affect the selection of valuation methods, the application of inputs, and the development of assumptions and views on the value of the property.  

3. The basis of value is determined based on the purpose of the valuation and the circumstances (actual or anticipated) of the transaction.  The valuation professional needs to discuss with the organization or individual requesting the valuation to determine the basis of value that is appropriate for the purpose of the valuation.

4. The nature and source of the valuation inputs must be consistent with the chosen basis of value

Article 5. Market value

1. Market value is the estimated amount for which an asset should exchange on the valuation date between a willing buyer and a willing seller in an arm’s length transaction, after proper marketing and where the parties had each acted knowledgeably, prudently and without compulsion.

2. Market value is the most probable price reasonably obtainable in the market on the valuation date in keeping with the market value definition. This is an estimated amount rather than a predetermined amount or actual sale price.

3. The value of the asset should be tied to the valuation date, which is a specific date that is determined due to the fact that market conditions can change over time, leading to the estimated valuation value may not be appropriate at a time other than the valuation date.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Market rent

1. Market Rent is the estimated amount for which an interest in real property should be leased on the valuation date between a willing lessor and a willing lessee on appropriate lease terms in an arm’s length transaction, after proper marketing and where the parties had each acted knowledgeably, prudently and without compulsion.

2. Market rent may be used as a basis of value when valuing a lease or an interest created by a lease. In such cases, it is necessary to consider the contract rent and, where it is different, the market rent.

3. In calculating market rent, the valuer must consider the following:

a) in regard to a market rent subject to a lease, the terms and conditions of that lease are the appropriate lease terms with regulations of law;

b) in regard to a market rent that is not subject to a lease, the assumed terms and conditions are the terms of a notional lease that would typically be agreed in a market for the type of property on the valuation date between market participants.

Article 7. Investment value

1. Investment value is the estimated amount of an asset on the valuation date to a particular owner or prospective owner for individual investment or operational objectives.

2. Investment value is an entity-specific basis of value.  This basis of value reflects the benefits received by an entity from holding the asset.  Investment value reflects the circumstances and financial objectives of the entity for which the valuation is being produced. It is often used for measuring investment performance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Forced sale value is the value of an asset on the valuation date in circumstances where a seller in under compulsion to sell that asset within a time frame too short and that, as a consequence, a proper marketing is not possible and buyers may not be able to undertake adequate due diligence. Forced sale is the situation under which a transaction is expected to take place.

2. The price that could be obtained in a forced sale will depend upon the nature of the pressure on the seller and the reasons why proper marketing cannot be undertaken.  The forced sale value can only be determined if there are reasonable assumptions about the consequences of failing to sell in the specified period due to constraint on the seller.

Article 9. Equitable value

1. Equitable value is the estimated price for the transfer of an asset or liability between identified knowledgeable and willing parties at a specific place on the valuation date that reflects the respective interests of those parties.

2. Equitable value requires the assessment of the price that is fair between two specific, identified parties considering the respective advantages or disadvantages that each will gain from the transaction.

Article 10. Assumptions and special assumptions

1. In addition to stating the basis of value, it is often necessary to make an assumption or multiple assumptions to clarify either the state of the asset in the hypothetical exchange or the circumstances under which the asset is assumed to be exchanged.

2. All assumptions and special assumptions must be reasonable under the circumstances and be relevant having regard to the purpose for which the valuation is required.

3. Assumptions can be made regarding limited and uncertain information affecting the value of the subject asset in case these limitations cannot be rectified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Special assumptions are the assumed facts that differ from those existing at the date of valuation, however, these assumptions must be relevant having regard to the purpose for which the valuation is required.

5. Special assumptions need to be communicated to the valuation user and obtain written consent from this valuation user, while ensuring compliance with the requirements of relevant legal regulations.

6. If conducting a valuation on the basis of a special assumption makes the valuation unfeasible, this special assumption must also be eliminated./.

 

VIETNAM’S VALUATION STANDARD

ON VALUATION DOCUMENTATION
(Issued together with Circular No. 30/2024/TT-BTC dated May 16, 2024 of the Minister of Finance)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Regulated entities

1. Valuers, valuation firms that provide valuation services in accordance with the price laws.

2. Organizations and individuals conducting state valuations in accordance with the law on prices shall apply Articles 3, 4, 8, 9, and 10 of this Vietnam’s Valuation Standard.

3. Organizations or individuals requesting valuations, third parties that use valuation reports under valuation contracts (if any).

Chapter II

VALUATION REPORTS

Article 3. Valuation reports

1. Valuation reports shall provide explanations, arguments, and analyses of the determination of the value of the subject asset.

2. The information and data in valuation reports shall be referenced to specific sources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Essential content of valuation reports

Valuation reports shall include the following essential contents:

1. Basic information about the individual or organization preparing the valuation report

a) For valuation services:

- The name and address of the valuation firm or branch of the valuation firm;

- The registration number of the certificate of eligibility for business in valuation services, the notice number of the Ministry of Finance on the eligibility of the firm to operate in valuation services;

- The name of the valuer performing the valuation and the valuer's card number;

- The legal representative of the valuation firm, or the head of the branch of the valuation firm, or the firm manager authorized to sign the valuation certificate and review and approve the valuation report.

b) For state valuations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Full names, positions, employers of the valuation council members.

2. Basic information about the scope of the valuation:

a) Information about the organization or individual requesting the valuation;

b) The name of the subject asset;

c) The purpose of the valuation;

d) The bases of valuation:

d) The valuation date;

e) The location of the subject asset;

g) The time and/or stage of the subject asset survey;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) The legal basis for the valuation and the subject asset to conduct the valuation (if any) such as the valuation contract, the valuation request document;

k) The date of the valuation report.

3. Information about the subject asset in accordance with the provisions of the Vietnam’s Valuation Standard on the collection and analysis of information about the subject asset.

4. Overview of the trading market for the group (type) of subject asset.

5. Assumptions and special assumptions (if any). In the event that assumptions and special assumptions need to be made, the valuation professional shall clearly explain this content in the valuation report.

6. Application of valuation approaches and methods.

7. Value of the subject asset.

8. Effective period of the valuation report: Determined according to the effective period of the valuation certificate.

9. Exclusion and limitation clauses:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Exclusion and limitation clauses may include conditions for the work, limitations on the scope of work and other limitations, for example:  lack of clarity about the legal status of the asset, limitations on information and related data that needs to be collected;

c) The valuation professional shall assess the impact of the limitations; and also propose a way to rectify (if any) such limitations in the valuation process.

10. Signatures on the valuation report:

a) For valuation reports of valuation firms, it is necessary to have:

- The full name, valuation card number, and signature of the valuation professional who was assigned responsibility for conducting the valuation;

- The full name, valuation card number, and signature of the legal representative of the valuation firm, or the firm manager authorized to sign the valuation certificate and review and approve the valuation report.

- The full name, valuation card number, and signature of the head of the branch of the valuation firm in case of issuing a valuation certificate at the branch of the valuation firm.

b) For valuation reports prepared by the valuation council performing state valuation according to the price laws, it is necessary to have the full names and signatures of the valuation council members who participated in preparing the valuation report.

11. Appendices (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



VALUATION CERTIFICATES

Article 5. Valuation certificates

1. A valuation certificate must be accompanied by a valuation report.

2. A valuation certificate may be issued in electronic form with an electronic signature in accordance with the law on electronic transactions based on a valuation contract or valuation request.

3. The form of the valuation certificate is prescribed in Appendix I issued together with this Vietnam’s Valuation Standard.  The number of the valuation certificate is numbered according to the following principle:  Number of valuation firm code/year of issuance of valuation certificate/serial number of the valuation certificate issued by the firm in the year.  For example, the number of the valuation certificate with serial number 6 issued by the valuation firm with code 001/TDG in 2023 is: 001/2023/6.

Article 6. Essential content of valuation certificates

Valuation certificates shall include the following essential contents:

1. The number of the valuation contract and/or the valuation request document.

2. The name and address of the valuation firm or branch of the valuation firm.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Basic information about the subject asset (name and type of asset, basic legal, economic and technical characteristics).

5. The purpose of the valuation.

6. The valuation date.

7. The basis of valuation.

8. Assumptions and special assumptions (if any).

9. Name of valuation approach and method.

10. The exclusion and limitation clauses of the valuation result.

11. Value of the subject asset.

12. The full name, valuation card number, and signature of the valuation professional who was assigned responsibility for conducting the valuation and signed the valuation report.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14. The effective period of the valuation certificate.

Article 7. Effective date of valuation certificates

1. The effective date of the valuation certificate is the date on which the valuation certificate is issued.

2. The effective period of the valuation certificate is determined based on the legal, economic and technical characteristics of the subject asset; changes in law and the market related to the subject asset and the purpose of the valuation, but not exceeding 6 (six) months from the date of issuance of the valuation certificate.

Chapter IV

VALUATION RESULT NOTICES

Article 8. Valuation result notices

1. A valuation result notice must be accompanied by a valuation report.

2. A valuation result notice may be issued in electronic form with an electronic signature in accordance with the law on electronic transactions based on a valuation request.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. Essential content of valuation result notices

Valuation result notices shall include the following essential contents:

1. The number of the decision on establishment of the valuation council.

2. Basic information about the subject asset (name and type of asset, basic legal, economic and technical characteristics).

3. The purpose of the valuation.

4. The valuation date.

5. The basis of valuation.

6. Assumptions and special assumptions (if any).

7. Name of valuation approach and method.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Value of the subject asset.

10. Effective period of the valuation result notice.

11. The full names and signatures of the valuation council members who signed the valuation report and the seal of the organization that established the valuation council.

Article 10. Effective date of valuation result notices

1. The effective date of the valuation result notice is the date on which the valuation result notice is issued.

2. The effective period of the valuation result notice is determined based on the legal, economic and technical characteristics of the subject asset; changes in law and the market related to the subject asset and the purpose of the valuation, but not exceeding 6 (six) months from the date of issuance of the valuation result notice.

Chapter V

VALUATION DOCUMENTATION

Article 11. Valuation documentation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The valuation documentation includes all the necessary information and documents that are used in the process of valuing the asset to form the final valuation result. The documents in the valuation documentation must be classified, arranged in order and presented on paper, film or other information carriers in accordance with the laws in force. The composition of each valuation documentation may vary depending on the purpose of the valuation and the type of the subject asset.

3. The valuation documentation is utilized and used in accordance with the law on prices and the law on archiving.  The utilization of the valuation documentation must ensure confidentiality in accordance with the law.

Article 12. Retention of valuation documentation

1. Valuation documentation shall be retained in paper and/or electronic data format, with a minimum retention period of 10 (ten) years from the date of issuance of the valuation certificate at the valuation firm or branch of the valuation firm that issued the valuation certificate.

2. Valuation documentation to be retained shall include:

a) The original valuation report;

b) The original valuation certificate;

c) The original or a true copy of the valuation contract and the valuation contract liquidation minutes (if any), or the original valuation request letter (if any);

d) Information and documents about the subject asset (or subject firm when determining the firm value), comparable assets (if comparable assets are used);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Minutes of surveys, information collected to form the valuation result; photographs, other necessary documents and information (if any);

g) Analytical and evaluation documents of the valuer (if any).

3. The valuation firm must have measures in place to maintain the confidentiality, security, integrity, accessibility and recoverability of the valuation documentation during the retention period.  Valuation documentation that have passed their retention period shall be invalidated in accordance with the law./.

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 30/2024/TT-BTC ngày 16/05/2024 các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, Phạm vi công việc thẩm định giá, Cơ sở giá trị thẩm định giá, Hồ sơ thẩm định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.299

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.98.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!