Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 28/1999/TT-BTC quản lý, cấp phát vốn ngân sách Nhà nước cho dự án trồng mới 5 triệu ha rừng để hướng dẫn theo QĐ 661/QĐ-TTg

Số hiệu: 28/1999/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 13/03/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 28/1999/TT-BTC NGÀY 13 THÁNG 03 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VỐN NSNN CHO DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG THEO QUYẾT ĐỊNH 661/QĐ-TTG NGÀY 29/07/1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 28/1999/TT- LT ngày 03/02/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý, cấp phát vốn ngân sách Nhà nước cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng như sau:

Phần 1-

 QUY ĐỊNH CHUNG

1- Ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương) chỉ cấp phát cho các dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thuộc đối tượng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

2- Vốn ngân sách Nhà nước cấp phát cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng bao gồm vốn cấp phát đầu tư, vốn cấp phát sự nghiệp và vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất được cân đối trong kế hoạch chi ngân sách nhà nước hàng năm do Quốc hội phê duyệt.

3- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước bố trí cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Bộ Tài chính thực hiện cấp phát cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hồ sơ chứng từ có liên quan và tiến hành cấp phát vốn cho các chủ dự án theo đúng chế độ quy định.

4- Cơ quan chủ quản dự án (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ đối với dự án Trung ương quản lý; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với dự án địa phương quản lý) có trách nhiệm phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho từng dự án trong phạm vi kế hoạch Nhà nước thông báo; hướng dẫn, chỉ đạo các chủ dự án triển khai theo kế hoạch được duyệt. Việc phân bổ chỉ tiêu vốn phải đảm bảo tỷ trọng cơ cấu vốn lâm sinh, cơ sở hạ tầng và vốn sự nghiệp quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5- Các chủ dự án mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để nhận vốn cấp phát thanh toán và có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng đối tượng, đúng mục đích, có hiệu quả; chấp hành chế độ tài chính hiện hành và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối cấp phát cho các dự án không đủ điều kiện và thu hồi vốn sử dụng sai mục đích, sai đối tượng của chủ dự án.

Phần 2-

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I- PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP PHÁT VỐN NSNN

1- Vốn đầu tư dự án rừng phòng hộ và đặc dụng

- Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở những vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư bình quân không quá 50.000 đồng/ha/năm, thời hạn không quá 5 năm;

- Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở những vùng xung yếu và rất xung yếu với mức đầu tư không quá 50.000đ/ha/năm, thời hạn không quá 5 năm;

- Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở những vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư không quá 1 triệu đồng/ha, thời hạn khoán 6 năm theo tỷ lệ vốn được phân bổ hàng năm và quy trình khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Trồng mới rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư trực tiếp đến người trồng rừng bình quân 2,5 triệu đồng/ha, bao gồm trồng mới và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ trực tiếp cho công tác lâm sinh bao gồm: trạm bảo vệ rừng, công trình phòng chống cháy, phòng trừ sâu bệnh, vườn ươm,... với mức đầu tư cho toàn bộ chương trình tối đa không quá 5% tổng vốn ngân sách nhà nước bố trí cho Dự án hàng năm.

2- Kinh phí quản lý dự án

2.1- Các công việc được cấp phát kinh phí quản lý dự án::

- Khảo sát, xây dựng, thẩm định và xét duyệt dự án

- Nghiên cứu khoa học, khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

- Tập huấn, kiểm tra, tuyên truyền, khen thưởng, hội nghị sơ tổng kết

- Bổ sung một số trang thiết bị cần thiết, văn phòng phẩm cho hoạt động chỉ đạo quản lý chung

- Chi cho công tác quản lý, điều hành của Ban điều hành dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Trung ương và các Ban quản lý dự án.

- Chi lương cho các thành viên của Ban quản lý dự án chưa được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; chi phụ cấp, trợ cấp, công tác phí,... theo chế độ hành chính sự nghiệp cho các thành viên của Ban quản lý (kể cả các thành viên đã được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

- Chi hỗ trợ cho công tác quản lý, cấp phát vốn của hệ thống Kho bạc Nhà nước.

2.2- Các cơ quan được bố trí vốn kinh phí quản lý dự án bao gồm:

- Ban điều hành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Trung ương

- Cơ quan chủ quản của chủ dự án

- Hệ thống Kho bạc Nhà nước

- Các Bộ, cơ quan đoàn thể ở Trung ương, địa phương có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

- Ban quản lý dự án tỉnh và các Ban quản lý dự án cơ sở (trừ Ban quản lý dự án trồng rừng sản xuất)

Tổng số vốn sự nghiệp quản lý dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng được trích 8% trong tổng mức đầu tư ngân sách nhà nước dành cho dự án; trong đó các ngành ở Trung ương là 0,7%, tỉnh, huyện, xã là 1,3%, chủ dự án cơ sở là 6%.

3- Vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất

Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhận tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất mà diện tích rừng là các loài cây gỗ đặc biệt quý hiếm có chu kỳ trên 30 năm, ưu tiên các loài cây có thể trồng được thuộc nhóm IA, IIA quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); có dự án và quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được nhà nước cấp vốn hỗ trợ để triển khai thực hiện; Mức vốn hỗ trợ bình quân là 2 triệu đồng/ha.

II- TRÌNH TỰ, NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH VÀ CHUYỂN VỐN CẤP PHÁT

1- Lập kế hoạch năm

1.1- Cơ quan chủ quản của dự án căn cứ khối lượng năm kế hoạch để lập kế hoạch (bao gồm: danh mục dự án, khối lượng và tổng mức vốn cấp phát cho các dự án rừng phòng hộ, đặc dụng; danh mục dự án, khối lượng và tổng mức vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất) gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để cân đối tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.

1.2- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước do Chính phủ giao; tổng mức, cơ cấu vốn và danh mục dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, cơ quan chủ quản dự án phân bổ chỉ tiêu vốn đầu tư cho từng dự án, đơn vị thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước TW) theo mẫu số 01; đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, quản lý.

1.3- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, phân bổ vốn cho từng dự án của các Bộ (đối với dự án Trung ương quản lý); Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước TW) thông báo cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố để làm căn cứ cấp phát vốn.

2- Chuyển vốn cấp phát

2.1- Căn cứ vào tổng mức vốn Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được ghi trong năm kế hoạch; hàng quý, Tổng cục Đầu tư phát triển lập thông tri duyệt y dự toán gửi Vụ Ngân sách Nhà nước để chuyển vốn cho Kho bạc Nhà nước TW bằng lệnh chi tiền.

2.2- Căn cứ vào kế hoạch năm được duyệt, tình hình cấp phát vốn ở các địa phương, Kho bạc Nhà nước TW chuyển vốn cho các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý và cấp phát vốn cho các dự án theo chế độ quy định.

III- CẤP PHÁT THANH TOÁN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CƠ SỞ

1- Cấp phát vốn đầu tư dự án

1.1- Điều kiện cấp phát

Để được cấp phát vốn, các chủ dự án phải gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản các văn bản sau:

- Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền

- Quyết định bổ nhiệm chủ dự án của cơ quan chủ quản dự án

- Kế hoạch vốn năm do cơ quan chủ quản dự án thông báo kể cả các chỉ tiêu về khối lượng trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng được giao.

- Thiết kế, dự toán, tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Các hợp đồng kinh tế ký giữa chủ dự án với các hộ (về vốn đầu tư lâm sinh) hoặc với các đơn vị nhận thầu (nếu có) theo chế độ quy định.

- Các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành giữa chủ dự án với các hộ nhận khoán và đơn vị nhận thầu, có xác nhận của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì; Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp vốn nên không tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh.

- Các hồ sơ chứng từ khác có liên quan (phiếu giá, chứng từ thanh toán,...).

1.2- Trình tự cấp phát vốn

1.2.1- Đối với vốn bảo vệ rừng:

- Hàng quý, căn cứ kế hoạch vốn được thông báo, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hợp đồng bảo vệ giữa chủ dự án và các hộ dân, Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp tạm ứng cho chủ dự án. Sau khi nhận tiền tại Kho bạc Nhà nước, chủ dự án có trách nhiệm tạm ứng đầy đủ, kịp thời cho các đơn vị, cá nhân đã tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.

- Cuối quý, chủ dự án phải tiến hành nghiệm thu khối lượng rừng đã giao cho các hộ dân bảo vệ (có xác nhận của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì), kèm theo danh sách ký nhận tiền của các đơn vị, hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng gửi Kho bạc Nhà nước nơi cấp vốn. Kho bạc Nhà nước căn cứ biên bản nghiệm thu, thực hiện kiểm tra, kiểm soát hồ sơ chứng từ có liên quan và làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp phát thanh toán.

- Ở những nơi có điều kiện cho phép thì Kho bạc Nhà nước thực hiện việc cấp phát tiền trực tiếp đến các hộ gia đình và đơn vị nhận khoán theo danh sách đề nghị của chủ dự án.

1.2.2- Đối với vốn trồng mới rừng và khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung:

- Căn cứ kế hoạch năm, thiết kế, dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hợp đồng trồng mới, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung giữa chủ dự án với các hộ dân và đơn vị nhận thầu, Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp tạm ứng tối đa bằng 30% kế hoạch vốn năm của dự án.

- Khi dự án triển khai đạt tiến độ 50% kế hoạch năm, chủ dự án phải tiến hành nghiệm thu các khối lượng công việc hoàn thành (có xác nhận của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì). Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm tra hồ sơ chúng từ của khối lượng hoàn thành, làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp phát thanh toán và thanh toán bổ sung nếu khối lượng hoàn thành được chấp nhận thanh toán lớn hơn số cấp tạm ứng. Sau đó, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục ứng tiếp cho chủ dự án tối đa 40% kế hoạch vốn còn lại để chủ dự án tiếp tục triển khai thực hiện.

- Cuối năm, khi dự án hoàn thành các khối lượng được giao, chủ dự án tiến hành nghiệm thu các khối lượng công việc đã hoàn thành (có xác nhận của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì) gửi Kho bạc Nhà nước để Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp thanh toán và cấp phát bổ sung phần vốn kế hoạch còn lại.

- Tổng số vốn cấp tạm ứng và cấp phát thanh toán không được vượt quá chỉ tiêu kế hoạch được thông báo và nguồn vốn do Kho bạc Nhà nước cấp trên chuyển về.

1.2.3- Đối với vốn đầu tư cơ sở hạ tầng

- Đối với công trình có vốn đầu tư dưới 150 triệu đồng:

+ Chủ dự án được phép sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế định hình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành hoặc lập thiết kế, dự toán công trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Căn cứ kế hoạch năm, dự toán, thiết kế được duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ dự án với đơn vị nhận thầu và các hộ dân (nếu có), KBNN tạm ứng tối đa 30% kế hoạch vốn năm cho chủ dự án triển khai thực hiện. Khi có khối lượng xây dựng hoàn thành, chủ dự án phải thanh toán với KBNN số tiền đã tạm ứng. Việc cấp phát vốn các lần tiếp theo được thực hiện theo tiến độ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành.

- Công trình có vốn đầu tư từ 150 triệu đồng trở lên được quản lý cấp phát theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

2- Cấp phát kinh phí quản lý dự án

2.1- Điều kiện cấp phát

- Có kế hoạch vốn năm do cơ quan chủ quản của dự án thông báo.

- Có dự toán chi tiết các khoản chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu hiện hành

- Có đầy đủ các chứng từ chi tiêu hợp lệ có liên quan

2.2- Trình tự cấp phát

- Kinh phí sự nghiệp của Ban quản lý dự án tỉnh và các đơn vị có liên quan ở Trung ương, địa phương thực hiện cấp tạm ứng hàng tháng. Hết tháng, đơn vị có trách nhiệm thanh toán với cơ quan Kho bạc Nhà nước số tiền đã ứng trước theo đúng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các chế độ chi tiêu hiện hành của Nhà nước. Sau khi thanh toán, Kho bạc Nhà nước ứng tiếp tiền chi phí cho tháng sau.

- Kinh phí sự nghiệp quản lý của các Ban quản lý dự án cơ sở thực hiện cấp tạm ứng và thanh toán hàng tháng theo tiến độ thực hiện vốn đầu tư; Kho bạc Nhà nước không cấp phát hết kinh phí sự nghiệp quản lý cho các chủ dự án khi chưa hoàn thành kế hoạch khối lượng được giao.

- Vốn sự nghiệp của hệ thống Kho bạc Nhà nước, do Kho bạc Nhà nước TW thống nhất quản lý và phân bổ cho các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố sử dụng theo chế độ quản lý tài chính quy định tại điểm 2, Mục II, Thông tư số 123/1998/TT-BTC ngày 04/09/1998 của Bộ Tài chính.

3- Cấp phát vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất

3.1- Điều kiện cấp phát

- Để được cấp phát vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải tiến hành xây dựng dự án trồng rừng, thuyết minh rõ khối lượng, chủng loại, mật độ rừng trồng và mức vốn đề nghị hỗ trợ trình UBND các tỉnh, thành phố, Bộ, ngành chủ quản phê duyệt theo đúng trình tự lập, thẩm định và phê duyệt các Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Các dự án được hỗ trợ vốn trồng rừng sản xuất phải gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản giao dịch các văn bản sau:

+ Quyết định phê duyệt dự án trồng rừng sản xuất của cấp có thẩm quyền.

+ Quyết định bổ nhiệm chủ dự án của cơ quan chủ quản dự án.

+ Quyết định được hỗ trợ vốn trồng rừng sản xuất của cấp có thẩm quyền.

+ Kế hoạch vốn hỗ trợ trồng rừng năm được cơ quan chủ quản dự án thông báo.

+ Thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng rừng hoàn thành có xác nhận của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì.

3.2- Trình tự cấp phát vốn

- Khi dự án hoàn thành khối lượng trồng, chăm sóc rừng năm thứ nhất và khi hoàn thành công tác chăm sóc rừng các năm tiếp theo, chủ dự án phải tiến hành nghiệm thu khối lượng rừng hoàn thành (có xác nhận của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì) gửi KBNN để làm căn cứ cấp phát vốn. Kho bạc Nhà nước căn cứ chế độ quy định tiến hành kiểm tra hồ sơ, chứng từ của khối lượng công việc hoàn thành và thực hiện việc cấp phát vốn hỗ trợ cho các dự án. Mức vốn hỗ trợ bình quân là 2 triệu đồng/ha và được phân bổ cụ thể như sau:

+ Trồng và chăm sóc rừng năm thứ nhất, hỗ trợ bình quân 1 triệu đồng/ha.

+ Chăm sóc rừng các năm tiếp theo, hỗ trợ bình quân 1 triệu đồng/ha; thời gian chăm sóc và mức vốn hỗ trợ từng năm được thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kế hoạch Nhà nước bố trí hàng năm. Đối tượng được cấp phát vốn hỗ trợ chăm sóc các năm sau phải là diện tích rừng đã được cấp phát vốn hỗ trợ trồng, chăm sóc rừng năm thứ nhất và đảm bảo đầy đủ các quy định về chủng loại, mật độ cây trồng được cơ quan chủ quản của dự án phê duyệt.

IV- HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, KIỂM TRA, BÁO CÁO VÀ QUYẾT TOÁN

1- Hạch toán kế toán

- Các chủ dự án, các cơ quan, đơn vị có sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thực hiện việc hạch toán kế toán, thống kê theo quy định hiện hành của Nhà nước; đảm bảo việc quản lý theo từng nguồn vốn của chương trình (cấp phát lâm sinh, cơ sở hạ tầng, sự nghiệp quản lý, hỗ trợ trồng rừng sản xuất) và theo mục lục ngân sách nhà nước.

- Các Kho bạc Nhà nước thực hiện việc hạch toán kế toán theo quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước TW.

2- Kiểm tra

- Cơ quan chủ quản của dự án, cơ quan quản lý chức năng ở Trung ương, địa phương, Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, chế độ quản lý tài chính và thực tế triển khai dự án của chủ dự án, phản ánh kịp thời những tồn tại vướng mắc trong quản lý với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban điều hành, Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng TW để có biện pháp giải quyết.

- Các khoản vốn cấp phát cho các chủ dự án, nếu sử dụng không đúng mục đích, sai chế độ, phát hiện qua thanh tra, kiểm tra được thu hồi và nộp vào ngân sách Trung ương.

3- Báo cáo

- Hàng tháng, các chủ dự án, đơn vị có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tình hình sử dụng vốn cho cơ quan chủ quản dự án đồng gửi cho Kho bạc Nhà nước nơi cấp vốn (mẫu số 02) vào ngày 5 của tháng sau.

- Các đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi cấp vốn có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Kho bạc Nhà nước cấp trên (Kho bạc Nhà nước quận, huyện báo cáo Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố vào ngày 10 tháng sau; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Kho bạc Nhà nước TW vào ngày 15 tháng sau).

- Hàng quý, trên cơ sở báo cáo của các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố, Kho bạc Nhà nước TW tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch cấp phát vốn trên phạm vi cả nước báo cáo Bộ Tài chính, Ban điều hành, Ban chỉ đạo Nhà nước dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Trung ương vào ngày 20 tháng sau quý.

4- Quyết toán vốn năm và quyết toán khi kết thúc dự án

4.1- Quyết toán vốn hàng năm

- Vốn bố trí cho cho các Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng năm nào được cấp phát cho các khối lượng công việc hoàn thành đến thời điểm ngày 31/12 của năm đó (tính theo biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành); Kho bạc Nhà nước nhận hồ sơ thanh toán đến hết ngày 15/01 và kết thúc việc cấp phát vốn cho các dự án vào ngày 31/01 năm kế tiếp.

- Việc quyết toán vốn hàng năm được thực hiện như sau:

+ Các chủ dự án, đơn vị có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán việc sử dụng vốn cấp phát gửi Kho bạc Nhà nước nơi cấp vốn đồng báo cáo cơ quan chủ quản dự án. Các khoản tạm ứng phải làm thủ tục chuyển sang cấp phát thanh toán trước thời điểm cấp phát vốn cuối cùng của KBNN (ngày 31/01 năm sau); trường hợp đặc biệt, chưa đủ điều kiện thanh toán thì được trừ vào chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn năm sau và quyết toán vào năm sau. Thời gian gửi báo cáo quyết toán của các chủ dự án chậm nhất là ngày 28/02 năm sau.

+ Các Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp quyết toán vốn cấp phát các Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với Kho bạc Nhà nước cấp trên; Kho bạc Nhà nước quận, huyện gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố chậm nhất là ngày 15/03 năm sau; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố gửi về Kho bạc Nhà nước TW đồng gửi cơ quan chủ quản dự án chậm nhất là ngày 31/03 năm sau (đối với dự án thuộc địa phương quản lý, KBNN tỉnh, thành phố đồng báo cáo UBND tỉnh, thành phố).

+ Kho bạc Nhà nước TW có trách nhiệm tổng hợp quyết toán vốn cấp phát các dự án thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và vốn sự nghiệp của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ Tài chính xét duyệt chậm nhất là ngày 30/04 năm sau.

- Nguồn vốn còn lại sau khi quyết toán, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố chuyển về Kho bạc Nhà nước TW để quyết toán với ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương).

4.2- Việc quyết toán các công trình hoàn thành và quyết toán khi kết thúc dự án được quy định như sau:

- Đối với dự án Trung ương quản lý: các chủ dự án lập báo cáo quyết toán (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi cấp vốn) gửi cơ quan cấp trên của chủ dự án. Cơ quan cấp trên của chủ dự án có trách nhiệm xem xét, phê duyệt quyết toán của chủ dự án, tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước TW), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban điều hành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng TW).

- Đối với dự án địa phương quản lý: chủ dự án lập báo cáo quyết toán (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi cấp vốn) gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các thành viên trong Ban điều hành dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của tỉnh, thành phố xem xét quyết toán của các chủ dự án và trình chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt và báo cáo Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước TW), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban điều hành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng TW).

V- TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN

1- Chủ dự án có trách nhiệm:

- Triển khai thực hiện dự án theo đúng nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng quy định.

- Cung cấp các hồ sơ, tài liệu và chứng từ thanh toán có liên quan cho Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ cấp phát vốn; chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của tài liệu cung cấp.

- Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả.

- Báo cáo và quyết toán vốn theo chế độ quy định.

2- Cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm:

- Chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện các dự án thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ dự án thực hiện kế hoạch được giao, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ quy định.

- Phân khai kế hoạch vốn cho các dự án theo tổng mức, cơ cấu vốn và danh mục dự án đã được Nhà nước bố trí.

- Phê duyệt dự toán chi, báo cáo quyết toán hàng năm và quyết toán kết thúc chương trình cho các dự án.

3- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Tham mưu giúp UBND các tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo, điều hành các chủ dự án thực hiện kế hoạch được giao.

- Chủ trì phối hợp với các thành viên trong Ban điều hành dự án địa phương nghiệm thu khối lượng rừng trồng, các khối lượng công việc hoàn thành của các chủ dự án (bao gồm cả các dự án do Trung ương quản lý nằm trên địa bàn) làm cơ sở cho việc cấp phát của Kho bạc Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu xác nhận.

- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các thành viên trong Ban điều hành dự án thẩm tra báo cáo quyết toán hàng năm và quyết toán kết thúc chương trình của các chủ dự án trình UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt.

4- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:

- Căn cứ nguồn vốn được bố trí và chế độ quy định, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hồ sơ chứng từ của các khối lượng công việc hoàn thành và tiến hành cấp phát vốn kịp thời cho các chủ dự án.

- Được quyền yêu cầu chủ dự án cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin để phục vụ cho công tác quản lý, cấp phát vốn.

- Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối cấp phát cho các dự án không đủ điều kiện, thu hồi vốn sử dụng sai mục đích, sai đối tượng của chủ dự án; đồng thời chịu trách nhiệm về việc từ chối cấp phát và các trường hợp cấp phát thanh toán không đúng chế độ quy định.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan trong Ban điều hành dự án trồng mới 5 triệu ha rừng địa phương kiểm tra số liệu quyết toán của các dự án trình UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt.

- Thực hiện việc báo cáo và quyết toán vốn theo chế độ quy định.

Phần 3

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chủ dự án, các Cục, Vụ thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

 

Nguyễn Thị Kim Ngân

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No.: 28/1999/TT-BTC

Hanoi, March 13, 1999

 

CIRCULAR

ON MANAGEMENT OF STATE FUNDS FOR THE NATIONAL FIVE MILLION HECTARE REFORESTATION PROGRAMME

Pursuant to Decision 661/QD-TTg by the Prime Minister dated 29 July 1998 on tasks, purposes, policies and organisation of the Five Million Hectare Reforestation Programme;
Pursuant to Circular 28/1999/TT-LT, dated 3 February 1999, by the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance, providing guidance for implementation of Decision 661/QD-TTg.
The Ministry of Finance provides guidance for management of State funds for the Five Million Hectare Reforestation Programme as follows:

PART I

GENERAL RULES

1- The State will support the National Five Million Hectare Reforestation Programme

(below referred to as "the Programme") as specified in Decision 661/QD-TTg by the Prime Minister dated 29 July 1998.

2- The financial support from the State will be used for investment and management as well as for support to establishment of production forests, as specified in a plan for use of the State budget, to be approved by the National Assembly.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4- The Supervising Authorities for the projects within the Programme (i.e. concerned Ministries and ministerial level organisations and Government offices in the case of centrally managed projects; People's Committees of provinces and provincial level cities for locally managed projects) are to make a plan for division of funds between the projects supported by the State, to provide guidance and to supervise project owners, ensuring that they implement the projects in accordance with approved plans. In use of funds, there must be a balance between costs for silviculture, construction of infrastructure, and management, in accordance with decisions by the Government and guidelines by the Ministry of Planning and Investment.

5- Project owners are to open a bank account in the State Treasury to which funds can be transferred. They are responsible for managing the funds for the purposes given, with high efficiency, account for their use in accordance with regulations in force, and accept inspection by the State Treasury. The State Treasury has the right to refuse release of funds to projects where suitable conditions for implementation are absent and to recover funds from project owners who use the funds for non-authorised purposes.

PART II

DETAILS

A. SCOPE AND DESTINATION OF STATE FUNDS

1. For projects covering protection and special-use forests

- For protection of special-use forests and protection forests in very essential and essential areas, the average payment is not to exceed 50,000 VND per ha per year over a period of no more than 5 years.

- Projects for assisted natural regeneration in combination with planting of industrial crops, fruit trees, and plants giving non-wood forest products in special-use forests and protection forests in essential and very essential areas are entitled to spend an average of up to 50,000 VND per ha per year for protection, over a period of no more than 5 years

- Projects for assisted natural regeneration in combination with planting of forest trees in special-use forests and protection forests in essential and very essential areas, the costs is not to a exceed 1 million N-'\?D per he--tare, to be paid Over 4 period of 6 years. The distribution between the years is to be based on guidelines developed for such regeneration prepared by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For infrastructure directly serving silviculture, such as construction of forest protection stations, establishment of structures for prevention of forest fires, prevention of attacks by pests, creation of nurseries, etc., the total cost is not to exceed 5% of the State funds allocated to the Programme in any year.

2. Management costs

2.1. Items to be covered

- Costs for project design, appraisal, and approval;

- Research, extension in agriculture and forestry, establishment of demonstration plots and transfer of technology within the Programme;

- Training, supervision, information and public relations, meetings and seminars;

- Stationary and office equipment for management activities;

- Costs for the Central Executive Committee of the Programme and for the Project Management Boards of its local projects;

- Salaries for members of Management Boards (if not already paid with State funds) subsidiary payments, allowances, perdiem etc., in accordance with regulations in force;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. Organisations included

- The Executive Committee for the National Five Million Hectare Reforestation Programme;

- Project Supervision Authorities directing the project owners for the local projects and supervising the local projects (such as Departments for Agriculture and Rural Development in the case of a State Forest Enterprise being responsible for a local project),

- The State Treasury system;

- Ministries and other authorities at the Central as well as the local level that have a direct relationship with the implementation of the Programme; In total, the costs for management of projects in special-use and protection forests must not exceed 8% of the total amount of State funds allocated for such projects, of which 0.7% for the central level, 1.4% for V1.-I provincial district, and commune levels, and 6% for the project owners.

3. Funds for projects in production forestry

The State will reimburse organisations, households, and individuals who have spent their own money in establishing production forests with rare and precious tree species with a production cycle of 30 years or more, with priority attached to species in groups IA and IM, as defined in Decree 18/HDBT dated 17 January 1992 by the Council of Ministers (now the Government). The activities must be carried out in accordance with designs and technical guidelines approved by the competent authority. The average payment is not to exceed 2 million VND per hectare.

B. PROCEDURES FOR TRANSFER OF FUNDS

1. Annual plan

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. Based on plans provided by the Government as well as a description of the overall scope of the Programme, structure of finds needed, and list of local projects as reported to the Ministry of Planning and Investment, the Project Supervising Authorities are to submit how they intend to distribute funds to projects and units under their authority to the Ministry of Finance (State Treasury), according to form 01. This form is also to be submitted to the Ministry of Planning and Investment and to the Ministry of Agriculture and Rural Development in order to enable those ministries to follow the use of the funds.

1.3. In accordance with guidelines by the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance will provide funds to Ministries (for centrally managed projects) or will inform provincial Treasuries (for locally managed projects) so that preparations can be made for transfer of funds for the local projects of the Programme.

2. Transfer of funds

2.1. Based on the total amount planned to be allocated to the National Five Million Hectare Reforestation Programme Programme In the annual plans, the General Department of Investment and Development (under the Ministry of Finance) quarterly forwards a proposal to the State Budget Department who will transfer funds to the Central Treasure.

2.2. Based on the approved annual plan and the situation with respect to fiends in each locality, the Central State Treasury will transfer funds to the Provincial State Treasuries who then forward the funds to the local projects in accordance with regulations in force.

C. RELEASE OF FUNDS FROM THE STATE TREASURY

1. Funds for project implementation

1. 1. Requirement

In order to open a bank account enabling them to receive funds, the project owners should forward the following documents to the State Treasury:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Decision by the Project Supervising Authority appointing the project owner;

- The annual forecast for needs of funds prepared by the Project Supervising Authority, covering reforestation, protection, maintenance, and assisted natural regeneration for forests allocated to the project owner;

- Design and budget for the project issued by the competent authority;

- Economic contracts between the project owners and households (for funds to be spent on silvicultural activities) or between the project owners and other units contracted (if any),

- Agreements between the project owners and households or other units contracted indicating that agreed work has been carried out, accepted by the provincial Evaluation and Appraisal Team (under the authority of the provincial Department of Agriculture. And Rural Development).

- Other relevant documents such as vouchers, invoices, and bills.

After receiving those documents, the State Treasury is to transfer funds. As the State Treasury is the unit executing the transfer, it cannot be a member of the provincial Evaluation and Approval Team.

1.2. Time schedule for fund allocation

1.2.1. For funds for forest protection and assisted natural regeneration in combination with intercropping with industrial crops, fruit trees, plants yielding non-wood forest products etc., the following applies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- At the end of each quarter, project owners are to estimate the forest area effectively protected by households and approve the protection carried out (certified by the Provincial Evaluation and Approval Team which is under the authority of the Department of Agriculture and Rural Development). Notes of the estimate and approval shall be sent by the project owners to the State Treasury together with a list of households and units who have received money for forest protection. Upon receipt of those notes, the State Treasury shall check all related dossiers and vouchers and then arrange the settlement of the advance.

- Wherever applicable, the State Treasury shall pay directly to households and units involved in protection contracts as listed by the project owners.

1.2.2. For funds for planting of new forests and assisted natural regeneration in combination with additional planting of forest trees, the following applies:

- On the basis of the annual plan and cost estimates approved by the competent authority as well as contracts for planting of new forests and assisted natural regeneration in combination with additional planting between project owners and households and other economic units, the State Treasury shall pay an advance of no more than 30% of the annual project budget.

- When half the work as indicated in the annual plan has been carried out, the project owners have to evaluate and approve the work done (certified by the Provincial Evaluation and Approval Team). The State Treasury shall check all dossiers and vouchers related to the work done and then settle the advance. An additional payment shall be made if more work is done that what corresponds to the advance paid. The State Treasury will then arrange the next advance payment to the project owners, amounting to no more than 40% of the remaining budget.

- At the end of each year, the project owner is to check the amount of work done and to approve its quality (certified by the Provincial Evaluation and Approval Team). On the basis of the notes from the checking and approval process, the State Treasury will arrange the settlement of the previous advance and transfer the remaining fund.

- The total amount of advances plus the final transfer should not exceed the amount as given in the plan nor the amount of the funds transferred from the higher level of the State Treasury.

1.2.3. For fiends for infrastructure

- For construction in total costing less than 150 million dong:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Based on annual plans, cost estimates, designs, and construction contracts between the project owner and contracted households and other units (if any), all duly approved, the State Treasury shall pay a maximum advance of 30% of the annual budget to the project owner. When a part of the construction is completed, a corresponding settlement of the advance shall be made between the project owner and the State Treasury.

- The allocation of funds to construction works in total costing more than 150 million dong shall be managed according to existing regulations for investment and construction management.

2. Allocation of funds for project management

2.1. Conditions for allocation:

The following documents have to be available: - The annual budget prepared by the Project Supervision Authority; - A detailed estimate of costs, approved by the competent authority;

- Related legal dossiers and vouchers; In addition, existing norms for expenses must not be exceeded.

2.2. Time schedule for allocation of funds

- The administration fee for the Provincial Project Management Board and related units at central and local levels will be paid monthly in advance. At the end of each month, these units shall settle the advance received from the State Treasury in accordance with the cost estimate approved by the competent authority. After the settlement has been made for the month, the State Treasury will pay the advance for the following month.

- The administration fee for local Project Management Boards will be paid in advance and then settled every month in line with the utilisation of the investment fund. The State Treasury shall not allocate the entire management fund to project owners until the assignment has been completed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Funds for support to plantation of production forests

3.1. Conditions for allocation

- In order to receive money for planting of production forest, organisations, households and individuals must prepare a description of the reforestation activities proposed, indicating area, species, planting density and a cost estimate. The proposal is to be submitted to the People's Committee in the province or city and to the concerned supervising Ministries or sectors for appraisal and approval of local projects in accordance with the rules of the National Five Million Hectare Reforestation Programme.

- Projects receiving support for establishment of production forests have to send the following documents to the unit of the State Treasury where their bank account is located

- The decision by the competent authority approving the proposed production forest plantation;

- The decision by the Project Supervision Authority appointing the project owner;

- The decision by the competent authority approving provision of support to the plantation of the production forest;

- The annual proposal for support to the plantation, as forwarded to the Project Supervision Authority;

- The design of the plantation and its total estimated cost, approved by the competent . authority;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. Time schedule for allocation of funds

- When planting and first year tending have been carried out, and also when the tending has been done in subsequent years, the project owner has to inspect and approve the area planted (certified by the Provincial Evaluation and Approval Team) and vi war d tie notes of the inspection and approval to the State Treasury as a basis for payment. The State Treasury will check related dossiers and vouchers and, if they are found to be in order, pay the amount agreed in support of the plantation. The amount is not to exceed an average of 2 million dong per ha. Its distribution is to be as follows:

+ For planting and tending during the first year: on average no more than 1 million dong;

+ For tending during following years: on average no more than a total of 1 million dong per ha. The amount to be paid each year will be set according to technical guidelines of the Ministry of Agriculture and Rural Development and must be within the limits set by the annual plan of the State. Payments for tending after year one will be provided for areas which were planted with support by the State in the first year, and where the technical guidelines, for example regarding selection of tree species and planting density provided by the project investor, has been strictly followed.

D. PROCEDURES FOR ACCOUNTING, CONTROL, REPORTING AND FINAL SETTLEMENT OF ACCOUNTS

1. Accounting

- Project owners and other units who use State funds for the National Five Million Hectare Reforestation Programme shall follow the accounting and statistical system as described ii-r State regulations in force. They also have to ensure that funds intended for different purposes within the Programme are used for those purposes (for example for silviculture infrastructure, management, support to planting of production forests, etc.

- Units of the State Treasury shall carry out accounting in conformity with regulations by the Ministry of Finance and guidelines by the Central State Treasury.

2. Control

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Funds allocated to project owners which were found to be improperly used or for which the legal regulations were not followed shall be returned to the State.

3. Reporting

- By the fifth day of every month, project owners and other units using funds shall report how funds have been used in the past month to the Project Supervision Authority and the appropriate unit of the State Treasury (form no. 02).

- Units of the State Treasury who have provide funds are to compile the reports and forward them to the next higher level of the State Treasury (district units report to provincial or city State Treasuries on the 10th of the following month; provincial and city units report to the Central State Treasury on the 15th of the following month).

- Based on the reports from the provincial and city State Treasuries, by the 20th day of the first month of each quarter, the Central State Treasury will compile how finds have been used in the past quarter in the entire country and report to the, Ministry of Finance and to the Executive Committee and the National Steering Committee of the Programme

4. Annual settlement of accounts and final settlement of accounts at the end of the project

4.1. Annual settlement of accounts

- Funds for local projects of the Five Million Hectare Reforestation Programme planned to be used in a specific year can be used until 31 December of that year (with the amount of work carried out specified in the notes from inspection and approval by the competent authority). The corresponding units of the State Treasury are to receive the dossiers for settlement no later than 15 January of the following year and are to make the final allocation of finds to the projects by 31 January.

- The procedure for annual settlement of accounts is as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The units of the State Treasury are to compile the annual settlements of accounts for the local projects of the Five Million Hectare Reforestation Projects and report to the next higher level of the State Treasury. District State Treasuries report to provincial (or city) State Treasuries latest 15 March of the following year; provincial (and city) State Treasuries report to the Central State Treasury and the Project Supervision Authority latest 31 March (for projects under management of localities, the district State Treasuries also have to report to provincial People's Committees at the same time).

+ The Central State Treasury is to compile the overall annual settlement of accounts for funds allocated to the local projects of the Five Million Hectare Reforestation Programme and for the funds for administration of the entire State Treasury system and send the report to the Ministry of Finance for review and approval latest 30 April of the following year.

Any remaining funds after final settlement are to be transferred by the provincial State Treasuries to the Central State Treasury so that a final settlement can be made for all funds from the State.

4.2. Final settlement of accounts for completed constructions and final settlement at the end of the project

- For projects under central management, the following applies: Project owners are to prepare a report of the final settlement of accounts (certified by the unit of the State Treasury which provided the funds) and send them. to the next higher level of project owner agency. Those agencies subsequently review and approve the reports from the project owners, compile them into a consolidated report and transmit that report to the Ministry of Finance (the Central State Treasury) and to the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Executive Committee of the National Five Million Hectare Reforestation Programme).

- For projects under local management, the following applies: Project owners are to prepare reports on the final settlement of accounts (certified by the unit of the State Treasury which provided the funds) and send them to the provincial (or city) Department of Agriculture and Rural Development and to the provincial (or city) State Treasury. The Department of Agriculture and Rural Development shall invite the provincial (or city) State Treasury and members of the provincial (or city) Executive Committee of the National Five Million Hectare Reforestation Programme to participate in a review of the reports from the project owners and then report their findings to the Chairman of the provincial (or city) People's Committee. After the report has been approved, it is to be forwarded to the Ministry of Finance (the Central State Treasury) and to the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Executive Committee of the National Five Million Hectare Reforestation Programme). E. Responsibilities of agencies concerned

1. Project owners:

- Implement the projects as assigned and ensure progress and quality;

- Provide relevant documents and vouchers to the State Treasury as a basis for allocation of funds. Be responsible for accuracy and reliability of documents provided;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Follow regulations in force regarding reporting and settlement of accounts.

2. Project Supervision Authority

- Be responsible for results of the projects implemented under its supervision. Guide, check and supervise project owners in implementation of their plans. Use funds received for the correct purposes and in accordance with existing regulations.

- Mark a plan for division of available funds between projects on the basis of the volume of work, the structure of the funds, and the list of projects prepared by the State.

- Approve cost estimates, reports of annual settlement of accounts as well as the final settlement of accounts at the end of the projects.

3. Department of Agriculture and Rural Development

- Assist the provincial (or city) People's Committee in guiding and controlling project owners in implementing their plans.

- Coordinate with members of the local Steering Committee to evaluate and approve plantation areas and completed work volume of project owners (including projects under central management carried out in the locality). The result of the evaluation and approval constitutes the basis for allocation of funds by the State Treasury. Be responsible for accuracy of figures provided.

- Invite the State Treasury and members of the Steering Committee to appraise reports on annual settlements of accounts and final settlements of accounts at the end of the project provided by project owners and then submit them to the provincial (or city) People's Committee for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Check dossiers and vouchers related to work completed and timely provide funds to project owners.

- Has the right to request project owners to provide information necessary to enable proper management and allocation of funds to the projects.

- Has the right to reject applications for funds from project owners who do not meet the requirements for allocation. Be entitled to withdraw funds which have not been used for the correct purposes and the correct target groups. Refuse to transfer funds or make other payments which do not follow existing regulations.

- Coordinate with the Department of Agriculture and Rural Development and concerned agencies in the Local Steering Committee of the National Five Million Hectare Reforestation Programme to check the data in the final settlement of accounts for projects and then submit the report to provincial (or city) People's Committee for approval.

Fellow regulations on reporting and settlement of final accounts.

PART III

IMPLEMENTATION

This Circular becomes effective by 1 January 1999.

Ministries, ministerial-level agencies, People's Committees of provinces and provincial level cities, project owners, Departments of the Ministry of Finance, and units of the State Treasury are responsible for the implementation of this Circular. For the Minister of Finance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

DEPUTY MINISTER




Nguyen Thi Kim Ngan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 28/1999/TT-BTC ngày 13/03/1999 hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn ngân sách Nhà nước cho dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.837

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.9.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!