BỘ
TÀI CHÍNH
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
26-TC/CĐKT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 08 năm 1971
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN
THÀNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Khi có công trình xây dựng cơ bản
hoàn thành, đơn vị kiến thiết (gọi tắt là bên A) và xí nghiệp xây lắp (gọi tắt
là bên B) phải quyết toán với cơ quan cấp trên của mình và cơ quan tài chính.
Quyết toán công trình hoàn thành
nhằm:
- Xác định số lượng, chất lượng
công trình và giá trị khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành chuyển thành tài
sản cố định bàn giao cho đơn vị sử dụng, tài sản lưu động bàn giao chuyển thành
vốn lưu động của đơn vị sử dụng, và các khoản chi phí không tính vào giá trị
tài sản cố định.
- Kiểm tra xác định tình hình thực
hiện kế hoạch sản xuất kỹ thuật và tình hình quản lý các mặt lao động, vật tư,
tiền vốn…
- Thanh toán với trên và cơ quan
tài chính về số vốn đầu tư xây dựng cơ bản, về số vật tư thiết bị và các tài sản
khác còn lại sau khi hoàn thành công trình.
- Xác định trách nhiệm và biện
pháp giải quyết các loại vật tư, thiết bị, tài sản khác còn lại và các khoản
công nợ chưa thanh toán kịp, nhằm bảo vệ, sử dụng tốt tài sản của Nhà nước, thu
hồi vốn của Nhà nước nhanh gọn và đầy đủ.
I. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ CƠ SỞ PHẢI LÀM ĐỂ ĐẢM BẢO VIỆC
QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH ĐƯỢC TỐT.
Khi công trình xây dựng cơ bản
đã hoàn thành bên A và bên B phải làm các công việc sau đây:
1. Tổ chức nghiệm thu bàn
giao công trình giữa A và B.
Phải tổ chức nghiệm thu bàn giao
công trình theo như quy định trong Thông tư số 120-TTg ngày 05-11-1969 “quy định
nhiệm vụ và quan hệ giữa đơn vị giao thầu và đơn vị nhận thầu trong ngành xây dựng
cơ bản” của Thủ tướng Chính phủ; cần chú ý đặc biệt một số điểm cụ thể sau đây:
Khi thi công xong công trình,
bên B kịp thời báo cho bên A biết để nghiệm thu bàn giao, yêu cầu phải gọn, kịp
thời song phải nghiêm túc, chu đáo cả về chất lượng và khối lượng công trình.
Việc nghiệm thu phải theo thể thức sau đây:
- Thành lập hội đồng nghiệm thu
do bên A làm chủ tịch, bên Ba làm phó chủ tịch, với sự tham gia của cơ quan thiết
kế và ngân hàng kiến thiết. Hội đồng phải kiểm tra xác định chất lượng, khối lượng
công trình (nếu cần có thể đo đạc). Trường hợp nghiệm thu những công trình có
yêu cầu kỹ thuật đặc biệt, cần mời đại diện của Bộ thi công và Bộ chủ quản trực
tiếp tham gia hội đồng nghiệm thu.
- Khi nghiệm thu phải lập biên bản
(theo mẫu số 7 – Xây dựng cơ bản – chế độ ghi chép ban đầu) có nhận xét và kết luận
cụ thể, nếu có những điểm chưa nhất trí trong hội đồng thì ghi ý kiến của các
bên và báo cáo lên cấp trên của các bên giải quyết. Nếu cấp trên của các bên
không giải quyết được thì tùy theo tính chất của vấn đề mà báo cáo lên hội đồng
trọng tài, hoặc cơ quan có thẩm quyền xét xử khác.
- Ngân hàng kiến thiết căn cứ
vào biên bản nghiệm thu và dự toán thiết kế được duyệt mà thanh toán cho bên B.
- Tuy hội đồng nghiệm thu phải
xem xét đánh giá chất lượng công trình khi bàn giao; nhưng khi sử dụng công
trình, nếu có hư hỏng, tổn thất do phía thi công gây nên, thì bên B vẫn phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước với bên A và phải chịu mọi phí tổn để
sửa chữa, hoặc phá đi làm lại.
- Khi nghiệm thu, bàn giao từng
hạng mục công trình giữa B phụ và B chính cần có sự chứng kiến của bên A để bên
A kịp thời đề xuất ý kiến về chất lượng và tiến độ thi công.
Về vấn đề thiết kế và dự toán
trong Nghị quyết số 50-CP của Hội đồng Chính phủ có quy định: “Từ nay nhất thiết
phải lập xong thiết kế, dự toán đầy đủ mới được khởi công công trình. Chỉ những
công trình đặc biệt có quyết định của Thủ tướng Chính phủ mới được thiết kế và
thi công từng phần. Sau khi khởi công rồi cũng phải tập trung hoàn thành thiết
kế, dự toán của toàn bộ công trình, chậm nhất là trong vòng 1/4 thời gian thi
công toàn bộ công trình”. Như vậy, khi có khối lượng công trình bàn giao, nếu
chưa có giá dự toán thì 2 bên A, B và Ngân hàng kiến thiết có thể đo đạc khối
lượng thực tế và ước tính đơn giá khối lượng để thanh toán, nhưng khi xong một
hạng mục công trình thì phải giải quyết xong thiết kế và dự toán để thanh toán,
không được tạm tính mãi đến khi thi công xong toàn bộ công trình mới có dự toán
quy định nhằm tránh tình trạng phải điều chỉnh khối lượng, đơn giá dự toán đã
thanh toán từ đầu đến khi hoàn thành toàn bộ công trình, rất phiền phức cho việc
quản lý kế hoạch, dự toán, và cấp phát.
2. Tổ chức nghiệm thu đưa
công trình vào sử dụng.
Tùy theo sự cần thiết đối với từng
loại công trình, cơ quan chủ quản công trình phải căn cứ vào mức độ thực hiện
nhiệm vụ thi công cụ thể để thành lập kịp thời ban chuẩn bị sản xuất. trong trường
hợp bên A đồng thời là đơn vị quản lý sản xuất thì không phải thành lập ban
này;
Sau khi bên A nhận bàn giao công
trình hoàn thành, cơ quan chủ quản công trình phải căn cứ vào nguyên tắc phân cấp
nghiệm thu, sử dụng công trình của Nhà nước, mà thành lập ban nghiệm thu sử dụng.
Ban này căn cứ vào tài liệu do bên A và bên B đã chuẩn bị trong lúc kiểm nhận
bàn giao công trình hoàn thành, trực tiếp đi kiểm tra lại toàn bộ công trình,
sau đó lập biên bản. Trưởng ban nghiệm thu và các đại diện: bên A, đơn vị sử dụng,
bên B và Chi hàng kiến thiết cùng ký tên xác nhận vào cuối biên bản (mẫu số 8 –
Xây dựng cơ bản – chế độ ghi chép ban đầu).
3. Xác định giá trị của từng
tài sản cố định.
Sau khi hoàn thành việc nghiệm
thu, phải thành lập Ban xác định giá trị tài sản cố định gồm có bên A đơn vị sản
xuất và một số cơ quan có liên quan như vật giá, vật tư và cán bộ kỹ thuật để
xác định giá trị từng tài sản cố định (như từng cỗ máy, từng phân xưởng) đã
nghiệm thu sử dụng. Bên A phải tính chi phí khảo sát và thiết kế thuê ngoài (nếu
có) để ghi vào giá trị công trình hoàn thành và sưu tầm đầy đủ các tài liệu như
nhiệm vụ thiết kế, thiết kế kỹ thuật, dự toán thiết kế, biên bản nghiệm thu bàn
giao công trình, các hợp đồng giao, nhận thầu, các tài liệu bổ sung dự toán do
thay đổi thiết kế thay đổi quy cách vật liệu, thay đổi khối lượng thực tế so với
thiết kế, bản đơn giá của Nhà nước và đơn giá bổ sung, các biên bản nghiệm thu
sử dụng công trình v.v…để bàn giao đủ cho đơn vị sản xuất, và cùng đơn vị sản
xuất lập hồ sơ kỹ thuật cho từng tài sản cố định để ghi vào thẻ tài sản cố định
làm căn cứ tính khấu hao (giá trị tài sản cố định bàn giao cho đơn vị sản xuất
là giá dự toán chính thức được duyệt). Sau khi quyết toán công trình hoàn thành
được duyệt y nếu có thay đổi về giá trị tài sản cố định, thì phải điều chỉnh lại
cho khớp.
4. Quyết toán công trình xây
dựng cơ bản hoàn thành.
Khi hoàn thành công trình, bên
A, bên B phải quyết toán công trình theo quy định như sau:
Bên B phụ phải quyết toán giá
thành xây lắp công trình và kết quả tài vụ với cấp trên của mình và Sở Ty tài
chính (nếu công trình thuộc vốn địa phương) hoặc Bộ Tài chính (nếu công trình
thuộc vốn trung ương) đồng gửi cho bên B chính và Ngân hàng kiến thiết trực tiếp
cấp phát.
Bên B chính quyết toán giá thành
xây lắp công trình và kết quả tài vụ với cấp trên của mình và Sở Ty tài chính
(nếu là công trình thuộc vốn địa phương) hoặc Bộ Tài chính (nếu công trình thuộc
vốn trung ương), đồng gửi cho bên A và Ngân hàng kiến thiết trực tiếp cấp phát.
Bên A quyết toán vốn đầu tư (bao
gồm phần xây lắp, thiết bị và xây dựng cơ bản khác), xác minh giá trị tài sản cố
định, năng lực sản xuất mới huy động được, với cấp trên của mình và Sở Ty tài
chính (nếu là công trình thuộc vốn địa phương) hoặc Bộ Tài chính (nếu công
trình thuộc vốn trung ương) đồng gửi cho đơn vị sản xuất, ngân hàng kiến thiết
trực tiếp cấp phát và Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước.
Trường hợp một bên A giao thầu
cho nhiều bên B cùng tiến hành xây dựng một công trình thì bên B nào làm xong
phần mình nhận thầu là phải quyết toán ngay phần đó; còn bên A thì sau khi toàn
bộ công trình hoàn thành mới lập quyết toán.
Trường hợp một bên B nhận thầu của
nhiều bên A (nhận thầu toàn bộ công trình, hoặc hạng mục công trình hoặc bộ phận
công trình) thì mỗi khi làm xong khối lượng nhận thầu của một bên A nào, đều phải
quyết toán riêng khối lượng nhận thầu ấy.
Các quyết toán nói trên phải được
sự xác minh của ngân hàng kiến thiết. Nếu là công trình trọng điểm thì còn phải
gửi cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Tổng cục Thống kê.
Để quyết toán công trình được tốt
các bên A và B phải thành lập ban quyết toán do thủ trưởng đơn vị làm trưởng
ban, kế toán trưởng làm phó ban và có các ủy viên là các trưởng phòng kế hoạch,
kỹ thuật, cung ứng, v.v…Ban quyết toán phải quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ
phận trong việc cung cấp đầy đủ và kịp thời số liệu, và tài liệu cần thiết để
đáp ứng yêu cầu quyết toán. Chi phí của ban quyết toán trong thời gian quy định
(45 ngày sau khi công trình hoàn thành), nếu là đơn vị kiến thiết cho thầu, thì
tính vào chi phí kiến thiết cơ bản khác; nếu là xí nghiệp xây lắp hoặc đơn vị
kiến thiết tự làm, thì tính vào khoản chi phí gián tiếp.
Ban quyết toán phải làm các công
việc sau đây:
a) Thu dọn chiến trường, thu hồi tài sản,
giải quyết thiết bị vật liệu dụng cụ còn lại.
Thiết bị và vật liệu nhập theo thiết bị
toàn bộ.
Các thiết bị không cần lắp, các
phụ tùng thiết bị không cần lắp đặt do bên A nhận và bảo quản, thì sau khi hoàn
thành công trình, bên A phải bàn giao cho đơn vị sản xuất. Khi bàn giao phải lập
biên bản để làm căn cứ ghi tăng nguồn vốn và tăng vốn cho đơn vị sản xuất.
Về các thiết bị và vật liệu nhập
theo thiết bị toàn bộ giao cho bên B tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản, bên A
phải theo dõi chặt chẽ, sau khi hoàn thành công trình, phải giải quyết số còn lại
như đã quy định trong Thông tư số 120-TTg ngày 05-11-1969 của Thủ tướng Chính
phủ, cụ thể như sau:
- Những máy móc dụng cụ
thi công xây lắp nhận theo thiết bị toàn bộ, giao cho bên B quản lý sử dụng,
thì phải tính vào giá trị tài sản cố định đầu tư cho bên B; do đó nếu trước
chưa làm thủ tục giao nhận, thì nay phải tiến hành để tăng nguồn vốn cố định của
bên B và giảm nguồn vốn xây dựng cơ bản cho bên A.
- Vật liệu nhập theo thiết bị
toàn bộ dùng cho thi công, nếu còn lại thì bên B phải trả lại cho bên A để dự
trữ dùng cho sản xuất sau này, hoặc sẽ do cơ quan quản lý vật tư của Nhà nước
thu hồi để phân phối cho công trình khác.
Bên A phải theo dõi chặt chẽ số
đã nhập, số thực dùng chứ không đưọc tính theo tỷ lệ. Sau khi hoàn thành công
trình bên A phải thu lại số chưa dùng (gồm cả phế liệu); nếu vật liệu này trước
đã coi như tạm ứng cho bên B thì nay giảm khoản tạm ứng; nếu trước đây bên B phải
vay để thanh toán thì nay bên A có thể xin vốn cấp phát hoặc vay ngân hàng để
trả cho bên B. Thứ vật liệu nào cần cho sản xuất, hoặc sửa chữa lớn công trình
sau này thì phải giao cho đơn vị sản xuất: khi giao phải có biên bản để làm thủ
tục tăng và giảm vốn. Thứ nào không cần, phải báo cáo cấp trên giải quyết (như
giao cho cơ quan quản lý vật tư để phân phối).
Vật liệu thuộc vốn của bên B.
Các loại này hoàn toàn thuộc quyền
sử dụng của bên B; bên B phải thu nhặt hết để chuyển sang thi công công trình
khác hoặc nhượng bán, không được để lãnh phí mất mát.
Các dụng cụ gá lắp.
Các dụng cụ này khi lắp đặt, thứ
nào cần mà bên B không có, thì bên A có thể cho mượn; bên B phải tính hao mòn,
phân bổ vào giá thành lắp đặt để trả cho bên A. Khi hoàn thành công trình
phải thu dụng cụ đó lại để giao cho đơn vị sản xuất; nếu thứ nào thiếu, bên B
phải bồi thường bằng hiện vật. Khi giao phải có biên bản để làm thủ tục ghi
tăng vốn cho đơn vị sản xuất.
Dụng cụ hành chính, dụng cụ nhà bếp của
bên A.
Các dụng cụ này phải đánh giá lại
và giao cho đơn vị sản xuất dùng để giảm bớt việc mua sắm các dụng cụ mới hoặc
giao cho đơn vị kiến thiết khác cùng ngành để giảm cấp phát.
Các phế liệu, dụng cụ hư hỏng
Các loại này phải thu nhặt hết,
định giá bán đi để giảm các khoản chi phí có liên quan, không được dùng làm quỹ
riêng.
Các biên bản bàn giao định giá mới
nói trên phải gửi cho các cơ quan chủ quản, tài chính và ngân hàng kiến thiết
trực tiếp cấp phát.
b) Thu dọn các công trình tạm thời.
Bên B sau khi thi công xong công
trình, phải giải quyết các công trình tạm thời loại lớn; công trình nào bên sản
xuất dùng được thì nhượng lại, thứ nào không dùng phải bán đi. Đồng thời thu dọn
công trường như lấp hố vôi, tháo dỡ lều lán tạm, thu hồi phế liệu, v.v…
Bên A cũng phải giải quyết các
công trình tạm thời loại lớn theo hướng như trên, chú ý phải phân bổ phần hao
mòn vào công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành.
c) Thanh toán công nợ.
Để đảm bảo thanh toán giữa bên A
và bên B được tốt, hai bên phải sưu tầm đủ các tài liệu có liên quan đến giao
nhận thi công, bàn giao công trình giao nhận thiết bị vật liệu và thanh toán
(như nhiệm vụ thiết kế, thiết kế kỹ thuật, dự toán v.v…) để thanh toán được kịp
thời.
Đối với những khoản công nợ
khác, Phòng kế toán tài vụ của hai bên phải đối chiếu sổ sách kế toán của mình,
xác định rành mạch từng khoản nợ, từng người có nợ để tiến hành thu hồi hoặc
thanh toán.
Những khoản chưa giải quyết được
như nợ quá hạn, khoản còn tranh chấp v.v…phải báo cáo lên cơ quan chủ quản, tài
chính, ngân hàng hoặc cơ quan trọng tài. Khi được lệnh giải quyết cụ thể phải
thi hành ngay.
d) Kiểm kê tài sản.
Cả hai bên A, B khi đã làm xong
các công việc trên phải kiểm kê tài sản, đối chiếu với sổ sách, lập biên bản kiểm
kê; nếu có chênh lệch phải xác định rõ nguyên nhân để giải quyết theo đúng chế
độ, thể lệ Nhà nước về kiểm kê cũng như về trách nhiệm bảo vệ tài sản Nhà nước.
Biên bản kiểm kê và văn bản xử lý phải gửi kèm theo quyết toán.
Nếu làm xong quyết toán công
trình xây dựng cơ bản hoàn thành, mà đơn vị kiến thiết hay xí nghiệp xây lắp giải
thể, thì các hồ sơ quyết toán và tài sản, công nợ còn lại phải bàn giao cho cơ
quan chủ quản để lưu trữ và giải quyết;
Các cơ quan tài chính, ngân hàng
phải theo dõi, đôn đốc giải quyết các vấn đề nói trên.
đ) Lập hồ sơ quyết toán.
Sau khi làm xong các thủ tục
trên và xác minh số liệu kế toán, bên A và B phải khóa sổ, lập đầy đủ hồ sơ quyết
toán gồm:
- Báo biểu kế toán.
Phải lập đầy đủ bảng tổng kết
tài sản và các báo biểu khác sẽ quy định ở phần sau (mẫu báo cáo và cách tính
các chỉ tiêu theo chế độ báo cáo kế toán do Bộ Tài chính đã ban hành). Phòng kế
toán, ngoài các tài liệu kế toán tài vụ, còn phải căn cứ vào số liệu của các bộ
môn kế hoạch kỹ thuật, thống kê, lao động tiền lương, v.v…để lập các báo biểu
này.
- Thuyết minh quyết toán.
Đi đôi với báo biểu kế toán, phải
thuyết minh các điểm sẽ quy định ở phần sau. Yêu cầu là phải đánh giá đúng tình
hình, nêu rõ nguyên nhân, có dự kiến và kiến nghị giải quyết các vấn đề tồn tại.
Đơn vị kiến thiết và xí nghiệp
xây lắp phải quyết toán riêng cho từng công trình hoàn thành và gửi cho các cơ
quan như đã quy định ở phần trên. Sau khi cơ quan chủ quản đã xét duyệt quyết
toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành của đơn vị, thông báo duyệt y quyết
toán phải lưu vào hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành của đơn vị. Hồ sơ này
phải lưu trữ vĩnh viễn.
Báo biểu kế toán và bản thuyết
minh phải kèm theo các tài liệu có liên quan đến công trình hoàn thành như: nhiệm
vụ thiết kế, thiết kế kỹ thuật, dự toán thiết kế, tài liệu bổ sung dự toán thiết
kế, các hợp đồng giao nhận thi công, các biên bản nghiệm thu bàn giao công
trình, nghiệm thu sử dụng công trình, các biên bản kiểm kê tài sản, thanh lý
tài sản, v.v…
Chú ý: Đối với đơn vị kiến
thiết tự làm chưa hạch toán kinh tế, thì sau khi lập xong hồ sơ quyết toán công
trình hoàn thành, phải gửi chứng từ sổ sách kế toán cho cơ quan chủ quản để thẩm
tra lại.
II. NỘI DUNG BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
1. Xí nghiệp xây lắp phải lập
và gửi các báo cáo sau đây khi toàn bộ công trình hoàn thành:
a) Bảng tổng kết tài sản,
b) Bảng giá thành công trình xây
lắp hoàn thành và bàn giao,
c) Bảng lỗ lãi và bảng trích quỹ
xí nghiệp,
d) Bảng kê tình hình vật liệu,
công nợ, vốn bằng tiền còn phải giải quyết (có liên quan đến công trình này)
kèm theo biên bản kiểm kê và xử lý,
đ) Bản thuyết minh.
Nếu xí nghiệp xây lắp còn thi
công các công trình khác thì không lập tổng kết tài sản, bảng lỗ lãi và quỹ xí
nghiệp.
2. Đơn vị kiến thiết phải lập
và gửi các báo cáo sau đây khi toàn bộ công trình hoàn thành:
a) Bảng tổng kết tài sản,
b) Báo cáo tăng giảm vốn cấp
phát xây dựng cơ bản,
c) Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch vốn đầu tư (kèm bảng kê chi tiết về xây dựng cơ bản khác – có tính vào
giá trị công trình cũng như không tính vào giá trị công trình – và các biên bản
nghiệm thu sử dụng công trình),
d) Bảng kê chi tiết tình hình
thiết bị, vật liệu, công nợ còn phải giải quyết có liên quan đến công trình
hoàn thành, kèm theo biên bản kiểm kê xử lý,
đ) Bản thuyết minh.
Nếu đơn vị kiến thiết còn quản
lý nhiều công trình khác thì không phải lập bảng tổng kết tài sản, còn bảng
tăng giảm vốn cấp phát thì chỉ phản ánh riêng phần vốn của công trình hoàn
thành.
3. Bảng thuyết minh.
a) Xí nghiệp xây lắp phải
thuyết minh các điểm:
- Tình hình hoàn thành kế hoạch
sản xuất,
- Tình hình hoàn thành kế hoạch
bàn giao công trình,
- Phân tích tình hình hoàn thành
kế hoạch giá thành,
- Tình hình tiếp nhận vận chuyển,
bảo quản, thanh toán kết toán thiết bị vật liệu với bên A,
- Tình hình cung cấp, bảo quản,
sử dụng vật tư,
- Tình hình sử dụng quỹ lương và
năng suất lao động,
- Tình hình sử dụng tài sản cố định,
- Tình hình thực hiện kế hoạch
thu nộp,
- Tình hình tài sản, công nợ còn
lại,
- Tình hình chấp hành các chế độ
kế toán, tài vụ và kiến nghị sửa đổi.
(Nội dung chi tiết có bản kèm
theo)(1)
b) Đơn vị kiến thiết phải
thuyết minh các điểm:
- Tình hình hoàn thành kế hoạch
đầu tư,
- Tình hình cấp phát và sử dụng
vốn xây dựng cơ bản,
- Tình hình mua sắm thiết bị,
- Tình hình thanh toán với đơn vị
nhận thầu và tình hình bàn giao công trình hoàn thành cho đơn vị sử dụng,
- Tình hình tài sản, công nợ còn
lại,
- Tình hình chấp hành các chế độ
kế toán, tài vụ và kiến nghị sửa đổi.
(Nội dung chi tiết có bản kèm
theo)(1)
Nếu là đơn vị kiến thiết tự làm
thì ngoài những điểm trên còn phải báo cáo cả những điểm đã quy định đối với xí
nghiệp xây lắp.
III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN
CHỦ QUAN TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG TRONG VIỆC LẬP, GỬI XÉT DUYỆT QUYẾT TOÁN CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH.
Nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.
Cơ quan chủ quản xí nghiệp (Bộ,
Tổng cục hoặc Ty) phải kiểm tra đôn đốc giúp đỡ đơn vị cơ sở lập và gửi quyết
toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đúng thời hạn 45 ngày sau khi hoàn
thành công trình (trong phạm vi thời hạn đó cơ quan chủ quản xí nghiệp, tùy
theo tình hình thực tế mà quy định thời hạn cho đơn vị cơ sở phải gửi báo cáo
quyết toán lên cơ quan chủ quản).
Nếu xét tình hình đặc biệt cần
phải gia hạn thì phải được sự đồng ý của cơ quan tài chính.
Khi nhận được báo cáo quyết toán
công trình hoàn thành của đơn vị cơ sở, cơ quan chủ quản phải xét duyệt trong
vòng 20 ngày kể từ khi nhận được báo cáo quyết toán. Thông báo duyệt y quyết
toán phải đồng gửi cho cơ quan tài chính và ngân hàng trực tiếp cấp phát vốn để
biết và theo dõi.
Nhiệm vụ của cơ quan tài
chính.
Đối với các công trình trọng điểm,
cơ quan tài chính phải theo dõi từng công trình, định kỳ xuống hiện trường kiểm
tra việc thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch thu chi tài vụ, kiểm tra
việc sử dụng các nguồn vốn, công việc cấp phát và thanh toán; phối hợp với cơ
quan ngân hàng kiến thiết, để kiểm tra chứng từ sổ sách kế toán của xí nghiệp
xây lắp và đơn vị kiến thiết, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn giúp đỡ đơn vị chấp
hành chế độ, thể lệ kế toán tài vụ, phát hiện những sai sót để yêu cầu chỉnh lý
những khoản không đúng chế độ, để uốn nắn sửa chữa, sẽ góp ý và theo dõi việc uốn
nắn sửa chữa, mặt khác sẽ truy cứu nguyên nhân và đề nghị xử lý trách nhiệm (nếu
cần), phát hiện những khoản tham ô, lãng phí, mất mát để kịp thời truy cứu
trách nhiệm, bắt bồi thường hoặc truy tố trước pháp luật. Khi công trình hoàn
thành, phải đôn đốc việc bàn giao, đưa vào sử dụng, đôn đốc xí nghiệp xây lắp
và đơn vị kiến thiết quyết toán, lập và gửi báo cáo quyết toán đúng kỳ hạn.
Khi cơ quan tài chính nhận được
báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành của đơn vị cơ sở, phải
xem xét và góp ý kiến kịp thời cho cơ quan chủ quản để việc xét duyệt quyết
toán được chặt chẽ đầy đủ.
Trong quá trình nhận xét quyết
toán, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu cơ quan chủ quản hoặc cùng cơ quan chủ
quản kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ và các tài liệu có liên quan. Cơ quan
tài chính có thể cử cán bộ đến tham gia các cuộc hội nghị xét duyệt quyết toán
của cơ quan chủ quản.
Nhiệm vụ của ngân hàng kiến
thiết.
Khi có công trình được bàn giao
và công trình hoàn thành, ngân hàng kiến thiết phải tham gia việc nghiệm thu
bàn giao đó, góp ý kiến nhận xét về chất lượng, tiến độ thi công và căn cứ vào
biên bản nghiệm thu…để thanh toán. Đồng thời phải đôn đốc đơn vị kiến thiết lập
quyết toán vốn đầu tư, xác minh giá trị tài sản cố định…
Trong quá trình quản lý ngân
hàng kiến thiết phải kiểm tra thiết kế dự toán, nếu có khoản nào không đúng đơn
giá phải yêu cầu điều chỉnh lại; phải kiểm tra các biên bản khối lượng hoàn
thành, kiểm tra phân tích tình hình sử dụng các loại vốn, và công việc thanh
toán, v.v…Khi công trình hoàn thành, phải đôn đốc, giúp đỡ bên B quyết toán
đúng thời hạn, và tạo điều kiện để bên A thanh toán tốt cho bên B.
Khi nhận được quyết toán của đơn
vị, ngân hàng kiến thiết phải kiểm tra số liệu, kiểm tra đối chiếu với kế hoạch,
với đơn giá dự toán v.v…và đôn đốc, giúp đỡ đơn vị giải quyết nhanh chóng,
chính xác các vấn đề trên.
Ngân hàng kiến thiết không những
phải xác nhận vào quyết toán mà còn phải tham gia ý kiến với cơ quan tài chính
trong việc nhận xét quyết toán, sau đó đôn đốc kiểm tra việc thi hành thông tư
duyệt y quyết toán, đảm bảo sử dụng các loại vốn, thu hồi đủ các khoản vốn phải
thu hồi.
Thông tư này áp dụng cho tất cả
các ngành chủ quản được cấp phát và sử dụng vốn xây dựng cơ bản và các đơn vị
xây dựng cơ bản (xí nghiệp xây lắp và đơn vị kiến thiết) ở trung ương cũng như ở
địa phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có những khó khăn mắc mứu gì đề nghị các ngành, các địa phương phản ánh cho Bộ
Tài chính để kịp thời nghiên cứu giải quyết.
|
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Văn Bính
|
(1) không in bản nội dung
chi tiết