BỘ TÀI CHÍNH
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 24/2019/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2019
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2019/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2019
CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG XE Ô TÔ
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số
04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn,
định mức sử dụng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số
87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Quản lý công sản;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày
11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử
dụng xe ô tô.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này
hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng
01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô
(sau đây gọi là Nghị định số 04/2019/NĐ-CP), gồm:
1. Xác định
định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của: Cục, Vụ
và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan
trung ương; Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương thuộc, trực
thuộc Tổng cục và tổ chức tương đương;
2. Lấy ý kiến của cơ quan
tài chính nhà nước cùng cấp về mua sắm xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án
viện trợ không hoàn lại của nước ngoài;
3. Xác định mức khoán
kinh phí sử dụng xe ô tô.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng
theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP.
Điều 3. Xác định định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ và tổ chức tương đương thuộc,
trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương
Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ và tổ chức tương
đương (sau đây
gọi là đơn vị) thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP được xác định như sau:
1. Đối với nhóm đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01 đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ
công tác chung được xác định cho nhóm đơn vị này theo công thức sau:
Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác
chung
(xe)
|
=
|
Số lượng đơn vị có số biên chế dưới 50
người
(đơn vị)
|
:
|
2
|
Trường hợp có kết quả dư (bằng 0,5) thì được làm tròn
số thêm 01 xe. Ví dụ: Bộ A có 11 đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01
đơn vị thì định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa xác định
cho nhóm đơn vị này là 11 : 2 = 5,5, làm tròn lên là 06 xe.
2. Đối với nhóm đơn vị có số biên chế từ 50 người trở
lên/01 đơn vị theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định số
04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ
công tác chung xác định cho nhóm đơn vị này là bằng số lượng đơn vị có số
biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị.
Ví dụ: Bộ A có 7 đơn vị có số biên chế từ 50 người trở
lên/01 đơn vị thì định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa cho
nhóm đơn vị này là 07 xe.
3. Đối với nhóm đơn vị mà trụ sở làm việc không nằm chung
địa bàn tỉnh, thành phố với trụ sở của Bộ, cơ quan trung ương theo quy định
tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô
tô phục vụ công tác chung được xác định cho nhóm đơn vị này tối đa 01 xe/01
đơn vị. Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung
ương xem xét, quyết định định mức sử dụng tối đa 02 xe/01 đơn vị trong các trường hợp:
a) Đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn miền núi, hải
đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Đơn vị có phạm vi quản lý trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Đơn vị quy định tại khoản này trực tiếp quản lý, sử dụng
xe ô tô và bố trí cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi
đi công tác.
4. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa
cho các Cục,
Vụ và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương là tổng số xe ô tô được xác định
theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 4. Xác định định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của
Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Tổng cục và tổ chức tương
đương
Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của
Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương (sau đây gọi là đơn vị) thuộc, trực thuộc Tổng cục và tổ chức tương đương quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP được xác định như sau:
1. Đối với nhóm đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01 đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ
công tác chung được xác định cho nhóm đơn vị này theo công thức sau:
Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác
chung
(xe)
|
=
|
Số lượng các đơn vị có số biên chế dưới 50
người
(đơn vị)
|
:
|
3
|
Trường hợp có kết quả dư từ 0,5 trở lên thì được làm tròn số thêm 01 xe; trường hợp có
kết quả quả dư dưới 0,5 thì làm tròn số xuống. Ví dụ:
- Tổng
cục A có 10 đơn vị có
số biên chế dưới 50 người/01
đơn vị thì định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa xác định
cho nhóm đơn vị này là 10 : 3 = 3,33, làm tròn xuống là 03 xe;
- Tổng
cục B có 11 đơn vị có
số biên chế dưới 50 người/01
đơn vị thì định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa xác định
cho nhóm đơn vị này là 11 : 3 = 3,67, làm tròn lên là 04 xe.
2. Đối với nhóm đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị theo quy định tại Điểm b Khoản
1 Điều 10 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của nhóm đơn vị này được xác định theo quy định
tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
3. Đối với nhóm đơn vị mà trụ sở làm việc không nằm chung
địa bàn tỉnh, thành phố với trụ sở của Tổng cục theo quy định tại Điểm c
Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ
công tác chung được xác định cho nhóm đơn vị này tối đa 01 xe/01 đơn vị.
4. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa
cho các Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương
thuộc, trực
thuộc Tổng cục
và tổ chức tương là
tổng số xe ô tô được xác định theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 5. Lấy ý kiến của cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp về mua sắm xe ô tô phục vụ
hoạt động của dự
án viện trợ không hoàn lại của nước ngoài
Việc lấy ý kiến của cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp về mua sắm xe ô tô phục vụ
hoạt động của dự án viện trợ không hoàn
lại của nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP thực hiện như sau:
1. Khi đàm phán để ký kết văn kiện dự án viện trợ không
hoàn lại mà nhà tài trợ yêu cầu phải mua sắm xe ô tô phục vụ hoạt động của
dự án, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì đàm phán dự án có văn bản
gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính (đối với cơ quan, đơn vị thuộc trung ương
quản lý), của Sở Tài chính (đối với cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý).
2. Văn bản gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính (hoặc Sở Tài
chính) cần ghi rõ các thông tin:
a) Sự cần thiết phải mua sắm xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án;
b) Số lượng xe ô tô cần mua sắm;
c) Loại xe ô tô, giá mua xe ô tô (dự kiến);
d) Mục đích sử dụng xe ô tô;
đ) Tên đơn vị đăng ký xe ô tô;
e) Tên đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng xe ô tô;
f) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô của cơ quan, đơn vị
trực tiếp quản lý, sử dụng xe ô tô được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Căn cứ quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử
dụng xe ô tô và đặc điểm thực tế của từng dự án viện trợ không hoàn lại; Bộ Tài
chính (hoặc Sở Tài chính) xem xét, có ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất
việc mua sắm xe ô tô đối với từng trường hợp cụ thể. Trường hợp việc mua xe ô
tô phục vụ hoạt động của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án viện trợ
không hoàn lại chấp thuận thì tại Quyết định của cấp có thẩm quyền phải ghi rõ,
đủ các thông tin quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này.
4. Việc đàm phán (nếu có), ký kết thỏa thuận viện trợ không
hoàn lại của nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về đàm phán, ký kết
điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế.
5. Khi kết thúc dự án, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử
dụng xe ô tô có trách nhiệm báo cáo, xử lý xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án
theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản dự án khi kết thúc.
Điều 6. Xác định mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô
Mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP
được xác định như sau:
1. Mức khoán
kinh phí sử dụng xe ô tô đối với công đoạn đưa, đón từ nơi ở đến cơ quan và
ngược lại được xác định như sau:
a) Hình thức khoán theo km thực tế:
Mức khoán (đồng/tháng)
|
=
|
Số km từ nơi ở đến cơ quan
và ngược lại
(km)
|
x
|
Số ngày làm việc thực tế trong tháng
(ngày)
|
x
|
Đơn giá khoán
(đồng/km)
|
Trong đó:
- Số km từ nơi ở
đến cơ quan và ngược lại là khoảng cách thực tế của lộ
trình di chuyển ngắn nhất (mà xe ô tô kinh doanh vận tải loại 4 chỗ ngồi được phép lưu thông) từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại của chức danh
nhận khoán;
- Số ngày làm việc thực tế trong tháng
là số ngày chức danh nhận khoán thực
tế làm việc tại cơ quan (bao gồm cả ngày
làm thêm vào các ngày thứ 7, chủ nhật hoặc các ngày nghỉ lễ, nếu
phát sinh).
b) Hình thức khoán gọn:
Hình thức khoán gọn được áp dụng đối với tất cả các chức
danh hoặc áp dụng đối với từng chức danh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban thường vụ
Tỉnh ủy, Thành
ủy, Thường trực
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Hội đồng thành viên các Tập đoàn kinh
tế quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng mức khoán gọn đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế, khoảng cách từ nơi ở đến cơ quan và ngược
lại của các
chức danh nhận khoán. Mức khoán được xác định như sau:
Mức khoán (đồng/tháng)
|
=
|
Số km bình quân từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại
(km)
|
x
|
Số ngày đưa đón bình quân hàng tháng
(ngày)
|
x
|
Đơn giá khoán
(đồng/km)
|
Trong đó:
- Số km bình quân từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại:
+ Trường hợp áp
dụng đối với tất cả các chức danh: Được tính theo tổng số km thực tế ngắn nhất
từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại (mà xe ô tô kinh doanh
vận tải loại 4 chỗ ngồi được phép lưu thông) của tất cả các
chức danh nhận khoán chia (:) tổng số chức danh thuộc đối tượng khoán;
+ Trường hợp áp
dụng đối với từng chức danh: Được tính theo số km thực tế ngắn nhất từ
nơi ở đến cơ quan và ngược lại (mà xe ô tô kinh doanh vận
tải loại 4 chỗ ngồi được phép lưu thông) của từng chức
danh nhận khoán.
- Số ngày đưa đón bình quân hàng tháng (ngày/tháng):
22 ngày theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đối với
công đoạn đi công tác
Cơ quan, người
có thẩm quyền quyết định khoán kinh phí sử dụng xe ô tô quy định áp dụng
khoán cho toàn bộ công đoạn đi công tác hoặc từng công đoạn (ví dụ: khoán khi đi công tác trong nội tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương; khoán đi công tác trên địa bàn của huyện,...); mức khoán kinh phí đối với công đoạn đi công tác được xác định như
sau:
a) Hình thức khoán theo km thực tế
Mức khoán kinh phí
sử dụng xe ô tô công đoạn đi công tác trong trường
hợp áp dụng hình thức khoán theo
km thực tế được xác định như sau:
Mức khoán
(đồng/tháng)
|
=
|
Tổng số km thực tế của từng lần
đi công tác
(km)
|
x
|
Đơn giá khoán
(đồng/km)
|
Trong đó: Tổng số km thực tế của từng lần đi công tác được
xác định trên cơ sở khoảng cách thực tế của lộ trình di
chuyển ngắn nhất từ cơ quan đến các địa điểm công tác (mà xe ô tô kinh doanh vận tải được phép lưu thông) các đợt công tác của từng chức danh nhận khoán.
b) Hình thức khoán
gọn
Hình thức khoán gọn được áp dụng đối với tất cả các chức
danh hoặc áp dụng đối với từng chức danh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban thường vụ
Tỉnh ủy, Thành
ủy, Thường trực
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Hội đồng thành viên các Tập đoàn kinh
tế quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức khoán gọn đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế, áp dụng trong trường hợp đi công tác
thường xuyên trong tháng (tổng số ngày đi công tác chiếm trên 50% tổng số ngày làm
việc trong tháng theo quy định của Bộ luật Lao động) của các chức danh áp dụng
khoán kinh phí sử dụng xe ô tô. Mức khoán được xác định như sau:
Mức khoán
(đồng/tháng)
|
=
|
Số km đi công tác bình
quân hàng tháng (km)
|
x
|
Đơn giá khoán
(đồng/km)
|
Trong đó: Số km đi
công tác bình quân hàng tháng:
- Trường hợp áp
dụng đối với tất cả các chức danh: Được xác định trên cơ
sở tổng số km đi công tác thực tế của 12 tháng trong năm trước khi áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô của tất cả các chức danh áp dụng khoán chia (:) Tổng số chức danh
áp dụng khoán chia (:) 12 tháng;
- Trường hợp áp
dụng đối với từng chức danh: Được xác định trên cơ sở tổng số km đi công tác thực tế của 12 tháng trong năm trước khi áp dụng khoán
kinh phí sử dụng xe ô tô của từng chức danh chia (:) 12 tháng;
3. Cơ quan, tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước được cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 7
Điều 22 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP giao tổ chức thực hiện khoán kinh phí sử
dụng xe ô tô thực hiện:
a) Xác định số km từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại, số ngày làm việc thực tế trong tháng của từng
chức danh nhận khoán quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Xác định số km bình quân từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại, số ngày
đưa đón bình quân hàng tháng của các chức danh có
tiêu chuẩn đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Xác định tổng số km thực tế của từng lần đi công tác của từng chức danh nhận khoán quy định tại Điểm a Khoản
2 Điều này;
d) Xác định số km đi công tác bình quân hàng tháng của chức danh áp dụng khoán quy định tại
Điểm b Khoản 2 Điều này.
đ) Quyết định đơn giá khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo quy
định tại Điểm c Khoản 7 Điều 22 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng
6 năm 2019.
2. Bãi bỏ Thông tư
số 159/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều
của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản
lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Trong quá trình
thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc,
đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài
chính để phối hợp, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư; Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Trang TTĐT về tài sản nhà nước;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLCS.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|