BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
14TC/TCĐN
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 2 năm 1996
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 14/TC/TCĐN NGÀY 16 THÁNG 2 NĂM 1996 QUY
ĐỊNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH ĐI THEO CÁN BỘ
CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM TẠI NƯỚC NGOÀI
Quan hệ giữa nước ta với nước
ngoài ngày càng mở rộng, cán bộ công nhân viên chức được cử đi công tác dài hạn
ngày càng nhiều. Theo tinh thần Nghị định số 105/CP ngày 22/6/1965, Quyết định
số 193/CT ngày 10/6/1987 và Quyết định số 206/CT ngày 2/7/1991 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) quy định về việc mang theo gia đình
của cán bộ công nhân viên chức được cử đi công tác dài hạn tại các cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài.
Để tạo điều kiện cho cán bộ công
nhân viên chức được các Bộ, Ngành và Doanh nghiệp Nhà nước cử đi công tác dài hạn
tại các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài chủ động sắp xếp việc gia đình
trước khi đi nhận nhiệm vụ và nhằm hạn chế việc sử dụng kinh phí một cách không
hợp lý. Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Ngoại giao và một số Bộ, Ngành liên
quan, Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính đối với các thành viên gia đình đi
theo sống cùng với cán bộ công nhân viên chức nói trên như sau:
I/ ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
- Thông tư này được áp dụng cho
tất cả những người mà luật pháp Việt Nam cho phép cán bộ công nhân viên chức
Nhà nước tiếp nhận mang theo chung sống với mình trong thời gian công tác dài hạn
tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
- Cơ quan đại diện Việt Nam sử dụng
kinh phí từ Ngân sách Nhà nước hoặc từ vốn kinh doanh của các Doanh nghiệp Nhà
nước.
- Thông tư này không áp dụng đối
với những người là vợ hoặc chồng được cán bộ cơ quan đại diện mang theo trong
tiêu chuẩn Nhà nước đài thọ.
II/ CHẾ ĐỘ
TÀI CHÍNH
A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Tất cả những người không thuộc
diện Nhà nước đài thọ mà sống chung với cán bộ công nhân viên chức làm việc tại
các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đều phải tự túc toàn bộ chi phí tiền
nhà ở, tiền sử dụng điện, nước, gas...
- Những căn hộ, phòng ở có đủ điều
kiện để xác định mức thực tế tiền nhà, tiền tiêu dùng điện, nước, gas (có hợp đồng
thuê nhà cụ thể, có đồng hồ đo mức dùng điện nước, gas riêng) thì thu theo giá
và mức sử dụng thực tế phải thanh toán cho nước sở tại.
- Khi xác định mức chi phí tiền
nhà ở, điện, nước, gas... phải trả trên đầu người thì trẻ em từ 14 tuổi trở xuống
được tính bằng 1/2 người.
- Những người làm theo hợp đồng
cho cơ quan đại diện không được hưởng những quy định về chi phí nhà ở, điện, nước,
gas như đối với người trong biên chế cơ quan đại diện.
B/ QUY ĐỊNH CHO CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ
THỂ
Trường hợp 1: Cơ quan đại diện
thuê cho cán bộ công nhân viên chức có mang theo gia đình 1 căn hộ riêng, tổng
mức chi phí tiền thuê nhà ở, tiền tiêu dùng điện, nước, gas... được chia cho tổng
số người sống trong căn hộ đó chịu. Phần chi phí cho cán bộ công nhân viên chức
trong biên chế của cơ quan đại diện thì được chi trả bằng nguồn kinh phí Ngân
sách Nhà nước cấp hoặc từ nguồn kinh doanh của Doanh nghiệp nhà nước, phần còn
lại do thành viên trong gia đình ăn theo trả bằng nguồn thu nhập cá nhân.
Ví dụ: Cơ quan đại diện thuê cho
1 cán bộ có mang theo gia đình 1 căn hộ ở nước sở tại:
- Giá thuê nhà thực trả hàng
tháng là: 330 USD
- Tiền tiêu dùng điện, nước, gas
hàng tháng là: 20 USD
- Gia đình có 4 người trong đó
có một trẻ em 14 tuổi (coi như gia đình có 3,5 người).
Cách tính: (330 USD + 20 USD):
3,5 người = 100 USD/ tháng/ người. Cơ quan đại diện dùng kinh phí Ngân sách cấp
trả 100 USD còn 250 USD trả bằng nguồn thu nhập cá nhân.
Trường hợp 2: Cơ quan đại diện sắp
xếp cho cán bộ công nhân viên chức có mang theo gia đình ở trong 1 căn hộ nhà
thuộc sở hữu của Việt Nam hoặc nhà hỗ tương:
Giá thu mỗi m 2 nhà ở
kể cả công trình phụ, (trừ hành lang nếu có) và mức thu tiền sử dụng điện, nước,
gas hàng tháng trên đầu người được quy định theo nhóm sinh hoạt phí tối thiểu
như sau:
Mức sinh hoạt phí tối thiểu Giá
1m2 nhà ở Tiền điện, nước, gas
USD/tháng USD/m2/tháng
USD/tháng/người
190 - 4 - 3,5 -
230 - 5 - 4,5 -
270 - 6 - 5,5 -
310 - 7 - 6,5 -
350 - 8 - 7,0 -
2a. Trường hợp được sắp xếp ở
trong một căn hộ khép kính thì căn cứ bản định mức thu nói trên để tính mức phải
trả của những người sống trong căn hộ đó.
Ví dụ: Gia đình cán bộ được sứ
quán Việt Nam ở nước thuộc nhóm có mức sinh hoạt phí tối thiểu là 190 USD/tháng
sắp xếp ở trong căn hộ khép kín với diện tích 30m2 gia đình có bốn
người, trong đó có một trẻ em dưới 14 tuổi và hai vợ chồng đều là cán bộ trong
biên chế cơ quan đại diện.
Cách tính:
- Tiền nhà:
(30m2 x 4 USD/m2/tháng):
3,5 người = 34,3 USD/tháng/người
- Tiền điện, nước, gas:
(3,5 USD/tháng/người x 4 người):
3,5 người = 4USD/tháng/người
- Chi phí toàn bộ của mỗi người
là:
34,3 USD + 4,0 USD = 38,3
USD/tháng/người
Chi phí của hai vợ chồng (76,6
USD/tháng) được thanh toán bằng nguồn kinh phí Ngân sách cấp hoặc không thu,
còn hai người kia thanh toán bằng nguồn thu nhập cá nhân (57,4 USD/tháng).
2b. Cũng như trường hợp 2a,
nhưng căn hộ không có công trình phụ (công trình tập thể) và có diện tích trên
10m2, trường hợp này cũng tính như trường hợp 2a nói trên, sau đó lấy
kết quả cộng thêm 3 USD/tháng/người (khoản này gọi là chi phí công trình phụ
công cộng).
Ví dụ: Lấy ví dụ của trường hợp
2a và coi như không có công trình phụ (không phải căn hộ khép kín) thì chi phí
toàn bộ của mỗi người là (38,3 USD + 3USD) = 41,3 USD/tháng.
Trường hợp 3: Gia đình ăn theo đến
ở tại phòng ở của cán bộ công nhân viên chức được cơ quan đại diện sắp xếp theo
khả năng nhà ở hiện có từ trước.
3a. Nếu diện tích phòng ở từ 10
m2 trở xuống thì mỗi người ăn theo (không trong biên chế cơ quan đại
diện) nộp 5 USD/tháng tiền nhà và 3USD/tháng tiền điện, nước, gas, trẻ em từ 14
tuổi trở xuống bằng 1/2 mức quy định trên. Mức quy định trên được áp dụng chung
cho tất cả các cơ quan đại diện không phân biệt mức sinh hoạt phí tối thiểu.
3b. Nếu diện tích phòng trên 10
m2 thì coi như căn hộ không có công trình phụ và được áp dụng cách
tính thu như quy định ở điểm 2b của trường hợp 2 tại Thông tư này.
Trường hợp 4: Cán bộ công nhân
viên chức có mang theo gia đình ở chung trong cơ quan đại diện Việt Nam thuê ở
nước sở tại:
Trước hết cơ quan đại diện cần
xác định giá tiền thuê 1 m2/tháng là bao nhiêu (lấy tổng số tiền phải
trả cho chủ cho thuê nhà trong đó có thể có sân, vườn, gara ôtô chia cho diện
tích sử dụng gồm công trình phụ, gara ôtô, phòng làm việc, phòng ở).
4a. Nếu giá thuê nhà được xác định
theo phương pháp trên có mức bằng hoặc dưới mức giá 1 m2 nhà ở quy định
tại bản tính giá nhà ở trong trường hợp 2 của Thông tư này (nhà thuê tại nước
nào thì lấy mức giá quy định theo mức sinh hoạt phí tối thiểu của nước đó để so
sánh) thì thu theo mức giá thực tế. Tiền điện, nước, gas thu theo mức quy định ở
bảng giá của trường hợp 2.
4b. Nếu giá thuê nhà được xác định
vượt mức giá 1 m2 nhà ở quy định tại bảng giá của trường hợp 2 thì
tiền nhà ở, điện, nước, gas thu theo quy định ở trường hợp 2 tại Thông tư này.
Ví dụ:
a. Sứ quán Việt Nam tại nước được
quy định mức sinh hoạt phí tối thiểu là 270 USD/tháng thuê của nước sở tại nhà ở
làm việc có cả sân vườn với giá thuê là 63.000 USD/năm, trong đó diện tích nhà
là 930 m2.
Giá thuê nhà: 63.000 USD: 930 m2:
12 tháng = 5,6USD/tháng.
Một cán bộ có mang theo gia đình
gồm 1 vợ, 2 con được phân ở 1 phòng 12 m2 (không có công trình phụ,
không có trẻ em dưới 14 tuổi).
Chi phí tiền nhà ở, điện, nước,
gas là:
- Tiền nhà: (15m2
x5,6 USD): 4 = 21 USD/tháng/người.
- Tiền điện, nước, gas: 5,5
USD/tháng/người
- Chi phí công trình phụ tập thể:
3USD/tháng/người
Cộng toàn bộ chi phí là: 29,5
USD/tháng/người
Phần chi phí của cán bộ cơ quan
đại diện không thu, chỉ thu phần chi phí cho người ăn theo.
b. Đại sứ quán Việt Nam tại nước
có mức sinh hoạt phí tối thiểu là: 230 USD/tháng thuê của nước sở tại nhà ở,
làm việc có cả sân vườn rộng với giá thuê là 7.686 USD/tháng trong đó diện tích
nhà là 494m2.
Giá thuê nhà: 7.686 USD: 494 m2
= 15,5 USD/m2/tháng. Vượt trên mức 5 USD/m2/tháng, trường
hợp này không tính theo giá thực tế mà áp dụng cách tính thu tiền nhà ở, điện,
nước, gas theo quy định ở trường hợp 2 của Thông tư này.
Trường hợp 5: Cán bộ có mang
theo vợ hoặc chồng thuộc diện Nhà nước đài thọ (chế độ phu nhân, phu quân).
5a. Ngoài vợ hoặc chống ra nếu
có mang theo người khác như con, cháu, bố mẹ thì những người ngoài diện Nhà nước
đài thọ này phải trả tiền nhà ở 5USD/tháng/ người, tiền điện, nước, gas với mức
3USD/tháng/người. Trẻ em từ 14 tuổi trở xuống trả bằng 1/2.
5b. Trường hợp không mang vợ hoặc
chồng theo mặc dù có tiêu chuẩn Nhà nước đài thọ mà lại có mang theo người khác
(con, cháu, bố mẹ) thì một người trong số ăn theo được miễn thu tiền nhà ở, điện,
nước, gas nói ở điểm 5 của trường hợp 5 này.
Trường hợp 6: Gia đình chỉ đến
thăm ở lại trong thời gian ngắn.
6a. Nếu ở nhà khách của cơ quan
đại diện, ở ngày nào thu ngày đấy như khách vãng lai.
6b. Nếu ở chung với cán bộ công
nhân viên chức cơ quan đại diện thì: Tổng hợp thời gian ở trong 1 năm nếu có từ
20 ngày trở xuống thì miễn thu, nếu trên 20 ngày thì phải thanh toán tiền điện,
nước, gas.
Khi đã thuộc diện phải thanh
toán tiền nhà, điện, nước, gas thì tính thu từ ngày mới đến cho đến ngày về nước
mỗi ngày thu 1 USD/người, trẻ em từ 14 tuổi trở xuống thu 1/2.
III/ CHẾ ĐỘ
THU CHI, BÁO CÁO
Các đơn vị cần mở sổ sách theo
dõi, ghi chép, lưu trữ chứng từ và thực hiện chế độ báo cáo theo nguyên tắc của
chế độ kế toán hiện hành.
Khoản thu tiền nhà ở, điện, nước,
gas theo quy định tại Thông tư này nộp vào quỹ tạm giữ Ngân sách Nhà nước ở cơ
quan đại diện và làm nguồn bổ sung chi bảo dưỡng sửa chữa nhà cửa thường xuyên.
Hàng quí báo cáo kết quả số thu
nộp vào quỹ tạm giữ Ngân sách Nhà nước về Bộ Tài chính để có kế hoạch điều hành
sử dụng.
IV/ THỜI ĐIỂM
THI HÀNH
- Thông tư này có hiệu lực từ
ngày ký.
- Những cán bộ công nhân viên chức
hiện đang có mang theo gia đình thuộc đối tượng thực hiện Thông tư này ở các cơ
quan đại diện Việt Nam tại các nước thì thời điểm thi hành thu tiền nhà là sau
90 ngày kể từ ngày ký. Tiền tiền điện, nước, gas thu theo quy định tại Thông tư
này kể từ ngày ký.
- Những người đi thăm ở ngắn
ngày thực hiện từ ngày ký.
- Những văn bản quy định chế độ
thu tiền điện, nước, gas đối với người ăn theo của cán bộ công nhân viên làm việc
tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã ban hành trước ngày ký Thông
tư này đều được bải bỏ.
V/ XỬ LÝ VI
PHẠM QUY ĐỊNH TRONG THÔNG TƯ
Trường hợp phát hiện cơ quan đại
diện không thực hiện đúng nhưng quy định tại Thông tư này:
- Nếu không thu đủ thì truy thu
trong trường hợp cán bộ công nhân viên chức của cơ quan đại diện đã hết nhiệm kỳ
về nước thì dùng nguồn thu quỹ phúc lợi tập thể, nếu không có quỹ thì trừ vào
phần sinh hoạt phí của cơ quan đại diện trong kinh phí được cấp để bù đắp.
- Nếu thu thừa thì hoàn trả cho
người nộp thừa.
Trong quá trình thực hiện nếu
còn có những vấn đề chưa rõ hoặc có chứng minh cụ thể mức thu không đúng theo mức
thực tế, đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phản ánh về Bộ Tài
chính để xem xét thoái trả phần chênh lệch cho người nộp, nếu mức nộp theo giá
cao hơn mức giá thực tế ở nước sở tại, và sửa đổi bổ sung nội dung Thông tư được
hoàn chỉnh hợp lý hơn.