BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
126/2010/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2010
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN DU
LỊCH QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2009-2010
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà
nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày
27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 123/2008/QĐ-TTg ngày
8/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc
gia về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch;
Căn cứ Quyết định số 122/2009/QĐ-TTg ngày
9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương
trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2009-2010;
Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính Chương trình xúc tiến du lịch
quốc gia giai đoạn 2009-2010 như sau:
I - QUI ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn chế độ
chi tiêu và quản lý tài chính áp dụng đối với Chương trình xúc tiến du lịch quốc
gia giai đoạn 2009-2010 theo Quyết định số 122/2009/QĐ-TTg
ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện
Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2009-2010 ( sau đây gọi là
chương trình).
Điều 2 . Đối
tượng áp dụng
1. Các đơn vị chủ chương trình
là các tổ chức xúc tiến du lịch thuộc: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, Hiệp hội chuyên ngành du lịch có đề án xúc tiến du lịch quốc
gia được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các đơn vị tham gia thực hiện
chương trình: các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Điều 3. Nguồn
kinh phí thực hiện chương trình.
Kinh phí thực hiện chương trình
do các đơn vị tham gia thực hiện chương trình đóng góp và ngân sách nhà nước hỗ
trợ thông qua chủ chương trình từ nguồn chi xúc tiến du lịch quốc gia hàng năm.
Điều 4. Quy
định chung về quản lý chi tiêu
1. Chủ chương trình phải sử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả theo
đúng chế độ chi tiêu hiện hành và mức chi cho nội dung chương trình được quy định
tại Thông tư này.
2. Đối với các nội dung chi chưa
có chế độ hướng dẫn, căn cứ theo hợp đồng, hoá đơn chứng từ thực tế hợp lý theo
quy định của pháp luật, chủ chương trình phải chịu trách nhiệm về các quyết định
chi cũng như tính chính xác, trung thực của các khoản chi và chứng từ kèm theo
3. Đối với các khoản chi theo
quy định phải thực hiện đấu thầu thì áp dụng theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Luật.
4. Các đơn vị tham gia chương
trình nếu đã đăng kí hoặc có hợp đồng với chủ chương trình nhưng tự ý huỷ không
tham gia thì phải bồi hoàn toàn bộ chi phí mà chủ chương trình đã chi như: vé
máy bay, chi phí gian hàng...;chủ chương trình có biện pháp thích hợp để đảm bảo
thu hồi được khoản bồi hoàn này, ngân sách nhà nước không hỗ trợ khoản thiệt hại
cho chủ chương trình.
II - QUI ĐỊNH
CỤ THỂ
Điều 5 . Nội
dung chi và mức hỗ trợ kinh phí.
Thực hiện theo qui định tại Điều 8, Điều 9 Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến
du lịch quốc gia giai đoạn 2009-2010 ban hành kèm theo Quyết định số
122/2009/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
1. Hỗ trợ 100% chi phí theo dự
toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 8 Quyết định số
122/2009/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
a) Xúc tiến quảng bá du lịch Việt
Nam thông qua các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước; xuất bản các ấn
phẩm, vật phẩm phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.
b) Tổ chức hoặc tham gia các hội
nghị, hội thảo, hội thi chuyên ngành và các sự kiện du lịch khác ở trong và
ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và sản phẩm du lịch Việt
Nam; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng về du lịch.
c) Thiết lập, cung cấp hệ thống
cơ sở dữ liệu, thông tin du lịch Việt Nam phục vụ công tác xúc tiến du lịch.
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng xúc tiến du lịch cho
cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Thời gian tối đa không quá 20 ngày cho tổ
chức đào tạo trong nước và không quá 15 ngày cho tổ chức đào tạo ngoài nước.
đ) Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn
trong và ngoài nước để tư vấn việc tổ chức các hội chợ, triển lãm, chương trình
phát động điểm đến, chiến dịch tuyên truyền quảng bá trên báo chí chuyên ngành,
làm phim quảng cáo, sản xuất ấn phẩm, thiết lập và triển khai tiếp thị, quan hệ
công chúng.
2. Mức hỗ trợ đối với các nội
dung qui định tại khoản 2 Điều 8 Quyết định số 122/2009/QĐ-TTg ngày
9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ:
a) Đối với tổ chức hoặc tham gia
hội chợ, triển lãm; phát động khai thác, mở rộng thị trường và xúc tiến đầu tư
du lịch:
- Hỗ trợ 100% chi phí cho cán bộ
của đơn vị chủ chương trình theo chế độ quy định đối với cán bộ, công chức nhà
nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách đài thọ theo phê duyệt của
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Hỗ trợ 50% chi phí vé máy bay
khứ hồi từ Việt Nam đến nơi tổ chức sự kiện cho cán bộ thuộc các đơn vị tham
gia thực hiện chương trình, mức hỗ trợ tối đa 01 người/đơn vị.
- Hỗ trợ 100% chi phí trang trí
tổng thể khu vực hội chợ, chi phí gian hàng để tổ chức gian hàng chung của du lịch
Việt Nam tại các hội chợ triển lãm du lịch hoặc tại các chương trình phát động
thị trường ở nước ngoài.
- Hỗ trợ 100% chi phí tuyên truyền
quảng bá và mời khách đến giao thương gian hàng Việt Nam tại hội chợ, triển lãm
ở nước ngoài.
- Hỗ trợ 50% chi phí cấu thành
gian hàng ( trên cơ sở giá đấu thầu) và 100% chi phí tuyên truyền quảng bá cho
hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm du lịch ở trong nước.
b) Khảo sát phát triển các sản
phẩm du lịch.
- Đối với các đoàn vào Việt Nam:
hỗ trợ 100% vé máy bay khứ hồi, chi phí ăn ở, đi lại trong thời gian làm việc tại
Việt Nam; chi phí tổ chức và mời khách đến giao thương theo phê duyệt của Bộ
trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về kế hoạch đón đoàn và số lượng khách mời.
- Đối với đoàn khảo sát ở trong
và ngoài nước: Hỗ trợ 100% chi phí cho các đoàn khảo sát ở trong và ngoài nước
theo chế độ quy định. Trong đó đối với các doanh nghiệp các tổ chức hoạt động
trong lĩnh vực du lịch được hỗ trợ tối đa 01 người/ đơn vị theo phê duyệt của Bộ
trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
3. Mức hỗ trợ đối với nội dung
quy định tại khoản 5 Điều 8 Quyết định số 122/2009/QĐ-TTg ngày
9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ: Hỗ trợ 50% chi phí cho nội dung tổ chức các
hoạt động để phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch bao gồm:
xây dựng mới, nâng cấp tour, tuyến du lịch; hỗ trợ các hoạt động văn hoá, văn
nghệ dân gian tại các khu, điểm có nhiều khách du lịch.
4. Đối với các hoạt động quảng
bá, xúc tiến du lịch khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và qui định tại Thông tư này.
Điều 6. Định
mức chi
1. Chi hội nghị, hội thảo chuyên
ngành và công tác phí cho cán bộ đi công tác trong nước theo quyết định của cơ
quan phê duyệt chương trình và đơn vị chủ trì Chương trình thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007
của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối với cơ quan
hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 142/2009/TT-BTC ngày 14/7/2009 sửa đổi bổ sung Thông
tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ
Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối với cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp công lập và sửa đổi bổ sung Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính
quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn
ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí và thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính
quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn
vị sự nghiệp công lập.
2. Chi tổ chức các hội thi
chuyên ngành du lịch bao gồm:
- Chi biên soạn đề thi: Tối đa
không quá 500.000 đồng/đề thi( tối thiểu mỗi đề thi phải đạt từ 10 câu hỏi trở
lên).
- Chi bồi dưỡng chấm thi, xét
công bố kết quả thi: Tối đa không quá 100.000 đồng /người/ngày.
- Bồi dưỡng thành viên ban tổ chức:
Tối đa không quá 100.000 đồng/người/ngày.
- Chi giải thưởng:
+ Giải tập thể: Từ 200.000 đồng
/giải thưởng đến 2.000.000 đồng /giải thưởng
+ Giải cá nhân:Từ 100.000 đồng
/giải thưởng đến 1.000.000 đồng/giải thưởng
Tuỳ theo quy mô tổ chức cuộc thi
và tuỳ theo mức độ của giải thưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức
cuộc thi quyết định mức chi cụ thể cho giải thưởng .
3. Chi thanh toán công tác phí
cho những cán bộ của đơn vị chủ trì Chương trình được cử đi công tác nước ngoài
theo quy định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC
ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công
chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo
kinh phí; Thông tư số 142/2009/TT-BTC ngày
14/7/2009 sửa đổi bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC
ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối
với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập và sửa đổi bổ sung Thông tư
số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ
Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác
ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.
4. Chi tổ chức các lớp đào tạo,
bồi dưỡng, tập huấn trong và ngoài nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số
51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài
chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
nhà nước.
5. Chi thiết lập, cung cấp cơ sở
dữ liệu, thông tin du lịch Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính
hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin.
6. Chi mời khách nước ngoài và
các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam ( theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch để thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch) theo quy định
tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 6/1/2010
của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc
tại Việt Nam, chi tiêu các tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và
chi tiêu tiếp khách nước ngoài.
7. Các khoản chi có tính chất đặc
thù như:
- Chi xúc tiến quảng bá du lịch Việt
Nam thông qua các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, in ấn phẩm,
sách, tranh, ảnh, băng, đĩa hình, chi làm phim, biển quảng cáo, chi tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng ..., chi tổ chức các hoạt động để phát
triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch như : xây dựng tour, tuyến điểm
du lịch, hỗ trợ các hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian... căn cứ vào các định
mức và chế độ chi tiêu hiện hành.
Đối với các nội dung không có
trong chế độ quy định thực hiện đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 63/2007/TT-BTC
ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm
duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn ngân sách nhà nước
và Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 5/11/2007
của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC.
Trường hợp thực hiện chỉ định thầu
căn cứ khối lượng công việc, hợp đồng, hoá đơn ..., chủ chương trình phải chịu
trách nhiệm về chất lượng công việc và việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ
cũng như quyết định về giá cả thanh toán.
- Đối với khoản chi tổ chức giao
thương trong và ngoài nước: thẩm quyền quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quyết định số 122/2009/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Qui chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến
du lịch quốc gia gia đoạn 2009-2010 và phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu
quả.
8. Đối với các hoạt động xúc tiến
du lịch khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ nội dung và mức hỗ
trợ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc
cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ chương trình phối hợp với Bộ Tài
chính trên cơ sở định mức chi tại Thông tư này để xác định mức chi cho phù hợp
yêu cầu thực tế và đảm bảo các quy định tài chính hiện hành.
Điều 7. Tạm ứng
và quyết toán kinh phí
1. Tạm ứng kinh phí hỗ trợ.
a) Căn cứ quyết định phê duyệt
chương trình xúc tiến du lịch quốc gia hàng năm của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch và trong phạm vi kế hoạch ngân sách nhà nước thông báo, chủ
chương trình gửi dự toán chi tiết đã được cấp có thẩm quyền thẩm định tới Bộ
Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) kèm theo công văn đề nghị tạm ứng kinh
phí thực hiện chương trình. Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị tạm ứng kinh phí phải
phù hợp với tiến độ triển khai chương trình, nhưng chậm nhất phải trước ngày 30
tháng 11 của năm báo cáo.
b) Hồ sơ tạm ứng kinh phí bao gồm:
- Quyết định phê duyệt chương
trình của cơ quan có thẩm quyền.
- Công văn đề nghị tạm ứng kinh
phí của cơ quan có thẩm quyền.
- Dự toán chi tiết của chương
trình đã được cấp có thẩm quyền thẩm định.
- Tiến độ và thời gian thực hiện
chương trình theo kế hoạch.
c) Mức tạm ứng tối đa là 70% dự
toán chi tiết đã được cấp có thẩm quyền thẩm định. Trường hợp đặc biệt như các
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài yêu cầu chuyển tiền trước thì có thể xem xét mức
tạm ứng cho phù hợp với thực tế trên cơ sở hồ sơ, chứng từ được Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch thẩm định và bảo lãnh thực hiện.
2. Quyết toán kinh phí hỗ trợ.
a) Tập hợp chứng từ: Đơn vị thực
hiện chương trình có trách nhiệm tập hợp đầy đủ chứng từ chi phí theo đúng nội
dung, thời gian, địa điểm và các điều kiện khác đã nêu trong Quyết định phê duyệt
của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
b) Lưu giữ chứng từ: Đơn vị thực
hiện chương trình có trách nhiệm lưu giữ chứng từ gốc liên quan đến những khoản
mục của nội dung kinh phí được nhà nước hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
c) Quyết toán kinh phí hỗ trợ
- Quyết toán từng chương trình:
Tối đa 30 ngày làm việc sau khi kết thúc thực hiện chương trình, chủ chương
trình có trách nhiệm tập hợp đầy đủ chứng từ, lập báo cáo quyết toán gửi cơ
quan chủ quản chương trình hoặc cơ quan chủ quản cấp trên thẩm định ký duyệt
quyết toán và gửi Bộ Tài chính để có cơ sở xem xét hỗ trợ kinh phí.
- Quyết toán năm: Hết năm chủ
chương trình có trách nhiệm tổng hợp quyết toán kinh phí hỗ trợ của toàn bộ các
chương trình gửi cơ quan chủ quản cấp trên và Bộ Tài chính vào trước ngày 31/1
năm sau. Trường hợp quyết toán sau thời điểm 31/1 năm sau thì được chuyển nguồn
và quyết toán vào niên độ năm sau nhưng chậm nhất không quá ngày 31/3 năm sau.
- Căn cứ quyết toán năm của chủ
chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt , Bộ Tài chính tiến hành cấp
tiếp kinh phí hỗ trợ còn thiếu hoặc yêu cầu hoàn trả lại kinh phí hỗ trợ thừa.
- Kinh phí hỗ trợ theo quyết
toán không vượt quá kế hoạch kinh phí hỗ trợ khi chương trình được phê duyệt.
- Trường hợp đơn vị chủ chương
trình chậm trễ trong việc quyết toán các khoản kinh phí hỗ trợ sẽ bị thu hồi
kinh phí đã tạm ứng, tạm dừng các khoản hỗ trợ xúc tiến đầu tư khác đang thực
hiện và không được xem xét hỗ trợ các chương trình mới.
Điều 8. Thời
gian thẩm định để tạm cấp và quyết định hỗ trợ kinh phí.
1. Thời gian thẩm định để tạm cấp:
Trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của đơn
vị thực hiện chương trình, Bộ Tài chính thực hiện thẩm định và cấp tạm ứng kinh
phí hỗ trợ để chủ chương trình triển khai đúng tiến độ đã được phê duyệt.
2. Thời gian thẩm định và phê
duyệt quyết định hỗ trợ kinh phí:
Trong phạm vi 15 ngày làm việc kể
từ khi nhận được báo cáo quyết toán của đơn vị thực hiện chương trình và quyết
định phê duyệt quyết toán của cơ quan có thẩm quyền , Bộ Tài chính có trách nhiệm
rà soát thẩm định và ra quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho đơn vị thực hiện
chương trình.
III - TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 9.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2010.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Bộ, chủ chương
trình phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VPTW Đảng và các Ban của Đảng;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- KTNN; VPBCĐTW PCTN;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc CP;
- Cục Kiểm tra văn bản ( Bộ Tư Pháp);
- Cơ quan TW của Đảng, đoàn thể;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Vụ NSNN, HCSN,PC;
- Lưu VT, TCDN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Hiếu
|