BỘ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/2019/TT-BXD
|
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm
2019
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG
DẪN XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG
Căn cứ Luật
Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm
2014;
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019
của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh
tế xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông
tư hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị
thi công xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn xác định giá ca
máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây viết tắt là giá ca máy) làm cơ sở
phục vụ công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
đến lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn ngân sách
nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo
hình thức đối tác công tư
(PPP) theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số
68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
(sau đây viết tắt là Nghị định số 68/2019/NĐ-CP).
2. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của các dự
án sử dụng nguồn vốn khác áp dụng các quy định tại Thông tư này, để xác định
chi phí đầu tư xây dựng làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
nước.
Điều 3. Nguyên tắc
xác định giá ca máy
1. Giá ca máy là mức chi phí bình quân
xác định cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây
dựng.
2. Giá ca máy được xác định trên cơ sở
yêu cầu quản lý sử dụng máy và thiết bị thi công xây dựng, các định mức hao phí
tính giá ca máy và mặt bằng giá của địa phương.
3. Giá ca máy được xác định phù hợp
với quy định về máy thi công xây dựng trong định mức dự toán xây dựng công
trình.
4. Giá ca máy của công trình cụ thể
được xác định theo loại máy thi công xây dựng sử dụng (hoặc dự kiến sử dụng) để
thi công xây dựng công trình phù hợp với thiết kế tổ chức xây dựng, biện pháp
thi công xây dựng, tiến độ thi công xây dựng công trình và mặt bằng giá tại khu
vực xây dựng công trình.
Điều 4. Nội dung giá
ca máy
1. Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số
các khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí
nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy.
2. Giá ca máy chưa
bao gồm chi phí cho các loại công tác xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng
máy, hệ thống cấp điện, nước, khí nén và các loại công tác xây dựng thực hiện
tại hiện trường phục vụ cho việc lắp đặt, vận hành thử của một số loại máy như
trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray
và các loại thiết bị tương tự. Các chi phí này được lập dự toán riêng theo biện
pháp thi công và tính vào chi phí gián tiếp của dự toán công trình.
3. Các nội dung chi phí trong giá ca
máy được xác định phù hợp
theo loại máy có cùng công nghệ, xuất xứ, các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu.
Điều 5. Phương pháp
xác định giá ca máy
1. Trình tự xác định giá ca máy như
sau:
a) Lập danh mục máy và thiết bị thi
công xây dựng;
b) Xác định thông tin, số liệu cơ sở
phục vụ tính toán xác định giá ca máy;
c) Tính toán, xác định giá ca máy theo
định mức hao phí và các dữ liệu cơ bản hoặc theo
giá ca máy thuê.
2. Chi tiết phương pháp xác định giá
ca máy được quy định tại Phụ lục số 1 của Thông tư này.
3. Định mức hao phí và các dữ liệu cơ bản để xác định
giá ca máy được quy định tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.
Điều 6. Quản lý giá
ca máy
1. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp
khảo sát và ban hành định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản
để xác định giá ca
máy.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao cho cơ
quan chuyên môn về xây dựng căn cứ vào phương pháp xác định
giá ca máy theo hướng dẫn tại Thông lư này xác định và trình Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh công bố trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương theo định kỳ quý/năm hoặc khi có sự thay đổi lớn về giá trên thị
trường xây dựng để làm cơ sở xác định chi phí máy thi công để lập và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản
lý.
3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực
hiện hoặc thuê tư vấn có năng lực chuyên môn theo quy định để thực hiện
một phần việc hoặc toàn bộ công việc khảo sát thu thập số liệu xác định giá ca
máy, khảo sát thành phần chi phí cơ bản của giá ca máy.
Kinh phí cho việc xác định giá ca máy được bố trí từ nguồn ngân sách chi thường
xuyên của Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Chủ đầu tư sử
dụng giá ca máy đã được công bố làm cơ sở xác định giá
xây dựng công trình. Trường hợp các loại máy và thiết bị thi công xây dựng
không có trong công bố hoặc đã có nhưng chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng
và điều kiện thi công của công trình hoặc trường hợp dự án đầu tư thuộc địa bàn
hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chủ đầu tư tổ chức xây dựng
giá ca máy của công trình theo nguyên tắc và phương pháp quy định tại Thông tư
này, trình người quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt áp dụng cho dự án, công
trình và gửi về cơ quan chuyên môn của địa phương và
Bộ Xây dựng để phục vụ quản lý.
5. Nhà thầu tư vấn lập dự toán
xây dựng có trách nhiệm đề xuất giá ca máy chưa được công bố hoặc đã công bố
nhưng chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng và điều kiện thi công của công trình để lập dự toán
và đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tài liệu báo cáo chủ đầu tư.
6. Các doanh nghiệp kinh doanh cung
cấp, cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng trên địa bàn tỉnh, các chủ đầu tư, nhà
thầu thi công xây lắp trúng thầu tại các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà
nước, dự án PPP trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm cung cấp các thông tin về giá
ca máy, giá thuê máy và các thông tin phục vụ cho việc khảo sát, xác định và công
bố giá ca máy trên địa bàn tỉnh theo biểu mẫu do cơ quan chuyên môn về xây
dựng yêu cầu cung cấp.
Điều 7. Xử lý chuyển
tiếp
1. Trường hợp tổng mức đầu tư, dự toán
xây dựng công trình đã được phê duyệt trước thời điểm có hiệu lực của
Thông tư này và chưa ký kết hợp đồng xây dựng thì người quyết định đầu tư quyết
định việc điều chỉnh giá ca máy trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng làm cơ sở xác định giá
gói thầu theo giá ca máy do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trên cơ sở đảm bảo
tiến độ và hiệu quả
thực hiện dự án.
2. Các gói thầu xây dựng đã ký kết hợp
đồng xây dựng trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư thì thực hiện theo nội dung
hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và nội dung hợp đồng xây
dựng đã ký kết.
Điều 8. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày
15/02/2020.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng, các Phó
Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Văn
phòng TW Đảng và các
ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân
tối
cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các Tập đoàn kinh tế,
Tổng công ty Nhà nước;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Website
Chính phủ, Website Bộ
Xây dựng;
- Bộ Xây dựng: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc
Bộ;
- Lưu: VT, PC, Cục KTXD.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Phạm Khánh
|
PHỤ LỤC SỐ 1
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây
dựng)
Giá
ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây gọi là giá ca máy) là mức
chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi
công xây dựng.
Giá
ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí
sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi
phí khác của máy và được xác định theo công thức sau:
CCM
= CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK (1)
Trong
đó:
-
CCM: giá ca máy (đồng/ca);
-
CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca);
-
CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca);
-
CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca);
-
CNC: chi phí nhân công điều khiển (đồng/ca);
-
CCPK: chi phí khác (đồng/ca).
1.
Xác định các nội dung chi phí trong giá ca máy
Các
khoản mục chi phí trong giá ca máy được xác định trên cơ sở định mức các hao
phí xác định giá ca máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này và mặt bằng giá
nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công, nguyên giá ca máy tại địa phương. Trường
hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này
được xác định theo quy định tại mục 2 Phụ lục này.
1.1.
Xác định chi phí khấu hao
a)
Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá
trị của máy do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự
nhiên.
Khấu
hao máy là việc tính toán, và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy
vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu
hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy.
b)
Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
(2)
Trong
đó:
-
CKH: chi phí khấu hao trong giá ca máy (đồng/ca);
-
G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);
-
GTH: giá trị thu hồi (đồng);
-
ĐKH: định mức khấu hao của máy (%/năm);
-
NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).
c)
Nguyên giá máy:
-
Nguyên giá của máy để tính giá ca máy được xác định theo giá máy mới, phù hợp
với mặt bằng thị trường của loại máy sử dụng để thi công xây dựng công trình.
-
Nguyên giá của máy là toàn bộ các chi phí để đầu tư mua máy tính đến thời điểm
đưa máy vào trạng thái sẵn sàng sử dụng gồm giá mua máy (không kể chi phí cho
vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận
chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt (lần đầu tại một
công trình), chi phí chuyển giao công nghệ (nếu có), chạy thử, các khoản chi
phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy, không bao gồm thuế VAT.
-
Nguyên giá của máy không bao gồm các chi phí như quy định tại khoản 2 Điều 4
Thông tư này và các chi phí như: chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi
măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp và các
thiết bị, máy thi công xây dựng tương tự khác từ lần thứ hai trở đi. Các chi
phí này được xác định bằng cách lập dự toán và được tính vào chi
phí gián tiếp trong dự toán xây dựng công trình.
-
Nguyên giá của máy được xác định trên cơ sở các số liệu sau:
+
Khảo sát nguyên giá máy thi công của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
tỉnh về lĩnh vực thiết bị công trình xây dựng, kinh doanh cung cấp, cho thuê
máy móc, thiết bị xây dựng, doanh nghiệp xây dựng có thiết bị máy móc xây dựng;
báo giá của nhà cung cấp, theo hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên
quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động;
+
Tham khảo nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo
nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá
ca máy;
+
Tham khảo nguyên giá máy các địa phương lân cận công bố hoặc nguyên giá máy
tham chiếu của Bộ Xây dựng tại Phụ lục 2 Thông tư này.
d)
Giá trị thu hồi: là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý, được xác
định như sau:
-
Đối với máy có nguyên giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên giá
trị thu hồi tính bằng 10% nguyên giá.
-
Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn 30.000.000 đồng (ba
mươi triệu đồng).
đ)
Định mức khấu hao của máy (%/năm) được xác định trên cơ sở định mức khấu hao
của máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.
e)
Số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) được xác định trên cơ sở số ca làm
việc của máy trong năm quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.
1.2.
Xác định chi phí sửa chữa
a)
Chi phí sửa chữa trong giá ca máy được xác định theo công sau:
(3)
Trong
đó:
-
CSC: chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca)
-
ĐSC: định mức sửa chữa của máy (% năm)
-
G: nguyên giá máy trước thuế VAT (đồng)
-
NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).
b)
Định mức sửa chữa của máy (% năm) được xác định trên cơ sở định mức sửa chữa
của máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.
c)
Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA)
xác định như quy định tại điểm c, e mục 1.1 Phụ lục này.
d)
Chi phí sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ
phận công tác của máy có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu
tính chất của đối tượng công tác.
1.3. Xác định chi phí nhiên liệu, năng
lượng
a)
Nhiên liệu, năng lượng là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời
gian một ca làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên
liệu chính.
Các
loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động,... gọi là nhiên liệu phụ trong một ca
làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.
b)
Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức
sau:
(4)
Trong
đó:
-
CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca);
-
ĐNL: định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian
máy làm việc trong một ca;
-
GNL: giá nhiên liệu loại i;
-
KPi: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i;
-
n: số loại nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong một ca máy.
c)
Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của thời gian máy làm việc trong một
ca của một loại máy và thiết bị thi công được xác định theo quy định tại Phụ
lục số 2 Thông tư này.
d)
Giá nhiên liệu, năng lượng được xác định trên cơ sở:
-
Giá xăng, dầu: theo thông cáo báo chí giá xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt
Nam Petrolimex phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công
trình;
-
Giá điện: theo quy định về giá bán điện của nhà nước phù hợp với thời điểm tính
giá ca máy và khu vực xây dựng công trình.
đ)
Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc, được xác định theo từng
loại máy và điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có
giá trị bình quân như sau:
-
Máy và thiết bị chạy động cơ xăng: 1,02;
-
Máy và thiết bị chạy động cơ diesel: 1,03;
-
Máy và thiết bị chạy động cơ điện: 1,05.
e)
Trường hợp các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát, thí
nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng đã tính
vào chi phí vật liệu trong đơn giá của công tác đó thì khi xác định giá ca máy
không tính thành phần chi phí nhiên liệu, năng lượng.
1.4.
Xác định chi phí nhân công điều khiển
a)
Chi phí nhân công điều khiển trong một ca máy được xác định trên cơ sở các quy
định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy
trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc công nhân điều khiển
máy.
b)
Chi phí nhân công điều khiển trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
(5)
Trong đó:
-
Ni: số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy loại i trong một
ca máy;
-
CTLi: đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy loại i;
-
n: số lượng, loại công nhân điều khiển máy trong một ca máy.
c)
Số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy trong một ca làm việc của một
loại máy được xác định số lượng, thành phần và cấp bậc thợ điều khiển quy định
tại Phụ lục số 2 Thông tư này.
d)
Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy được xác định trên cơ sở đơn
giá nhân công xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố.
đ)
Trường hợp các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát xây
dựng, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhân công điều khiển
máy đã tính vào chi phí nhân công trong đơn giá thì khi xác định giá ca máy
không tính thành phần chi phí nhân công điều khiển.
1.3. Xác định chi phí khác
a)
Chi phí khác trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
(6)
Trong
đó:
-
CK: chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca);
-
GK: định mức chi phí khác của máy (% năm);
-
G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);
-
NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).
b)
Định mức chi phí khác của máy được xác định trên cơ sở định mức chi phí khác
của máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này. Trường hợp loại máy và thiết bị
chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này thì định mức chi phí khác
của máy được xác định theo quy định tại mục 2 Phụ lục này
c)
Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA)
xác định như quy định tại điểm c, e mục 1.1 Phụ lục này.
2.
Xác định giá ca máy của loại máy và thiết bị thi công chưa có trong quy định
tại Phụ lục số 2 Thông tư này:
Trường
hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này
thì việc xác định giá ca máy thực hiện theo các phương pháp khảo sát, xác định
định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy quy định tại mục 2.1
Phụ
lục này để phục vụ tính toán xác định giá ca máy. Đối với một số loại máy và
thiết bị thi công xây dựng có sẵn thông tin giá thuê máy phổ biến trên thị
trường thì có thể khảo sát, xác định giá thuê máy trên thị trường để phục vụ
tính toán xác định giá ca máy theo phương pháp quy định tại mục 2.2 Phụ lục
này. Cụ thể như sau:
2.1. Phương pháp khảo sát xác định định
mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy
a)
Trình tự khảo sát xác định giá ca máy theo các định mức các hao phí và các dữ
liệu cơ bản của giá ca máy như sau:
-
Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng cần xác định giá ca máy.
-
Bước 2: Khảo sát số liệu làm cơ sở xác định từng định mức hao phí và các dữ
liệu cơ bản xác định các thành phần chi phí của giá ca máy;
-
Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy bình quân.
b)
Nội dung khảo sát xác định định mức các hao phí để tính giá ca máy:
-
Định mức khấu hao của máy: khảo sát về mức độ hao mòn của máy trong quá trình
sử dụng máy do nhà sản xuất máy công bố hoặc theo điều kiện sử dụng cụ thể của
máy;
-
Định mức sửa chữa của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí bảo
dưỡng, sửa chữa máy trong cả đời máy từ các hồ sơ, tài liệu sau: nhật ký công
trình, thống kê chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy, các quy định về bảo dưỡng, sửa
chữa máy; quy đổi tổng số chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thành tỷ lệ phần trăm
(%) so với nguyên giá máy; phân bổ đều tỷ lệ % chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy
theo số năm đời máy.
-
Số ca làm việc trong năm của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về thời
gian sử dụng máy trong thực tế từ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thời gian
sử dụng máy gồm: nhật ký công trình, báo cáo thống kê định kỳ về thời gian sử
dụng máy, các quy định và yêu cầu kỹ thuật về thời gian bảo dưỡng, sửa chữa
máy, số liệu thống kê về thời tiết ảnh hưởng đến thời gian làm việc của máy;
quy định về thời gian sử dụng và hoạt động cả đời máy trong tài liệu kỹ thuật
của máy hoặc do nhà sản xuất máy công bố… Bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến số
ca làm việc của máy trong năm theo những điều kiện cụ thể của công trình.
-
Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: khảo sát số liệu mức nhiên liệu, năng
lượng của máy tiêu thụ phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca;
số liệu tính toán theo quy định trong tài liệu kỹ thuật của máy do nhà sản xuất
máy công bố về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khi máy hoạt động.
-
Số lượng nhân công: Khảo sát số lượng công nhân điều khiển máy, trình độ tay
nghề (cấp bậc thợ); khảo sát các quy định về nhân công điều khiển máy do nhà
sản xuất máy công bố.
-
Định mức chi phí khác của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí
khác của máy gồm các chi phí cần thiết để máy hoạt động bình thường, có hiệu
quả tại công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này; quy đổi giá
trị khoản chi phí này theo tỷ lệ % so với giá tính khấu hao của máy; phân bổ
chi phí quản lý máy cho số năm đời máy.
c)
Nội dung khảo sát xác định nguyên giá của máy:
Nguyên
giá của máy cần xác định giá ca máy được xác định trên cơ sở:
-
Hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái
sẵn sàng hoạt động;
-
Báo giá của nhà cung cấp hoặc của các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực thiết
bị công trình xây dựng, kinh doanh cung cấp, cho thuê máy móc, thiết bị xây
dựng và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt
động;
-
Tham khảo nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo
nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá
ca máy;
-
Tham khảo nguyên giá máy từ hồ sơ máy thi công của các nhà thầu trúng thầu các
dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh;
-
Tham khảo nguyên giá máy các địa phương lân cận công bố. d) Tổng hợp xử lý số
liệu và tính toán xác định giá ca máy.
-
Định mức các hao phí xác định giá ca máy và nguyên giá máy được sàng lọc và xử
lý dữ liệu trên cơ sở tổng hợp các thông tin, số liệu khảo sát theo từng nội
dung.
-
Trường hợp một trong các định mức hao phí xác định giá ca máy thiếu số liệu
khảo sát hoặc không đủ cơ sở, tài liệu để khảo sát số liệu thì được xác định
bằng cách tính toán điều chỉnh quy định định mức của các loại máy có cùng tính
năng kỹ thuật nhưng khác về công suất hoặc thông số kỹ thuật chủ yếu tại Phụ
lục số 2 Thông tư này.
-
Giá ca máy của mỗi công tác xây dựng được xác định theo phương pháp xác định
các thành phần chi phí cơ bản của giá ca máy trên cơ sở số liệu sau khi phân
tích.
-
Định mức các hao phí để tính giá ca máy sau được xác định theo phương pháp khảo
sát được gửi về Bộ Xây dựng để tổng hợp, ban hành phục vụ quản lý chi phí đầu
tư xây dựng.
2.2.
Phương pháp khảo sát giá ca máy thuê trên thị trường:
a)
Trình tự xác định giá ca máy theo số liệu khảo sát giá thuê máy như sau:
-
Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng có thông tin giá thuê
máy phổ biến trên thị trường;
-
Bước 2: Khảo sát xác định giá thuê máy trên thị trường;
-
Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy theo giá ca máy thuê bình quân.
b)
Phạm vi/khu vực khảo sát giá thuê máy: Khảo sát trên địa bàn các địa phương và
các địa phương lân cận.
c)
Nguyên tắc khảo sát xác định giá ca máy thuê:
-
Giá ca máy thuê trên thị trường được khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu, thống
kê giá cho thuê máy của các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh mua,
bán, cho thuê máy.
-
Giá ca máy thuê được khảo sát xác định phù hợp với chủng loại máy và thiết bị
thi công được sử dụng trong định mức dự toán ban hành, hoặc định mức dự toán
xây dựng của công trình.
d)
Nội dung khảo sát cần xác định rõ các thông tin sau:
-
Giá ca máy thuê được khảo sát xác định chỉ bao gồm toàn bộ hoặc một số các khoản
mục chi phí trong giá ca máy như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí
nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy.
Các nội dung chi phí khác liên quan đến việc cho thuê máy để đủ điều kiện cho
máy hoạt động, vận hành tại công trường (nếu có) như các khoản mục chi phí quy
định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này và chi phí vận chuyển máy móc, thiết
bị đến công trình... được tách riêng không bao gồm trong giá ca máy thuê được
khảo sát.
-
Giá ca máy thuê được khảo sát xác định tương ứng với đơn vị ca máy (theo quy
định về thời gian một ca hoạt động sản xuất thi công của định mức dự toán xây
dựng) và các hình thức cho thuê máy (cho thuê bao gồm cả vận hành hoặc chỉ cho
thuê máy không bao gồm vận hành) cùng các điều kiện cho thuê máy kèm theo.
-
Trường hợp doanh nghiệp công bố giá thuê máy theo các đơn vị thời gian thuê máy
theo giờ, theo ngày, theo tháng hoặc năm thì phải được quy đổi về giá thuê theo
ca máy để phục vụ tính toán.
-
Trường hợp hình thức cho thuê máy bao gồm cả vận hành thì thông tin khảo sát
cần xác định riêng các khoản mục chi phí liên quan đến vận hành máy (gồm chi
phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy) và các khoản mục
chi phí được phân bổ vào giá ca máy thuê (gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa
chữa, chi phí khác).
-
Khảo sát các thông tin cơ bản của máy: về thông số kỹ thuật của máy (chủng
loại, công suất, kích thước, mức độ tiêu hao nhiên liệu…); về xuất xứ của máy;
về tình trạng của máy…
-
Khảo sát các thông tin cơ bản về doanh nghiệp cho thuê máy;
đ) Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy
thuê.
Giá
ca máy thuê sau khi khảo sát được sàng lọc theo từng loại và công suất máy,
đồng thời được xử lý dữ liệu trước khi tính toán xác định giá ca máy thuê bình
quân làm cơ sở công bố, cụ thể:
-
Các khoản mục chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy
trong giá ca máy thuê khảo sát được chuẩn xác theo quy định của nhà sản xuất về
mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, thành phần thợ lái máy và các quy định xác
định giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công tại mục 1 Phụ lục này. Sau
đó tổng hợp xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm
tính toán và tổng hợp để xác định chi phí.
-
Các khoản mục chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác trong giá ca máy
thuê khảo sát được xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm
tính toán và tổng hợp để xác định chi phí.
4.
Xác định giá ca máy chờ đợi
a)
Giá ca máy chờ đợi là giá ca máy của các loại máy đã được huy động đến công
trình để thi công xây dựng công trình nhưng chưa có việc để làm nhưng không do
lỗi của nhà thầu.
b)
Giá ca máy chờ đợi gồm chi phí khấu hao (được tính 50% chi phí khấu hao), chi
phí nhân công điều khiển (được tính 50% chi phí nhân công điều khiển) và chi
phí khác của máy.
5.
Xác định giá thuê máy theo giờ
a)
Giá thuê máy theo giờ là chi phí bên đi thuê trả cho bên cho thuê để được quyền
sử dụng máy trong một khoảng thời gian tính theo giờ máy (chưa đủ một ca) để
hoàn thành đơn vị khối lượng sản phẩm xây dựng.
b)
Giá máy theo giờ bao gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ
điều khiển máy; chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa và chi phí khác được tính
toán và được phân bổ cho một giờ làm việc.
c) Tùy theo loại máy
xây dựng, tính chất công việc của công tác xây dựng, công nghệ, biện pháp thi
công, giá máy theo giờ được xác định trên cơ sở điều chỉnh giá ca máy theo ca
được công bố trong bảng giá ca máy của địa phương nhân với hệ số 1,2 hoặc khảo
sát xác định theo hướng dẫn tại mục 2.2 của Phụ lục 1 Thông tư này.