Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 06/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị

Số hiệu: 06/2008/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Đinh Tiến Dũng
Ngày ban hành: 20/03/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 06/2008/TT-BXD

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2008

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHI PHÍ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ - CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Quyết định số 06/2005/QĐ - BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích đô thị và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia thực hiện các dịch vụ công ích đô thị, Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1. Việc quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị được áp dụng cho các công tác dịch vụ sau:

- Thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải;

- Nạo vét duy trì hệ thống thoát nước;

- Duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng;

- Duy trì, phát triển hệ thống cây xanh.

1.2. Một số dịch vụ công ích đô thị như: Chế biến xử lý chất thải không qua chôn lấp, quản lý nghĩa trang, quản lý công viên, vườn thú và một số công tác dịch vụ công ích đô thị khác thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ nội dung hướng dẫn của Thông tư này quy định áp dụng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

1.3. Mọi tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện các dịch vụ công ích đô thị nêu trên đều phải tuân thủ qui định trong Thông tư này.

2. Các nguyên tắc chung quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị

2.1. Chi phí dịch vụ công ích đô thị được lập theo hướng dẫn của Thông tư này là chi phí để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị và là cơ sở để thương thảo, xem xét, quyết định giá dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch cho tổ chức, cá nhân thực hiện các dịch vụ công ích đô thị.

2.2. Việc lập và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị phải bảo đảm tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường.

II- DỰ TOÁN CHI PHÍ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ

Dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng xe máy và thiết bị, chi phí quản lý chung và lợi nhuận định mức. Dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị được xác định như sau:

Dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị

= {å

Khối lượng của từng loại công tác dịch vụ công ích đô thị

x

Đơn giá của từng loại công tác dịch vụ công ích đô thị

}+

Chi phí quản lý chung

+

Lợi nhuận định mức

1. Khối lượng của từng loại công tác dịch vụ công ích đô thị

Khối lượng của từng loại công tác dịch vụ công ích đô thị được xác định theo kế hoạch hoặc nhiệm vụ đột xuất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

2. Đơn giá của từng loại công tác dịch vụ công ích đô thị

Đơn giá của từng loại công tác dịch vụ công ích đô thị bao gồm các thành phần chi phí về vật liệu, nhân công, sử dụng xe máy và thiết bị (gọi là chi phí trực tiếp). Chi phí trực tiếp được xác định cụ thể như sau:

2.1. Chi phí vật liệu là chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ trong quá trình thực hiện các dịch vụ công ích đô thị. Chi phí vật liệu được xác định theo công thức:

Chi phí vật liệu = å

Định mức hao phí từng loại vật liệu để thực hiện một đơn vị khối lượng công việc dịch vụ công ích đô thị

x

Giá của từng loại vật liệu tương ứng

Giá vật liệu phải hợp lý và phù hợp với mặt bằng giá thị trường, xác định trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho các công tác khác có cùng tiêu chuẩn về chất lượng hoặc giá do địa phương công bố và phải đảm bảo tính cạnh tranh (giá vật liệu cấu thành trong đơn giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

2.2. Chi phí nhân công là toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp thực hiện các dịch vụ công ích đô thị và được xác định như sau:

Chi phí nhân công = å

Định mức hao phí ngày công cấp bậc của công nhân để thực hiện một đơn vị khối lượng công việc dịch vụ công ích đô thị

x

Giá nhân công ngày công cấp bậc của công nhân tương ứng

Giá nhân công ngày công cấp bậc của công nhân tương ứng được tính đúng, tính đủ tiền lương, các khoản lương phụ và phụ cấp lương (kể cả các khoản hỗ trợ lương). Giá nhân công được xác định trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định để đảm bảo tiền lương của người lao động có tính đến mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến của từng khu vực theo từng loại thợ và điều kiện lao động cụ thể, khả năng nguồn vốn và khả năng chi trả của địa phương.

2.3. Chi phí sử dụng xe máy và thiết bị là chi phí sử dụng xe máy và thiết bị trực tiếp thực hiện các dịch vụ công ích đô thị:

Chi phí sử dụng xe = å máy và thiết bị

Định mức hao phí ca xe máy và thiết bị của từng loại xe máy và thiết bị để thực hiện một đơn vị khối lượng công việc dịch vụ công ích đô thị

x

Giá ca xe máy và thiết bị tương ứng

Giá ca xe máy và thiết bị tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình hoặc từ bảng giá ca xe máy và thiết bị do địa phương quy định.

3. Chi phí quản lý chung là chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí phục vụ trực tiếp quản lý chung (bao gồm cả công cụ lao động), chi phí phục vụ công nhân, chi trả lãi vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, chi phí tiền ăn giữa ca, các khoản phí, lệ phí, chi phí thuê tài sản, thuê mặt bằng nhà xưởng (nếu có), chi phí thuê kiểm toán và các khoản chi phí khác.

Chi phí quản lý chung trong dự toán dịch vụ công ích đô thị do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định với tỷ lệ không quá 70% trên chi phí nhân công trực tiếp và được xác định tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng loại công tác dịch vụ công ích đô thị; Đối với khối lượng công tác dịch vụ công ích đô thị có chi phí sử dụng máy và thiết bị > 60% chi phí trực tiếp thì chi phí quản lý chung được tính tỷ lệ không quá 5% chi phí sử dụng xe máy và thiết bị.

Trường hợp có đặc thù riêng, tỷ lệ chi phí quản lý chung vượt quá tỷ lệ trên thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định.

4. Lợi nhuận định mức được tính tỷ lệ không quá 5% trên chi phí trực tiếp và chi phí quản lý chung trong giá dự toán thực hiện dịch vụ công ích.

III. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ

1. Hợp đồng dịch vụ công ích đô thị là hợp đồng dân sự (sau đây gọi tắt là hợp đồng), việc thực hiện dịch vụ công ích đô thị thông qua hợp đồng giữa cơ quan quản lý của địa phương với các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ công ích đô thị. Hợp đồng dịch vụ công ích đô thị là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc dịch vụ công ích đô thị. Hợp đồng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng; Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật; Các tranh chấp chưa được thoả thuận trong hợp đồng thì giải quyết trên cơ sở qui định của pháp luật có liên quan.

2. Giá hợp đồng

Giá hợp đồng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác qui định trong hợp đồng. Trong hợp đồng các bên phải ghi rõ nội dung của giá hợp đồng, trong đó cần thể hiện các khoản thuế, phí, trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí có liên quan.

Các bên căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, dự toán chi phí, đơn đặt hàng, giao kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và kết quả đàm phán hợp đồng để xác định giá hợp đồng. Giá hợp đồng có các hình thức sau:

2.1. Giá hợp đồng trọn gói (hình thức trọn gói và hình thức theo tỷ lệ phần trăm quy định trong Luật Đấu thầu) là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có quy định trong hợp đồng (nếu có); Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các công tác hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không xác định được khối lượng và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói;

2.2. Giá hợp đồng theo đơn giá cố định (hình thức theo đơn giá và hình thức theo thời gian quy định trong Luật Đấu thầu) là giá hợp đồng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh quy định trong hợp đồng (nếu có); Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các công tác hoặc gói thầu không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiện công việc và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơn giá cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá. Đơn giá cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng.

2.3. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh là giá hợp đồng mà khối lượng công việc và đơn giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp được quy định tại hợp đồng.

Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh áp dụng cho các công tác hoặc gói thầu mà ở thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc.

Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh (tại thời điểm ký kết giá hợp đồng chỉ là tạm tính) sẽ được điều chỉnh thay đổi khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện theo quy định trong hợp đồng.

2.4. Giá hợp đồng kết hợp là giá hợp đồng được xác định theo các hình thức qui định tại điểm 2.1, 2.2 và 2.3 nêu trên.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Xây dựng công bố định mức hao phí vật liệu, định mức hao phí ngày công để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác dịch vụ công ích đô thị; Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị theo nội dung của Thông tư này tại các địa phương trong cả nước.

2. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

- Tổ chức xây dựng định mức để công bố hoặc ban hành cho các công tác dịch vụ công ích đô thị tại địa phương chưa có trong hệ thống định mức dự toán dịch vụ công ích đô thị do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã có trong hệ thống định mức dự toán dịch vụ công ích đô thị được công bố nhưng chưa phù hợp với quy trình kỹ thuật, điều kiện cụ thể của địa phương.

- Hướng dẫn và quy định áp dụng định mức, đơn giá, lập và phê duyệt giá dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị tại địa phương;

- Tổ chức sắp xếp lại Công ty Nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích do mình quản lý theo chương III của Nghị định số 31/2005/NĐ - CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

- Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các công tác dịch vụ công ích đô thị nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá của Đảng và Nhà nước đối với công tác dịch vụ công ích đô thị tại địa phương;

- Định kỳ hàng năm gửi những định mức, đơn giá đã công bố hoặc ban hành trong năm về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.

3. Những công tác dịch vụ công ích đô thị có giá dịch vụ đã hình thành và tương đối ổn định tại địa phương thì cấp có thẩm quyền có thể dùng giá này và bổ sung thêm các yếu tố biến động giá thị trường (nếu có) để làm dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị;

4. Khuyến khích các Chủ đầu tư đầu tư xây dựng Khu đô thị mới hiện đã đưa vào sử dụng từng phần hoặc toàn bộ, nhưng chưa bàn giao cho chính quyền đô thị thực hiện theo quy định của Thông tư này.

5. Việc xử lý chuyển tiếp được thực hiện như sau: Hợp đồng đã được ký kết đang thực hiện dở dang hoặc dự toán chi phí (giá dịch vụ công ích đô thị) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không phải điều chỉnh, phê duyệt lại; Trường hợp cần thực hiện theo các quy định tại Thông tư này thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định.

6. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 17/2005/TT-BXD ngày 01/11/2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn phương pháp lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô thị.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ánh về Bộ Xây dựng để hướng dẫn giải quyết./.


Nơi nhận:
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- HĐND, UBND, SXD các tỉnh và thành phố trực thuộc TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Viện Kiểm sát ND tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL(Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ Xây dựng;
- Các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng;
- Lưu VP, Vụ KTTC, Vụ PC, Vụ HTKTĐT, Viện KTXD.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đinh Tiến Dũng

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 06/2008/TT-BXD

Hanoi, March 20, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE MANAGEMENT OF COSTS OF URBAN PUBLIC-UTILITY SERVICES

Pursuant to the Governments Decree No. 17/2008/ND-CP of February 4. 2008, providing for the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction:
Pursuant to the Governments Decree No. 31/2005/ND-CP of March 11, 2005, on production and provision of public-utility products and services;
Pursuant to the Finanee Ministers Decision No. 06/2005/QD-BTC of January 18, 2005. promulgating the Regulation on calculation of prices of assets, goods and services.

In order to raise the use efficiency of state budget capital, improve the quality of urban public-utility services and encourage organizations and individuals of all economic sectors to provide urban public-utility services, the Ministry of Construction guides the management of costs of urban public-utility services as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Subjects of application and scope of regulation

1.1. Cost management is applied to the following urban public-utility services:

- Collection, transport and landfill disposal of garbage:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Maintenance of public lighting systems:

- Maintenance and development of trees.

1.2. For some other urban public-utility services such as waste processing and non-landfill disposal, management of cemeteries, parks and zoos and some other services, provincial/ municipal Peoples Committees shall apply the guidance in this Circular depending on practical conditions in their localities.

1.3. All organizations and individuals that manage or use state budget capital for the provision of the above-said urban public-utility services shall abide by the provisions of this Circular.

2. General principles on the management of costs of urban public-utility services

2.1 Costs of urban public-utility services calculated under the guidance in this Circular are used for competent state agencies to determine cost estimates for urban public-utility services and serve as a basis for the negotiation, consideration and decision on the prices of public-utility services provided through bidding, order placement or plan assignment to organizations and individuals providing urban public-utility services.

2.2. Costs of urban public-utility services must be properly calculated and managed in conformity with practical conditions and objective requirements of the market mechanism.

II. ESTIMATED COSTS OF URBAN PUBLIC-UTILITY SERVICES

Estimated costs of urban public-utiliry services include material cost, labor cost, cost of machine and equipment use, general management expense and profit ratio. The estimated costs of urban public-utility services are determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



=

+

General management expense

+

Profit ratio

1. Volume of each urban public-utility service

The volume of each urban public-utility service is determined according to plans or unplanned tasks assigned by competent state agencies.

2. Unit cost of each urban public-utility service

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Material cost means expenses for principal and subsidiary materials used in the provision of urban public-utility services. Material cost is determined accordins to this formula:

Material cost

=

Wastage limit of each type of material for the perfomance of a volume unit of urban public-utility service

x

Price of each relevant type of material

The prices of materials must be reasonable and suitable to market prices and determined according to the price quotations of producers or suppliers, the prices already applied to other works of similar quality standards or prices announced by localities, and must be competitive (material prices constituting the unit price is exclusive of value-added tax).

2.2. Labor cost means all expenses for laborers directly engaged in the provision of-urban public utility services and are determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



=

Norm on workdays of workers of a certain grade sei for the performance of a volume unit of urban public-utility services

x

Workday wage of workers of relevant grande

The workday wage of workers of relevant grade must be properly calculated, consisting of all amounts of wage, additional wage and wage-based allowances (including wage supports). The workday wage is determined on the basis of the minimum wage level prescribed by a competent state agency in order to ensure payment of wage to laborers, taking into account the prevailing wage level on the labor market in each region for each type of workers and specific working conditions, limit of capital sources and payment capability of localities.

2.3. Cost of machine and equipment use means expenses for machines and equipment used for the provision of urban public-utility services:

Cost of-machine and equipment use

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Norm of shift-based wear of each machine and equipment for the volume unit of urban public- utility service

x

Cost of a shift of relevant machine and equipment

The cost of a shift of relevant machine and equipment is determined under the guidance in the Construction Ministrys Circular No. 07/2007/TT-BXD of July 25, 2007. guiding the method of determining costs of shifts of construction machines and equipment or the table of costs of shifts of machines and equipment prescribed by local administrations.

3. General managemen: expense means management expense of an enterprise, general expense for direct management (including labor tools), expense in service of workers: expenses for payment of interests on loans from banks and other credit institutions: mid-shift meal allow ances. charges, fees and expenses for hiring assets and workshop ground (if any), audit expenses and other expenses.

General management expense in the estimated cost of urban public-utility services shall be decided by provincial/municipal Peoples Committees but must not exceed 70% of direct labor expense and determined according to specific conditions of each locality and each urban public-utility service. If the cost of machine and equipment use represents more than 60% of the direct cost, the general management expense must not exceed 5% of the cost of machine and equipment use.

Provincial/municipal Peoples Committees shall consider and make decisions in special cases in which the percentage of general management expense exceeds the above rates.

4. Profit ratio must not exceed 5% of the direct cost and general management expense in the estimated cost for the provision of public-utility services.

III. CONTRACTS ON THE PROVISION OF URBAN PUBLIC-UTILITY SERVICES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Contractual price

Contractual price is a sum of money which the principal commits to pay to the contractor for a work volume performed according to quality, schedule and other requirements specified in the contract. The contracting parties shall clearly state in the contract all elements constituting the contractual price, including taxes, charges and responsibilities of involved parties to pay relevant taxes and charges.

Contracting parties shall base themselves on bidding dossiers, bids, cost estimates, goods orders and assigned plans approved by competent state agencies and negotiation results to determine contractual prices. Contractual prices may take the following forms:

2.1. Package contractual price (package or pro-data prices specified in the Bidding Law) is a contractual price which is kept unchanged throughout the course of performance of the contract regarding works falling under the signed contract, except cases where adjustments are permitted as specified in the contract (if any) the form of package contractual price appiies to works or bidding packages of which the work volume, quality and implementation time have been clearly

identified or to some cases where it is impossible to determine the work volume but the contractor has capacity, experience and documents to calculate and determine package prices and accept to take related risks:

2.2. Contractual price based on fixed unit prices (unit price-based or time-based prices specified in the Bidding Law) is a contractual price which is deteimined on the basis of the pre-calculated work volume and the unit price for each work which is fixed and kept unchanged throughout the course of performance of the contract, except when adjustments are permitted as specified in the contract (if any). The form of contractual price based on fixed unit prices applies to works or bidding packages of which work the volume cannot be exactly identified but unit prices can be determined and the contractor has enough capacity, experience and documents to calculate and determine fixed unit prices and related risks. Fixed unit prices are kept unchanged throughout the course of performance of the contract, except when adjustments are permitted as specified in the contract.

2.3. Contractual price based on adjustable prices is a contractual price calculated on the basis of the work volume and unit prices of works under the contract which may be adjusted in cases specified in the contract.

The form of contractual price based on adjustable prices applies to works or bidding packages of which the work volume or cost elements used for determining unit prices cannot be exactly identified at the time of signing the contract due to the lack of necessary conditions.

Contractual prices based on adjustable prices (at the time of signing contracts) will be adjusted when it is possible to determine work volume and unit prices as prescribed in tp.e contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Construction shall publicize wastage limits of materials and workday norms for the performance of a volume unit of urban public-utility services: and regularly or irregularly inspect the management of costs of urban public-utility services in localities nationwide in accordance with this Circular.

2. Provincial/municipal Peoples Committees shall:

- Elaborate for publicization or promulgation norms which have not yet been included in the system of norms for estimation of costs of urban public-utility services publicized by the Ministry of Construction or which have been included in the publicized system of norms but are inappropriate to local technical processes or specific conditions in service of the provision of urban public-utility services in their localities.

- Guide and provide for the application of norms and unit prices as well as the formulation and approval of estimated costs of urban public-utility services in their localities;

- Reorganize state companies performing public-utility tasks under their management according to Chapter III of the Governments Decree No. 31/2005/ND-CP of March 11, 2005, on the production and provision of public-utility products and services;

- Formulate mechanisms and policies to encourage organizations and individuals to provide urban public-utility services in order to reaiize tne Partys and States guidelines on socialization of the provision of urban public-utility services in localities;

- Annually, send norms and unit prices already publicized or promulgated to the Ministry of Construction for monitoring and management.

3. For urban public-utility services with comparatively stable prices, competent agencies may use these prices to estimate costs of urban public-utility services, taking into account fluctuations in market prices (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Transitional provisions: Signed contracts which are being performed or estimated costs (prices of urban public-utility services) which have been approved by competent authorities are not required to be readjusted or re-approved; provincial/municipal Peoples Committees shall consider and make decision on the application of this Circular when necessary.

6. This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces the. Construction Ministrys Circular No. 17/2005/TT-BXD of November 1, 2005, guiding the methods of formulating and managing costs of urban public-utility services.

Any problems arising in the course of implementation should be reported by localities to the Ministry of Construction for guidance and settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION
VICE MINISTER




Dinh Tien Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2008/TT-BXD ngày 20/03/2008 hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị do Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


30.461

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.198.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!