BỘ
TƯ PHÁP
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
02/2001/TT-BTP
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2001
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NGÀNH TƯ PHÁP NĂM 2001
Căn cứ Quyết định số 146/2000/QĐ-TTg ngày
22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán
ngân sách Nhà nước năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 207/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2001 cho Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 42/2001/QĐ-TTg ngày 15/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về
việc giao dự toán chi thường xuyên ngân sách năm 2001 cho các đơn vị trực thuộc
Bộ;
Để các đơn vị chủ động trong việc sử dụng kinh phí được cấp, Bộ hướng dẫn một số
điểm chủ yếu về biện pháp điều hành ngân sách ngành Tư pháp năm 2001 như sau:
I - PHÂN BỔ CHI NGÂN SÁCH NĂM
2001.
1 - Định mức cấp phát chi thường xuyên.
a - Lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp
(Mục 100, Mục 102, Mục 106) được cấp phát theo mức lương tối thiểu
210.000đ/tháng.
b - Năm 2001, định mức cấp phát chi khác trong
chi thường xuyên cho TAND các địa phương, cơ quan thi hành án dân sự tăng từ 6%
đến 7% so với định mức chi khác năm 2000.
c - Dự toán chi thường xuyên năm 2001 giao cho
các đơn vị được tính theo biên chế kế hoạch được giao. Đơn vị nào chưa được
giao biên chế kế hoạch thì dự toán chi thường xuyên được tính theo biên chế có
mặt. Đây là mức cấp phát tối đa khi các đơn vị có đủ biên chế theo kế hoạch được
duyệt từ đầu năm.
Số kinh phí cấp phát hàng quý được tính theo
biên chế có mặt, kể cả chi về lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp; riêng
2% kinh phí công đoàn được Bộ Tài chính cấp trực tiếp cho Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam (Thông tư Liên tịch số 76/1999/TTLT/TC-TLĐ ngày 16/06/1999 của Bộ Tài
chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Các đơn vị không phải trích nộp 2%
kinh phí công đoàn cho các tổ chức công đoàn cấp trên ở địa phương.
d - Việc cấp phát hạn mức kinh phí năm 2001.
Theo Thông tư số 06/2000/TT-BTC ngày 18/01/2000
của Bộ Tài chính (tiết 1.5, điểm 1, phần III) việc cấp phát kinh phí được thực
hiện theo dự toán được duyệt và Mục lục Ngân sách Nhà nước.
- Khi thông báo hạn mức kinh phí, Bộ thông báo
chi tiết 11 Mục: Tiền lương (Mục 100), phụ cấp lương (Mục 102), học bổng học
sinh, sinh viên (Mục 103), tiền thưởng (Mục 104), các khoản đóng góp (Mục 106),
vật tư văn phòng (Mục 110), hội nghị (Mục 112), sửa chữa thường xuyên tài sản cố
định (Mục 117), sửa chữa lớn tài sản cố định (Mục 118), chi phí nghiệp vụ
chuyên môn của ngành (Mục 119), mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn (Mục
145).
- Các mục còn lại (Mục 101, Mục 105, Mục 109, Mục
111, Mục 113, Mục 114 và Mục 144,...) được thông báo chung vào Mục 134. Khi rút
kinh phí, đơn vị được sử dụng số tiền đã cấp ở Mục 134 để chi cho các mục khác
và được hạch toán, quyết toán theo đúng các mục đã chi.
2 - Các khoản chi trong định mức chi khác bao gồm:
chi về phụ cấp phiên toà, chế độ bồi dưỡng phiên toà, chi về cưỡng chế thi hành
án, tiền mua biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ, tiền mua báo, tạp chí; tiền chi về hội
nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị chuyên đề, tiền tàu xe đi tập huấn, tiền tàu xe
đi phép năm theo chế độ; tiền bảo hiểm ôtô (chỉ mua bảo hiểm dân sự), tiền sửa
chữa thường xuyên tài sản cố định... Các đơn vị phải chủ động sắp xếp, tự cân đối
các khoản chi trong ngân sách được giao hàng năm, đảm bảo đúng chế độ tài chính
Nhà nước hiện hành.
3 - Ngoài dự toán chi thường xuyên được giao
theo định mức nói trên, trong năm 2001 các đơn vị còn được cấp bổ sung kinh phí
để chi: về trang phục theo chế độ, cấp bổ sung kinh phí xét xử cho những đơn vị
có các vụ án điểm và những đơn vị có số lượng án phải xét xử tăng đột biến, mua
sắm tài sản phục vụ công tác xét xử. Các đơn vị có nhu cầu cấp bổ sung kinh phí
nói trên phải lập dự toán trình Bộ duyệt và để bố trí kinh phí.
Việc sửa chữa lớn tài sản cố định, Bộ yêu cầu
các đơn vị dự toán thực hiện theo đúng Điều 20 Mục III Chương II Quy chế quản
lý tài sản nhà nước thuộc Bộ Tư pháp. Chỉ khi có thông báo bổ sung kinh phí đơn
vị mới được tổ chức thực hiện. Thủ tục lập dự án sửa chữa, cải tạo, mở rộng áp
dụng theo Thông tư số 96/2000/TT-BTC ngày 28/09/2000 của Bộ Tài chính.
Năm 2001, Bộ giành một khoản kinh phí để chi tiền
thưởng thi đua cho các đơn vị trong ngành, chi trợ cấp thôi việc, dự phòng kinh
phí lũ lụt, kinh phí cấp cho các đơn vị mới thành lập...
4 - Việc cấp phát và thanh toán các khoản chi
thường xuyên hàng quý được thực hiện theo các Mục chi của Mục lục Ngân sách Nhà
nước. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh dự toán chi tiết (điều chỉnh giữa các mục
chi), các đơn vị phải báo cáo Bộ để được điều chỉnh trước ngày 15/11 hàng năm
(theo qui định tại điểm 8, phần IV, Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/07/1998
của Bộ Tài chính).
5 - Hàng quý các đơn vị sử dụng ngân sách phải
thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quyết toán theo đúng qui định của Luật Ngân
sách Nhà nước, các trường hợp không gửi báo cáo quyết toán quí trước thì Bộ tạm
ngừng cấp phát kinh phí quí tiếp theo (trừ các khoản chi lương và có tính chất
lương) cho đến khi các đơn vị này gửi báo cáo quyết toán.
6 - Từ năm 2001 trở đi, Bộ yêu cầu các đơn vị dự
toán thanh toán tiền học phí cho cán bộ công chức được áp dụng theo Công văn số
617/TP-KHTC ngày 13/12/2000 của Bộ Tư pháp.
II - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NĂM 2001.
Để thường xuyên thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trong toàn ngành, Bộ yêu cầu thủ trưởng các đơn vị phải có
biện pháp cụ thể để thực hiện nghiêm túc các qui định của Nhà nước trong lĩnh vực
tài chính kế toán, cụ thể như sau:
1 - Quán triệt Chỉ thị số 32/1999/CT-TTg ngày
29/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về cải tiến nội dung, phương pháp, nâng cao
hiệu quả, triệt để thực hành tiết kiệm trong các cuộc họp, hội nghị, các đơn vị
khi tổ chức hội nghị phải hết sức tiết kiệm về thời gian và kinh phí, chi tiêu
về hội nghị phải thực hiện đúng qui định tại Thông tư số 03/1998/TT-BTP ngày
11/01/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2 - Chấn chỉnh, tăng cường quản lý tài sản Nhà
nước thuộc Bộ Tư pháp, tất cả các đơn vị dự toán phải thực hiện nghiêm túc Quyết
định số 615/2000/QĐ-BTP ngày 14/07/2000 và Chỉ thị số 02/2000/CT-BTP ngày
31/07/2000 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, từng đơn vị phải xây dựng và thực hiện
đúng nội qui quản lý tài sản trong đơn vị mình, không được sử dụng tài sản của
cơ quan như: ôtô, xe máy vào việc riêng.
3 - Các đơn vị cần quản lý chặt chẽ điện thoại của
cơ quan, không được dùng điện thoại công vào việc riêng. Việc sử dụng điện thoại
được thực hiện theo Thông tư số 04/1998/TT-BTP ngày 11/01/1999 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp. Chánh án TAND cấp tỉnh được trang bị điện thoại nhà riêng chỉ được
thanh toán tiền cước phí thuê bao theo qui định tại Thông tư số 71/TC-HCSN ngày
30/09/1995 của Bộ Tài chính qui định chế độ trang bị điện thoại tại nhà riêng.
4 - Chi về tiếp khách phải hết sức tiết kiệm và
tự thu xếp trong dự toán ngân sách được duyệt hàng năm. Các đơn vị không được
dùng rượu, bia, thuốc lá để tiếp khách (trích Điều 13 Nghị định số
38/1998/NĐ-CP ngày 09/06/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh
thực hành tiết kiệm chống lãng phí).
5 - Chấn chỉnh việc thanh toán khoán công tác
phí, đảm bảo chi đúng chế độ, đúng đối tượng, việc thanh toán công tác phí phải
thực hiện đúng theo Thông tư số 02/1998/TT-BTP ngày 11/01/1999 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp.
Nghiêm cấm các đơn vị lập danh sách thanh toán
tiền công tác phí cho mọi cán bộ công chức trong cơ quan như một khoản trợ cấp
hàng tháng.
6 - Thực hiện nghiêm túc chủ trương công khai
tài chính theo qui định tại Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 của
Thủ tướng Chính phủ.
Đầu năm ngân sách, thủ trưởng các đơn vị dự toán
phải phổ biến cho cán bộ công chức biết về định mức chi thường xuyên qui định tại
Thông tư này. Cuối năm, khi tổng kết năm, thủ trưởng đơn vị phải báo cáo công
khai số kinh phí được ngân sách Nhà nước cấp trong năm, kể cả tiền và hiện vật
do địa phương cấp (nếu có) và tình hình sử dụng kinh phí trong năm cho cán bộ
công chức biết để kiểm tra, giám sát việc chi tiêu của đơn vị.
7 - Chấn chỉnh công tác tài chính kế toán, đề
cao kỷ luật tài chính, thực hiện nghiêm Nghị định số 49/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Thủ trưởng các
đơn vị phải chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của đơn vị. Mọi khoản chi
phải có chứng từ hợp lý và được thủ trưởng duyệt thì kế toán mới cho thanh
toán.
Nghiêm cấm thủ trưởng đơn vị duyệt chi khi không
có chứng từ kế toán hoặc lập chứng từ giả, chi không đúng chế độ.
8- Kế toán các đơn vị dự toán phải mở sổ theo
dõi các khoản tạm thu, tạm ứng. Các khoản tạm ứng phải được thanh toán dứt điểm
không để nợ tồn đọng. Hết năm ngân sách, nếu người tạm ứng không đủ chứng từ
thanh toán hoàn ứng thì phải nộp lại số tiền đã tạm ứng chưa thanh toán hết.
Mọi khoản chi phải thực hiện theo dự toán được
duyệt. Các trường hợp được địa phương hỗ trợ kinh phí để tổ chức xét xử hoặc
thi hành án đều phải được hạch toán rõ ràng trên sổ sách kế toán.
9 - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
tài chính của ngành, của Sở Tư pháp đối với tình hình sử dụng kinh phí của các
đơn vị dự toán các cấp. Thủ trưởng các đơn vị phối hợp cùng tổ chức công đoàn,
thanh tra công nhân viên chức giám sát hoạt động tài chính của đơn vị nhằm phát
hiện, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong đơn vị.
Trên đây là một số biện pháp chủ yếu để điều
hành dự toán chi Ngân sách năm 2001. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc,
các đơn vị phản ánh về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để xem xét giải quyết.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký,
yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thông báo cho toàn thể cán bộ viên chức trong đơn
vị biết và thực hiện.
Nơi nhận:
- TAND địa phương
- Sở Tư pháp tỉnh
- Phòng Thi hành án địa phương
- Các đơn vị thuộc Bộ
- Lưu VP, Vụ KHTC
|
K/T BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Sản
|
PHỤ LỤC
ĐỊNH MỨC CẤP PHÁT CHI VỀ HÀNG HOÁ,DỊCH VỤ VÀ CHI KHÁC TỪ
NĂM 1997 - 2001
(Kèm
theo Thông tư số 02/2001/TT-BTP ngày 30 tháng 01 năm 2001)
I - ĐỊNH MỨC CẤP PHÁT.
TT
|
Tên đơn vị
|
Định mức cấp
phát đồng/1 người/tháng
|
I
|
Khối Toà án nhân dân
|
|
1
|
TAND cấp tỉnh, TP trực thuộc
TW
|
610.000
|
2
|
TAND quận, thành phố, thị xã
thủ phủ của tỉnh
|
530.000
|
3
|
TAND các huyện thị còn lại
|
480.000
|
II
|
Khối Thi hành án
|
|
1
|
Phòng THA tỉnh, thành phố
|
610.000
|
2
|
Đội THA quận, thành phố, thị
xã thủ phủ của tỉnh
|
530.000
|
3
|
Đội THA các huyện thị còn lại
|
480.000
|
Định mức cấp phát năm 2001 cho
TAND tỉnh, Phòng THA cao hơn định mức cấp phát năm 2000 từ 6% đến 7%.
II - CÁCH XÁC ĐỊNH MỨC CHI
NÓI TÊN CỦA MỘT ĐƠN VỊ DỰ TOÁN.
Dự toán chi năm
|
=
|
Định mức cấp
phát tháng
|
x
|
Biên chế kế
hoạch
|
x
|
12 tháng
|
Mức chi quí
|
=
|
Định mức cấp
phát tháng
|
x
|
Biên chế có
mặt
|
x
|
3 tháng
|
Mức chi nói trên được phân bổ
vào Mục 110, Mục 112, Mục 117, Mục 119, Mục 134, Mục 145.