BỘ NGOẠI GIAO
---------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/2021/TB-LPQT
|
Hà Nội, ngày 04 tháng
02 năm 2021
|
THÔNG BÁO
VỀ
VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều
56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về Quy
chế tài chính và quản lý sử dụng vốn viện trợ không hoàn
lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào, ký tại Hà Nội ngày 06
tháng 12 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 06 tháng 12 năm 2020.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi văn bản
Thỏa thuận theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP
VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ngự
|
HIỆP ĐỊNH
TƯƠNG
TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào (sau đây gọi là “các Bên”),
Mong muốn tăng cường hợp tác nhằm đấu tranh có hiệu
quả với các loại tội phạm,
Trên cơ sở tôn trọng các quyền con người
và quy định pháp luật,
Đã thỏa thuận như sau:
Điều
1
Mục
đích của Hiệp định
Phù hợp với các quy định của Hiệp định
này và pháp luật hiện
hành của mỗi Bên, các Bên dành cho nhau sự tương trợ ở mức tối đa trong các
vấn đề về hình sự.
Điều
2
Sử
dụng thuật ngữ
Nhằm mục đích của Hiệp định này,
(a) thuật ngữ “chứng cứ” bao gồm tài
liệu, hồ sơ và các đồ vật có tính
chất chứng cứ khác;
(b) thuật ngữ “tài sản” là các loại tài sản, hữu hình
hay vô hình, cố định hay di
động, và các tài liệu hay công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối
với tài sản đó;
(c) thuật ngữ “công cụ, phương tiện phạm
tội” là bất kỳ tài sản đã, đang hoặc sẽ được sử dụng
để thực hiện tội phạm hình sự;
(d) thuật ngữ “tài sản do phạm tội mà có” là bất kỳ
tài sản có nguồn gốc hoặc có được một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc thực hiện
tội phạm hình sự;
(e) thuật ngữ “phong tỏa” hoặc “thu giữ” là việc
tạm thời cấm chuyển giao, chuyển
đổi, định đoạt hoặc
di chuyển tài sản hoặc tạm
thời trông coi hay quản lý
tài sản trên cơ sở một lệnh
do tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác ban hành;
(f) thuật ngữ “tịch thu” bao
gồm việc tước đoạt khi có thể áp dụng,
sẽ là tước đoạt
vĩnh viễn tài sản theo lệnh
của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
Điều
3
Phạm
vi tương trợ
1. Phạm vi tương trợ có thể bao gồm:
a) tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;
b) triệu tập người làm chứng và người giám định;
c) thu thập chứng cứ và lấy lời
khai;
d) chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình
sự;
e) chuyển giao tạm thời người đang chấp hành hình
phạt tù tại Bên được yêu cầu
đến Bên yêu cầu để
hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ;
f) tổ chức đưa người khác hỗ trợ điều
tra hoặc cung cấp chứng cứ tại Bên yêu cầu;
g) áp dụng các biện pháp nhằm truy tìm, kê biên, phong tỏa, thu giữ hoặc
tịch thu tài sản do phạm tội
mà có và/hoặc công cụ, phương tiện
phạm tội;
h) trao đổi thông tin;
i) các hình thức tương trợ khác phù hợp với mục
đích của Hiệp định
này và không trái với
pháp luật của Bên được yêu cầu.
2. Hiệp định này không áp dụng đối với:
a) dẫn độ, bắt hoặc giam giữ người để dẫn độ;
b) thi hành bản án hình sự
của Bên yêu cầu ở Bên được yêu cầu, trừ những trường hợp pháp luật của
Bên được yêu cầu và Hiệp định này cho phép;
c) chuyển giao người đang chấp
hành hình phạt tù để tiếp tục thi
hành án.
Điều
4
Cơ
quan trung ương
1. Mỗi Bên chỉ định Cơ quan trung ương vì mục
đích thi hành Hiệp định này.
2. Cơ quan dưới đây sẽ được coi là Cơ quan trung
ương kể từ khi Hiệp
định bắt đầu có hiệu lực:
a) Đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
b) Đối với nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào là Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Các Bên sẽ thông báo cho
nhau khi có bất kỳ sự thay
đổi nào về Cơ quan trung
ương quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Các Cơ quan trung ương liên hệ trực tiếp
với nhau để thực hiện Hiệp định này. Trong trường hợp cần thiết, các
Bên có thể liên hệ qua kênh ngoại giao.
5. Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới của các Bên
có thể liên hệ
trực tiếp với nhau
trong việc chuyển giao, tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp về
hình sự, đồng thời phải báo cáo cho Cơ quan trung ương của nước mình.
Điều
5
Nội
dung về hình thức văn bản yêu cầu tương trợ
1. Văn bản yêu cầu tương trợ phải nêu rõ:
a) tên, địa chỉ cơ quan lập yêu
cầu;
b) tên, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ
quan được
yêu cầu;
c) họ tên, địa chỉ thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân,
tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến
yêu cầu;
d) nội dung tương trợ, mục
đích của yêu cầu, tóm tắt nội dung vụ án và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật
và hình phạt có thể
được áp dụng, tiến
độ điều tra, truy
tố,
xét xử và thời hạn mong muốn
thực hiện yêu cầu.
2. Văn bản yêu cầu tương trợ cũng có thể bao gồm:
a) đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và
nơi ở của đối tượng trong
vụ án hình sự hoặc những
người có thông tin liên quan đến vụ án đó;
b) vấn đề cần thẩm vấn, câu hỏi
đặt ra, mô tả tài liệu, hồ sơ hoặc vật chứng được đưa ra và nếu có thể thì mô tả đặc điểm, hình
dạng người được yêu cầu xuất trình tài liệu, hồ sơ, vật chứng đối với yêu cầu thu thập
chứng cứ;
c) nội dung công việc, câu hỏi, yêu cầu
đối với người làm chứng, người giám định được triệu
tập;
d) mô tả về tài sản và nơi có
tài sản cần
tìm, căn cứ để
xác định tài sản do phạm
tội mà có và/hoặc công cụ,
phương tiện phạm tội đang tồn tại ở Bên được yêu cầu và có thể thuộc quyền tài
phán của Bên yêu cầu và việc thực hiện bản án, quyết định của tòa án đối với yêu cầu về khám
xét, thu giữ hoặc truy tìm, tịch thu tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công
cụ, phương tiện phạm tội;
e) biện pháp cần áp dụng đối với yêu cầu tương trợ
có thể dẫn đến việc phát hiện hoặc thu giữ tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương
tiện phạm tội;
f) yêu cầu hoặc thủ tục của Bên yêu cầu để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện yêu cầu tương trợ, cách thức hoặc hình thức cung
cấp thông tin,
chứng cứ, tài liệu, đồ vật;
g) mức độ bảo mật và lý do kèm theo;
h) mục đích, dự định thời gian
và lịch trình
chuyến đi trong trường hợp người có thẩm quyền của Bên yêu cầu cần
phải đến lãnh thổ của Bên được yêu cầu
vì mục đích thực hiện yêu cầu tương
trợ;
i) bản án, quyết định hình
sự của tòa án và tài liệu, chứng cứ hoặc thông tin khác cần thiết cho
việc thực hiện yêu cầu tương trợ.
3. Nếu Bên được yêu cầu xét thấy thông
tin trong văn bản yêu cầu không đủ
để thực hiện
yêu cầu tương trợ theo Hiệp định này, thì đề nghị bổ sung thông tin bằng văn bản và ấn định
thời hạn cụ thể trả lời
kết quả bổ sung.
4. Yêu cầu tương trợ phải được lập
thành văn bản, trừ
trường hợp Bên được yêu cầu chấp nhận yêu cầu tương trợ bằng các hình thức khác trong
trường hợp khẩn cấp. Sau đó, Bên yêu cầu phải kịp thời
xác nhận bằng văn
bản cho
Bên được yêu cầu.
5. Yêu cầu tương trợ và tài liệu kèm
theo được lập bằng ngôn
ngữ của Bên yêu
cầu kèm theo bản dịch sang ngôn ngữ của Bên được yêu cầu hoặc ngôn ngữ khác mà Bên được yêu cầu
chấp nhận.
Điều
6
Từ
chối hoặc hoãn thực hiện tương trợ
1. Việc tương trợ theo Hiệp
định này sẽ bị từ chối nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu không phù hợp với điều ước quốc tế mà
Bên được yêu cầu là thành viên, hoặc
không phù hợp với pháp luật của
Bên được yêu cầu;
b) Việc thực hiện yêu cầu có thể gây phương hại
đến chủ quyền, an ninh quốc gia của Bên được yêu cầu;
c) Yêu cầu liên quan đến
việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án,
được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Bên được yêu cầu;
d) Yêu cầu liên quan đến
hành vi phạm tội đã hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Bên được yêu cầu;
e) Yêu cầu liên quan đến hành vi không cấu thành tội phạm
theo quy định của pháp luật Bên được yêu cầu.
2. Tương trợ có thể bị Bên được yêu cầu hoãn thực hiện
nếu việc thực hiện yêu cầu tương trợ cản trở các thủ tục tố tụng hình sự đang được
tiến hành trên lãnh thổ của Bên được
yêu cầu.
3. Khi từ chối hoặc hoãn thực hiện yêu
cầu tương trợ theo quy định của Điều này, Bên được yêu cầu phải:
a) thông báo ngay cho Bên yêu cầu về lý do từ
chối hoặc hoãn; và
b) trao đổi với Bên yêu cầu để xác nhận khả
năng thực hiện tương trợ với các điều kiện mà Bên được yêu cầu cho là cần thiết.
4. Nếu Bên yêu cầu chấp nhận
việc tương trợ với những điều kiện quy định tại khoản 3.b thì phải tuân thủ các điều
kiện đó.
Điều
7
Thực
hiện yêu cầu tương trợ
1. Bên được yêu cầu sẽ thực hiện ngay
các yêu cầu tương trợ phù hợp với pháp luật nước mình và theo trình tự, thủ tục do Bên yêu
cầu đề nghị nếu không trái với quy định pháp luật nước mình.
2. Nếu có đề nghị, Bên được yêu cầu
sẽ thông báo cho Bên yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện yêu cầu tương trợ.
3. Bên được yêu cầu phải kịp thời
thông báo cho Bên yêu cầu về các tình huống phát sinh có thể trì hoãn việc
thực hiện
yêu cầu
tương trợ.
4. Cơ quan trung ương của Bên được yêu cầu
sẽ kịp thời thông báo cho Cơ quan trung ương của Bên yêu cầu về kết quả thực
hiện yêu cầu tương trợ.
Điều
8
Tống
đạt giấy tờ
1. Trong phạm vi pháp luật nước mình
cho phép, Bên được yêu cầu kịp thời
thực hiện yêu cầu về tống đạt giấy tờ.
2. Trường hợp yêu cầu tống đạt giấy
triệu tập người làm chứng, người giám định, Bên yêu cầu phải gửi giấy triệu tập
cho Bên được yêu cầu không ít hơn chín mươi (90) ngày trước ngày dự định người
đó có mặt tại Bên yêu cầu.
Trong trường hợp khẩn cấp, Bên được yêu cầu có thể không áp dụng thời hạn này.
3. Bên được yêu cầu phải chuyển
cho Bên yêu cầu văn
bản xác
nhận đã tống đạt giấy tờ. Nếu việc tống
đạt không thực hiện được, Bên yêu cầu phải được thông báo lý do.
Điều
9
Cung
cấp thông tin
1. Bên được yêu cầu sẽ cung
cấp các
bản sao tài liệu,
hồ sơ hoặc thông
tin
liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự.
2. Bên được yêu cầu có thể cung cấp bản sao của
bất kỳ tài liệu, hồ sơ hoặc thông
tin với cùng cách thức và điều kiện như đối với trường hợp cung cấp cho các cơ
quan có thẩm quyền nước mình.
3. Bên được yêu cầu có thể cung cấp bản
sao có chứng thực của các tài liệu hoặc hồ sơ, trừ khi Bên yêu cầu đề nghị cung cấp bản gốc.
Điều
10
Trả
lại tài liệu cho Bên được yêu cầu
Theo đề nghị của Bên được yêu cầu,
Bên yêu cầu phải trả lại tài liệu đã được cung cấp theo Hiệp định này khi những
tài liệu đó không còn cần cho các vấn đề hình sự
được nêu trong yêu cầu tương trợ.
Điều
11
Khám
xét và thu giữ
1. Trong phạm vi pháp luật của mình, Bên được yêu cầu thực hiện
việc khám người hoặc
khám xét địa điểm
nhằm tìm kiếm và thu giữ giấy tờ, tài liệu hoặc đồ vật là chứng cứ trong vụ án hình sự mà
Bên yêu cầu đang tiến
hành. Trong trường hợp này, các quyền của bên thứ ba ngay tình được tôn trọng
và
bảo vệ.
2. Bên được yêu cầu, ngay khi có thể,
phải thông báo cho Bên yêu cầu về kết
quả khám xét, địa điểm, hoàn cảnh của việc thu giữ và việc bảo quản tài liệu, hồ
sơ hoặc đồ vật thu giữ được.
Điều
12
Thu
thập chứng cứ và lấy lời khai
1. Trong phạm vi pháp luật của mình
và nếu có yêu cầu, Bên được yêu cầu lấy lời khai hoặc bản tường trình của những người
liên quan hoặc yêu cầu họ đưa ra chứng cứ để chuyển cho Bên yêu cầu.
2. Người mà Bên được yêu cầu
sẽ thu thập chứng cứ theo yêu cầu tương trợ phù hợp với Điều này có thể từ chối cung cấp
chứng cứ trong các trường hợp sau:
a) pháp luật của Bên được yêu cầu cho
phép hoặc bắt buộc người
đó từ chối
cung cấp chứng cứ
trong các trường hợp tương tự khi thủ tục tố tụng được tiến hành trên lãnh
thổ của Bên được
yêu cầu; hoặc
b) pháp luật của Bên yêu cầu cho phép
hoặc bắt buộc người đó từ chối cung cấp chứng cứ trong các
trường hợp tương tự khi thủ tục tố tụng được tiến hành trên lãnh thổ của Bên yêu cầu.
3. Nếu người trên lãnh thổ của Bên được
yêu cầu cho rằng pháp luật của Bên yêu cầu có quy định về quyền hoặc nghĩa vụ phải từ chối cung cấp chứng
cứ, thì Cơ quan trung ương của Bên yêu cầu, nếu được yêu cầu, phải cung cấp một
văn bản xác nhận cho Cơ quan trung ương của Bên được yêu cầu về quy
định về quyền hoặc nghĩa vụ đó. Trong trường hợp không có căn cứ ngược lại,
thì văn bản xác nhận đó sẽ
là một căn cứ đầy
đủ về những vấn đề được nêu trong đó.
4. Theo Điều này, việc thu thập chứng
cứ bao gồm cả việc thu thập tài liệu, hồ sơ hoặc các đồ vật khác.
Điều
13
Chuyển
giao tạm thời người đang chấp hành hình phạt tù để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp
chứng cứ tại Bên yêu cầu
1. Người đang chấp hành hình phạt tù
trên lãnh thổ của Bên
được yêu cầu, theo đề nghị của Bên yêu
cầu, có thể được chuyển giao tạm thời
cho Bên yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc
cung cấp chứng cứ trên
lãnh thổ của Bên yêu
cầu.
2. Bên được yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành
hình phạt tù cho Bên yêu cầu chỉ khi:
a) người đó đồng ý với việc
chuyển giao để hỗ trợ điều tra hay cung
cấp chứng cứ; và
b) bên yêu cầu đồng ý tuân thủ các điều
kiện cụ thể do Bên được yêu cầu đưa ra
liên quan đến việc giam
giữ và bảo đảm an toàn cho
người được chuyển giao.
3. Khi Bên được yêu cầu thông
báo cho Bên yêu cầu là không
cần giam giữ người bị chuyển giao nữa, thì người đó sẽ được trả tự do và được đối xử như đối với người quy định
tại Điều 14.
4. Người được chuyển giao theo
quy định của Điều này sẽ được trao trả
cho Bên được yêu
cầu theo
cách thức hai bên đã thỏa thuận ngay sau khi đã cung cấp chứng cứ hoặc vào thời điểm sớm hơn nếu sự có
mặt của người đó không còn cần thiết. Thời gian người đang chấp hành
hình phạt tù bị dẫn giải, lưu lại ở Bên yêu cầu được tính vào thời hạn chấp
hành hình phạt tù của người
đó.
Điều
14
Tổ
chức đưa người khác hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ tại Bên yêu cầu
1. Theo đề nghị của Bên yêu cầu,
Bên được
yêu cầu có thể
đưa một người không phải
là
người quy định tại Điều
13 của Hiệp định này đến lãnh thổ của Bên yêu cầu để hỗ trợ điều
tra hoặc cung cấp chứng cứ tại lãnh thổ của
Bên yêu
cầu.
2. Bên được yêu cầu, nếu đồng ý
với các biện pháp bảo đảm an toàn
mà Bên yêu cầu cam kết áp dụng bằng văn bản, sẽ đề nghị người đó
cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra trên lãnh thổ của Bên yêu
cầu. Người đó sẽ được thông báo
về điều kiện ăn ở, đi lại tại Bên yêu cầu, số tiền trợ cấp hoặc chi phí được hưởng.
Bên được yêu cầu sẽ thông báo ý kiến của người đó cho Bên yêu cầu và
nếu người đó chấp thuận
thì tiến hành các bước cần thiết để thực
hiện yêu cầu tương trợ.
Điều
15
Chuyển
giao truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Các Bên có thể chuyển giao cho
nhau thông tin liên
quan
đến các tình tiết có thể
cấu thành tội phạm thuộc quyền tài phán của Bên tiếp nhận để có thể tiến hành các thủ tục tố tụng
hình sự trên lãnh thổ của Bên tiếp nhận.
2. Bên tiếp nhận phải thông báo cho Bên
chuyển giao về các biện pháp đã áp dụng, và nếu
có thể, kết quả của các
thủ tục tố tụng hình sự đã được tiến
hành trên cơ sở thông tin đó bằng việc chuyển giao bản chính hoặc bản sao có chứng
nhận quyết định cuối cùng.
3. Phù hợp với quy định pháp luật
nước mình và các Hiệp định có
liên quan, nếu
khi gửi ủy
thác truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị can, bị cáo đang bị giam trên lãnh thổ của Bên chuyển
giao, thì Bên chuyển
giao phải dẫn độ bị can, bị cáo đó cho Bên tiếp nhận.
Điều
16
Bảo
đảm an toàn
1. Người có mặt trên
lãnh thổ Bên yêu cầu
theo yêu cầu tương trợ tại Điều 13 hoặc Điều 14 Hiệp
định này sẽ:
a) Không bị giam giữ, truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc bị áp dụng hình phạt trên
lãnh thổ của Bên yêu cầu, cũng như không phải tham gia bất kỳ vụ kiện
dân sự nào nếu vụ kiện dân sự đó không thể tiến hành khi người đó không ở
trên lãnh thổ của
Bên yêu cầu, đối với hành vi được
cho là xảy ra trước khi người này
rời lãnh thổ của
Bên được yêu cầu;
b) Không phải cung cấp chứng
cứ theo bất kỳ thủ tục tố tụng hình sự nào và giúp đỡ bất kỳ việc điều
tra hình sự nào ngoài phạm
vi vấn
đề hình sự đã nêu
trong yêu cầu tương trợ, nếu người đó không đồng ý.
2. Khoản 1 Điều này không áp dụng nếu người đó đã được tự do rời
khỏi lãnh thổ của Bên yêu
cầu, nhưng đã không rời khỏi
trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ khi được thông báo chính thức rằng
sự có mặt của người đó là không còn cần thiết nữa hoặc đã rời khỏi nhưng tự quay trở lại.
3. Người không đồng ý cung cấp chứng cứ
hay hỗ trợ điều tra theo Điều 13 hoặc Điều 14 của Hiệp định này không phải chịu
bất kỳ hình phạt
hay biện pháp cưỡng chế nào của Bên yêu cầu hay Bên được yêu cầu.
4. Người đồng ý cung cấp
chứng cứ hay hỗ trợ điều tra
theo Điều 13 hoặc Điều 14 Hiệp định này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
vì những lời khai của họ,
trừ việc họ khai
báo gian dối.
Điều
17
Tài
sản do phạm tội mà có và công cụ, phương tiện phạm tội
1. Bên được yêu cầu, theo yêu cầu, sẽ cố gắng xác
định xem có tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương
tiện phạm tội có
trong phạm vi lãnh thổ của mình hay không và thông báo cho Bên
yêu cầu kết quả điều tra của
mình.
2. Trong trường hợp tìm thấy tài sản
nghi là do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội, Bên được yêu cầu
sẽ áp dụng các biện
pháp mà pháp luật nước
mình cho phép để phong tỏa hoặc thu giữ và thực hiện quyết định có hiệu lực cuối
cùng về tịch thu tài sản do
phạm tội mà có và/hoặc công
cụ, phương tiện phạm tội của cơ quan có thẩm quyền của Bên
yêu cầu. Trong phạm vi pháp luật nước mình cho phép, Bên được yêu
cầu có thể trả lại tài sản do phạm tội
mà có và/hoặc công cụ,
phương tiện phạm tội cho Bên yêu cầu. Việc trả lại
chỉ được thực hiện khi đã có quyết định cuối cùng đối với tài sản do phạm tội mà
có và/hoặc công cụ,
phương tiện phạm tội của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu.
3. Khi áp dụng Điều này, các quyền
chính đáng của bên thứ ba
ngay tình có liên quan sẽ được
tôn trọng và bảo vệ theo pháp luật của Bên được yêu cầu.
Điều
18
Bảo
mật và giới hạn sử dụng
1. Bên được yêu cầu có thể đề nghị bảo mật
thông tin hay chứng cứ được cung cấp hoặc nguồn của những thông tin hay chứng cứ
đó. Việc tiết lộ hoặc sử dụng phải phù hợp với pháp luật Bên yêu cầu
và được sự đồng
ý bằng văn bản
của Bên được
yêu
cầu.
2. Bên yêu cầu có thể đề nghị giữ bí mật nội
dung của yêu cầu tương trợ và các tài liệu kèm
theo yêu cầu tương trợ. Nếu yêu
cầu tương trợ chỉ có thể được thực hiện khi vi phạm các điều kiện về bảo
mật, Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu
cầu trước khi
thực hiện yêu cầu tương trợ và Bên yêu cầu sẽ quyết định việc yêu cầu có
thể được thực hiện toàn bộ hoặc từng phần.
3. Bên yêu cầu phải bảo đảm rằng thông tin
hoặc chứng cứ thu thập được sẽ được bảo
vệ, không để mất mát, bị tiếp cận, sử dụng, sửa đổi, tiết lộ trái
phép hoặc bị lạm dụng.
4. Bên yêu cầu không được sử dụng hoặc tiết
lộ thông tin hoặc chứng cứ thu thập được theo Hiệp định này vào những mục đích
khác ngoài những mục đích
đã nêu rõ trong
yêu cầu tương trợ mà không được sự đồng ý trước bằng
văn bản của Bên được yêu cầu.
Điều
19
Chứng
nhận và chứng thực
1. Văn bản yêu cầu
tương trợ, các tài liệu kèm theo và tài liệu hoặc
đồ vật là kết
quả thực hiện một yêu cầu tương trợ không đòi hỏi bất kỳ hình thức chứng
nhận hay chứng thực nào trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trong trường hợp cụ thể khi Bên được yêu cầu
hoặc Bên yêu cầu đòi hỏi các tài liệu hoặc đồ vật phải được
chứng thực, thì tài liệu hoặc đồ vật đó phải được chứng thực đầy đủ theo cách thức quy định tại khoản 3 Điều
này.
3. Tài liệu hoặc đồ vật được xác định
là đã chứng thực
theo Hiệp định này nếu tài liệu hoặc đồ vật đó được ký và đóng dấu chính
thức bởi người và cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật của Bên gửi.
Điều
20
Đại
diện và chi phí
1. Trừ trường hợp Hiệp
định này quy định khác, Bên được yêu cầu sẽ đại diện cho quyền lợi
của Bên yêu cầu trong suốt quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ.
2. Bên được yêu
cầu phải chịu chi
phí thực hiện yêu cầu
tương trợ, trừ các chi phí dưới đây do Bên yêu cầu chi trả:
a) Các chi phí gắn với việc đưa người đến hoặc đi từ
lãnh thổ của Bên được
yêu cầu và sinh hoạt phí, lệ phí hoặc chi phí người đó được hưởng trong thời
gian có mặt trên lãnh thổ của Bên yêu cầu
theo yêu cầu tương trợ quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 cửa Hiệp định này;
b) Các chi phí gắn với việc chuyên chở các
nhân viên dẫn giải hoặc hộ tống;
c) Chi phí trưng cầu giám định;
d) Chi phí liên quan tới việc phiên
dịch, biên dịch và sao chép tài liệu và thu thập chứng cứ bằng hình ảnh, qua cầu truyền
hình hoặc các
phương tiện kỹ thuật khác từ Bên được yêu cầu tới Bên
yêu cầu;
e) Chi phí liên
quan đến việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có; và
f) Các chi phí bất thường
phát sinh trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ khi Bên được yêu cầu đề
nghị.
Điều
21
Mối
quan hệ với các thỏa thuận khác
Hiệp định này không ngăn cản một Bên thực
hiện tương trợ cho Bên kia
theo một thỏa thuận hay điều ước quốc tế khác mà các Bên là thành viên.
Điều
22
Tham
vấn
Các Bên sẽ tham vấn lẫn nhau tại thời
điểm do các Bên thỏa thuận nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Hiệp định này. Các Bên cũng có thể thỏa thuận về
các biện pháp
thực tế nếu thấy cần thiết để
tạo điều kiện cho việc
thi hành Hiệp định này.
Điều
23
Giải
quyết bất đồng
Bất kì bất đồng nào
trong giải thích hay áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết bằng
việc tham vấn giữa các Bên.
Điều
24
Hiệu
lực và chấm dứt Hiệp định
1. Hiệp định này:
a) phải được phê chuẩn và có hiệu lực vào ngày thứ
ba mươi (30) sau ngày trao đổi thông báo sau cùng qua đường ngoại giao về việc hoàn
thành thủ tục pháp luật trong nước về phê chuẩn Hiệp định để Hiệp định có hiệu lực;
b) được áp dụng đối với yêu cầu được
lập sau khi Hiệp định có hiệu lực, kể cả yêu cầu có liên quan đến hành vi xảy ra trước
khi Hiệp định có hiệu lực;
c) có thể được sửa đổi, bổ sung khi
cả hai Bên đồng ý. Trong trường
hợp sửa đổi, bổ sung, văn bản sửa đổi, bổ
sung là
một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
2. Kể từ khi Hiệp định
này có hiệu lực, các Điều 1 đến 16 và Điều 74 của
Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 06 tháng 7 năm 1998 tại Hà Nội sẽ không được áp
dụng đối với hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự giữa các Bên và các Điều 54
đến 58 của Hiệp định này sẽ chấm dứt hiệu lực.
3. Mỗi Bên có thể chấm dứt
Hiệp định này bằng
việc thông báo bằng văn bản cho
Bên kia. Hiệp định sẽ chấm dứt hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày Bên kia
nhận được thông báo về việc chấm dứt Hiệp định.
4. Trong trường hợp chấm dứt hiệu lực,
Hiệp định này vẫn tiếp tục áp dụng đối với yêu cầu được đưa ra
trước ngày chấm dứt Hiệp định.
Để làm bằng, những người ký tên dưới
đây được
Nhà nước của mình ủy quyền hợp thức,
đã ký Hiệp định này.
Làm tại thủ đô Viêng Chăn, ngày 08 tháng 01 năm 2020, thành
hai bản, mỗi bản bằng
tiếng Việt, tiếng Lào và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong
trường hợp có sự khác nhau
trong việc giải thích Hiệp định này thì sẽ căn cứ vào bản tiếng
Anh.
THAY MẶT
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Lê Minh Trí
Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
|
THAY MẶT
NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Khamsane SOUVONG
Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
|
TREATY
ON
MUTUAL LEGAL ASSISTANCE IN CRIMINAL MATTERS BETWEEN THE SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM AND THE LAO PEOPLE’S DEMOCRATIC REPUBLIC
The Socialist Republic of Viet Nam and
the Lao People’s Democratic Republic (hereinafter referred to as the Parties),
Desiring to enhance their cooperation
to effectively combat crimes,
Having due regard for human rights and
the rule of law,
Have agreed as fellows:
Article
1
Object
of the Treaty
The Parties shall, in accordance with
this Treaty and their respective domestic laws, provide to each other the
widest mutual assistance in criminal matters.
Article
2
Use
of Terms
For the purposes of this Treaty,
(a) the term “items of evidence”
includes documents, records and other articles of evidence;
(b) the term “property” shall mean
assets of every kind, whether corporeal or incorporeal, movable or immovable,
tangible or intangible, and legal documents or instruments evidencing title to
or interest in such assets;
(c) the term “instrumentalities of crime”
shall mean any property that has been used, being used or intended to be used
in the commission of a criminal offence;
(d) the term "proceeds
of crime" shall mean any assets derived from or obtained, directly or
indirectly, through the commission of a criminal offence;
(e) the term “freezing” or “seizure”
shall mean temporarily prohibiting the transfer, conversion, disposition or
movement of property or temporarily assuming custody or control of property on
the basis of an order issued by a court or other competent authority;
(f) the term “confiscation”, which
includes forfeiture where applicable, shall mean the permanent deprivation of
property by order of a court or other competent authority.
Article
3
Scope
of Assistance
1. Assistance may consist of:
a) serving documents;
b) summoning witness and expert;
c) taking evidence and obtaining
statements;
d) transfer of proceedings in criminal
matters;
e) temporary transfer of sentenced
persons in the Requested Party to appear in the Requesting Party to assist in
investigations or give evidence;
f) arrangement of other persons to assist in
investigations or give evidence in the Requesting Party;
g) taking measures to trace, restrain,
freeze, seize or confiscate proceeds and/or instrumentalities of crime;
h) exchanging information;
i) any other form of assistance
consistent with the objects of this Treaty which is not inconsistent with the law
of the Requested Party.
2. This Treaty does not apply to:
a) the extradition, or the arrest or
detention of any person with & view to extraditing that person;
b) the enforcement in the Requested
Party of criminal judgments imposed in the Requesting Party, except to the extent
permitted by the law of the Requested Party and this Treaty;
c) the transfer of sentenced persons
to serve sentences.
Article
4
Central
Authority
1. Each Party shall designate a
Central Authority for the purpose of the implementation of this Treaty.
2. The following agencies are
designated as the Central Authorities as this Treaty comes into effect:
a) the Central Authority of the
Socialist Republic of Viet Nam shall be the Supreme People's Procuracy;
b) the Central Authority of the Lao
People's Democratic Republic shall be the Office of the Supreme People's
Prosecutor.
3. Each Party shall inform the other
of ary change of its Central Authority provided in paragraph 2 of this
Article.
4. The Central Authorities shall
directly communicate with each other to implement this Treaty. Where necessary,
the Parties may communicate through the diplomatic channel.
5. The Office of the People’s
Prosecutor or Office of the People's Procuracy of the border provinces in each
Party may directly communicate with each other to transfer, receive and
implement requests on mutual legal assistance in criminal matters and, at the
same time, shall report its Central Authority.
Article
5
Content
and Form of Requests
1. The letter of request for assistance
shall include:
a) the name and address of the office
by which the request is made;
b) the name and address of the
requested office or its head office to which the request is sent;
c) the name of a person and his/her
permanent residence or office address, the official name and address of an
entity or organization or its head office to whom or which the request relates;
d) a description of the assistance
sought, the purpose of the request, the nature and relevant foots of the case,
the provision and punishment of the applicable laws, the progress of the
investigation, prosecution or court proceedings and the time limit within which
the request should be executed.
2. The letter of request for
assistance may include:
a) the identity, nationality and
domicile of the person [the accused] to whom the case relates or the other who
knows information sought that is related to the said case;
b) matters for which an interrogation
seeks, a list of questions posed and, in cases of a request for the obtaining
of evidence, a description of documents, records or items of evidence rendered
and, if necessary, a description and identify of the person who is required to
render such documents, records or items of evidence;
c) the nature of tasks, a list of questions
and requirements for the summoned witness or expert;
d) in case of a request for search,
seizure, tracing or confiscation of proceeds and/or instrumentalities of crime,
a description of searched property and premises, the grounds to believe that the
proceeds and/or instrumentalities of crime is existing in the Requested Party
and is possibly under the jurisdiction of the Requesting Party and the
enforcement of orders or judgments of the court to which the request relates;
e) measures applicable to the request
that would likely result in locating or seizing proceeds and/or
instrumentalities of crime;
f) requirements or procedures that the
Requesting Party wishes to be followed to facilitate the execution of the
request, including forms or manners in which information, evidence, documents or items are
provided;
g) the degree of confidentially
required and the reasons thereof;
h) the purpose, intended date and
schedule of the trip if competent
officer(s) of the
Requesting Party wishes to travel to the territory of the Requested Party for
the purpose of the execution of the request;
i) the criminal judgment or order of a
court and other documents, articles of evidence or information necessary for
the execution of the request.
3. If the Requested Party considers
that the information contained in the letter of request is not sufficient to enable
the request to be dealt with under this Treaty, it shall request additional
information in writing and set a specific date on which such additional
information is received.
4. The request shall be made in
writing. However, in
urgent cases and
permitted
by the Requested Party, it may be
made in other forms but shall be promptly confirmed in writing thereafter.
5. The letter of request and its
supporting document shall be in the language of the Requesting Party and
accompanied by a translation into the language of the Requested Party or
another language acceptable to the Requested Party.
Article
6
Refusal
or Postponement of Assistance
1. Legal assistance under this Treaty shall be
refused in any of the following circumstances:
a) the request is inconsistent with an
international agreement of which the Requested Party is the member or
inconsistent with the law of the Requested Party;
b) the execution of the legal
assistance request would prejudice sovereignty, national security of the
Requested Party;
c) the request relates to the
prosecution of a person for an offence in respect of which the offender has
been finally convicted, acquitted or pardoned in the Requested Party;
d) the request relates to an offence
that could be no longer prosecuted by reason of lapse of time under the law of
the Requested Party;
e) the request relates to an act or
amission that does not constitute an offence under the law of the Requested
Party.
2. Assistance may be postponed by the
Requested Party if the execution of the request would interfere ongoing
criminal proceedings in the territory of the Requested Party.
3. When refusing a request or
postponing its execution under this Article, the Requested Party shall:
a) promptly inform the Requesting
Party of reason(s) for any refusal or postponement; and
b) consult with the Requesting Party
of whether assistance may be provided subject to certain conditions as the
Requested Party deems necessary.
4. If the Requesting Party accepts
assistance subject to the conditions provided in paragraph 3.b, it shall comply
with them.
Article
7
Execution
of Requests
1. The Requested Party shall promptly
execute the request in accordance with its law and, in so far as it is not
inconsistent with its law, in the manner requested by the Requesting Party.
2. Upon request, the Requested Party
shall inform the Requesting Party of the date and place of the execution of the
request for assistance.
3. The Requested Party shall promptly
inform the Requesting Party of circumstances which are likely to cause a delay
in executing the request.
4. The Central Authority of the
Requested Party shall promptly inform the Central Authority of the Requesting
Party of results of assistance.
Article
8
Service
of Documents
1. The Requested Party shall, in so
far as its law permits, promptly execute the request of serving documents.
2. A request for serving a document
summoning a witness or expert shall be sent to the Requested Party not less
than ninety (90) days before the date on which the attendance is required in
the Requesting Party. In urgent cases, the Requested Party may waive this
requirement.
3. The Requested Party shall send to
the Requesting Party proof of service of the document. If service
cannot be effected, the Requesting Party shall be informed of the reasons.
Article
9
Provision
of Information
1. The Requested Party shall provide
copies of documents, records or information related to mutual legal assistance
in criminal matters.
2. The Requested Party may provide the
copy of any document, record or information in the same manner and condition as
provided to its competent authorities.
3. The Requested Party may provide
authenticated copies of original documents or records, except in cases the
Requesting Party requires the originals.
Article
10
Return of Materials to the Requested Party
The Requesting Party shall, upon
request of the Requested Party, return the materials provided under this Treaty when
they are no longer necessary to the criminal matters specified in the request.
Article
11
Search and Seizure
1. The Requested Party shall, in
so far as its law permits, carry out search warrants against persons or
premises to search and seize materials, documents or items of evidence in
criminal cases in the Requesting Party. In this circumstance, the rights of bona
fide third parties are respected and protected.
2. The Requested Party shall as soon
as practicable inform the Requesting Party of the result of any search, the
place and circumstances of seizure, and the subsequent custody of the
documents, records or items seized.
Article
12
Taking Evidence and Obtaining Statements
1. The Requested Party shall, upon
request and in consistent with its law, obtain testimonies or statements of
persons or requite them to provide items of evidence for the transmission to
the Requesting Party.
2. A person who is called upon to give
evidence in the Requested Party under this Article may decline to give evidence
where either:
a) the law of the Requested Party permits or requires
that person to decline to give evidence in similar circumstances in procedures
commencing in the Requested Party; or
b) the law of the Requesting Party
permits or requires that person to decline to give evidence in similar circumstances
in procedures commencing in the Requesting Party.
3. If any person in the Requested
Party claims that there is a right or obligation to decline to give evidence
under the law of the Requesting Party, the Central Authority of the Requesting
Party shall, upon request, provide a formal certification of that right or
obligation to the Central Authority of the Requested Party as to the existence
of that right or obligation. In the absence of evidence to the contrary, such
formal certification shall be sufficient evidence of the matters stated in it.
4. For the purpose of this Article,
the giving or taking of evidence shall include the production of documents,
records or other materials.
Article
13
Temporary Transfer of Sentenced Persons to Assist in
Investigations or Give Evidence in the Requesting Party
1. A sentenced person in the Requested
Party may be, upon the request pf the Requesting Party, temporarily transferred
to assist in investigations or give evidence in the Requesting Party.
2. The Requested Party shall only
transfer the sentenced person to the Requesting Party if:
a) that person consents to the
transfer to assist in investigations or give evidence; and
b) the Requesting Party agrees to
comply with specific conditions required by the Requested Party concerning the
custody and safety of the transferred person.
3. Where the Requested Party advises
the Requesting Party that the transferred person is no longer required to be
held in custody, that person shall be set at liberty and be treated as the
person provided in Article 14.
4. The transferred person under this
Article shall be returned to the Requested Party in the manner the Parties have
arranged at the conclusion of the matter in relation to which the transfer was
sought or at such earlier
time as the person's presence is no longer required. The period during which
such
person
was transferred and under custody in the Requesting Party shall count towards
the period of his/her imprisonment.
Article
14
Arrangement of Other Persons to Assist in Investigations
or Give Evidence in the Requesting Party
1. Upon the request of the Requesting
Party, the Requested Party may invite a person who is not subject to Article 13
of this Treaty to travel to the Requesting Party to assist in investigations or
give evidence in the Requesting Party.
2. The Requested Party shall, if
satisfied with arrangements for the person’s safety under an assurance in
writing made by the Requesting Party, invite that person to assist in
Investigations or give evidence in the Requesting Party. That person
shall be informed of accommodation, travelling and any expenses or allowances
payable in the Requesting Party. The Requested Party shall inform the Requesting Party of
the person's response and, if the person consents, take steps necessary to
execute the request.
Article
15
Transfer of Criminal Proceedings
1. Either Party may lay information
before the other Party relating to facts that could constitute criminal
offences falling within the latter’s jurisdiction so that it can initiate
criminal proceedings in its territory.
2. The receiving Party shall notify
tile transmitting Party of any action taken, and where applicable, the outcome
of the criminal proceedings conducted on the basis of such information by
transmitting the original final decision or a certified copy thereof.
3. The transmitting Party shall, in
accordance with its national laws and related Treaties, extradite the accused
to the receiving Party if the accused Is being held in custody in its territory
when sending the request on transfer of criminal proceedings.
Article
16
Safe Conduct
1. The person present in the
Requesting Party under the request subject to Articles 13 and 14 of this
Treaty:
a) shall not be detained, prosecuted or
punished in the Requesting Party, nor be subjected to any civil suit if such
civil suit cannot be commenced without the person’s presence in the Requesting
Party, in respect of any act or omission of the person that is alleged to have
occurred before the person’s departure from the Requested Party;
b) shall not, without that person’s
consent, give evidence in any criminal procedure or assist in any investigation
other than the criminal matters in respect of which the request is made.
2. The paragraph 1 of this Article
shall cease to apply if that person, being free to leave, has not left the
Requesting Party within a period of
fifteen (15) consecutive days after that person has been officially notified
that his/her presence is no longer required or, having left, has voluntarily
returned.
3. The person who does not consent to assist in
investigations or give evidence under Articles 13 and 14 of this Treaty shall
not be liable to any penalty or be subjected to any coercive measure in the
Requesting Party or in the Requested Party.
4. The person who consents to assist
in investigations or give evidence under Articles 13 and 14 of this Treaty
shall not be prosecuted for that person’s statement, except that he/she makes
false statements.
Article
17
Proceeds and Instrumentalities of Crime
1. The Requested Party shall, upon
request, endeavor to ascertain whether proceeds and/or instrumentalities of the
alleged crime are located in its territory and shall notify the Requesting Party of the
results of its inquiries.
2. Where suspected proceeds and/or instmmentalities
of crime are found, the Requested Party shall take measures as are permitted by
its law to freeze or seize them and give effect to a final order confiscating
the proceeds and/or instrumentalities of crime made by a competent authority of
the Requesting
Party.
The Requested Party may, to the extent permitted by its law, return the
proceeds and/or instrumentalities of crime to the Requesting Party. The return
of such proceeds and/or instrumentalities of crime shall only be executed when
there is a final determination made by a court or another competent authority
of the Requesting Party.
3. In the application of this Article,
the rights of relevant bona fide third parties shall be respected and
protected under the law of the Requested Party.
Article
18
Protection of Confidentiality and Limitation on Use
1. The Requested Party may request to
keep confidential the information or evidence provided or sources of such
information or evidence. The disclosure or use must be consistent with the law
of the Requesting Party and subject to a writing consent of the Requested
Party.
2. The Requesting Party may request to
keep confidential the content of the request for assistance and its supporting
documents. If the request cannot be executed without breaching confidentiality,
the Requested Party shall so inform the Requesting Party before the request is
executed. The Requesting Party shall then determine whether the request should
be nevertheless wholly or partly executed.
3. The Requesting Party shall ensure
that information or evidence obtained must be protected against loss, unlawful
access, use, modification and disclosure or misuse.
4. Without prior written consent of
the Requested Party, the Requesting Party shall not use or disclose information
or evidence obtained under this Treaty for any purpose other than the purpose
specified in the request.
Article
19
Certification and Authentication
1. Not subject to paragraph 2 of this Article,
a request for assistance, the documents in support thereof, and documents or
materials furnished in response to a request, shall not require any form of
certification or authentication.
2. Where, in a particular case, the
Requested Party or the Requesting Party requests that documents or materials be
authenticated, the documents or materials shall be duly authenticated in the manner provided
in paragraph 3.
3. Documents or materials are
authenticated for the purposes of this Treaty if they purport to be signed by
an official of a competent authority and to be sealed with an official seal of
that authority under the law of the sending Party.
Article
20
Representation and Expenses
1. Unless otherwise provided in this
Treaty, the Requested Party shall represent the interests of the Requesting
Party during the execution of the request.
2. The Requested Party shall meet the
cost of fulfilling the request for assistance except that the Requesting Party
shall bear:
a) the expenses associated with,
conveying any person to or from the territory of the Requested Party and any
fees, allowances, expenses payable to that person whilst in the Requesting
Party pursuant to a request under Articles 13 and 14 of this Treaty;
b) the expenses associated with
conveying custodial or escorting officers;
c) the expenses associated with
expert;
d) the expenses associated with
interpreting, translating and transcription of documents and obtaining images
of evidence via video conference or other electronic means from the Requested
Party to the Requesting Party;
e) the expenses associated with the
recovery of proceeds of crime; and
f) the expenses of an extraordinary
nature arising during the execution of the request as the Requested Party requires.
Article
21
Compatibility with Other Arrangements
This Treaty shall not prevent one
Party from providing assistance to the other pursuant to other international
treaties or agreements to which they are a party.
Article
22
Consultation
The Parties shall consult each other,
at times mutually agreed to by them, to promote the most effective
implementation of this Treaty. The Parties may also agree on such practical
measures as may be necessary to facilitate the implementation of this Treaty.
Article
23
Settlement of Disputes
Any dispute arising from the
interpretation or application of this Treaty shall be settled by consultation
between the Parties.
Article
24
Entry into Force and Termination
1. This Treaty:
a) shall be ratified and enter into force on
the thirtieth (30th) day after the day on which the final
notification of fulfilling the domestic legal procedures to ratify the
Treaty has been exchanged;
b) shall apply to requests made after
its entry into force, even if the relevant acts or omissions occurred prior to
that date;
c) may be amended and supplemented
subject to mutual consent of the Parties. Where the Treaty is amended and
supplemented, the amendments and supplements shall become an integral part of this Treaty.
2. Upon entering into force of this Treaty,
Articles 1 to 16 and Article
74 of the Treaty on Mutual Legal Assistance in Civil and Criminal Matters
between the Socialist Republic of Viet Nam and the Lao People’s Democratic
Republic, signed on July 06th 1998 in HaNoi,
shall not be applicable
to mutual legal assistance in criminal matters between the Parties and Articles
54 to 58 of the Treaty shall be terminated.
3. Each Contracting Party may terminate this
Treaty by giving a notification to the other Party. Such termination takes
effect six (06) months following the date on which it is received by the other
Party.
4. Where being terminated, this Treaty
shall nevertheless take effect to requests made prior to the day of
termination.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigned,
being duly authorized thereto by their respective States, have signed this
Treaty.
DONE at Vientiane capital city.
On 08 January, 2020 in the Vietnamese,
Lao and English languages, all texts being equally authentic. In case of
divergence of interpretation, the English text shall prevail.
FOR
THE SOCIALIST REPUBLIC
OF VIET NAM
Lê Minh Tri
Prosecutor General
The Supreme People’s Procuracy
|
FOR
THE LAO PEOPLE’S DEMOCRATIC
REPUBLIC
Khamsane SOUVONG
Supreme People’s Prosecutor
The Office of the Supreme People’s
Prosecutor
|