Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 958/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 27/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Chiến lược nợ công, nợ nước ngoài 2011-2020

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012. Theo đó, chiến lược đặt ra một số chỉ tiêu:


Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần bội chi ngân sách nhà nước. Phấn đấu đến năm 2015 bội chi ngân sách dưới 4,5% GDP, giai đoạn 2016-2020 tương đương 4% GDP và giai đoạn sau năm 2020 bình quân khoảng 3% GDP; Cơ cấu danh mục nợ, điều kiện vay, sử dụng vốn vay điều chỉnh theo hướng tăng tỉ trọng nợ trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của quốc gia.

Duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài ở mức an toàn: Nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP; Đảm bảo chỉ tiêu tỉ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ về thể chế chính sách trong quản lý nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của Quốc gia, đảm bảo đồng bộ, ổn định, phù hợp với yêu cầu đổi mới.

Quyết định này có hiệu lực ngay từ ngày ký.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 958/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC NỢ CÔNG VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Quan điểm

Việc xây dựng và thực hiện Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được gắn với bốn quan điểm chủ đạo sau đây:

a) Trong bối cảnh nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, khả năng huy động nguồn nội lực chưa đáp ứng đầy đủ, việc huy động từ các nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng.

b) Huy động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

c) Chủ động cải tiến công cụ quản lý nợ công, đa dạng hóa các hình thức vay vốn với chi phí hợp lý, chuyển đổi cơ cấu vay theo hướng tăng dần tỷ trọng huy động vn vay trong nước, giảm dần mức độ vay nước ngoài và hạn chế bảo lãnh Chính phủ.

d) Chính phủ thống nhất quản lý huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia hiệu quả, an toàn.

2. Mục tiêu

Tổ chức huy động vốn vay với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; việc phân bổ, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

3. Các chỉ tiêu cụ thể

a) Huy động vốn để đáp ứng nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và tiếp tục đầu tư cho các chương trình, dự án xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục và các chương trình mục tiêu quan trọng theo các Nghị quyết của Quốc hội trong từng giai đoạn.

- Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, phấn đấu đến năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính phủ) dưới 4,5% GDP, giai đoạn 2016 - 2020 tương đương khoảng 4% GDP và giai đoạn sau năm 2020 bình quân khoảng 3% GDP.

- Tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ để thực hiện chương trình đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục để cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn trái phiếu giai đoạn 2011 - 2015 với tổng mức tối đa 225 nghìn tỷ đồng, bình quân 45 nghìn tỷ đng/năm; giai đoạn 2016 - 2020 phát hành ti đa 500 nghìn tỷ đồng trong đó dành khoảng 350 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển và phần còn lại dùng để đảo nợ.

- Huy động vốn vay để bổ sung cho thực hiện đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 550 nghìn tỷ đồng, bình quân tối đa 55 nghìn tỷ đồng/năm.

- Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và tín dụng chính sách của nhà nước theo hướng chọn lọc mục tiêu, không mở rộng diện.

- Vay và trả nợ của chính quyền địa phương để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương thực hiện trong hạn mức vay hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật quản lý nợ công.

- Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nước ngoài thông qua cơ chế vay về cho vay lại và thực hiện bảo lãnh Chính phủ cho một số chương trình, dự án quan trọng thuộc danh mục ưu tiên của Chính phủ với mức độ hp lý trong khuôn khổ giới hạn an toàn về nợ công được Quốc hội phê chuẩn.

- Vay nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải nằm trong hạn mức vay nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

b) Cơ cấu danh mục nợ, điều kiện vay, sử dụng vốn vay cần điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của quốc gia, tăng cường hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ, với chi phí và mức độ rủi ro hp lý.

- Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ trong tổng số dư nợ của Chính phủ giảm xuống dưới 50%, đảm bảo duy trì cơ cấu dư nợ vay ODA tối thiểu đạt khoảng 60% so với tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ vào năm 2020.

- Giảm thiểu rủi ro về tái cấp vốn, thanh khoản, tỷ giá, đồng tiền, có cơ chế thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ và phấn đấu kéo dài thời hạn vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2011 - 2015 trung bình khoảng từ 4 - 6 năm và giai đoạn 2016 - 2020 lên khoảng từ 6 - 8 năm.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.

c) Duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn được Quốc hội phê chuẩn trong từng giai đoạn và từng bước phù hp với thông lệ quốc tế.

- Nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.

d) Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ, thể chế và chính sách quản lý nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia, đảm bảo đồng bộ, ổn định, phù hợp với yêu cầu đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi để phát trin thị trường vốn trong nước và tăng cường khả năng chủ động tiếp cận, tham gia thị trường vốn quốc tế.

đ) Không ngừng đổi mới tổ chức, hình thành cơ quan quản lý nợ theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và từng bước phù hp với thông lệ quốc tế.

4. Từng bước giảm dần nợ công, đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

II. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY

1. Huy động vốn vay tiếp tục thực hiện theo nguyên tắc vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Tập trung huy động tối đa đối với nguồn vốn vay ODA, hp lý đối với nguồn vay ưu đãi nước ngoài và thận trọng đối với các nguồn vay thương mại nước ngoài, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia.

2. Việc huy động và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để hỗ trợ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng ngun vn ODA và các khoản vn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 -2015.

3. Trái phiếu Chính phủ phát hành trên thị trường vốn trong nước sử dụng chủ yếu cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước hàng năm và đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục theo các Nghị quyết của Quốc hội. Tập trung rà soát, bố trí đủ vốn cho các dự án đã được Quốc hội quyết định để bố trí đvốn hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào khai thác sử dụng. Đối với các dự án mới sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ phải nằm trong tổng mức phát hành, chỉ tập trung vào dự án trọng điểm, cấp bách. Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt danh mục và tổng mức đầu tự cho từng dự án.

4. Vay thương mại nước ngoài của Chính phủ thực hiện theo nguyên tắc chỉ dành để cho vay lại đối với các chương trình dự án đầu tư có hiệu quả, trả được nợ, hạn chế sử dụng cho cân đối ngân sách nhà nước.

5. Tiếp tục ưu tiên cấp bảo lãnh Chính phủ cho các doanh nghiệp vay vn trong và ngoài nước trong khuôn khhạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm để đầu tư chương trình, dự án trọng điểm, chương trình tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và tín dụng chính sách của nhà nước và các chương trình, dự án quan trọng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Huy động và sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương thông qua việc phát hành trái phiếu, vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và từ các nguồn tài chính hp pháp khác để đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của địa phương thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương chủ động cân đối nguồn hoàn trả đầy đủ, đúng hạn.

7. Vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải nằm trong hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các doanh nghiệp thực hiện vay trả nợ theo nguyên tắc tự vay tự trả và tự chịu trách nhiệm, trừ trường hp có cam kết của Chính phủ.

8. Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có trách nhiệm và nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, không được sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho các dự án trung và dài hạn, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1. Hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ

Việc hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ sẽ được thực hiện thông qua 2 giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020, cụ thể:

a) Giai đoạn 2011 - 2015:

- Tiếp tục rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, ban hành đầy đủ và đồng bộ hóa các cơ chế chính sách quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia. Tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, tiêu chí về nợ công theo nguồn hình thành, cơ chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả, vay và trả nợ của chính quyền địa phương, huy động và sử dụng vốn vay ưu đãi, vay thương mại nước ngoài, cơ chế quản lý rủi ro, định mức tín nhiệm quốc gia nhằm tiếp tục tạo môi trường pháp lý hiệu quả cho công tác quản lý nợ, phù hợp với thông lệ quc tế.

- Nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách về PPP (đối tác công tư), BOT, BTO, BT.... nhằm xã hội hóa các ngun vn huy động cho phát trin kết cấu hạ tầng, khai thác có hiệu quả nguồn lực này để từng bước thay thế nguồn vốn ODA đang có xu hướng giảm dần và giảm gánh nặng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các công cụ nợ (chiến lược, chương trình trung hạn, kế hoạch chi tiết hàng năm, hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ) làm căn cứ triển khai các nghiệp vụ về huy động, sử dụng vốn vay cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ th.

- Nghiên cứu để thiết lập cơ chế đăng ký khoản vay khu vực công trong đó có nợ của các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công được Quc hội phê chun, thực hiện công khai hạn mức vay để tạo điều kiện cho các đơn vị vay chủ động triển khai các dự án sử dụng vốn vay.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch huy động và sử dụng vốn vay, khắc phục tình trạng trùng lặp, lãng phí nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

Tiến hành đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật quản lý nợ công, trên cơ sở đó thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật quản lý nợ công. Đồng thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật quản lý nợ công, cũng như các quy định khác có liên quan nhằm từng bước nới lỏng các giao dịch vốn để đáp ứng xu thế hội nhập, mở rộng các quan hệ tài chính, thương mại với thế giới trên cơ sở thiết lập hệ thống quản lý chặt chẽ, kiểm soát di chuyển các dòng vốn nước ngoài, phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn và có biện pháp dự phòng phù hợp, tránh xảy ra khủng hoảng nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.

2. Tiếp tục nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay

- Tranh thủ nguồn vốn vay ODA, chủ động huy động nguồn vay ưu đãi ở mức độ hợp lý, tiếp tục hài hòa hóa thủ tục, hạn chế việc Chính phủ vay thương mi nước ngoài và bảo lãnh cho các doanh nghiệp.

- Xây dựng chương trình đầu tư công trên cơ sở rà soát lại các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm để làm căn cứ cho việc huy động, phân bổ nguồn vốn phù hợp, bao gồm cả hình thức cấp phát từ ngân sách nhà nước, cho vay lại và bảo lãnh cho chương trình, dự án quan trọng.

- Vay cho cân đối ngân sách nhà nước phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo mức bội chi đã đề ra trong chiến lược và từng bước chuyển đổi cách tính bội chi ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế.

- Tăng cường hiệu quả công tác đàm phán trong vay nợ để hạn chế sự phụ thuộc vào nhà tài trợ, nhất là trong các hợp đồng xây lắp, mua sắm thiết bị và công nghệ từ nguồn vốn vay nước ngoài, giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả đu tư.

- Các cơ quan chủ quản, chủ dự án cần tăng cường thực hiện tốt các khâu của quy trình dự án: Lựa chọn, lập hồ sơ và phê duyệt dự án, đồng: thời phải tính toán đầy đủ các khía cạnh liên quan đến chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn của dự án, khả năng trả nợ, tính bền vững ca dự án.

3. Tăng cường công tác giám sát, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia

- Kiểm soát vay nợ thông qua công cụ nợ: Chiến lược, chương trình trung hạn, kế hoạch và các hạn mức trên cơ sở các chỉ tiêu an toàn nợ.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay có hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ. Thực hiện nghiêm ngặt công tác giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và trả nợ công, vay trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia.

- Tổ chức thực hiện thanh toán trả nợ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế. Đồng thời chủ động sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính để giảm thiểu các rủi ro đối với danh mục nợ công.

- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu nợ, dự báo, phân tích, đánh giá và đưa ra cảnh báo mức độ rủi ro đối với danh mục nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia. Đồng thời chủ động đề xuất phương án xử lý đối với các rủi ro tiềm tàng của danh mục nợ.

- Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng vốn vay để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

4. Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường trái phiếu, tập trung vào việc đổi mới phương thức phát hành, các quy định về thành viên tham gia thị trường, cơ chế đấu thầu, điều hành lãi suất thị trường, tái cấu trúc thị trường thông qua việc mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu, công cụ phái sinh.

- Phát triển thị trường vốn trong nước để tăng khả năng huy động bằng đồng Việt Nam, đặc biệt là phát triển cơ sở các nhà đầu tư, đa dạng hóa kỳ hạn, nâng cao tính thanh khoản để trái phiếu Chính phủ trở thành đường cong lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ.

- Phát triển cơ sở nhà đầu tư, hình thành hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp nhm thúc đẩy giao dịch trái phiếu trên thị trường, gắn thị trường phát hành và thị trường giao dịch.

- Từng bước hoàn chỉnh nguyên tắc giao dịch theo cơ chế thị trường, tiến tới bỏ các phương pháp xác định lãi suất trần nhằm xây dựng đường cong lãi suất chuẩn của trái phiếu Chính phủ.

5. Tăng cường quản lý nợ Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước

- Rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và mô hình vthực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, tách biệt chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo đảm quyền bình đẳng về hội và mức độ tiếp cận đối với các nguồn lực, nhất là đất đai, vốn tín dụng đầu tư, thông tin có giá trị pháp lý về doanh nghiệp.

- Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, cng cố, tăng cường năng lực, hiệu quả, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tập đoàn kinh tế nhà nưc, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay nợ, sử dụng vốn vay và thanh toán nợ của doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm không để xảy ra tình trạng đổ vỡ, phá sản do không trả được nợ. Kiên quyết thực hiện việc giải thể, phá sản các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả, mất vốn nhà nước.

- Tiếp tục khống chế mức vay vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty trên vốn chủ sở hữu không quá 3 lần. Các Tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước chỉ đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề hỗ trợ, liên quan trực tiếp đến ngành nghề kinh doanh chính; không đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo him, bt động sản (trừ ngành nghkinh doanh chính) và chậm nhất đến năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đã đầu tư vào các lĩnh vực này.

- Có biện pháp thích hợp để yêu cầu các doanh nghiệp đang có tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định phải xây dựng lộ trình giảm tỷ lệ này xuống mức cho phép, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

6. Đảm bảo kinh phí xây dựng và thực hiện chiến lược nợ. Kinh phí xây dựng và thực hiện đề án chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 240 tỷ đng, tập trung cho các hoạt động chủ yếu như kinh phí xây dựng, phổ biến, tập huấn, hướng dẫn triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung của đề án chiến lược nợ.

7. Thực hiện việc công khai, minh bạch thông tin về nợ thông qua chế độ báo cáo, đánh giá về tình hình huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia theo định kỳ hoặc đột xuất, phù hợp với quy định của Luật quản lý nợ công và thông lệ quốc tế.

8. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan quản lý nợ

- Chính phủ thống nhất quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền hạn các cơ quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao; thống nhất đầu mối theo dõi, tổng hợp và giám sát nợ trên cơ sở cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ.

- Nghiên cứu hình thành tổ chức quản lý nợ hiện đại, độc lập, chuyên nghiệp và từng bước phù hp với thông lệ quốc tế để thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về nợ công theo quy định của Luật quản lý nợ công.

- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin, hiện đại hóa quy trình thu thập, tổng hp, phân tích cơ cấu nợ để đáp ứng yêu cầu quản lý nợ tiên tiến, sự phát triển của thị trường vốn và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Cải cách thủ tục hành chính, hài hòa hóa thủ tục đầu tư, xây dựng, phân bổ vốn ngân sách nhà nước, vay về cho vay lại đảm bảo giám sát chặt chẽ.

IV. CÁC ĐỀ ÁN CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện thông qua 2 giai đoạn 5 năm, giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 và cụ thể hóa theo các đề án chi tiết dưới đây:

1. Mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay, quản lý nợ và các chỉ tiêu an toàn về nợ trong từng giai đoạn 5 năm, giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

2. Chương trình quản lý nợ trung hạn, bắt đầu cho 3 năm liền kề 2013 - 2015.

3. Phát triển thị trường vốn trong nước, trong đó có thị trường trái phiếu Chính phủ để tăng cường khả năng huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển.

4. Tăng cường quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công, nhằm giảm nghĩa vụ trả nợ công và góp phần thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ.

5. Quản lý cấp bảo lãnh Chính phủ, bao gồm việc xác định chương trình, danh mục dự án ưu tiên cấp bảo lãnh Chính phủ trong từng thời kỳ và cơ chế giám sát.

6. Công tác huy động, sử dụng, trả nợ và quản lý nợ của chính quyền địa phương, phù hợp với quy định về quản lý ngân sách nhà nước.

7. Tăng cường hiệu quả công tác huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ đối với các khoản vay thương mại nước ngoài của Chính phủ.

8. Huy động và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ từ các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015.

9. Xây dựng chương trình đầu tư công, trong đó có các chương trình mục tiêu quốc gia.

10. Củng cố các định chế tài chính thực hiện chức năng tín dụng đầu tư, xuất khẩu và tín dụng chính sách của nhà nước (VDB, Ngân hàng Chính sách xã hội).

11. Nâng cao định mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia nhằm tăng cường khả năng huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế.

12. Hoàn thiện bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nợ, tăng cường chất lượng đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ quản lý nợ.

13. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và công bố thông tin về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.

14. Nghiên cứu công tác quản lý nợ công của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược nợ; phê duyệt và chỉ đạo kế hoạch thực hiện các nội dung chiến lược nợ theo từng giai đoạn.

b) Thực hiện huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính phủ; quản lý việc cấp bảo lãnh Chính phủ; hướng dẫn và theo dõi tình hình vay và trả nợ của chính quyền địa phương.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát vĩ mô tình trạng nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia; phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và trả nợ công, nợ nước ngoài quốc gia.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung chiến lược nợ trong trường hợp cần thiết.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, xây dựng các đề án về huy động và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài từ các nhà tài trợ; xây dựng chương trình đầu tư công, trong đó có các chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện kiểm soát hoạt động vay và trả nợ của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giám sát, đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn vay ODA theo quy định của Chính phủ.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hp với các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước, xây dựng, điều hành và xác nhận hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về nợ công theo quy định của Luật quản lý nợ công; theo dõi, kiểm tra, giám sát, thanh tra, báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình huy động và sử dụng vốn vay của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan Trung ương.

5. Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan kiểm toán độc lập, cơ quan thanh tra thực hiện chức năng theo thẩm quyền được phân công trong việc huy động và sử dụng vốn vay để đảm bảo các khoản vay nợ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, đảm bảo khả năng thanh toán nợ, đồng thời nâng cao tính minh bạch trong quá trình huy động, phân bổ và sử dụng vốn vay.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nợ chính quyền địa phương, lập kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm, xây dựng danh mục dự án đầu tư dự kiến sử dụng vốn vay thuộc cấp tỉnh theo quy định của Luật quản lý nợ công; cung cấp các thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền cho Bộ Tài chính và các cơ quan kiểm tra, giám sát khác có liên quan về tình hình huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ của chính quyền địa phương.

7. Các cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại có trách nhiệm quản lý, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, thu hồi và thanh toán trả nợ; thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin và phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát về việc chấp hành quy chế quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ vay về cho vay lại đối với các đối tượng được ủy quyền.

8. Các chủ dự án, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sử dụng vốn vay tổ chức tiếp nhận, sử dụng vốn vay phải có hiệu quả, đúng mục đích và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan phát sinh từ các thỏa thuận vay hoặc bảo lãnh.

9. Các doanh nghiệp vay theo hình thức tự vay trả, bảo lãnh Chính phủ chủ động lựa chọn nguồn vay có điều kiện tốt nhất, phù hp với đặc điểm của dự án đầu tư được lựa chọn. Các khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp tự vay tự trả chịu sự giám sát, theo dõi của cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng
Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
-
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;

- VPCP: BTCN, các PCN,
Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu:
Văn thư, KTTH (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 958/QĐ-TTg

Hanoi, July 27, 2012

 

DECISION

APPROVING THE PUBLIC DEBT AND NATIONAL FOREIGN DEBT STRATEGY IN THE PERIOD 2011 – 2020 AND THE ORIENTATION TOWARDS 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization on December 25, 2011;

Pursuant to the Law on Public debt management on June17, 2009;

Pursuant to the Government's Decree No. 79/2010/NĐ-CP on July 14, 2010 on public debt management on June17, 2009;

Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/NĐ-CP of November 27, 2008 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the Minister of Finance,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Approving the public debt and national foreign debt strategy in the period 2011 – 2020 and the orientation towards 2030 as follows:

I. VIEWPOINTS, TARGETS AND SPECIFIC NORMS

1. Viewpoints

The development and implementation of the public debt and national foreign debt strategy in the period 2020 – 2030 and the orientation towards 2030 are attached two the following primary viewpoints:

a) While the capital demand for socio-economic development is increasing that the internal resources is not yet able to satisfy, the capital raised from domestic and foreign loans are necessary and plays an major role.

b) The loans and repayments must be kept within the safety limit of public debts, government debts, national foreign debts and must assure national financial security.

c) Actively innovating public debt management tools, diversifying the loans with reasonable costs, shifting the loan structure towards increasing domestic loans, decreasing foreign loans and limiting Government guarantees

d) The Government shall uniformly manage the mobilization, distribution and use of loans, the repayment of debts, the public debt and national foreign debt management efficiently and safely.

2. Targets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Specific norms

a) Mobilizing capital to satisfy the expenditure demand of the State budget and invest in the programs and projects of building infrastructure, traffic, health, education and key programs under the National Assembly’s Resolution in each period.

- Taking out loans to offset the State budget deficit towards gradually reducing the State budget deficit to under 4.5% of GDP by 2015 (including Government bonds), 4% of GDP over the period 2016 – 2020, and 3% of GDP after 2020.

- Issuing Government bonds to implement the programs for investment in constructions of traffic, irrigation, health and education for the purpose of fundamentally satisfying the bond capital in the period 2011 – 2015 being totally 225,000 billion VND, averagely 45,000 billion VND/year; issuing at least 500,000 billion in the period 2016 - 2020, 350,000 billion VND thereof is invested in development and the rest is used for refinancing.

- Mobilizing 550,000 billion VND of loaned capital, averagely 55,000 billion VND for supporting the execution of the projects of synchronous infrastructural system serving the national industrialization and modernization 2011 – 2012.

- Fulfilling the objectives of investment credit, export credit and State policy credit in a selective manner.

- Municipal loans and repayment for investing in socio-economic development belonging to local budget expenditure must be kept within the line of annual loan as prescribed by the Law on State budget and the Law on Public debt management.

- Assisting enterprises in approaching foreign capital by re-lending programs, and providing Government guarantees for some important programs and projects prioritized by the Government in a reasonable way within the safety limit of public debts approved by the National Assembly.

- The foreign loans taken by enterprises and credit institutions must be kept within the limit of annual national foreign loan decided by the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The foreign debt balance of the Government in the total debt balance of the Government may reduce to under 50%, ensuring the minimum ODA debt balance reaching 60% of the total debt balance of the Government in 2020.

- Minimizing the risk of capital redistribution, liquidation, exchange rates, and currency. Formulating a mechanism for expediting the development of the Government bond market and striving to extend the loan term by issuing Government bonds domestically to 4 – 6 years in the period 2011 – 2015, and to 6 - 8 years in the period 2016 - 2020.

- Fulfilling the debt liability, avoiding overdue debt that affecting the Government’s international commitments.

c) Keeping the indices of public debts, government debts and national foreign debts within the safety limit approved by the National Assembly in each period and in conformity with international practice.

- Public debts (including Government debts, debts guaranteed by the Government and municipal debts) may not exceeding 65% of GDP by 2020, the Government debt balance thereof may not exceed 55% of GDP and national foreign debt may not exceed 50% GDP.

- The Government’s direct debt liability (excluding re-lending) in the annual total State budget revenue may not exceed 25%, and the annual national foreign debt liability may not exceed 25% of the total value of exported goods and services.

- The ratio of State reserves if foreign currency to annual short-term foreign debt balance must be sustained at over 200%.

d) Keeping on completing the framework, the structure and policies on the management of public debts, government debts and national foreign debts, ensuring the synchrony, stability and compatibility with the requirements for innovation, facilitating the development of domestic capital market and improve the access to international capital market.

dd) Keeping on innovating the organization, establishing debt management agencies towards modernization, professionalism and in conformity international practice

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. ORIENTATION OF LOANED CAPITAL MOBILIZATION AND USE

1. The loaned capital mobilization on the principle that domestic capital is pivotal, foreign capital is important. Maximizing the capital mobilized from ODA, reasonably mobilizing capital from foreign preferential loans, and cautiously mobilizing capital from foreign commercial loans. Assuring the debt safety and national financial security.

2. The Government’s mobilization and use of ODA and foreign preferential loans for supporting the socio-economic development plans under the Prime Minister’s Decision No. 106/QĐ-TTg on January 19, 2012, approving the orientation project of attracting, managing and using capital from ODA and other preferential loan in the period 2011 – 2015.

3. The Government bonds issued in the domestic capital market are used for offsetting the annual State budget deficit, and for investing in the traffic, irrigation, health, and education constructions under the National Assembly’s Resolution. Reviewing and sufficiently distributing capital to the projects approved by the National Assembly in order to meet the schedule and bring into use. The new projects using capital from Government bonds must be kept within the total volume issued and concentrated on crucial and urgent projects. The Government shall submit the list of projects and total investment of each project to the National Assembly for approval.

4. The Government’s foreign commercial loans are taken on the basis of re-lending to efficient and solvent investment projects. Avoiding using such loans for balancing the State budget.

5. Granting Government guarantees to enterprises taking loans at home and overseas within the limit of annual guarantee quota of the Government for investing in key projects, key programs, programs of investment credit, export credit and State policy credit, and other crucial projects and programs under the Prime Minister’s decisions.

6. Mobilizing and using the municipal loaned capital by issuing bonds, taking re-lending loans from the Government’s foreign loans, and from other lawful financial sources for the purpose of investing in socio-economic infrastructural projects belonging to the municipal expenditure in accordance with the Law on State budget. The local budget must sufficiently and punctually fulfill the debt liability.

7. The loan taken and repaid by credit institutions and enterprises must be kept within the limit of annual foreign loan approved by competent authorities.. The enterprises shall independently taking, repaying loans and bear responsibilities for such loan, except for cases guaranteed by the Government.

8. The credit institutions and enterprises responsible for using the loaned capital properly, must not use short-term capital for investing in mid-term and long-term projects, must accept all risks and responsibilities before law during the mobilization and use of loaned capital, and must pay off such debts punctually.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Completing the debt management policies and tools

The completion of debt management policies and tools shall be done in two stages: 2011 – 2015 and 2016 – 2020, in particular:

a) 2011 – 2015:

- Keeping on reviewing and solving the problems. Sufficiently establishing and synchronizing the policies on public debt and national foreign debt management. Concentrating on the amendment and supplement the regulations on the management and use of ODA, the criteria for public debt by origin, the mechanism for the managing loans and repaying foreign debt of credit institutions and enterprises on the principle of independently taking and repaying loans, taking and repaying loans from local governments, mobilizing and using preferential loans, taking foreign commercial loans; the mechanism for risk management and national credit ratings in order to create an efficient legal environment for debt management in conformity with international practice.

- Establishing the policies on PPP (Public-Private Partnership), BOT (Build-Operate-Transfer), BTO (Build-Transfer-Operate), BT (Build-Transfer)… in order to socialized the capital sources mobilized for infrastructural development. Utilizing such sources to gradually replace the ODA that is decreasing and relieve the burden of investment on the State budget.

- Developing and efficiently using the debt tools (strategies, mid-term programs, annual elaborate plans, debt supervision norm system) as the basis for mobilizing and using loaned capital for socio-economic development in each period.

- Building the mechanism for registration of debts in the public sector, including debts of State-owned corporation, within the safety limit of indices of public debts approved by the National Assembly. Publicizing the loan limits to help units actively carry out projects using loaned capital.

- Innovating and improving the quality of the plans for mobilizing and using loans, avoiding duplication and waste for the purpose of increasing the efficiency of loaned capital.

- Amending and supplementing the system of norms and technical standards congruently with practical conditions of Vietnam and international practice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Reviewing and summarizing the implementation of the Law on Public debt management for the purpose of forming the basis for amending and supplementing the Law on Public debt management. Amending and supplementing the legal documents guiding the implementation of the Law on Public debt management as well as other relevant provisions in order to loosen the capital transaction for the purpose of following the integration trend, expanding the financial and commercial relationship in the world on the basis of establishing a tight management system that controls the foreign capital flows, detects the potential risks and takes appropriate preventive measures, avoiding public debt and national foreign debt crisis.

2. Keeping on increasing the efficiency of loaned capital mobilization and use.

- Utilizing capital sources from ODA, actively and reasonably mobilizing preferential loans, keeping on harmonizing the procedures, avoiding the Government’s foreign commercial loans and Government guarantee granted to enterprises.

- Developing the public investment on the basis on reviewing the national target programs and key projects in order to form the basis for the capital mobilization and distribution, including the capital allocation from the State budget, re-lending programs, and guarantees of crucial programs and projects.

- The loans taken out for the purpose of balancing the State budget must be tightly controlled, ensuring the estimated deficit in the strategy and converting the State budget deficit in conformity with international practice.

- Improving the efficiency of loan negotiations in order to avoid the dependence on the sponsors, especially in the contracts for the construction, installation and procurement of equipment and technology from foreign loaned capital. Reducing costs and improving investment efficiency.

- The authorities in charge, and project owners must properly carry out the projects in each stage: Selection, dossier compilation and project approval. Accurately calculating from every aspect related to the quality and capital use efficiency of the project, the solvency and sustainability of the project.

3. Intensifying the supervision, risk management. Ensuring the debt security and national financial security.

- Controlling the loans using debt tools: strategies, mid-term programs, plans, and the limits on the basis of debt safety norms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Repaying debts completely and punctually without overdue debts that affect international commitments. Actively and flexibly using the financial tools to minimize the risks to the list of public debts.

- Setting up the system of debt database, forecasting, analyzing and giving warning about the levels of risks to the list of public debts and national foreign debts. Actively recommending solutions for potential risks to the list of debts.

- Enhancing the inspection over the law observance of units that use the loaned capital for ensuring the investment efficiency.

4. Developing the Government bond market.

- Completing the bond market structure, concentrating on the innovation of issuance method, the provisions on the market participants, the mechanism for bidding, interest rate management and market restructuring by buy back premature bonds , swapping bonds, derivative tools

- Developing domestic capital market to improve the mobilization of VND, especially developing the facilities of investors, diversifying terms and improve the liquidation so that the Prime Minister may become the standard interest rate curve for debt tools.

- Developing the facilities of investors, establishing the system of primary transactors to encourage bond transaction on the market, combining the issuance market and transaction market.

- Step by step completing the transaction compatible with the market mechanism towards discarding the ceiling interest rate determination methods in order to form the standard interest rate curve of Government bonds.

5. Intensifying the management of debts of State-owned corporations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Increasing the productivity and competitiveness of enterprises. Creating an equitable environment for enterprises in every economic sector. Ensuring the equal opportunities and access to resources, especially land, investment credit capital and legal information about enterprises.

- Intensifying the rearrangement, equitization, improving the capability, efficiency, independence and responsibilities of State-owned economic corporations and enterprises.

- Enhancing the inspection and supervision over the loan application, loan use and loan repayment of State-owned enterprises without being dissolved or bankrupt due to insolvency. Resolutely dissolving the State-owned enterprises doing unprofitable and inefficient business that cause loss to State’s capital.

- Restricting the loans taken by such corporations under 3 times of the equity capital. The State-owned corporations shall only invest in major business lines and supporting business lines directly related to the major one; must not invest in securities, banking, insurance, real estate (except major business), and recoup the capital invested in such business by 2015 at the latest.

- Taking appropriate measures to make the enterprise of which the ratios of debt payable to the equity capital have exceed the safety limit reduce such ratios to the acceptable levels for the purpose of ensuring the national financial security.

6. Ensuring the budget for developing and implementing the debt strategy. The budget for developing and implementing the project of public debt and national foreign debt strategy is approximately 240 billion VND concentrating on primary activities such as developing, disseminating, training, guiding and organizing the implementation of the debt strategy project.

7. The debt information must be disclosed via reports and assessment of the mobilization, distribution and use of loaned capital, and the repayment of public debts and national foreign debts regularly or irregularly in accordance with the Law on Public debt management and international practice.

8. Completing the organization and reforming the administrative procedures. Modernizing and improving the efficiency of debt management agencies.

- The Government shall unify the public debt and national foreign debt management on the basis of delegating powers and responsibilities to agencies depending on their assigned duties; unify the supervisions over the debts on the basis of the cooperation among the Governmental agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sufficiently providing equipment and technology, improving the efficiency of the information system, modernizing the process of collecting, synthesizing and analyzing the debt structure that satisfy the requirements for debt management, capital market development and international economic integration.

- Reforming the administrative procedures, harmonizing the procedures for investing, building and distributing capital from the State budget and from re-lending program that ensure tight supervision.

IV. SPECIFIC IMPLEMENTATION PROJECTS

The public debt and national foreign debt strategy 2011 – 2020 and the orientation towards 2030 is implemented in two 5-year stages: 2011 – 2015 and 2016 – 2020, and actualizing the following detailed projects.

1. The target and orientation of mobilizing and using loaned capital, debt management and safety norms of debts in each 5-year stage: 2011 – 2015 and 2016 – 2020.

2. The mid-term debt management program for 3 consecutive years 2013 - 2015.

3. Developing the domestic capital market, including the Government bond market, to improve the ability to mobilize capital for the State budget and for development investment.

4. Enhancing the management of risks to the list of public debts for the purpose of reducing the public debt liability and contributing to the implementation of debt safety norm.

5. Managing the grant of Government guarantees, including the prioritized programs and projects for granting Government guarantees in each period and the supervision mechanism.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Improving the efficiency of mobilization, use and repayment on the Government’s foreign commercial loans.

8. Mobilizing and using capital from ODA, foreign preferential loans of the Government from the sponsors 2011 – 2015.

9. Developing public investment programs, including national target programs.

10. Consolidating the financial institutions providing investment credit, export credit and policy credit of the State (Vietnam Development Bank, Vietnam Bank For Social Policies).

11. Raising the national credit rating for the purpose of improving the ability to mobilize capital from international financial market.

12. Completing the organizational structure of debt management agencies, improving the training quality and capability of debt management officers.

13. Keeping on completing the database system and disclosing information about the public debts and national foreign debts.

14. Studying the methods of public debt management from some countries in the world as the experience for Vietnam.

Article 2. Organizing the implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Be in charge and cooperate with Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces in the implementation of the debt strategy; approve and guide the plans for the implementation of the debt strategy in each period.

b) Mobilize, distribute, use and loaned capital and repay debts of the Government; manage the grant of Government guarantees; guide and monitor the loan application and repayment of local governments.

c) Be in charge and cooperate with relevant agencies in macroscopically supervising the public debts and national foreign debts; cooperate with relevant agencies in carrying out regular or irregular inspection of the mobilization, distribution, use of loaned capital and repayment of public debts and national foreign debts.

d) Be in charge and cooperate with relevant agencies in making and submitting recommendations to the Prime Minister on the amendment of the target and contents of the debt strategy if necessary.

2. The Ministry of Planning and Investment shall be in charge of studying and developing the projects of mobilizing and using capital from ODA, foreign preferential loans; developing public investment programs, including national target programs; controlling the loan application and repayment of foreign-capitalized enterprises; supervising and assessing the conditions and efficiency of capital from ODA under the Government’s provisions.

3. The State bank of Vietnam shall be in charge and cooperate with relevant agencies in performing the State management, developing, managing and certifying the foreign commercial loan limit applicable to credit institutions and enterprises under the method of independently taking and repaying loans.

4. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies shall perform their State management over public debts as prescribed by the Law on Public debt management; supervise, inspect, report and provide information about the mobilization and use of loaned capital for the units under their management.

5. The State audit, independent audit agencies, inspectorates shall perform their tasks in the loaned capital mobilization and use for the purpose of ensuring the loans are properly used and the solvency is guaranteed; raising the transparency during the mobilization, distribution and use of loaned capital.

6. People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for managing municipal debts, making annual plans on taking and repaying loans, compiling the investment portfolio planned to use provincial loaned capital as prescribed in the Law on Public debt management; accurately, sufficiently and promptly providing information and figures to the Ministry of Finance and relevant inspection and supervision agencies on the loaned capital mobilization and use, and debt repayment of local governments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. The project owners, credit institutions and enterprises must properly and efficiently use loaned capital and fully fulfill the liability in the loan or guarantee agreements.

9. The enterprise independently applying and repaying loans or granted Government guarantees must select the best loans congruent with the selected investment project. The foreign loans independently taken and repair by enterprises must be supervised by State management agencies.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 958/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.880

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.168.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!