ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 788/QĐ-UBND
|
Gia Lai, ngày 26
tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015 - 2020” CỦA TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006;
Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm
2020 và tầm nhìn 2030 bao gồm cả các đề án thực hiện Chiến lược;
Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”;
Căn cứ Nghị quyết số 127/NQ-HĐND ngày 11/12/2014
của HĐND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015 - 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo
đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Gia Lai giai đoạn
2015 - 2020”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Bãi
bỏ Quyết định số 412/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê
duyệt Kế hoạch bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của
tỉnh Gia Lai giai đoạn 2014-2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế,
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ
trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế;
- TTr.Tỉnh ủy (báo cáo);
- TTr.HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN và các Hội Đoàn thể tỉnh;
- Sở Tư pháp; Viện KSND tỉnh; TAND tỉnh;
- Báo Gia Lai, Đài PTTH tỉnh, Website tỉnh;
- Các PVP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC, KTTH, VHXH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Thế Dũng
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2014-2020”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 788/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2014 của
UBND tỉnh Gia Lai)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT XÂY
DỰNG KẾ HOẠCH
I. CÁC CƠ SỞ PHÁP
LÝ
- Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm
2006;
- Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 22/5/2012
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến
năm 2020 và tầm nhìn 2030 bao gồm cả các đề án thực hiện Chiến lược;
- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22/5/2012
của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS;
- Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31 tháng
8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 - 2015;
- Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT
ngày 08/10/2012 về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;
- Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”;
- Công văn số 999/HD-BYT ngày 18/12/2013
của Bộ Y tế Hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020” tại các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
tại tỉnh Gia Lai từ năm 2008-2013.
II. TÌNH HÌNH VÀ ĐÁP
ỨNG VỚI DỊCH HIV/AIDS
1. Tình hình dịch HIV/AIDS ở địa
phương (tính đến cuối năm 2013)
Bảng 1. Tình hình
HIV/AIDS theo các năm
Tình hình
|
1993- 2000
|
2001-2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
Lũy tích
|
HIV
|
150
|
112
|
34
|
31
|
51
|
55
|
78
|
56
|
57
|
69
|
92
|
785
|
AIDS
|
71
|
32
|
7
|
6
|
10
|
7
|
28
|
30
|
30
|
28
|
40
|
289
|
Tử vong
|
61
|
34
|
3
|
1
|
4
|
1
|
7
|
12
|
17
|
16
|
8
|
164
|
- Mức độ lây nhiễm HIV/AIDS: số hiện nhiễm:
621 người, số đã chết: 164, tỷ lệ hiện nhiễm trên dân số nói chung 0,047% và
trong nhóm tuổi người lớn từ 15-49 tuổi là 93,12%.
- Phân tích tình hình lây nhiễm HIV theo
quận/huyện:
Bảng
2. Báo cáo phát hiện chia theo địa bàn huyện của năm 2013:
TT
|
Tên huyện
|
Số tử vong do
HIV/AIDS
|
Số bệnh nhân
AIDS
|
Số người nhiễm HIV
hiện còn sống
|
Lũy tích
nhiễm HIV
|
1
|
Đăk Đoa
|
2
|
4
|
16
|
18
|
2
|
Đăk Pơ
|
1
|
3
|
9
|
10
|
3
|
Đức Cơ
|
2
|
8
|
21
|
23
|
4
|
An Khê
|
14
|
25
|
48
|
62
|
5
|
Ayunpa
|
1
|
4
|
21
|
22
|
6
|
Phú Thiện
|
12
|
20
|
30
|
42
|
7
|
Chư Păh
|
12
|
23
|
77
|
89
|
8
|
Chư Prông
|
4
|
9
|
38
|
42
|
9
|
Chư Sê
|
10
|
25
|
44
|
54
|
10
|
Chư Pưh
|
3
|
8
|
15
|
18
|
11
|
Iagrai
|
1
|
10
|
40
|
41
|
12
|
Ia Pa
|
3
|
3
|
5
|
8
|
13
|
Kông Chro
|
3
|
5
|
8
|
11
|
14
|
Kbang
|
10
|
13
|
10
|
20
|
15
|
Krông Pa
|
3
|
7
|
16
|
19
|
16
|
Mang Yang
|
0
|
2
|
9
|
9
|
17
|
Pleiku
|
50
|
81
|
194
|
244
|
18
|
Gia Lai
(không rõ địa chỉ cụ thể)
|
33
|
39
|
20
|
53
|
|
Tổng
|
164
|
289
|
621
|
785
|
- Tính đến cuối năm 2013, Thành phố Pleiku
là đơn vị có lũy tích số nhiễm HIV, số người nhiễm HIV hiện còn sống, số bệnh
nhân AIDS và số tử vong do HIV/AIDS cao nhất, sau đó là huyện Chư Păh và Thị xã
An Khê.
- Chiều hướng nhiễm HIV được phát hiện
trên địa bàn tỉnh tăng lên hằng năm. Trong 5 năm gần đây số người nhiễm HIV
được phát hiện trung bình là 60 người và gấp khoảng 2 lần so với những năm về
trước. Riêng năm 2013 phát hiện được 92 trường hợp nhiễm HIV.
- Xu hướng và nguy cơ lây nhiễm HIV trong
cộng đồng nói chung và trong các nhóm dân cư nói riêng, đặc biệt là đối với các
nhóm có hành vi nguy cơ:
Dịch HIV đang ở giai đoạn tập trung chủ
yếu ở các nhóm nguy cơ cao. Qua theo dõi giám sát phát hiện trong 5 năm gần đây
nhận thấy nhiễm HIV chủ yếu ở nhóm NCMT (chiếm 36,18%), tuy nhiên số nhiễm HIV
được phát hiện ở các nhóm nguy cơ thấp tăng trong 5 năm gần đây (như bạn tình,
vợ của người nhiễm HIV). Đường lây truyền chủ yếu qua đường máu (chiếm 38,09%)
nhưng đường tình dục khác giới có xu hướng tăng khoảng 10% số phát hiện nhiễm
HIV hằng năm trong 5 năm gần đây điều này cho thấy nguy cơ dịch tiềm ẩn lây
nhiễm HIV trong cộng đồng ở đối tượng nguy cơ thấp cần được chú trọng và theo
dõi đánh giá trong những năm tới đặc biệt là PNMD đang còn ẩn rất nhiều do ảnh
hưởng các quy định của pháp luật. Vì vậy để có số liệu đáng tin cậy đánh giá về
xu hướng tình hình dịch tễ học HIV/AIDS trong cộng đồng nói chung và trong các
nhóm dân cư nói riêng, đặc biệt là đối với các nhóm có hành vi nguy cơ cần có
những cuộc điều tra, nghiên cứu thường xuyên, lâu dài và có hệ thống hơn nữa.
- Các yếu tố nguy cơ/ảnh hưởng làm gia
tăng dịch HIV tại địa phương:
+ Hành vi tiêm chích ma túy dùng chung
BKT và quan hệ tình dục không dùng bao cao su còn cao là 71,15% và 60,96% (Nguồn
điều tra HSS+ năm 2013);
+ Kiến thức hiểu biết về HIV/AIDS trong
cộng đồng còn thấp;
+ Dân di biến động ở các vùng có nguy
cơ cao đến cư ngụ tại địa phương không quản lý được do địa bàn rộng, giao thông
cách trở, vùng sâu, vùng xa;
+ Sự quan tâm của lãnh đạo tuyến cơ sở
đối với HIV/AIDS chưa được chú trọng và các hành động chưa quyết liệt. Bên cạnh
đó sự phối hợp liên ngành còn hạn chế;
+ Các dự án can thiệp giảm tác hại chưa
triển khai rộng rãi;
+ Hệ thống phòng TVXNTN còn ít, chưa đáp
ứng được nhu cầu tuyên truyền trong cộng đồng dân cư;
+ Các chương trình can thiệp giảm hại
chưa được triển khai;
+ Kinh phí còn hạn chế;
+ Tỉnh Gia Lai vẫn chưa thành lập được
mạng lưới đồng đẳng viên để hỗ trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
+ Do đặc thù của địa phương nên vẫn còn
nhiều người dân thiếu nhận thức, thiếu kiến thức và không có điều kiện để tiếp
cận với dịch vụ;
- Ước tính/Dự báo tình hình dịch ở địa
phương đến năm 2020 theo các mức độ: Đáp ứng tăng lên.
Bảng 3: Ước tính số
HIV/AIDS/TV từ 2014-2020:
|
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
HIV
|
108
|
125
|
147
|
173
|
210
|
247
|
291
|
AIDS
|
44
|
49
|
54
|
60
|
67
|
75
|
84
|
TV
|
10
|
13
|
17
|
23
|
31
|
42
|
57
|
2. Tổng quan đáp ứng với dịch HIV/AIDS
ở địa phương (tính đến cuối năm 2013)
2.1. Kết quả triển khai thực hiện các
hoạt động, các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS (theo 04 Đề án thực
hiện Chiến lược).
2.1.1. Công tác dự phòng lây nhiễm
HIV.
* Thông tin, giáo dục, truyền thông:
- Thực hiện truyền thông trên các phương tiện thông
tin đại chúng:
+ Truyền thông trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh.
+ Viết tin bài trên Báo Gia Lai.
- Cung cấp tài liệu tuyên truyền cho khách sạn, nhà
nghỉ và các huyện, thị xã, thành phố.
- Tập huấn cho cán bộ chủ chốt các ban, ngành, đoàn
thể của các xã, phường, thị trấn về kiến thức, pháp luật phòng chống HIV/AIDS.
- Phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai tổ chức
các buổi nói chuyện chuyên đề phòng chống HIV/AIDS.
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai “Tháng Cao
điểm chiến dịch dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con” và “Tháng Hành động quốc
gia phòng, chống HIV/AIDS”.
- Tiếp tục triển khai phong trào toàn dân tham gia phòng,
chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư và triển khai thực hiện phòng, chống HIV/AIDS
tại nơi làm việc.
- Tuyên truyền lưu động bằng xe loa.
* Can thiệp giảm tác hại: Thực hiện Kế hoạch cung cấp
bao cao su cho các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn: Thành phố Pleiku, thị xã
An Khê và Ayun Pa.
2.1.2. Công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện
HIV/AIDS.
- Toàn tỉnh có 01 cơ sở điều trị thuốc kháng vi rút
HIV (ARV) đảm bảo đủ thuốc ARV cũng như thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội phục vụ
cho nhu cầu của bệnh nhân.
- Lũy tích số bệnh nhân đã được nhận thuốc ARV là 151,
số bệnh nhân hiện đang được điều trị ARV là 134, trong đó người lớn là 128 người,
trẻ em là 06 trẻ. Số người nhiễm HIV được tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ tại gia đình
là 149 người.
- Trong năm 2013 tiến hành tư vấn xét nghiệm cho khoảng
19,1% phụ nữ mang thai, đã phát hiện 02 phụ nữ mang thai nhiễm HIV và cả 2 trường
hợp đều được cung cấp gói dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện.
- Đảm bảo điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV cho cán bộ
công an và y tế có phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo đúng hướng dẫn
của Bộ Y tế.
2.1.3. Công tác tăng cường năng lực hệ thống phòng,
chống HIV/AIDS:
- Thực hiện việc nâng cao năng lực cho cán bộ làm công
tác phòng, chống HIV/AIDS và các cán bộ các ban ngành liên quan trên toàn địa
bàn tỉnh bằng việc tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn kỹ thuật và các lớp về
phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ chuyên trách tuyến xã, phường và các ban ngành
đoàn thể, tập huấn về công tác giám sát, xét nghiệm HIV và tư vấn xét nghiệm tự
nguyện cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Ngoài ra, tỉnh còn gửi cán bộ đi đào tạo ở tuyến trên
với các nội dung về Giám sát, Tư vấn, Xét nghiệm, Điều trị, Dự phòng lây truyền
mẹ con và Thống kê báo cáo.
Cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho công tác
phòng, chống HIV/AIDS.
- 100% viên chức Trung tâm làm việc trong lĩnh vực phòng,
chống HIV/AIDS được đào tạo nâng cao năng lực về chuyên môn.
2.1.4. Công tác giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo
dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
- Tuyến tỉnh:
+ Thực hiện Giám sát trọng điểm lồng ghép điều tra hành
vi trên địa bàn 05 huyện, thị xã, thành phố: Đạt cỡ mẫu theo quy định.
+ Đạt cỡ mẫu giám sát phát hiện và đảm bảo 100% túi
máu được sàng lọc HIV.
+ Thực hiện giám sát hỗ trợ cho 11 huyện, thị xã, thành
phố (2 lần/năm) và 34 xã, phường, thị trấn/năm. Giám sát cơ sở tư vấn xét nghiệm
tự nguyện và cơ sở điều trị ARV.
+ Giám sát hỗ trợ triển khai “Tháng Cao điểm chiến dịch
dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con” và “Tháng Hành động quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS năm 2013”.
- Tuyến huyện:
+ Thực hiện vẽ bản đồ điểm nóng nhóm đối tượng nghiện
chích ma túy và phụ nữ bán dâm trên địa bàn;
+ Tổ chức giám sát hỗ trợ cho mỗi xã 3 - 4 lần /năm.
- Tuyến xã:
+ Thực hiện vẽ bản đồ điểm nóng; nhóm đối tượng nghiện
chích ma túy và phụ nữ bán dâm trên địa bàn;
+ Thực hiện giám sát ca bệnh, tư vấn, quản lý, chăm
sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.
2.2. Mức độ bao phủ/mức độ tiếp cận (về địa bàn và
về đối tượng) theo từng huyện/thị và trên phạm vi toàn tỉnh; khoảng trống các
dịch vụ:
+ Về can thiệp giảm tác hại dự phòng nhiễm HIV: Độ bao
phủ còn rất ít, chỉ mới triển khai ở Thành phố Pleiku, Thị xã: An Khê, AyunPa
(Chương trình cung cấp bao cao su cho các khách sạn, nhà nghỉ). Chưa có nhóm
giáo dục đồng đẳng nên việc quản lý, tư vấn cũng như triển khai hoạt động can
thiệp giảm tác hại cho các đối tượng nguy cơ cao chưa được triển khai (như
chương trình bơm kim tiêm).
+ Khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường
tình dục tại địa phương (STI): Tại khoa Da liễu thuộc Trung tâm Phòng, chống
bệnh xã hội và Bệnh viện đa khoa tỉnh;
+ Điểm triển khai tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN):
chỉ có 01 điểm đặt tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;
+ Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:
Khoa Phụ sản - BV đa khoa tỉnh cung cấp gói điều trị dự phòng lây truyền HIV từ
mẹ sang con;
+ Khám và điều trị thuốc ARV: Chỉ có 01 cơ sở chăm sóc
và điều trị thuốc ARV đặt tại khoa Bệnh nhiệt đới - BV đa khoa tỉnh;
+ Chưa triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone.
2.3. Khó khăn thách thức,
1. Tình hình dịch và các biện pháp giám sát dịch: dịch
HIV/AIDS vẫn ở giai đoạn tập trung, tuy nhiên đã có sự lây lan ra cộng đồng. Có
sự đan xen giữa các hành vi của nhóm đối tượng nghiện chích và mại dâm. Do mức
độ tiếp cận của chương trình vẫn còn mức hạn chế, độ bao phủ về xét nghiệm HIV
còn hạn chế, người dân ở xa khó tiếp cận dịch y tế, do đó khả năng người nhiễm
HIV chưa được xét nghiệm HIV và không biết tình trạng nhiễm HIV vẫn còn đáng
kể. Do đặc điểm của đối tượng nguy cơ là người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán
dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới, do đó việc tiếp cận và đảm bảo chất
lượng số liệu giám sát trên các nhóm này rất khó khăn.
2. Mức độ tiếp cận với chương trình còn hạn chế: Hiện
tại Gia Lai mới triển khai chương trình phân phát bao cao su triển khai 60 khách
sạn, nhà nghỉ trên địa bàn Thành phố Pleiku và 02 thị xã An khê, A Yunpa. Việc
thành lập nhóm giáo dục đồng đẳng khó khăn nên chưa triển khai chương trình bơm
kim tiêm và chương trình điều trị Methadone.
Dịch vụ điều trị HIV: Có 02 cơ sở điều trị HIV/AIDS
đặt tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và khoa Tư vấn, chăm sóc và
điều trị tại Trung tâm. Như vậy, tất cả bệnh nhân của các huyện đều do tuyến tỉnh
cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS bằng ARV.
Dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Hiện
tại có 01 cơ sở dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đặt tại Khoa Phụ sản,
Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn chỉ làm công tác
tư vấn, xét nghiệm cho phụ nữ mang thai.
3. Tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử đối với người
nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, làm ảnh hưởng đáng kể tiếp cận với dịch vụ điều trị
của người nhiễm HIV, rào cản cho việc xét nghiệm phát hiện HIV sớm và chuyển
gửi đến dịch vụ chăm sóc đều trị.
4. Ngân sách và tính bền vững của chương trình: Kinh
phí triển khai cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ Chương trình mục tiêu
Quốc gia ở mức thấp, không có dự án quốc tế nên triển khai gặp nhiều khó khăn.
5. Nhân lực: Nằm trong khó khăn chung về nhân lực của
hệ y tế dự phòng, Trung tâm đang thiếu hụt đội ngũ cán bộ tại tất cả các tuyến.
Sự thiếu hụt nhân lực là rào cản cho việc mở rộng chương trình điều trị và công
tác can thiệp giảm tác hại.
III. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
KINH PHÍ (tính trong 05 năm trở lại đây, từ 2008-2013)
1. Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS
ở địa phương (tính theo nguồn).
- Nguồn ngân sách nhà nước được cấp từ Trung ương: Phụ
thuộc vào kế hoạch phân bổ hàng năm.
- Nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc
tế không đáng kể, chủ yếu các hoạt động nhỏ như Hỗ trợ xét nghiệm của Dự án
Life GAP, Điều tra IBBS, và HSS(+) của UNAIDS.
- Nguồn Bảo hiểm y tế chi trả: Không.
- Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người nhiễm
HIV: Chủ yếu tiền đóng viện phí của bệnh nhân điều trị nội trú.
- Nguồn khác: không.
Bảng 5: Tổng kinh
phí huy động được giai đoạn 2008-2013 (tính theo nguồn)
Đơn vị tính: 1.000
VNĐ
Nguồn kinh phí
|
Năm 2008
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
NSNN thông qua CTMTQG
|
750.000
|
1.558.551
|
1.920.000
|
2.800.000
|
3.388.476
|
2.612.000
|
Ngân sách địa phương
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Các dự án viện trợ
|
|
16.000
|
16.800
|
35.000
|
52.055
|
63.000
|
Bảo hiểm y tế
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Thu phí sử dụng dịch vụ
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tổng cộng
|
750.000
|
1.574.551
|
1.936.800
|
2.835.000
|
3.440.531
|
2.675.000
|
Bảng
6: Kinh phí huy động được giai đoạn 2008-2013 (theo 04 Đề án)
Đơn vị tính: 1000
VNĐ
Chương trình/
Đề án
|
Năm 2008
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Dự phòng lây nhiễm HIV
|
|
|
|
1.541.000
|
1.249.000
|
730.000
|
Chăm sóc và điều trị toàn diện
|
|
|
|
96.000
|
376.000
|
538.000
|
Tăng cường năng lực
|
|
|
|
|
|
|
Theo dõi giám sát và đánh giá
|
|
|
|
1.163.000
|
1.655.000
|
1.344.000
|
Các DA viện trợ
|
|
|
|
35.000
|
52.055
|
63.000
|
Tổng cộng
|
750.000
|
1.574.551
|
1.936.800
|
2.835.000
|
3.440.531
|
2.675.000
|
2. Tình hình sử dụng kinh phí phòng,
chống HIV/AIDS ở địa phương
2.1. Kết quả sử dụng kinh phí:
- Sử dụng đúng mục đích đảm bảo bám sát
các mục tiêu chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, nhưng một số chỉ tiêu không hoàn thành
vì thiếu hụt kinh phí đặc biệt là hoạt động xét nghiệm HIV cho phụ nữ có thai
và can thiệp giảm tác hại.
- Đối với các hoạt động khác việc sử dụng
kinh phí tương đối tốt có hiệu quả trong việc triển khai nhiều hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS tại cộng đồng.
2.2. Tác động của việc sử dụng kinh
phí đến tình hình dịch HIV/AIDS của địa phương:
Mức đầu tư cho chương trình HIV/AIDS còn
hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí Chương trình MTQG, vì vậy không chủ động
được nguồn lực tài chính cho các hoạt động trong khi tình hình HIV/AIDS vẫn còn
diễn biến phức tạp, sự chuyển dịch dần hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV từ đường
máu sang đường tình dục, hành vi nguy cơ kép trong các nhóm dễ bị lây nhiễm HIV
đang có xu hướng gia tăng, địa bàn dịch HIV/AIDS ngày càng rộng hơn, đặc biệt
dịch đã lan ra nhóm đối tượng như đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Nếu không có những giải pháp đồng bộ, lâu dài, sẽ không kiểm soát và đẩy lùi
đại dịch HIV/AIDS, để lại hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến sự phát triển
kinh tế - xã hội.
Bảng
7: So sánh tình hình dịch và tổng mức đầu tư qua các năm (1000 đ).
|
Năm 2008
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Số phát hiện HIV mới
|
55
|
78
|
56
|
57
|
69
|
92
|
Số phát hiện AIDS mới
|
7
|
28
|
30
|
30
|
28
|
40
|
Tử vong do HIV/AIDS
|
1
|
7
|
12
|
17
|
16
|
8
|
Đầu tư
|
750.000
|
1.574.551
|
1.936.800
|
2.835.000
|
3.440.531
|
2.675.000
|
2.3. Tác động của việc sử dụng kinh
phí đến việc thực hiện các Đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS:
- Không đảm bảo thực hiện đầy đủ cũng
như đạt kết quả các chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia đề ra;
- Độ bao phủ của chương trình can thiệp
giảm tác hại còn thấp.
3. Những khó khăn, thách thức trong
huy động, quản lý, sử dụng kinh phí:
3.1. Về huy động kinh phí: Hiện tại các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Gia Lai
chủ yếu từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia.
3.2. Về quản lý kinh phí: Kinh phí hàng năm thường chuyển về muộn có phần ảnh hưởng đến việc triển
khai các hoạt động trong năm.
3.3. Về tổ chức, quản lý các hoạt động
chuyên môn:
- Thiếu nhân lực có trình độ đại học tại
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
- Việc giám sát quản lý, chăm sóc tư vấn
cho người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn do người nhiễm
HIV/AIDS thường xuyên di chuyển, thay đổi chỗ ở.
- Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong
các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chưa được đồng bộ.
- Hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại tuyến
huyện, xã còn thụ động, số lượng và chất lượng cán bộ chuyên trách hạn chế và
thường thay đổi.
- Về can thiệp giảm tác hại dự phòng nhiễm
HIV: Độ bao phủ còn rất ít, chỉ mới triển khai ở Thành phố Pleiku, Thị xã: An
Khê, AyunPa (Chương trình cung cấp bao cao su cho các khách sạn, nhà nghỉ).
Chưa có nhóm giáo dục đồng đẳng nên việc quản lý, tư vấn cũng như triển khai
hoạt động can thiệp giảm tác hại cho các đối tượng nguy cơ cao chưa được triển
khai (Như chương trình bơm kim tiêm).
- Hoạt động điều trị Methadone chưa triển
khai được do Kế hoạch chưa được phê duyệt.
- Việc quản lý người nhiễm tại cộng đồng
còn hạn chế.
Phần II
ƯỚC TÍNH NHU CẦU
VÀ SỰ THIẾU HỤT KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA ĐỊA PHƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2015-2020
I. ƯỚC TÍNH NHU CẦU
KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2015-2020.
Nhu cầu kinh phí ước tính cho giai đoạn
2015-2020 là 26,508 tỷ đồng trong đó dự phòng chiếm 18,24%, chăm sóc điều trị
52,20% và theo dõi giám sát 28,56% (chi tiết các hoạt động xem các bảng phụ lục).
Bảng
8: Tổng nhu cầu kinh phí cho các Đề án Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
giai đoạn 2015-2020 (tính theo từng năm và cả giai đoạn)
Đơn vị: x 1.000 đồng
Nội dung phân
tích
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2015-2020
|
%
|
Tổng nhu cầu
|
3.767.954
|
4.002.522
|
4.255.238
|
4.527.350
|
4.820.189
|
5.135.165
|
26.508.417
|
100
|
1. Dự phòng lây nhiễm HIV
|
776.470
|
787.923
|
799.535
|
811.316
|
823.273
|
835.416
|
4.833.933
|
18,24
|
2. Điều trị HIV/AIDS
|
1.729.494
|
1.952.609
|
2.193.713
|
2.454.045
|
2.734.926
|
3.037.759
|
14.102.546
|
53,20
|
3. Theo dõi, giám sát
|
1.261.990
|
1.261.990
|
1.261.990
|
1.261.990
|
1.261.990
|
1.261.990
|
7.571.939
|
28,56
|
II. ƯỚC TÍNH KHẢ
NĂNG KINH PHÍ HUY ĐỘNG ĐƯỢC TỪ CÁC NGUỒN KHÁC NHAU.
Bảng
9: Ước tính thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn
2015-2020
Đơn vị: nghìn đồng
TT
|
Nguồn kinh phí
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2015-2020
|
I
|
Số kinh phí cần huy động từ các nguồn để đáp
ứng tổng nhu cầu
|
3.767.954
|
4.002.522
|
4.255.238
|
4.527.350
|
4.820.189
|
5.135.165
|
26.508.417
|
1
|
NSNN thông qua CTMTQG
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
NSNN địa phương
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Hỗ trợ từ Cục PC HIV/AIDS (thuốc ARV, giám sát
HSS+)
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Khả năng huy động được
|
2.600.116
|
2.979.765
|
3.410.326
|
3.898.245
|
4.450.759
|
5.075.984
|
22.415.195
|
1
|
- NSNN thông qua CTMTQG
|
1.021.900
|
1.124.090
|
1.236.499
|
1.360.149
|
1.496.164
|
1.645.780
|
7.884.582
|
2
|
- Hỗ trợ từ Cục PC HIV/AIDS (thuốc ARV, giám
sát HSS+)
|
1.578.216
|
1.855.675
|
2.173.827
|
2.538.096
|
2.954.595
|
3.430.204
|
14.530.613
|
III
|
Thiếu hụt (III=I-II) - cần phải huy động
|
1.167.838
|
1.022.757
|
844.912
|
629.105
|
369.430
|
59.181
|
4.093.223
|
1
|
NSNN thông qua CTMTQG
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
NSNN địa phương
|
1.167.838
|
1.022.756
|
844.912
|
629.105
|
369.430
|
59.181
|
4.093.223
|
|
- Dự phòng lây nhiễm HIV
|
413.470
|
388.623
|
360.305
|
328.163
|
291.805
|
250.801
|
2.033.166
|
|
- Điều trị HIV/AIDS
|
106.209
|
43.615
|
-42.508
|
-156.428
|
-303.027
|
-487.880
|
-840.019
|
|
- Theo dõi, giám sát
|
648.159
|
590.519
|
527.115
|
457.371
|
380.652
|
296.261
|
2.900.076
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*
|
Nếu Quốc tế và hỗ trợ thuốc từ Cục PC HIV/AIDS không
còn viện trợ. Lúc đó kinh phí thiếu hụt sẽ do BHYT và người bệnh tự chi trả
|
1.578.216
|
1.855.675
|
2.173.827
|
2.538.096
|
2.954.595
|
3.430.204
|
14.530.613
|
Sự thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2014-2020 (triển khai từ năm 2015) tập
trung ở các nội dung sau:
- Kinh phí chi cho việc mua sinh phẩm
để làm xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ có thai.
- Triển khai các phòng tư vấn xét nghiệm
tự nguyện tại các đơn vị huyện kể từ năm 2015 trở đi.
- Truyền thông thay đổi hành vi tại cộng
đồng.
- Can thiệp giảm tác hại.
- Giám sát theo dõi và đánh giá các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS.
1. Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho các
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020:
1.1. Nhu cầu đầu tư chương trình tăng cao do phải
mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động để ứng phó với tình hình dịch đang
ngày càng lan rộng và có tính chất phức tạp.
Tình hình dịch HIV/AIDS hiện đang chững lại nhưng có
nhiều dấu hiệu tiềm ẩn có khả năng bùng phát dịch; có sự biến động về đường lây
truyền trong 5 năm gần đây tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình dục tăng và đặc biệt
nhiễm HIV ở nữ giới tăng, dịch HIV/AIDS lây lan phức tạp hơn và khó kiểm soát
vụ dịch hơn.
Số người nhiễm HIV ở các đơn vị xã, phường tăng; số
người có nhu cầu điều trị ARV ngày càng tăng cao.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế đến năm 2020, 100% huyện có
phòng VCT; điều trị Methadone phải triển khai tại cộng đồng (NĐ 96/CP).
Ngoài ra, phải thực hiện công tác giảm tác hại thông
qua đội ngũ đồng đẳng viên và cộng tác viên để làm giảm nhẹ tình hình dịch.
1.2. Những nguyên nhân khách quan dẫn đến hạn chế
các nguồn ngân sách:
- Ngân sách nhà nước trung ương: Kinh tế khó khăn
chung.
- Ngân sách nhà nước địa phương: Chưa bố trí vì đang
tranh thủ nguồn hỗ trợ từ kinh phí trung ương
III. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG KINH
PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AlDS CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
- Hỗ trợ kinh phí địa phương từ nguồn thu ngân sách
của tỉnh.
- Huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp.
- Khuyến khích và động viên sự đóng góp của các nhà
hảo tâm.
- Vận động sự đóng góp từ các tổ chức tôn giáo
- Sự tự giác đóng góp của người dân trong cộng đồng
vì tinh thần tương thân tương ái và vì sự phát triển của cộng đồng.
Phần III
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH
HƯỚNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở
TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2014-2020
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH
GIA LAI VỀ BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS, GIAI ĐOẠN
2014-2020
1. UBND tỉnh bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho các hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả
năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đẩy mạnh
xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung đầu tư
cho các hoạt động thiết yếu, mang tính bền vững, lâu dài, có hiệu quả cao bao
gồm dự phòng là chủ đạo và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.
2. Tăng tính chủ động của các địa phương, đơn vị trong
việc bố trí ngân sách thích hợp nhằm bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS tại địa phương, đơn vị.
3. Tiếp tục vận động, kêu gọi và đa dạng hóa các nguồn
viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt
về kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Các dự án viện trợ đang
triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và bảo đảm tính bền vững sau khi
dự án kết thúc.
4. Đa dạng hóa các nguồn kinh phí trong tỉnh đồng thời
tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có cho các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS. Chuyển dần nhiệm vụ điều trị người nhiễm HIV/AIDS từ các chương
trình, dự án sang nhiệm vụ của Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT). Tăng cường quản lý, tổ
chức, vận hành bộ máy tinh giản và tiết kiệm. Thiết kế, xây dựng, triển khai
các mô hình cung cấp dịch vụ, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng
chi phí - hiệu quả.
5. Phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng,
lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của tất cả các cấp ủy Đảng, các Sở,
ngành, chính quyền các cấp và là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi
gia đình và mỗi cộng đồng.
II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện
thành công các mục tiêu của Kế hoạch/Chương trình hành động của tỉnh thực hiện Chiến
lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Bảo đảm tỷ lệ tăng ngân sách nhà nước ở địa phương
để thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm đến năm 2020;
- Tăng dần tỷ lệ chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS
từ ngân sách nhà nước ở địa phương, đơn vị. Tiến tới ngân sách nhà nước ở địa phương,
đơn vị (bao gồm cả nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ở trung ương thông qua
các chương trình mục tiêu quốc gia) bảo đảm được nhu cầu kinh phí cho hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, đơn vị;
- Bảo đảm 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí
để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp;
- Bảo đảm 80% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế
được chi trả theo quy định vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020;
- Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động của các dịch vụ này;
- Bảo đảm quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh
phí huy động được theo các quy định hiện hành.
III. ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí.
- Tiếp nhận ngân sách nhà nước ở trung ương cho các
hoạt động thiết yếu, có hiệu quả để bảo đảm tính bền vững của các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS.
- Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của địa phương,
đơn vị trong đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương, đơn vị.
+ Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về vai
trò, trách nhiệm của các địa phương, đơn vị trong việc lập kế hoạch và phân bổ ngân
sách cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, đơn vị;
+ Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một
trong những mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn
vị, tiến tới đưa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thành các hoạt động thường
xuyên, liên tục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, đơn vị.
- Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh
nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
+ Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về vai
trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và phân bổ kinh
phí hàng năm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của
doanh nghiệp;
+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm
việc;
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản có liên quan, như
xây dựng các nội dung chi, mức chi của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại
nơi làm việc.
- Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.
+ Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS
theo hướng đẩy mạnh sự tham gia của BHYT đối với các dịch vụ được cung cấp;
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế tại các
địa phương nhằm tăng tính chủ động của địa phương trong việc mở rộng độ bao phủ
của BHYT đối với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ
người nhiễm HIV tham gia BHYT;
+ Phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể và cơ quan đầu
mối phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương chủ động tự thí điểm và mở rộng triển
khai tiếp thị xã hội bao cao su, bơm kim tiêm và các vật tư phòng, chống HIV/AIDS;
+ Khuyến khích các địa phương đẩy mạnh công tác xã hội
hóa Chương trình điều trị Methadone theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng
11 năm 2012 của Chính phủ, trong đó ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho một số
đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 23, phân cấp tổ chức chương trình và chủ động
bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn khác.
2. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn
kinh phí.
- Tăng cường vai trò giám sát của Ban chỉ đạo phòng,
chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm các cấp, ngành, đoàn thể đối
với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài
chính cho phòng, chống HIV/AIDS;
- Định kỳ, các cơ quan tài chính và kế hoạch đầu tư
phối hợp với cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS cùng cấp tiến hành kiểm tra,
giám sát công tác quản lý tài chính của các chương trình, dự án và của các cơ
quan, đơn vị tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý chương
trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí:
3.1. Dự phòng lây nhiễm HIV.
a) Đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thông
tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS:
- Đa dạng hóa về nội dung, phương thức thực hiện thông
tin, giáo dục, truyền thông, trong đó chú trọng truyền thông cho người dễ bị
lây nhiễm HIV, người trong độ tuổi sinh đẻ, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng
cao, vùng sâu, vùng xa;
- Kết hợp giữa truyền thông đại chúng với truyền thông
trực tiếp, trong đó chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống thông
tin, truyền thông và tổ chức chính trị - xã hội các cấp;
b) Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ
can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV:
Tiếp tục mở rộng phạm vi triển khai chương trình cung cấp bao cao su trong quan
hệ tình dục;
c) Nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn, xét
nghiệm HIV và các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV khác:
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV
thông qua việc đào tạo nâng cao kỹ năng tư vấn, xét nghiệm;
- Đa dạng hóa các mô hình dịch vụ tư vấn và xét nghiệm
HIV, trong đó chú trọng việc triển khai thí điểm các mô hình xét nghiệm sàng
lọc HIV tại cộng đồng;
3.2. Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện
HIV/AIDS.
a) Bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ
điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị lao
cho người nhiễm HIV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Củng cố, phát
triển hệ thống chăm sóc tại cộng đồng của người nhiễm HIV, các tổ chức tôn giáo,
tổ chức xã hội và các tổ chức khác.
- Tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận
thức phụ nữ tuổi sinh đẻ về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, lồng ghép
với chương trình sức khỏe sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình để tăng tỷ lệ
phụ nữ được tư vấn xét nghiệm HIV, phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV để dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và chăm sóc trẻ sinh ra từ người mẹ.
b) Nâng cao chất lượng các dịch vụ điều trị:
- Tiếp tục củng cố và đẩy mạnh hoạt động của cơ sở điều
trị HIV/AIDS tại khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện đa khoa tỉnh để tăng khả năng
tiếp cận thuốc ARV của các đối tượng cần điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV nghề
nghiệp, lây truyền HIV từ mẹ sang con và người đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc
ARV.
- Nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống xét nghiệm
phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS;
- Lồng ghép điều trị HIV/AIDS với các chương trình khác;
thực hiện việc kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ điều trị, chăm sóc ở
cộng đồng với hệ thống cơ sở y tế;
c) Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vật chất, tinh thần
cho người nhiễm HIV và gia đình họ để người nhiễm HIV ổn định cuộc sống, hòa
nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng.
3.3. Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống
HIV/AIDS:
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức
học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của cấp
trên, kiến thức chuyên môn đồng thời phổ biến, chỉ đạo tuyến huyện, xã thực hiện.
3.4. Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh
giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS:
- Củng cố và nâng cao kiến thức cho hệ thống giám sát
HIV từ tỉnh đến huyện để có khả năng thống kê, quản lý, dự báo xu hướng dịch
HIV/AIDS và quản lý được người nhiễm HIV trên địa bàn.
- Củng cố và nâng cao hiệu quả phòng tư vấn xét nghiệm
HIV tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
- Tham mưu cho ngành chỉ đạo các Trung tâm y tế các
huyện, thị xã, thành phố, Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực triển
khai tốt hoạt động tư vấn xét nghiệm cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, phụ
nữ mang thai.
- Triển khai có hiệu quả việc thu thập mẫu giám sát
trọng điểm cho các nhóm đối tượng (nghiện chích ma túy, mại dâm, phụ nữ mang thai,
thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự và STI) trên địa bàn.
- Phối hợp với Ngành Công an, Tỉnh đội tổ chức xét nghiệm
HIV cho các đối tượng tạm giam, trại giam, Tư vấn xét nghiệm HIV cho thanh niên
khám tuyển nghĩa vụ quân sự và quân nhân nhập ngũ.
- Tổng hợp điều tra vẽ bản đồ điểm nóng cho các nhóm
đối tượng nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm, phối hợp với Ngành Công an xây
dựng đội ngũ đồng đẳng viên triển khai chương trình cấp phát, sử dụng bơm kim
sạch cho đối tượng nghiện chích ma túy trên địa bàn.
Phần IV
CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN
MỤC TIÊU KẾ HOẠCH
I. Mục tiêu 01:
Bảo đảm tỷ lệ tăng ngân sách nhà nước ở địa phương
để thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm đến năm 2020.
II. Mục tiêu 02:
Tăng dần tỷ lệ chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS từ
ngân sách nhà nước ở địa phương, đơn vị. Tiến tới ngân sách nhà nước ở địa phương,
đơn vị (bao gồm cả nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ở trung ương thông qua
các chương trình mục tiêu quốc gia) bảo đảm được nhu cầu kinh phí cho hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, đơn vị.
III. Mục tiêu 03:
Bảo đảm 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để
triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp
IV. Mục tiêu 04:
Bảo đảm 80% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế
được chi trả theo quy định vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020.
V. Mục tiêu 05:
Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
để tự cân đối thu chi cho các hoạt động của các dịch vụ này.
VI. Mục tiêu 06:
Bảo đảm quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí
huy động được theo các quy định hiện hành.
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH,
CÁC CẤP.
1. Sở Y tế.
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án;
chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai. Định kỳ 6 tháng, hàng
năm tổng hợp báo cáo Chủ tịch tỉnh tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề
án;
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan
nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS;
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính và các Sở, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động
nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành là thành viên
của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các
cơ quan liên quan tổ chức triển khai các nội dung của Đề án trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn được giao.
2. Sở Tài chính.
a) Chủ trì xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và bảo
đảm đủ và kịp thời kinh phí chi hàng năm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;
chủ trì kiểm tra, giám sát việc sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định
hiện hành;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây
dựng hoặc đề xuất các quy định mức chi phòng, chống HIV/AIDS, các chế độ miễn,
giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống
HIV/AIDS.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
a) Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc lồng ghép các chỉ
tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các
Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hệ thống
phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện việc điều
phối các nguồn đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
4. Sở Thông tin và truyền thông.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành liên
quan xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại
chúng và tại các cơ sở;
b) Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trong cả tỉnh
thường xuyên thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông HIV/AIDS.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục, tăng cường công tác xây dựng kế hoạch
và chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống giáo
dục của tỉnh.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tích
cực tham gia triển khai thực hiện Đề án này theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm
vi hoạt động của mình;
7. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Nghiên cứu, đề xuất
việc thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế và các giải pháp tổ chức thực
hiện nhằm khuyến khích người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.
8. Các Sở, ngành, cơ quan khác của tỉnh:
Tham gia thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của
mình và chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong của ngành
tại tỉnh.
9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong tỉnh.
a) Tích cực tham gia triển khai thực hiện Đề án này
theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình;
b) Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan khác
tăng cường năng lực, hỗ trợ triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của
các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
a) Chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực
hiện các nhiệm vụ, giải pháp và đề án trên địa bàn huyện/ thị xã/thành phố; xây
dựng và xác lập các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS trong kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của huyện/ thị xã/thành phố.
b) Ngoài nguồn ngân sách Trung ương cấp, các địa phương
chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình phòng,
chống HIV/AIDS. Tập trung chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp
chặt chẽ triển khai thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp can thiệp
giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; tổ chức tốt việc chăm sóc, điều trị
hỗ trợ người nhiễm HIV.
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT
ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH.
1. Nguồn kinh phí:
Ước kinh phí thực hiện các hoạt động triển khai thực
hiện Kế hoạch này trong giai đoạn 2015-2020: 26.508.417.000đ, trong đó:
- Ngân sách Nhà nước (CTMTQG): 7.884.582.000đ
- Hỗ trợ từ Cục Phòng chống HIV/AIDS: 14.530.612.000đ
- Ngân sách tỉnh: 4.093.223.000đ
2. Sử dụng kinh phí:
Các đơn vị được phân công lập kế hoạch thực hiện nhiệm
vụ/hoạt động và dự toán ngân sách cần thiết gửi về Sở Y tế để tổng hợp và phối
hợp với Sở Tài chính thống nhất trình lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt theo các quy
định hiện hành./.