ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
75/2005/QĐ-UBND
|
Phan
Thiết, ngày 14 tháng 11 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HỌC SINH
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC THÔN, XÃ, MIỀN NÚI, VÙNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
26/11/2003;
Xét đề nghị của Sở Tài chính, Ban Dân tộc, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục & Đào tạo
tại văn bản liên tịch số 406 LS/DT-NV-TC-GDĐT ngày 29/8/2005 về việc đề nghị
thay đổi Quyết định 502QĐ/UB-BT ngày 30/3/1996 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm
theo Quyết định này “Quy định chế độ trợ cấp đối với học sinh, sinh viên là con
em thuộc đồng bào dân tộc thiểu của tỉnh đang theo học tại các trường Đại học,
Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong cả nước”.
Điều 2.
1.Quyết định này có hiệu lực
sau 10 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng kể từ năm học 2005-2006 trở về sau;
2. Quyết định này thay thế Quyết định số 502
QĐ/UB-BT ngày 30/3/1996 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về Ban hành bản quy định
một số chế độ đối với học sinh, sinh viên là con em dân tộc thiểu số của Tỉnh
đang theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và sơ cấp
công nhân kỹ thuật trong cả nước;
3. Giao cho Ban Dân tộc phối
hợp Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện quyết định này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc
Tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
Kho bạc Nhà nước Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng
các Sở, Ngành căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Ủy Ban Dân tộc (b/c);
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND Tỉnh (b/c);
- Đài Phát thanh truyền hình
- Báo Bình Thuận
- Như điều 3
- Lưu VP (TH), Huy
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Tấn Thành
|
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN LÀ CON EM THUỘC ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU CỦA TỈNH ĐANG THEO HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG,
TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TRONG CẢ NƯỚC”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 75 /2005/QĐ-UBND ngày 14 / 11//2005 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận).
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng:
Quy định
này được áp dụng thực hiện đối với đối tượng là học sinh, sinh viên thuộc con
em của đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đang theo học tại các trường Đại học,
Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong cả nước.
Điều 2. Các đối tượng được hưởng như sau:
1. Bản
thân của học sinh, sinh viên là người các dân tộc thiểu số K’ Ho; Raglay; Rai;
Châuro… trước khi vào trường phải có hộ khẩu thường trú trên 3 năm thuộc các địa
bàn gồm:
a. Huyện
Tuy Phong: Xã Phan Dũng; Thôn 3 – Xã Phong Phú; Thôn Dân tộc – Xã Vĩnh Hảo.
b. Huyện Bắc
Bình: Xã Phan Sơn; Xã Phan Lâm; Xã Phan Điền; Xã Phan Tiến; Thôn An Lạc, Thôn
An Hòa – Xã Bình An.
c. Huyện Hàm Thuận Bắc: Xã
Đông Giang; Xã Đông Tiến; Xã La Dạ; Thôn 29 +34 – Xã Thuận Hòa; Thôn Ku Kê – Xã
Thuận Minh.
d. Huyện Hàm
Thuận Nam: Xã Mỹ Thạnh; Xã Hàm Cần.
e. Huyện Hàm
Tân: Thôn Tân Quang – Xã Sông Phan; Thôn Bà Giêng – Xã Tân Đức; Thôn
Láng Gòn – Xã Tân Xuân; Thôn Dân tộc – Xã Tân Hà; Thôn Phò trì – Xã Tân Thắng.
f. Huyện Tánh
Linh: Xã La Ngâu; Thôn Dân tộc – Xã Măng Tố; Thôn Đồng Me – Xã Đức Thuận; Thôn Dân
tộc – Xã Đức Bình; Thôn Trà Cụ, Thôn Tân Thành - Thị trấn Lạc Tánh; Thôn 1,
Thôn 2 – Xã Gia Huynh; Thôn Tà Pứa – Xã Đức Phú; Thôn Dân tộc – Xã Suối Kiết.
k. Huyện Đức
Linh: bao gồm Thôn 4 – Xã Trà Tân; Thôn 7 – Xã Đức Tín; Thôn 6 – Xã Mé Pu.
2. Học
sinh, sinh viên là con của Thương binh, Liệt sĩ, gia đình có công Cách Mạng,
con của gia đình thuộc diện hộ nghèo (có sổ hộ nghèo) là người các dân tộc thiểu
số có hộ khẩu thường trú tại Bình Thuận.
Chương II
CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HỌC
SINH, SINH VIÊN
Điều 3. Những khoản được trợ cấp:
Học sinh,
sinh viên thuộc đối tượng nêu tại Điều 2 của Quy định này được
Ngân sách của Tỉnh trợ cấp:
1. Trợ
cấp thường xuyên hàng tháng cho mỗi học sinh, sinh viên:
a) Đại học, Cao đẳng: 250.000 đồng.
b) Trung cấp Chuyên nghiệp:
200.000 đồng.
2. Trợ
cấp tiền tàu xe: Hàng năm mỗi học sinh, sinh viên được trợ cấp tiền tàu xe để về
thăm gia đình trong dịp hè và trong dịp tết Nguyên đán hoặc Tết cổ truyền của từng
dân tộc, theo giá cước quy định của Bộ Giao thông - Vận tải nhưng không quá bốn
lượt đi và về/năm.
- Địa điểm khoảng cách
để tính mức trợ cấp: Học sinh, sinh viên thuộc địa bàn nào thì lấy trung tâm
huyện lỵ đó để tính tiền tàu xe đến bến xe của Thị trấn, Thị xã hoặc Thành phố
nơi có trường mà đối tượng đang theo học.
3. Vào
đầu mỗi năm học mới, mỗi học sinh, sinh viên được trợ cấp một lần 300.000 đồng
để mua sắm sách vở, đồ dùng học tập.
Điều 4. Trách nhiệm đối tượng thực hiện chế độ:
1. Học sinh, sinh viên
được hưởng trợ cấp theo quy định này, sau khi ra trường phải có trách nhiệm trở
về phục vụ tại địa phương theo sự phân công của cơ quan có thẩm quyền (Sở Nội vụ).
Trong trường hợp học sinh, sinh viên ra trường 01 năm (kể từ ngày tốt nghiệp)
mà địa phương chưa bố trí được việc làm, nếu đối tượng tự liên hệ và tự nhận
công tác ở tỉnh khác thì gia đình hoặc cá nhân học sinh, sinh viên không phải
hoàn trả kinh phí mà ngân sách Tỉnh đã hỗ trợ trong thời gian đi học; ngược lại,
nếu trong thời hạn 01 năm (kể từ ngày học sinh, sinh viên tốt nghiệp) địa phương
bố trí được việc làm mà đối tượng không nhận phân công công tác thì gia đình hoặc
cá nhân học sinh, sinh viên phải hoàn trả lại toàn bộ số kinh phí mà ngân sách
Tỉnh đã hỗ trợ trong suốt thời gian đi học.
2. Khi ra trường, nếu
được nhà trường tiếp tục cử đi học tập (Đại học hoặc trên Đại học) thì trong thời
gian đó vẫn được hưởng các khoản trợ cấp như quy định tại Điều 3.
Chương
III
HÌNH THỨC
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều
5. Khen thưởng.
Trong thời gian học tập,
nếu học sinh, sinh viên đạt được thành tích tốt và được nhà trường quyết định
khen thưởng từ học sinh tiên tiến cả năm học trở lên thì được xét thưởng thêm
50% mức trợ cấp thường xuyên hàng tháng và được áp dụng ngay từ học kỳ đầu của
năm học tiếp theo.
Điều
6. Xử lý vi phạm:
1. Nếu học sinh, sinh
viên tự ý bỏ học mà không có lý do chính đáng thì cá nhân hoặc gia đình của học
sinh, sinh viên đó phải chịu trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ số kinh phí mà Tỉnh
đã trợ cấp trước đó.
2. Trường hợp học sinh,
sinh viên vi phạm nội quy, quy chế, kỷ luật của nhà trường, những quy định của
Chính quyền địa phương nơi học sinh sinh viên đang trong thời gian cư trú để
theo học và đã bị xử lý theo thẩm quyền quy định của nhà trường hoặc của chính
quyền địa phương thì tuỳ theo tính chất, mức độ để xem xét việc cắt, giảm chế độ
trợ cấp thường xuyên hàng tháng từ 50% đến 100%; đồng thời, không được nhận trợ
cấp: Tiền tàu xe trong năm học đó cũng như không được xét khen thưởng theo quy
định của Quy định này.Việc xét lại để hưởng các khoản trợ cấp của Tỉnh theo quy
định chỉ khi bản thân học sinh, sinh viên được công nhận tiến bộ của cơ quan đã
xử lý.
3. Trong trường hợp
học sinh, sinh viên bị ở lại lớp thì năm học lưu ban đó chỉ được hưởng 50% trợ
cấp thường xuyên hàng tháng, những khoản trợ cấp khác vẫn thực hiện như theo
Quy định này .
Chương
IV
NGUỒN KINH
PHÍ THỰC HIỆN, PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ VÀ THANH, QUYẾT TOÁN
Điều
7. Nguồn kinh phí thực hiện.
- Kinh phí thực hiện
chính sách, chế độ trợ cấp theo Quy định này do ngân sách Tỉnh đài thọ.
- Giao cho Sở Tài chính
phối hợp với các Ngành liên quan hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra việc
chi trả và thực hiện thanh quyết toán đối với ngân sách tỉnh theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8.
1. Giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục
& Đào tạo, Sở Tài Chính và các Sở, Ngành có liên quan hướng dẫn và tổ chức
thực hiện đúng theo Quy định này.
2. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc, Thủ trưởng các Sở, Ngành, địa phương liên quan có trách
nhiệm phản ánh kịp thời để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tế./.