UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 56/2000/QĐ-UB
|
Tam Kỳ, ngày 15 tháng 12 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ QUY ĐỊNH MỨC TRỢ CẤP CỨU TRỢ XÃ HỘI.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ
Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ
Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ
xã hội;
Căn cứ
Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày
09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội;
Xét đề
nghị của Liên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Vật giá tại Tờ
trình số 83/TT-LS ngày 15/11/2000 và Công văn số 1368/CV-TCVG ngày 08/12/2000
của Sở Tài chính - Vật giá về bổ sung nội dung Tờ trình số 83/TT-LS;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay quy định chế độ trợ cấp đối với đối tượng
cứu trợ xã hội trên địa bàn tỉnh như sau:
A. Đối
tượng hưởng trợ cấp: Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp cứu trợ xã hội theo Quyết
định này là những đối tượng được quy định tại Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH
ngày 28/7/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
B. Chế độ
trợ cấp:
I. Mức trợ
cấp xã hội thường xuyên:
1. Trợ cấp
xã hội thường xuyên cho đối tượng sống tại gia đình do xã, phường quản lý với
mức tối thiểu là 45.000 đồng/người/tháng. Được cấp thẻ BHYT (như người nghèo)
để khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế thuận lợi nhất theo quy định của
Điều lệ Bảo hiểm y tế.
2. Trợ cấp
nuôi dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý với mức 150.000
đồng/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 20 tháng tuổi phải ăn thêm sữa, mức
trợ cấp là 220.000 đồng/cháu/tháng. Ngoài trợ cấp nuôi dưỡng trên, đối tượng
được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau:
- Trợ cấp
để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt, đời sống hàng ngày gồm các
đồ dùng như: Quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng
giặt, dép nhựa, chăn, chiếu, màn ... với mức 25.000 đồng/người/tháng (hai mươi
lăm ngàn).
- Được cấp
thẻ BHYT (như người nghèo) để khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế thuận
lợi nhất theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm y tế và được trợ cấp mua thuốc chữa
bệnh thông thường với mức 5.000 đồng/người/tháng (năm ngàn).
- Trợ cấp
mua sách giáo khoa, giấy vở và đồ dùng học tập đối với trẻ em đi học với mức
150.000 đồng/cháu/năm học (một trăm năm mươi ngàn).
- Trợ cấp
hàng tháng vệ sinh cá nhân đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ với mức
10.000 đồng/người/tháng (mười ngàn).
- Trợ cấp
mai táng phí với mức 850.000 đồng/người (tám trăm năm mươi ngàn).
II. Mức trợ
cấp xã hội đột xuất:
1. Hộ gia
đình:
a. Gia đình
có người bị chết do hậu quả thiên tai hoặc tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà
nước và nhân dân được trợ cấp với mức tối thiểu là 1.000.000 đồng/người (một
triệu đồng).
b. Gia đình
có nhà ở bị trôi, bị cháy không có chỗ ở hoặc trường hợp gia đình sống trên tàu
thuyền, mà tàu thuyền bị vỡ hư hỏng nặng do thiên tai không còn chỗ ở thì được
trợ cấp với mức tối thiểu là 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
c. Gia đình
có nhà ở bị sập, hư hỏng nặng không có chỗ ở hoặc trường hợp gia đình sống trên
tàu thuyền, mà tàu thuyền bị chìm hư hỏng nặng do thiên tai không còn chỗ ở thì
được trợ cấp với mức tối thiểu là 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng).
d. Trường
hợp đối tượng là gia đình chính sách thì ngoài mức trên, sẽ được trợ cấp thêm
với mức cụ thể như sau:
- Đối tượng
quy định tại Điểm b Khoản 1 Mục II Phần B nêu trên được trợ cấp thêm với mức
tối thiểu là 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
- Đối tượng
quy định tại Điểm c Khoản 1 Mục II Phần B nêu trên được trợ cấp thêm với mức
tối thiểu là 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng).
e. Gia đình
mất phương tiện sản xuất chính làm cho gia đình lâm vào cảnh thiếu đói thì được
trợ cấp lương thực với mức 08 kg gạo/người/tháng, nhưng tối đa không quá 03
tháng.
2. Về người:
a. Người bị
thương nặng do thiên tai hoặc tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân
dân được trợ cấp với mức tối thiểu là 300.000 đồng/người (ba trăm ngàn đồng).
b. Người
thiếu đói do giáp hạt, gia đình thuộc diện nghèo đói thì được trợ cấp 08 kg
gạo/người/tháng, nhưng không quá 02 tháng.
c. Người
gặp phải rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng phải vào bệnh viện điều trị
dài ngày thì được trợ cấp với mức tối thiểu 300.000 đồng/người (ba trăm ngàn
đồng). Nếu bị chết, gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng, được trợ cấp
với mức tối thiểu 1.000.000 đồng/người (một triệu đồng).
d. Người
lang thang xin ăn trong thời gian tập trung phân loại được trợ cấp 5.000
đồng/người/ngày (năm ngàn đồng) trong thời gian không quá 15 ngày.
C. Nguồn
kinh phí: Nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp cho các đối tượng nêu trên bao gồm:
1. Từ nguồn
đảm bảo xã hội phân bổ trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và các huyện, thị xã.
2. Từ nguồn
cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Từ trợ
giúp của nước ngoài, tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông
qua Chính phủ, các đoàn thể xã hội.
D. Thời
gian thực hiện: Mức trợ cấp cứu trợ xã hội quy định tại Quyết định này được áp
dụng kể từ ngày 01/01/2001. Riêng mức trợ cấp xã hội thường xuyên đối với đối
tượng sống tại gia đình do xã phường quản lý 45.000 đồng/người/tháng áp dụng từ
tháng 3/2000.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối
hợp với Sở Tài chính - Vật giá hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Tài chính - Vật giá, Thủ trưởng các đơn vị liên quan
và Chủ tịch UBND huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây
trái với nội dung Quyết định này đều bãi bỏ./.