BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
470/QĐ-TCLN-VP
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ VÀ QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG TÀI SẢN CÔNG DO VĂN PHÒNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP QUẢN LÝ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Căn cứ Quyết định
số 04/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư
liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ
về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ
quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản
lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
Xét đề nghị của
Chánh Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Qui chế chi tiêu nội bộ và quản lý, sử
dụng tài sản công do Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp quản lý.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký; thay thế Quyết định số
111/QĐ-TCLN-VP ngày 28/3/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
Quy chế quản lý chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công do Văn phòng Tổng
cục Lâm nghiệp quản lý.
Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị và toàn thể cán bộ,
công chức cơ quan Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Vụ Kế hoạch - Tài chính;
- Lưu VT, VP.
|
KT.TỔNG
CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Bá Ngãi
|
QUY CHẾ
CHI TIÊU NỘI BỘ VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN
CÔNG DO VĂN PHÒNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP QUẢN LÝ
(Ban hành theo Quyết định số : 470 /QĐ-TCLN-VP ngày
21 /9/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
đích ban hành quy chế
1. Tạo quyền chủ động cho Thủ trưởng
cơ quan trong quản lý và chi tiêu nguồn tài chính được cấp góp phần hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao;
2. Quản lý, sử dụng tài sản công
đúng mục đích, có hiệu quả;
3. Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong chi tiêu góp phần tăng thu nhập cho cán bộ công chức và người
lao động;
4. Quy chế chi tiêu nội bộ là
căn cứ để Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát chi và là cơ sở để các tổ
chức, cá nhân liên quan theo dõi, giám sát thực hiện.
Điều 2.
Nguyên tắc xây dựng quy chế
1. Các khoản chi ngân sách nhà
nước phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao.
2. Không vượt quá chế độ chi hiện
hành do cơ quan có thẩm quyền quy định.
3. Phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ, chương trình kế hoạch, tính chất công tác của các đơn vị.
4. Được thảo luận rộng rãi, dân
chủ, công khai, minh bạch trong cơ quan.
5. Có ý kiến tham gia của Ban chấp
hành Công đoàn Tổng cục.
Điều 3. Đối
tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Đối tượng áp dụng
- Các Vụ trực thuộc Tổng cục, Cơ
quan quản lý Cites, Thanh tra Tổng cục, Văn phòng Tổng cục;
- Cán bộ, công chức, người lao động
hưởng quỹ tiền lương do Văn phòng Tổng cục chi trả.
2. Phạm vi điều chỉnh
Nguồn kinh phí quản lý hành
chính và nguồn kinh phí cải cách tiền lương (Loại 460 khoản 463) được Tổng cục
Lâm nghiệp giao tự chủ hàng năm.
Điều 4. Căn
cứ xây dựng quy chế
1. Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg
ngày 5/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng
trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
2. Thông tư số 29/2003/TT-BTC
ngày 14/4/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ điện thoại công vụ tại
nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị
hành chính, đơn vị sự nghiệp;
3. Luật Đấu thầu số 61/2005/QHXI
ngày 29/11/2005; Luật số 38/2009/QHXII ngày 19/6/2009 về việc sửa đổi bổ sung một
số điều của các Luật liên quan đến đấu tư xây dựng cơ bản
4. Thông tư số 91/2005/TT-BTC
ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công
chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo.
5. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
6. Thông tư liên tịch số
03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính đối với các cơ quan nhà nước;
7. Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg
ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ tiêu chuẩn, định mức
trang thiết bị và phương tiện làm việc cho cán bộ công chức, viên chức.
8. Thông tư số 63/2007/TT-BTC
ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu tài sản nhằm duy
trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước;
9. Thông tư số 131/2007/TT-BTC
ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 63/2007/TT-BTC
ngày 15/6/2007của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu tài sản nhằm duy
trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước;
10. Thông tư Liên tịch số
71/2007/TTLT-BTC-BNV ngày 26/6/2007 hướng dẫn sửa đổi Thông tư liên tịch số
03/2006/TTLT-BTC-BNV;
11. Luật phòng chống tham nhũng;
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
12. Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn,
định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước.
13. Thông tư số 01/2010/TT-BTC
ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước
ngoài vào làm việc tại Việt nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế
tại việt nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
14. Quyết định số 3405/QĐ-BNN-TC
ngày 30/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy
định trình tự thủ tục đầu tư mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ tài sản cố định
hàng năm cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khoa học công
nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản sửa đổi, bổ
sung, thay thế.
15. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP
ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà
thầu xây dựng theo Luật Đấu thầu;
16. Thông tư số 97/2010/TT-BTC
ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức
các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
17. Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC
ngày 31/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định một
số định mức chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
18. Căn cứ kế hoạch, các nhiệm vụ
được Lãnh đạo Tổng cục giao và tình hình thực tế chi ngân sách năm 2010 của Văn
phòng Tổng cục;
19. Căn cứ dự toán chi ngân sách
được Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp giao cho Văn phòng.
Điều 5.
Nguyên tắc quản lý tài chính và sử dụng tài sản công
a) Quản lý ngân sách
- Các khoản chi ngân sách nhà nước
phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao.
- Không vượt quá chế độ chi hiện
hành do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
chương trình kế hoạch, tính chất công tác của các đơn vị.
- Việc chi tiêu phải có trong kế
hoạch, được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh
toán. Mọi khoản chi tiêu phải có đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.
- Chỉ tạm ứng kinh phí phục vụ
nhu cầu công tác, phải ghi rõ thời gian hoàn ứng và chịu trách nhiệm cá nhân về
số tiền đã tạm ứng;
- Những khoản tạm ứng trên 10
triệu đồng phải có dự toán chi tiết kèm theo;
- Khi kết thúc chuyến công tác
người tạm ứng có trách nhiệm hoàn ngay khoản kinh phí đã tạm ứng trong vòng 20
ngày nhưng trước thời điểm 31/12 hàng năm.
- Trước khi tạm ứng đợt công tác
tiếp theo, cán bộ công chức phải thanh toán hết những khoản tạm ứng cũ; trừ một
số trường hợp đặc biệt.
- Đối với lái xe được duy trì số
dư tạm ứng xăng, dầu, sửa chữa nhỏ không quá 5 triệu đồng.
b) Quản lý, sử dụng tài sản công
- Việc mua sắm, trang thiết bị,
dụng cụ và phương tiện phục vụ công tác (sau đây gọi là tài sản nhà nước) của
cơ quan và cán bộ công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Thông
tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 và Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày
03/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhà nước
nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước.
- Mọi tài sản nhà nước đều được
giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân quản lý, sử dụng theo đúng quy định
của nhà nước về định mức, tiêu chuẩn sử dụng, chế độ và hiệu quả.
- Tài sản nhà nước được quản lý,
sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước phải được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời theo
quy định của pháp luật.
- Tổ chức kiểm kê, thanh lý tài
sản nhà nước theo quy định hiện hành.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6.
Thanh toán công tác phí trong nước
1. Về nguyên tắc
a) Cán bộ, công chức cơ quan được
cử đi công tác phải có kế hoạch công tác được Thủ trưởng cơ quan phê duyệt (bao
gồm nội dung, thời gian, phương tiện, nơi đến công tác, dự trù kinh phí và nguồn
kinh phí); hoặc được người có thẩm quyền cử đi công tác theo giấy mời, giấy triệu
tập... của các cơ quan có liên quan đến công tác chuyên môn.
b) Kết thúc chuyến công tác, cán
bộ công chức được cử đi công tác phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả công
tác với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác;
c) Trong phạm vi 20 ngày kể từ
ngày kết thúc đợt công tác, người đi công tác phải lập giấy đề nghị thanh toán
kèm theo các chứng từ liên quan, chuyển Phòng kế toán làm thủ tục thanh toán. Đối
với những chuyến công tác vào cuối năm dương lịch, thời hạn chuyển hồ sơ thanh
toán cho Phòng Kế toán trước ngày 31/12.
2. Thanh toán vé phương tiện đi
công tác
Cán bộ, công chức đi công tác bằng
phương tiện giao thông công cộng, được thanh toán tiền vé máy bay, vé tàu, xe
theo giá vé của Nhà nước quy định.
a) Đối tượng được thanh toán tiền
vé máy bay
- Lãnh đạo Tổng cục
- Lãnh đạo cấp Vụ và tương
đương;
- Chuyên viên chính và tương
đương có hệ số tiền lương cơ bản từ 5,76 trở lên;
- Trường hợp đặc biệt do Lãnh đạo
Tổng cục giao nhiệm vụ và chỉ định về phương tiện đi lại hoặc do Chánh Văn
phòng xem xét quyết định theo đề nghị của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng
cục.
Đơn vị, cá nhân có nhu cầu đi
công tác bằng máy bay gửi lịch trình chuyến đi về Phòng Hành chính - Quản trị
Văn phòng Tổng cục ít nhất 3 ngày làm việc trước khi khởi hành (trừ trường hợp
đột xuất). Phòng Hành chính - Quản trị có trách nhiệm đặt vé máy bay.
Chứng từ thanh toán vé máy bay
ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay.
b) Các đối tượng còn lại được
thanh toán theo cước vận tải công cộng. Trường hợp đi công tác bằng tàu hỏa được
thanh toán loại vé giường nằm mềm.
3. Thanh toán phụ cấp lưu trú:
a) Phụ cấp lưu trú được thanh
toán theo quy định tại thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài
chính; Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC ngày 31/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành quy định một số định mức chế độ công tác phí, chế độ
chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; khả năng nguồn ngân sách được
giao.
- Mức phụ cấp lưu trú chi trả
cho người đi công tác 100.000đ/ngày. Trường hợp cán bộ công chức đi công tác
trong ngày (đi và về trong ngày) mức chi 50.000đ/ngày.
- Cán bộ công chức ở đất liền được
cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú tối
đa là 200.000đ/người/ngày cho những ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả
những ngày làm việc trên đảo, những ngày đi và về trên biển).
b) Khoán công tác phí cho cán bộ
chuyên trách thực hiện công việc như văn thư đi gửi công văn, kế toán giao dịch
tại ngân hàng và kho bạc là 300.000đ/người/tháng để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng
xe...(không sử dụng xe ô tô cơ quan trừ trường hợp kế toán được cử đi rút tiền
tại ngân hàng và kho bạc).
4. Thanh toán tiền thuê phòng
nghỉ tại nơi đến công tác
Cán bộ, công chức được cử đi
công tác, được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo hình thức khoán như sau:
- Đi công tác ở các quận thuộc
thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng
và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh. Mức khoán 300.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại huyện thuộc
các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh:
Mức khoán 250.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại các vùng còn lại
(bao gồm cả những ngày cán bộ công chức ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm
vụ trên biển, đảo). Mức khoán 200.000 đồng/ngày/người;
Trường hợp người đi công tác một
mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới phải thuê phòng
riêng theo mức giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn tài chính kèm theo) nhưng tối
đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu
chuẩn 2 người/phòng).
Điều 7. Quản
lý và sử dụng văn phòng phẩm
1. Định mức khoán vật tư, văn
phòng phẩm
Thực hiện chế độ khoán văn phòng
phẩm và cấp phát bằng hiện vật theo định mức như sau:
TT
|
Đối
tượng/chủng loại
|
Định
mức
|
Ghi
chú
|
I
|
Lãnh đạo và chuyên viên các
đơn vị
|
|
|
1
|
Giấy in
|
1,5 gam/quý
|
|
2
|
Bút bi
|
03 chiếc/quý
|
|
3
|
Bút ký
|
03 chiếc/quý
|
Lãnh đạo Tổng cục; lãnh đạo cấp
Vụ và tương đương
|
4
|
Bút xóa
|
01 chiếc/6 tháng
|
|
5
|
Bút nhớ dòng
|
01 chiếc/6 tháng
|
|
6
|
Cặp đựng tài liệu
|
03 chiếc/6 tháng
|
|
7
|
Sổ công tác
|
01 quyển/năm
|
|
II
|
Văn thư
|
|
|
1
|
Bút bi
|
03 chiếc/quý
|
|
2
|
Cặp đựng tài liệu
|
01 chiếc/6 tháng
|
|
3
|
Sổ công tác
|
01 quyển/năm
|
|
III
|
Lái xe, tạp vụ, nhân viên khác
|
|
|
1
|
Bút bi
|
02 chiếc/quý
|
|
2
|
Sổ công tác
|
01 quyển/năm
|
|
Đối với các loại vật
tư, hàng hóa khác như: ghim đóng tài liệu, máy dập ghim, keo dán, mực máy in,...Văn
phòng Tổng cục có trách nhiệm cung ứng theo đề nghị của các đơn vị và khả năng
kinh phí được giao.
Trường hợp các đơn
vị có nhu cầu sử dụng vật tư, văn phòng phẩm cao hơn mức khoán, Thủ trưởng các
đơn vị có văn bản đề nghị Văn phòng Tổng cục cấp bổ sung trên tinh thần triệt để
tiết kiệm. Phòng Hành chính quản trị mở sổ theo dõi số lượng giấy phô tô (theo
mẫu quy định) và hàng tháng đối chiếu quyết toán giấy phô tô với Phòng Kế toán.
2. Công tác quản
lý, cấp phát vật tư văn phòng phẩm
- Căn cứ chế độ
khoán văn phòng phẩm và số lượng cán bộ công chức, viên chức của đơn vị, Phòng
Hành chính - Quản trị có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu sử dụng vật tư văn phòng
phẩm của từng đơn vị theo từng quý. Phòng Hành chính quản trị phối hợp với
Phòng Kế toán kiểm tra, thống nhất và đồng trình Lãnh đạo Văn phòng Tổng cục
phê duyệt.
- Phòng Hành chính
- Quản trị căn cứ kế hoạch được duyệt tiến hành mua sắm văn phòng phẩm theo quy
định.
- Phòng Kế toán
làm thủ tục nhập kho và xuất kho cấp phát văn phòng phẩm theo dõi chi tiết đến
từng đơn vị sử dụng. Hàng quý Phòng Hành chính - Quản trị phối hợp với Phòng Kế
toán tổ chức kiểm kê và đối chiếu quyết toán.
- Đối với tài liệu
phô tô với số lượng lớn (trên 1.000 trang) phải được Lãnh đạo Văn phòng Tổng cục
phê duyệt. Tài liệu phải được phô tô 02 mặt, Văn thư không đóng dấu phát hành
văn bản in một mặt đối với văn bản có từ 02 trang trở lên (trừ những trường hợp
đặc biệt).
Điều 8. Chi hội nghị, hội thảo; tiếp khách
1. Chi hội nghị, hội
thảo
- Tuân thủ các quy
định về tổ chức hội nghị, hội thảo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Các đơn vị tổ chức
hội nghị, hội thảo phải có kế hoạch từ trước (được Lãnh đạo Tổng cục giao dự
toán từ đầu năm). Trường hợp phát sinh, phải được sự đồng ý về chủ trương của Lãnh
đạo Tổng cục (nội dung, thời gian, thành phần tham gia, địa điểm tổ chức, nguồn
kinh phí).
- Trước khi tổ chức
hội nghị hoặc hội thảo, đơn vị được giao tổ chức phối hợp với Văn phòng Tổng cục
để lập dự toán chi tiết trình Chánh Văn phòng Tổng cục xem xét, phê duyệt.
- Nội dung chi, mức
chi, thủ tục, chứng từ, quyết toán phục vụ Hội nghị, Hội thảo theo qui định tại
Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính và Quyết định số
3565/QĐ-BNN-TC ngày 31/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chi tiếp khách
trong nước
Đối với đoàn khách
đặc biệt đến làm việc tại cơ quan từ cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư, Phó Bí
thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và tương đương trở lên, cán bộ
lão thành cách mạng, các đoàn đại biểu, cá nhân và một số trường hợp đặc biệt
khác được tiếp bằng nước khoáng, chỉ phục vụ trái cây khi Lãnh đạo Tổng cục yêu
cầu (không quá 10.000đ/người/ngày).
Khách do Lãnh đạo
Tổng cục tiếp, nếu mời cơm sẽ do Lãnh đạo Tổng cục quyết định theo đề nghị của
Chánh Văn phòng, mức chi tối đa không quá 100.000đ/xuất.
Khách thuộc cơ
quan cấp trên, các ngành, các cấp có liên quan đến dự họp hoặc làm việc về các
công việc chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại Văn phòng Tổng
cục được bố trí tiếp khách tối đa không quá 100.000đ/xuất.
Điều 9. Quản lý, sử dụng xe ô tô công phục vụ công tác
1. Quản lý, sử dụng
xe ô tô: thực hiện theo Quyết định số 287/QĐ-TCLN ngày 29/9/2010 của Tổng cục
Lâm nghiệp về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô.
2 Quy định định kỳ
bảo dưỡng và thay thế phụ tùng vật tư xe máy.
TT
|
Nội
dung bảo dưỡng
|
Định
mức
|
Ghi
chú
|
1
|
Thay dầu máy
|
4.000km
3.000km
|
Xe chạy xăng
Xe chạy dầu Diesel
|
2
|
Thay bầu lọc dầu nhớt
|
15.000km
10.000km
|
Xe chạy xăng
Xe chạy dầu Diesel
|
3
|
Thay nước làm mát
|
50.000km
|
Cho các loại xe
|
4
|
Thay nến đánh lửa
|
40.000km
|
Xe chạy xăng
|
5
|
Thay bầu lọc xăng
|
40.000km
|
Xe chạy xăng
|
6
|
Thay bầu lọc Diesel
|
20.000km
|
Xe chạy dầu Diesel
|
7
|
Thay bầu lọc không khí
|
30.000km
|
Loại bằng giấy
|
8
|
Thay dầu côn + dầu phanh
|
50.000km
|
Cho các loại xe
|
9
|
Thay dầu hộp số tay
|
50.000km
|
|
10
|
Thay dầu hộp số tự động
|
40.000km
|
|
11
|
Bảo dưỡng may ơ
|
50.000km
|
Cho các loại xe
|
12
|
Bảo dưỡng má phanh
|
12.000 – 15.000km
|
Thời tiết bình thường
|
|
|
10.000km
|
Thời tiết xấu
|
13
|
Thay giây Curoa cam
|
80.000 – 100.000km
|
|
14
|
Thay đĩa côn + Bitê
|
24.000 – 25.000km
|
|
15
|
Bão dưỡng máy phát + khởi động
|
60.000km
|
Cho các loại xe
|
16
|
Thay lốp xe:
Lốp nguyên theo xe
Lốp theo xe
|
50.000km
40.000km
|
|
18
|
Bình điện nguyên theo xe
Bình điện không theo xe
|
3 năm
2 năm
|
18-24 tháng
|
19
|
Định mức tiêu hao nhiên liệu:
80NN-20612
31A - 4791
31A - 4261
31A - 4792
31A - 6804
31A - 4404
31A – 4406
29DA-00056
|
|
20 lít dầu/100 km
22 lít xăng/100km
22 lít xăng/100km
24 lít xăng/100km
20 lít dầu/100km
22 lít xăng/100km
15 lít xăng/100km
20 lít dầu/100km
|
4. Quy định về vệ
sinh xe ô tô: Thực hiện khoán công tác vệ sinh (rửa xe, lau chùi, hút bụi...)
cho lái xe để đảm bảo việc quản lý, giữ gìn xe sạch, đẹp. Mức khoán
200.000đ/tháng.
Điều 10. Sử dụng điện thoại
1. Trang bị và sử
dụng điện thoại công vụ
- Việc trang bị, quản
lý và sử dụng điện thoại cố định, máy fax trong các cơ quan, đơn vị thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 98/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính.
- Thủ trưởng các
đơn vị có trách nhiệm quản lý việc sử dụng điện thoại, máy Fax đặt tại cơ quan.
Không được tự tháo gỡ, hoặc di chuyển máy điện thoại, máy Fax ra ngoài phạm vi
phòng làm việc. Khi máy điện thoại, máy Fax hư hỏng phải thông báo cho Văn
phòng Tổng cục để giải quyết. Nếu nguyên nhân hư hỏng do lỗi chủ quan của người
sử dụng, Thủ trưởng các đơn vị quản lý máy phải có trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ
kinh phí.
- Điện thoại chỉ
phục vụ yêu cầu công tác, nội dung trao đổi trên điện thoại phải ngắn gọn, dễ
hiểu, hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại cơ quan để gọi đến các số điện thoại
di động khi chưa thực sự cần thiết. Không cho phép người ngoài cơ quan sử dụng
máy điện thoại, máy Fax của cơ quan. Cước phí sử dụng của các máy điện thoại cố
định và các phương tiện thông tin liên lạc ở các phòng làm việc, máy fax,
internet được thanh toán theo thực tế.
2. Trang bị và sử
dụng điện thoại tại nhà riêng
a. Đối tượng được
trang bị và sử dụng điện thoại cố định, điện thoại di động
Đối tượng, tiêu
chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động
đối với cán bộ hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định tại Quyết định
số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 và Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày
16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản số 3098/BNN-TC ngày 02/6/2010 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cán bộ đủ tiêu chuẩn được trang bị điện
thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động nhưng đã được trang bị tại
các cơ quan trước đây thì không được trang bị thêm.
- Trang bị điện
thoại cố định tại nhà riêng; USB kết nối internet không dây, gồm: Tổng cục trưởng,
các Phó Tổng cục trưởng, Chánh Văn phòng Tổng cục, Vụ trưởng và các chức danh
tương đương; Phó Chánh Văn phòng phụ trách tổng hợp; Cán bộ giúp việc Tổng cục
trưởng.
- Trang bị điện
thoại di động, gồm: các đồng chí Phó Tổng cục trưởng. Ngoài các cán bộ thuộc diện
được trang bị điện thoại cố định, điện thoại di động, căn cứ vào tính chất và
yêu cầu công tác thực sự cần thiết mà Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp có thể xem
xét đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể quyết định trang bị
điện thoại cho cán bộ trực tiếp đảm nhận các nhiệm vụ đó.
b. Mức thanh toán
Cán bộ đủ tiêu chuẩn
được trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng, USB kết nối internet không dây
và điện thoại di động được cơ quan thanh toán các khoản chi phí sau:
- Cấp một khoản
kinh phí để thanh toán chi phí ban đầu (nếu cán bộ công chức có đủ tiêu chuẩn
được trang bị) như sau: Tiền mua máy 300.000đ/máy đối với điện thoại cố định,
500.000đ/USB và 3.000.000đ/ máy đối với điện thoại di động; chi phí lắp đặt
máy, chi phí hoà mạng (hoặc cài đặt) thanh toán theo hoá đơn của Bưu điện tại
thời điểm trang bị máy. Thanh toán theo mức khoán 100.000đ/máy/tháng đối với điện
thoại cố định và 250.000đ/máy/tháng đối với điện thoại di động:
- Cán bộ công chức
được trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động chuyển
sang nhận công tác mới không thuộc diện được trang bị điện thoại, hoặc khi có
quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác không được thanh toán tiền khoán cước phí điện
thoại vào tháng sau của tháng có quyết định chuyển công tác, quyết định nghỉ
hưu. Đối với các đồng chí là Phó Tổng cục trưởng khi nghỉ hưu, nghỉ công tác được
tiếp tục thanh toán cước phí sử dụng điện thoại cố định trong thời gian 3 tháng
kể từ ngày có quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác.
Điều 11. Sử dụng điện cơ quan
Thủ trưởng các đơn
vị có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc cán bộ công chức cơ quan:
- Đảm bảo an toàn
tuyệt đối khi sử dụng các thiết bị điện.
- Không được sử dụng
điện phục vụ các nhu cầu cá nhân (sắc thuốc, nấu thức ăn...).
-Tắt tất cả các
thiết bị sử dụng điện khi ra khỏi phòng làm việc; đối với khu vực công cộng,
nhà vệ sinh chỉ để chế độ chiếu sáng tối thiểu. Khi có đủ ánh sáng tự nhiên cán
bộ công chức có trách nhiệm tắt các thiết bị chiếu sáng tại phòng làm việc và
khu vực công cộng.
- Chỉ sử dụng điều
hoà không khí khi thật sự cần thiết; cần điều chỉnh nhiệt độ điều hòa không khí
phù hợp với không gian làm việc (không để chế độ < 250C) để giảm lượng tiêu
thụ điện.
Điều 12. Mua sắm, sửa chữa thường xuyên, thanh lý tài sản
1. Mua sắm tài sản
a. Mua sắm tài sản
hoặc dịch vụ có giá trị dưới 100 triệu đồng:
- Có kế hoạch dự
toán chi ngân sách được duyệt hàng năm (Trường hợp đột xuất được Lãnh đạo Tổng
cục cho phép bổ sung, điều chỉnh dự toán trong năm).
- Giấy đề nghị mua
sắm tài sản của các đơn vị, có ý kiến đồng ý của Chánh văn phòng hoặc người được
uỷ quyền, kèm theo dự toán chi;
- Tài sản có định
giá từ 3 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng dùng hình thức mua sắm trực tiếp,
nhưng phải có 3 báo giá của đơn vị bán, báo giá phải ghi rõ xuất xứ hàng hoá,
các thông số liên quan; Phòng Hành chính - Quản trị, Văn phòng Tổng cục thực hiện
việc mua sắm tài sản;
- Tài sản cố định
có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng phải thực hiện việc chào
hàng cạnh tranh hoặc chỉ định thầu.
- Biên bản họp chọn
nhà thầu hoặc đơn vị bán hàng đối với tài sản cố định có giá trị từ 20 triệu đồng
đến dưới 100 triệu đồng (thành phần gồm: đại diện đơn vị quản lý, kế toán, cán
bộ kỹ thuật của đơn vị quản lý tài sản);
- Quyết định của Chánh
văn phòng hoặc người được uỷ quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đối với
tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
- Hợp đồng kinh tế
đối với tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên;
- Biên bản giao nhận
tài sản, nghiệm thu tài sản (có kí nhận của đơn vị sử dụng tài sản);
- Biên bản thanh
lý hợp đồng;
- Hoá đơn tài
chính.
b. Mua sắm tài sản
giá trị từ 100 triệu đồng trở lên: thực hiện theo Luật đấu thầu hiện hành của
Nhà nước.
2. Sửa chữa tài sản
cố định
a) Trình tự thủ tục
sửa chữa và thanh toán
- Giấy đề nghị sửa
chữa của các đơn vị có ý kiến đồng ý của Chánh Văn phòng;
- Dự toán chi phí
sửa chữa được Chánh Văn phòng phê duyệt đối với những khoản có giá trị từ 3 triệu
đồng trở lên;
- 3 báo giá của
đơn vị sửa chữa đối với những khoản có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên;
- Biên bản họp xét
chọn đơn vị sửa chữa được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với những khoản có
giá trị từ 10 triệu đồng trở lên);
- Quyết định xét
chọn đơn vị trúng thầu của cấp có thẩm quyền (đối với những công việc phải đấu
thầu);
- Hợp đồng kinh tế
(đối với những khoản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên);
- Quyết toán khối
lượng công trình hoàn thành;
- Biên bản nghiệm
thu từng phần và nghiệm thu công trình hoàn thành;
- Biên bản thanh lý
hợp đồng.
- Hoá đơn tài
chính.
b) Địa điểm sửa
xe: Giao Phòng Kế toán tham mưu lựa chọn đề xuất địa điểm sửa xe (một ga ra cố
định) trình Lãnh đạo Văn phòng xem xét, ký hợp đồng nguyên tắc.
3. Thanh lý tài sản
cố định
Trình tự thủ tục
thanh lý tài sản cố định bị hư hỏng mất mát:
- Tài sản bị hư hỏng
không còn sử dụng được, các cơ quan, đơn vị thông báo bằng văn bản cho Văn
phòng tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Tổng cục.
- Tài sản bị mất
mát, hư hỏng đột xuất phải có biên bản gửi về Văn phòng để xem xét xử lý, làm
căn cứ ghi giảm tài sản hoặc sửa chữa; trường hợp tài sản mất mát do lỗi chủ
quan của cán bộ, công chức thì cán bộ, công chức và thủ trưởng đơn vị được giao
quản lý cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất theo quy định
hiện hành.
Giao Văn phòng Tổng
cục tổ chức thanh lý tài sản theo quy định hiện hành.
Điều 13. Chi đoàn ra
1. Căn cứ thực hiện
- Căn cứ nguồn
kinh phí cấp hàng năm, Văn phòng Tổng cục thông báo Vụ Khoa học công nghệ và Hợp
tác quốc tế tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán toàn bộ các đoàn công tác nước
ngoài trình Lãnh đạo Tông cục phê duyệt làm căn cứ thực hiện.
- Trường hợp đoàn
ra không có trong kế hoạch và dự toán phải được Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt bằng
văn bản trên cơ sở nguồn kinh phí bổ sung do Vụ Kế hoạch - Tài chính đề xuất hoặc
Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt điều chỉnh kế hoạch và dự toán Đoàn ra đã được giao
từ đầu năm.
- Quyết định số
323/QĐ-TCLN-KHTC ngày 19/7/2011 của Tổng cục Lâm nghiệp Ban hành Quy chế quản
lý đoàn đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài thuộc phạm vi của Tổng cục Lâm nghiệp.
- Mức chi công tác
phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn tại nước ngoài do ngân
sách đảm bảo thực hiện theo quy định hiện hành, hiện nay là Thông tư số
91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ
sung, thay thế (nếu có).
2. Đối tượng áp dụng
Cán bộ công chức
và viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc khối Văn phòng Tổng cục được cử đi công
tác ngắn hạn ở nước ngoài (không quá 180 ngày) bằng nguồn kinh phí ngân sách
nhà nước.
3. Trình tự thực
hiện
Đơn vị, cá nhân gửi
Phòng Kế toán, Văn phòng Tổng cục trước thời hạn 3 ngày làm việc những giấy tờ
sau:
- Quyết định của Tổng
cục trưởng cử đi công tác nước ngoài (02 bản gốc);
- Thư mời của phía
nước ngoài nêu rõ vấn đề tài chính. Nếu thư mời bằng tiếng nước ngoài phải được
dịch sang tiếng Việt, người dịch phải ghi rõ họ, tên và thủ trưởng đơn vị ký,
xác nhận chữ ký của người dịch.
- Lịch trình công
tác, các chặng dường phát sinh (nếu có) Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế
là đầu mối chịu trách nhiệm phê duyệt.
- Việc mua vé máy
bay thực hiện theo hình thức báo giá (với ít nhất 02 báo giá) kèm theo hồ sơ đặt
chỗ của hãng hàng không hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó phải có báo
giá của hãng hàng không Việt Nam với yêu cầu đường bay trực tiếp phù hợp với lịch
công tác, chi phí thấp nhất.
- Dự toán chi Đoàn
ra do đơn vị quản lý cán bộ công chức đi công tác nước ngoài lập gửi Văn phòng
Tổng cục.
Trường hợp chỉ có
Lãnh đạo Tổng cục được cử đi công tác ở nước ngoài, toàn bộ thủ tục trên do Vụ
Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế lập và gửi Văn phòng Tổng cục.
Chậm nhất không
quá 3 ngày làm việc, Văn phòng Tổng cục gửi văn bản và hồ sơ chi tiết về Vụ Kế
hoạch - Tài chính trình phê duyệt dự toán đoàn ra. Căn cứ dự toán được duyệt,
Phòng Kế toán, Văn phòng Tổng cục chuyển kinh phí để phục vụ đoàn. Tiền vé máy
bay thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Tiền ăn, ở, đi lại của đoàn công
tác được tạm ứng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo dự toán được duyệt.
4. Phòng Hành
chính - Quản trị đặt mua vé máy bay phục vụ Đoàn công tác.
5. Quyết toán chi
và thanh toán tạm ứng
- Trong thời hạn 5
ngày, kể từ ngày đoàn công tác về nước, cán bộ đi công tác phải gửi chứng từ
thanh toán, bản sao hộ chiếu, visa về Phòng Kế toán theo quy định tại Quyết định
số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/9/2006 của Bộ Tài chính. Đơn vị, cá nhân chịu trách
nhiệm về tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ thanh toán.
- Chứng từ thanh
toán ghi bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt Nam. Người dịch ký, ghi
rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch, thủ trưởng đơn vị ký xác nhận
chữ ký của người dịch. Bản chứng từ dịch ra bằng tiếng Việt Nam phải đính kèm với
bản chính bằng tiếng nước ngoài.
- Trường hợp tiền
ngủ vượt trội so với định mức, tiêu chuẩn, người đi công tác phải có ít nhất 02
báo giá của 02 khách sạn trên cùng một địa điểm, chứng minh phòng ngủ loại
trung bình, với mức giá thấp nhất, trường hợp phải ngủ tại nơi quy định của Ban
tổ chức phải có văn bản chứng minh.
Điều 14. Chi đoàn vào
1. Quy định chung
- Việc mời đoàn nước
ngoài vào làm việc với Tổng cục Lâm nghiệp phải thực hiện theo chương trình
hàng năm hoặc đột xuất đã được Bộ trưởng phê duyệt hoặc Tổng cục Lâm nghiệp phê
duyệt theo phân cấp.
- Văn phòng Tổng cục
có trách nhiệm phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế xây dựng
chương trình làm việc; lập dự toán, triển khai các hoạt động đón tiếp đoàn vào.
Vụ Kế hoạch – Tài chính thẩm định dự toán trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt.
Căn cứ dự toán được duyệt Phòng Kế toán Văn phòng theo dõi, kiểm tra việc chi
tiêu, thanh quyết toán kinh phí theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Căn cứ thực hiện
Theo quy định hiện
hành của Bộ Tài chính, hiện nay là Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 về
việc quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt
Nam, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách
trong nước.
3. Trình tự thực
hiện
- Đơn vị được giao
chủ trì đón tiếp đoàn khách nước ngoài phải trình Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp
phê duyệt: nội dung, lịch trình, thành phần tham dự, nguồn kinh phí đón tiếp,
trong đó phải làm rõ một số nội dung sau:
+ Lịch trình làm
việc chi tiết và các yêu cầu kèm theo để thực hiện lịch trình làm việc của
đoàn.
+ Số lượng, chủng
loại xe, thời gian dự kiến đưa, đón khách nước ngoài.
+ Các công việc lễ
tân: địa điểm, thời gian họp; tiệc chiêu đãi (ghi rõ số lượng, thành phần khách
nước ngoài, khách trong nước tham dự, thực đơn, địa điểm; thăm quan; quà tặng
(nếu có); trà nước tiếp khách giữa giờ...
- Trong thời hạn
trước 10 ngày làm việc trước ngày đón đoàn, đơn vị được giao chủ trì lập dự
toán kèm tài liệu trên về Văn phòng Tổng cục để xem xét đề nghị Vụ Kế hoạch –
Tài chính để phê duyệt dự toán đoàn vào.
- Căn cứ nội dung
đón tiếp đoàn khách nước ngoài được Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt, Văn phòng Tổng
cục (Phòng Hành chính - Quản trị) phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác
quốc tế trong công tác lễ tân, hậu cần, gồm: chuẩn bị phòng họp; bố trí tiệc
chiêu đãi; bố trí xe đưa, đón; mua quà tặng; mua sắm, thuê mướn trang thiết bị
theo chế độ quy định.
- Chi tạm ứng và
thanh quyết toán:
+ Tạm ứng: Văn
phòng chi tạm ứng theo dự toán được duyệt khi có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo
quy định hiện hành.
+ Quyết toán: trong
thời gian tối đa không quá 7 ngày làm việc (kể từ ngày kết thúc việc đón, tiếp
đoàn) cơ quan được giao chủ trì phải có đầy đủ hồ sơ gửi Phòng Kế toán để làm
thủ tục quyết toán.
Điều 15. Chi phí chăm sóc sức khỏe ban đầu
Hàng năm Văn phòng
Tổng cục (Phòng Hành chính - Quản trị) có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán chi
phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng
cơ quan trình Chánh Văn phòng Tổng cục phê duyệt làm cơ sở thực hiện, nội dung
gồm:
- Tổ chức kiểm tra
sức khỏe định kỳ cho cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Tổng cục
Lâm nghiệp 01 lần/năm.
- Phối hợp với các
đơn vị liên quan tổ chức phun thuốc phòng, chống dịch, phun thuốc muỗi, đặt mồi
diệt chuột ít nhất 01 năm/lần.
- Xét nghiệm mẫu
nước sinh hoạt ít nhất mỗi năm/lần theo quy định của Bộ Y tế.
Chương III
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TIẾT KIỆM ĐƯỢC
Điều 16. Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được
Kết thúc năm ngân
sách, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, nếu các khoản chi trả thực tế
thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao thực hiện tự chủ thì phần
chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.
Điều 17. Sử dụng kinh phí tiết kiệm được
Nội dung chi kinh
phí quản lý hành chính tiết kiệm trong năm, gồm:
1. Chi cho việc hiếu:
- Lễ viếng
2.000.000đ và 1 vòng hoa (theo giá thị trường), áp dụng cho các trường hợp là
cán bộ công chức đương chức.
- Lễ viếng
500.000đ và 1 vòng hoa cho thân nhân cán bộ đương chức (Vợ hoặc chồng, con, tứ
thân phụ, mẫu) và cán bộ công, chức thuộc cơ quan Tổng cục đã nghỉ hưu.
- Lễ viếng
200.000đ và 1 vòng hoa áp dụng đối với các trường hợp khác.
2. Chi cho việc hỷ:
Chi cho trường hợp bản thân cán bộ công chức đang công tác tại Tổng cục Lâm
nghiệp với mức tặng phẩm trị giá 500.000đ.
3. Chi thăm hỏi ốm
đau, bị tai nạn rủi ro, khó khăn đột xuất: Mức 300.000đồng cho các đối tượng là
cán bộ công chức đương chức, người thân (Vợ hoặc chồng, con, tứ thân phụ, mẫu);
Cán bộ, công chức thuộc Tổng cục Lâm nghiệp đã nghỉ hưu.
4. Chi nghỉ dưỡng
phục hồi sức khoẻ hàng năm đối với cán bộ công chức bị suy giảm sức khỏe cần
nghỉ ngơi dưỡng sức; cán bộ công chức bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; lao động nữ khi nghỉ thai sản (hoặc sảy thai): Mức 500.000 đồng/người/năm.
5. Chi ngày lễ, tết:
- Mức 500.000đ/người
cho những ngày: 01/5, 2/9, 28/11 và tết dương lịch;
- Mức 200.000đồng/phụ
nữ cho ngày 08/3, 20/10;
- Mức 100.000đồng/
cháu (con cán bộ công chức dưới 15 tuổi) cho ngày 01/6, và rằm trung thu;
- Mức 150.000đồng/
cháu (con cán bộ công chức) cho các cháu đạt học sinh giỏi trở lên;
- Mức 300.000đồng/người
cho cán bộ công chức là thương binh, con liệt sỹ vào ngày 27/7 hàng năm;
- Mức 300.000đồng/người
cho cán bộ công chức là cựu chiến binh vào ngày 22/12 hàng năm;
6. Chi hỗ trợ ăn
trưa: Mức 300.000 đ/người/tháng;
7. Chi quỹ thu nhập
tăng thêm cho cán bộ công chức
Căn cứ số kinh phí
hành chính tiết kiệm được sau khi đã trừ các khoản chi hiếu, hỉ, lễ, tết...Văn phòng
Tổng cục phối hợp với Công đoàn Tổng cục và Vụ Kế hoạch - Tài chính xác định mức
trích quỹ ổn định thu nhập và phương án chi tiền tăng thêm cho cán bộ công chức
theo quy định sau:
7.1. Số dư tiết kiệm
dự kiến được phân bổ như sau:
- Tăng thu nhập cho CBCC = 70%
- Qũy ổn định thu nhập = 30%
7.2. Chi tiền tăng thêm cho cán
bộ công chức, viên chức
Mức tăng thu nhập cá nhân tuỳ
theo số tiết kiệm được hàng năm nhưng không vượt quá một lần so với tiền lương
cấp bậc và chức vụ theo quy định.
Tổng số tiền tiết kiệm được chia
đều cho cán bộ, công chức (không theo hệ số lương và cấp bậc) tránh thiệt thòi
cho người có hệ số lương thấp được chia đều theo 03 hệ số:
+ Mức A: Đạt lao động tiên tiến
trở lên = hệ số 1,2
+ Mức B: Không đạt lao động tiên
tiến = hệ số 1,0
+ Mức C: Cán bộ công chức bị các
hình thức kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ được giao = hệ số 0,8
Áp dụng mức chi tiền tiết kiệm bằng
70% đối với hợp đồng lao động lái xe và 50% đối với hợp đồng khác (Tạp vụ cơ
quan, cán bộ hợp đồng tại Văn phòng Flegt, Lacey; Văn phòng REDD; Văn phòng
công ước sa mạc hóa...) theo kết quả công tác được phân loại trong năm. Đối với
cán bộ, công chức được điều động, thuyên chuyển hoặc tuyển mới căn cứ vào thời
gian thực tế công tác ở cơ quan, đơn vị làm cơ sở tính toán tiền thu nhập tăng
thêm.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Tổ
chức thực hiện
Những nội dung quy định trong
Quy chế này được thực hiện kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng Tổng cục, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện
quy chế trong cơ quan, đơn vị.
Ban Thanh tra nhân dân theo dõi,
kiểm tra việc thực hiện quy chế này
Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Văn phòng Tổng cục để tổng
hợp trình Tổng cục trưởng xem xét, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp./.