UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
4303/2004/QĐ-UB
|
Huế,
ngày 20 tháng 12 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VÀ GIÁ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật
NSNN;
- Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày
10/05/2002;
- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban
hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng và nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày
05/05/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Quản
lý đầu tư và xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường
hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Căn cứ Thông tư 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực
hiện đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối
với các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước
sử dụng nguồn ngân sách nhà nước;
Theo đề Nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản
lý trong lĩnh vực tài chính và giá.
Điều 2. Giao trách nhiệm
cho Giám đốc Sở Tài Chính phối hợp với các Sở có liên quan trình UBND tỉnh ban
hành các Quyết định thay thế Quyết định số 2766/2000/QĐ-UB ngày 16/10/2000 của
UBND tỉnh về phân công, phân cấp giải quyết một số vấn đề trong công tác đầu tư
và xây dựng; Quyết định số 2071/2001/QĐ-UB ngày 29/08/2001 của UBND tỉnh về ban
hành quy chế mua sắm, sửa chữa, quản lý, sử dụng và xử lý tài sản nhà nước
trong các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số
1606/2001/QĐ-UB ngày 01/07/2001 của UBND tỉnh quy định tạm thời về phân cấp quyền
hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực quản
lý nhà nước về giá cả cho phù hợp với Quy định kèm theo quyết định này để triển
khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký 01/01/2005. Các nội dung quy định tại các Quyết
định trước đây của UBND tỉnh trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 4. Chánh văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài Chính, Giám đốc các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, Giám đốc
Kho Bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế, Thủ trưởng các
cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Lý
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VÀ GIÁ
( Ban hành theo Quyết định số 4303/2004/QĐ-UB ngày 20 tháng 12 năm 2004
của UBND tỉnh)
Điều 1: Về quản lí NSNN:
1. Việc phân cấp quản lí nguồn
thu, nhiệm vụ chi, tỉ lệ phân chia giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện,
thành phố (gọi chung là huyện) và giữa ngân sách huyện và ngân sách xã, phường,
thị trấn (gọi chung là xã) thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật NSNN. Trước mắt ổn định trong 3 năm 2004-2006 theo Nghị
quyết số 9b/2003/NQ-HĐND4 ngày 25/7/2003 của HĐND tỉnh, Quyết định số
2888/2003/QĐ-UB ngày 13/10/2003 của UBND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ
chi và tỉ lệ phân chia giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thành phố Huế và
xã, phường, thị trấn; Nghị quyết số 10d/2003/NQ-HĐND4 ngày 10/12/2003 của HĐND
tỉnh, Quyết định số 3647/2003/QĐ-UB ngày 18/12/2003 của UBND tỉnh về tỷ lệ phần
trăm phân chia các khoản thu ngân sác địa phương hưởng giữa ngân sách huyện,
Thành phố Huế với ngân sách từng xã, phường, thị trấn.
Thực hiện bổ sung ngân sách có mục
tiêu từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ do sắp
xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo Nghị định số
172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ. Việc bổ sung từng nhiệm vụ cụ thể
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị cơ quan chuyên môn thuộc
huyện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của
UBND huyện.
2. Về quản lí
vốn chương trình mục tiêu quốc gia, các mục tiêu và dự án khác:
Thực hiện bổ sung có mục tiêu
cho ngân sách huyện (vốn sự nghiệp và vốn đầu tư) các chương trình mục tiêu quốc
gia, các mục tiêu và các dự án khác do các UBND huyện trực tiếp thực hiện và quản
lí sử dụng sau khi hoàn thành (chương trình 135, chương trình hỗ trợ các xã bãi
ngang, chương trình kiên cố hoá trường học…). Hàng năm UBND tỉnh giao tổng mức
vốn cho từng chương trình và một số mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cần đạt được,
cho ý kiến về chủ trương đầu tư đối với một số công trình có tổng mức đầu tư
trên 500 triệu đồng theo đè nghị của UBND huyện.
UBND các huyện chịu trách nhiệm
quản lí vốn để triển khai thực hiện chương trình như vốn NSNN đã phân cấp theo
quy định tại điểm 1. Điều này (từ công tác chuẩn bị đầu tư cho đến quyết toán vốn
đầu tư đối với các chương trình có vốn đầu tưu xây dựng cơ bản).
3. UBND các huyện chủ động quyết
định việc thực hiện giao quyền tự chủ về tài chính, khoán chi hành chính cho
các đơn vị dự toán thuộc huyện quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN
gắn liền với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cải cách thủ tục
hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu
trách nhiệm xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi của các đơn vị dự toán của huyện
được giao quyền tự chủ tài chính hoặc khoán chi tài chính trình UBND tỉnh phê
duyệt.
4.Căn cứ vào dự toán ngân sách địa
phương được HĐND tỉnh quyết đinh và UBND tỉnh giao, giao Sở Tài chính hướng dẫn
phương thức cấp phát cho ngân sách huyện theo quy định tại điểm 1 và điểm 2 điều
này để UBND các huyện chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định của
quy chế này.
Điều 2: Về quản lí vốn đầu tư
XDCB
1. UBND các huyện xã được phân cấp
quản lí đầu tư xây dựng theo quy định phân cấp đầu tư của tỉnh và chịu trách
nhiệm ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư phù hợp với phân cấp quản lí
NSNN theo quy định tại điều 1 nêu trên. Đối với một số dự án quan trọng, có tổng
mức đầu tư trên 2 tỷ đồng chưa được xác định rõ trong quy hoạch phát triển được
cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chưa có trong quy hoạch thì phải có ý kiến thống
nhất với các Sở quản lí chuyên ngành trước khi quyết định đầu tư. Trường hợp
chưa thống nhất thì Sở quản lí chuyên ngành chủ trì phối hợp với UBND huyện báo
cáo với UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. UBND tỉnh uỷ quyền cho Sở Tài
chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư cho các dự án nhóm C do UBND tỉnh quyết định
đầu tư.
- Đối với các dự án do UBND huyện
quyết định đầu tư: UBND các huyện có thể ủy quyền cho Phòng Tài chính kế hoạch
phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với các công trình có vốn đầu tư dưới 300
triệu đồng, riêng đối với thành phố Huế thì ở mức dưới 500 triệu đồng.
3. Đối với các dự án thuộc nguồn
vốn ngân sách tỉnh giao cho Ban quản lí dự án khu vực huyện làm chủ đầu tư: Căn
cứ tổng mức kinh phí quản lí dự án và chi phí giám sát (nếu chủ đầu tư tự làm)
theo từng dự án cụ thể mà chủ đầu tư được hưởng theo tỷ lệ quy định của Bộ Xây
dựng đã được Sở Tài chính phê duyệt, uỷ quyền cho Phòng Tài chính - Kế hoạch
các huyện, thành phố Huế phê duyệt dự toán chi tiết và quyết toán năm chi phí
quản lí dự án của các Ban quản lí dự án khu vực nói trên.
4. Về thẩm quyền phê duyệt dự
toán và quyết toán chi phí hoạt động của Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng:
- Sở Tài chính thẩm định chi phí
hoạt động của Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng trình UBND tỉnh phê duyệt đối
với các dự án thuộc thẩm quyền UBND tỉnh quyết định đầu tư.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
thẩm định chi phí của Hội đồng đền bù trình UBND huyện phê duyệt đối với các dự
án thuộc thẩm quyền UBND huyện quyết định đầu tư.
5. Về thẩm định và phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất:
5.1. UBND huyện phê duyệt giá trị
đền bù thiệt hại về đất và tài sản khi Nhà nước thu hồi đất đối với những công
trình được phân cấp phê duyệt dự án đầu tư.
5.2. Phân cấp cho UBND huyện phê
duyệt giá trị đền bù thiệt hại về đất và tài sản cho các dự án thuộc tỉnh quản
lí và các dự án do các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư một trong hai
trường hợp sau:
a. Đối với diện tích nông nghiệp,
lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản bị thu hồi:
- Thành phố Huế: dưới 30 ha
- Hai huyện Nam Đông và A Lưới :
dưới 10 ha
- Các huyện còn lại: dưới 20 ha
b. Đối với đất bị thu hồi có số
hộ nằm gọn trong một xóm, một xã hoặc một huyện:
- Hai huyện Nam Đông và A Lưới :
dưới 50 hộ
- Thành phố Huế và các huyện còn
lại: dưới 100 hộ
5.3. Những dự án quy định tại Mục
5.1, 5.2 Điều 2 nói trên thì không phải thẩm định. Những dự án thu hồi đất liên
quan đến hai huyện trở lên và với quy mô lớn hơn quy mô quy định tại Mục 5.2 Điều
2 nói trên thì Sở Tài chính thẩm định giá trị đền bù giải toả để thống nhất mức
giá đền bù chung. UBND huyện căn cứ kết quả thẩm định của Sở Tài chính để phê
duyệt trong phạm vi đã được uỷ quyền.
Điều 3: Về quản lí tài sản
công:
UBND các huyện quyết định việc
mua sắm, thu hồi, điều chuyển, thanh lí tài sản công thuộc nguồn ngân sách cấp
huyện trong các trường hợp sau:
1. Mua sắm trực tiếp:
- Mua sắm thường xuyên và mua sắm
bổ sung trên cơ sở kết quả đấu thầu lần đầu tiên đối với hàng hoá, vật tư trong
năm có giá trị dưới 500 triệu đồng.
2. Mua sắm hàng hoá bằng hình thức
chỉ định thầu:
- Mua sắm vật tư, hàng hoá theo
hình thức chỉ định thầu có giá trị dưới 500 triệu đồng.
- Hàng hoá vật tư có giá trị từ
500 triệu đồng trở lên do Giám đốc Sở Tài Chính trình UBND tỉnh quyết định.
3. Mua sắm hàng hoá bằng hình thức
chào hàng cạnh tranh:
- Đối với hàng hoá, vật tư mua sắm
có giá trị đến dưới 500 triệu đồng mà không đủ điều kiện để chỉ định thầu thì
UBND các huyện quyết định việc mua sắm áp dụng theo hình thức chào hàng cạnh
tranh.
- Một gói thầu mua sắm bằng hình
thức chào hàng cạnh tranh phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau.
- UBND huyện quyết định việc mua
sắm đối với trường hợp không đủ số lượng nhà thầu theo quy định.
4. Mua sắm hàng hoá bằng hình thức
đấu thầu:
- Trường hợp vật tư, hàng hoá là
thiết bị nằm trong dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì thực hiện theo phân cấp
trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
- Trường hợp vật tư, hàng hoá là
thiết bị không nằm trong dự án đầu tư xây dựng cơ bản được phân cấp như sau:
+ Đối với hàng hoá, vật tư mua sắm
có giá trị dưới 500 triệu đồng, UBND các huyện quyết định việc xét duyệt hồ sơ
mời thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu.
+ Hàng hoá, vật tư mua sắm có
giá trị từ 500 triệu đồng trở lên do Giám đốc Sở Tài chính xét duyệt hồ sơ mời
thầu, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả đấu thầu.
Các quy định về hình thức mua sắm
trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu và đấu thầu thực hiện theo quy định
hiện hành của nhà nước.
5- UBND huyện quyết định việc
thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý
(kể cả ô tô, tàu thuyền, trụ sở làm việc và các công trình kiến trúc gắn liền với
đất).
6- Về xử lý tài sản tịch thu:
- Sở Tài chính (Trung tâm tư vấn
về giá dịch vụ tài chính công) và Phòng Tài chính- Kế hoạch các huyện, thành phố
Huế thực hiện tổ chức bán đấu giá tài sản có giá trị dưới 10 triệu đồng cho của
mỗi vụ vi phạm hành chính.
- Trung tâm bán đấu giá tỉnh tổ
chức bán đấu giá các tài sản tịch thu có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên của mỗi
vụ vi phạm hành chính trên cơ sở uỷ quyền của Sở Tài chính.
Điều 4 - Về
quản lý giá
1. Trong khi đang chờ triển khai
thực hiện Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 09/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh giá, tiếp tục uỷ quyền cho Phòng Tài chính - Kế hoạch
các huyện thẩm định giá hàng hoá, vật tư mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước cấp,
vốn viện trợ có giá trị mua sắm một lần dưới 20 triệu đồng.
2. Tiếp tục thực hiện Quyết định
số 1606/2001/QĐ-UB ngày 01/07/2001 của UBND tỉnh qui định tạm thời về phân cấp
quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực
quản lý nhà nước về giá cả cho đến khi có quy định mới của UBND tỉnh.
3. Về xác định giá đất tối thiểu
để tổ chức bán đấu giá:
3.1 Thẩm quyền xác định giá đất
tối thiểu để tổ chức bán đấu giá đất:
- Đối với các quỹ đất bán đấu
giá do tỉnh quản lý, Sở Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định trình UBND tỉnh
xem xét quyết định.
- Đối với các quỹ đất bán đấu
giá dơ huyện quản lý, phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện chịu trách nhiệm thẩm
định và UBND huyện quyết định.
3.2. Phương thức xác định giá đất
tối thiểu để tổ chức bán đâu giá:
- UBND huyện tiến hành xác định
giá đất tối thiểu để tổ chức bán đấu giá trên cơ sở đặc điểm của khu đất bán đấu
giá (vị trí, giá cả thị trường, khả năng sinh lợi, mức độ hoàn thành về cơ sở hạ
tầng, điều kiện sinh hoạt...) nhưng không được thấp hơn giá đất trong cùng khu
vực do UBND tỉnh qui định. Đối với những khu vực chưa được UBND Tỉnh quy định
giá đất mới hoặc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì căn cứ vào mức giá ở
khu vực có điều kiện tương đương để xác định giá đất tối thiểu.