ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
34/2014/QĐ-UBND
|
Bà Rịa - Vũng
Tàu, ngày 12 tháng 8 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH
PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN
TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp bảo đảm thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Quyết định số
06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng,
quản lý, khai thác tủ sách pháp luật;
Căn cứ Quyết định số
09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định
về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng
dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước
bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
cho người dân tại cơ sở;
Căn cứ Nghị quyết số
15/2014/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê
chuẩn cụ thể mức chi kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Tờ trình số 1454/TTr-STP ngày 05 tháng 8 năm 2014 về việc đề nghị Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt quyết định ban hành quy định việc lập dự toán, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định việc lập
dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân
tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười)
ngày, kể từ ngày ký và thay thế các quy định về nội dung chi, mức chi các nhiệm
vụ phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu tại Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy định nội dung chi, mức chi các nhiệm vụ
phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
Riêng nội dung chi, mức chi phục vụ
công tác hòa giải ở cơ sở tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND
cho đến khi có văn bản thay thế.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên
quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Văn Niên
|
QUY ĐỊNH
VIỆC
LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO
CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI
DÂN TẠI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng
1. Quy định này quy định việc lập dự toán, quản lý,
sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; kinh
phí phục vụ hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và Hội
đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật từ cấp tỉnh đến cấp xã; các chương
trình, đề án, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp
luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Quy định này áp dụng với các cơ quan, đơn vị có
liên quan đến việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân
sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận
pháp luật.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý, sử
dụng, quyết toán kinh phí
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp
đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán của
các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và
các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật phải được quản lý, sử
dụng đúng mục đích, đúng chế độ và theo nội dung chi, mức chi của Quy định này.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực
hiện
1. Kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân
sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách và huy động từ các nguồn
kinh phí hợp pháp khác.
2. Nguồn kinh phí xây dựng, quản lý, khai thác tủ
sách pháp luật thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp
luật và Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Nội dung chi
1. Chi hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật và Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật từ cấp tỉnh đến cấp
xã; Ban Chỉ đạo các chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật, bao gồm:
a) Chi tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ,
các phiên họp định kỳ, đột xuất, phiên họp tư vấn của Hội đồng, Ban Chỉ đạo;
b) Chi văn phòng phẩm và biên soạn tài liệu phục vụ
các hoạt động của Hội đồng, Ban Chỉ đạo;
c) Chi các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra;
d) Chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng.
2. Chi thực hiện công tác thông tin, truyền thông,
phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên các phương tiện
thông tin đại chúng, bao gồm:
a) Xây dựng chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo
dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện truyền thông trên báo, tạp
chí, Đài Phát thanh, Đài Truyền hình, tập san, bản tin, thông tin lưu động, triển
lãm chuyên đề, làm bảng thông tin và hộp tin;
b) Thông qua băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích và
các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác;
c) Thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, bao gồm:
biên soạn tin, bài phục vụ việc phát thanh; thù lao cho phát thanh viên; hỗ trợ
trang bị hoặc thuê trang thiết bị phục vụ việc phát thanh tin, bài phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Chi biên soạn, biên dịch các tài liệu phục vụ
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm:
a) Biên soạn đề cương giới thiệu luật, pháp lệnh;
- Biên soạn, in, phát hành hoặc đăng tải trên
website, trang tin điện tử các loại sách, tài liệu pháp luật nghiên cứu chuyên
đề, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật,
đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật phục vụ đối tượng là báo cáo viên pháp luật,
tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật
và đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp
luật;
b) Biên soạn, in, phát hành hoặc đăng tải trên
website, trang tin điện tử các sách hỏi đáp pháp luật phổ thông, tờ gấp pháp luật,
câu chuyện pháp luật, băng, đĩa, tiêu phẩm pháp luật và các tài liệu khác phù hợp
từng đối tượng cụ thể;
c) Chi biên soạn tài liệu tham khảo và hướng dẫn phổ
biến, giáo dục pháp luật, xây dựng chương trình, rà soát, cập nhật chương trình
bài giảng cho nhà giáo và người học.
4. Chi thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật
trực tiếp, lưu động, sinh hoạt chuyên đề của các Câu lạc bộ pháp luật, nhóm
nòng cốt, bao gồm:
a) Chi biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp
luật;
b) Chi mua, sao chụp tài liệu liên quan đến nội
dung phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Cung cấp thông tin pháp luật thông qua các tờ gấp,
sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật và các ấn phẩm, tài liệu pháp luật khác;
d) Chi công tác phí cho cán bộ tham gia phổ biến,
giáo dục pháp luật trực tiếp, lưu động, tham gia sinh hoạt chuyên đề với câu lạc
bộ pháp luật, nhóm nòng cốt;
đ) Chi mua hoặc thuê trang thiết bị phục vụ hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật và sinh hoạt của câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt
đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả;
e) Chi hỗ trợ tiền ăn cho thành viên tham gia hội
nghị ra mắt câu lạc bộ pháp luật; tiền nước uống cho người dự sinh hoạt câu lạc
bộ pháp luật, nhóm nòng cốt. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm
tạo điều kiện hỗ trợ về địa điểm sinh hoạt của câu lạc bộ pháp luật;
g) Chi sơ kết, tổng kết hoạt động của câu lạc bộ
pháp luật, nhóm nòng cốt;
5) Chi xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp
luật ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, xã, phường, thị trấn, khu
dân cư, bao gồm:
a) Chi mua tài liệu, sách pháp luật cho tủ sách mới
xây dựng; cập nhật, bổ sung sách, tài liệu pháp luật mới cho tủ sách phù hợp với
yêu cầu sử dụng của cán bộ và nhân dân; chi mua tủ mới hoặc bảo dưỡng tủ sách định
kỳ;
b) Chi phục vụ người đọc và báo cáo tình hình phục
vụ người đọc đối với các tài liệu pháp luật của tủ sách;
c) Một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho việc
xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật.
6) Chi xây dựng, quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở
dữ liệu về chuẩn tiếp cận pháp luật, cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia, trang
thông tin điện tử về phổ biến, giáo dục pháp luật; thu thập thông tin, tư liệu,
lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hóa phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật; cập nhật, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật mới cần phổ biến phục vụ
cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
7) Chi tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, nghiệp vụ phổ
biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm: thi viết, thi sân
khấu hóa, thi trên mạng internet, thi trên sóng phát thanh, truyền hình.
8) Chi tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác pho biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên
truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật,
nhà giáo và người học. Đối với các khóa tập huấn, bồi dưỡng có cấp chứng chỉ,
có thêm mục chi cho việc biên soạn đề thi, đáp án, chấm thi và in ấn chứng chỉ.
9) Chi tổ chức các hội nghị cộng tác viên; các cuộc
họp triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
và các chương trình, đề án; các hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm liên
quan đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục
pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
10. Chi thù lao cho báo cáo viên pháp luật, tuyên
truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng
dẫn sinh hoạt chuyên đề câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt; thù lao cộng tác
viên, chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
11) Chi thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường,
bao gồm:
a) Chi khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu của
người học và giáo viên;
b) Chi biên soạn, in, phát hành tài liệu giáo dục
pháp luật;
c) Chi xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục
pháp luật;
d) Chi thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy
môn giáo dục công dân, pháp luật;
đ) Chi tổ chức giáo dục pháp luật ngoài giờ, ngoại
khóa, trại hè và sinh hoạt hè cho người học.
12. Chi rà soát, thống kê, hệ thống hóa các văn bản,
tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp
luật; triển khai các nhiệm vụ của chương trình, đề án, kế hoạch và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật,
cải cách thủ tục hành chính.
13. Chi tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát về nhu
cầu bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và
chuẩn tiếp cận pháp luật; nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của các tầng lớp
nhân dân; nhận thức pháp luật của học sinh, sinh viên; khảo sát việc thực hiện
chương trình, sách giáo khoa môn giáo dục công dân và pháp luật; điều tra, khảo
sát để thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp
luật và triển khai thực hiện các chương trình, đề án đã được phê duyệt.
14. Chi mua, thuê trang thiết bị, tài sản và một số
khoản chi mua, thuê khác phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật.
15. Chi kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và chương trình, đề án, kế
hoạch liên quan.
16. Chi thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân
có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp
cận pháp luật.
17. Chi quản lý, giám sát, đánh giá chương trình, đề
án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật các cấp
trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
a) Chi xây dựng đề cương; xây dựng, hoàn thiện; xét
duyệt, thẩm định chương trình, đề án, kế hoạch;
b) Chi tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ;
văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt
động của chương trình, đề án, kế hoạch;
c) Chi xây dựng các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra chương trình, đề án; chi kiểm tra, giám sát, đánh giá theo định kỳ
hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ các chương trình, đề án, kế hoạch; chi nghiệm thu
các sản phẩm của chương trình, đề án, kế hoạch;
d) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến quản
lý, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch.
18. Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu có).
Điều 5. Mức chi cho công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, gồm:
1. Chi công tác phí cho những người đi công tác,
bao gồm cả báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời
tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, cộng tác viên, chuyên gia tham gia đánh
giá chuẩn tiếp cận pháp luật; chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị chuyên đề, hội
nghị tổng kết, sơ kết, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện theo Quyết định
số 07/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
chế độ công tác phí trong nước, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với
các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu;
2. Chi tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn
tiếp cận pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được
mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực
chuyên môn và nghiệp vụ nhằm thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy giáo dục
công dân, pháp luật; chi tổ chức phổ biến pháp luật trực tiếp, lưu động cho
nhân dân, người học, các đối tượng đặc thù; trại hè pháp luật, ngoại khóa, sinh
hoạt hè cho người học (đối với các khóa tập huấn, bồi dưỡng có cấp chứng chỉ,
có thêm mục chi cho việc biên soạn đề thi, đáp án, chấm thi và in ấn chứng chỉ),
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm
2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ
ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và
Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành quy định về chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước đối với
cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
3. Chỉ tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm
phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật, giải pháp thực hiện
chương trình, đề án, hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật,
Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật; tổ chức hội nghị cộng tác viên, các phiên
họp tư vấn của Hội đồng và Ban Chỉ đạo thực hiện theo Quyết định số
45/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành định
mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí các đề tài, dự án khoa học và công nghệ
sử dụng ngân sách thực hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
4. Chi xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu pháp luật quốc
gia, trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật; thu thập thông tin,
tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hóa phục vụ công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật
trên trang thông tin điện tử, website thực hiện theo quy định tại Thông tư số
194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo
lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử
dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số
19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của liên Bộ Tài
chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý
và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
5. Chi biên soạn, biên dịch tài liệu phục vụ phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và phục vụ công tác thông tin,
truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm:
a) Chi biên soạn đề cương (hoặc bài giảng) giới thiệu
luật, pháp lệnh; thông cáo báo chí, sách, đặc san, tài liệu chuyên đề pháp luật,
tài liệu tham khảo, hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật để phát hành hoặc đăng tải trên website, trang thông tin điện
tử và biên soạn chương trình giáo dục pháp luật, sách, tài liệu tham khảo, hướng
dẫn giáo dục pháp luật trong nhà trường, thực hiện theo quy định tại Thông tư số
123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung
chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình
các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
(theo mức đối với ngành đào tạo đại học, cao đẳng). Đối với sách, tài liệu hệ
thống hóa các văn bản pháp luật thực hiện theo mức chi đối với ngành đào tạo
trung cấp chuyên nghiệp;
b) Chi xây dựng chương trình, chuyên mục; in ấn các
ấn phẩm, tài liệu; sản xuất, phát hành các băng rôn, khẩu hiệu, băng, đĩa để phục
vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện
truyền thông trên báo, tạp chí, đài truyền hình, tập san, bản tin, thông tin
lưu động, triển lãm chuyên đề, làm bảng thông tin và hộp tin, thực hiện theo định
mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự và theo chứng từ chi thực tế hợp
pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm;
6. Chi hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ phát lại các chương
trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên
sóng phát thanh, truyền hình thực hiện theo quy định tại Thông tư số
225/2012/TTLT-BTC-BKHDT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn quản lý, sử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông
tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 -
2015;
7. Chi khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích
xuất sắc về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thực hiện
theo quy định hiện hành về thi đua, khen thưởng;
8. Chi thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát về
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, các chương
trình, đề án, kế hoạch; khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu của người học và
nhà giáo, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11 tháng
5 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực
hiện các cuộc điều tra thống kê;
9. Chi tổ chức cuộc thi, hội thi viết, thi sân khấu,
trên internet về tìm hiểu pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật,
chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm:
a) Chi hỗ trợ tiền ăn, ở cho thành viên Ban tổ chức,
thành viên Hội đồng thi trong những ngày tổ chức cuộc thi; chi hỗ trợ tiền ăn, ở
cho thí sinh tham gia cuộc thi (kể cả ngày tập luyện và thi, tối đa không quá
10 ngày, áp dụng mức chi hỗ trợ tiền ăn, nghỉ đối với đại biểu không hưởng
lương) thực hiện theo Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chế độ công tác phí trong nước, chế độ chi tổ chức
các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Những người đã được hưởng khoản hỗ trợ nêu trên thì
không được thanh toán công tác phí ở cơ quan.
b) Chi giải thưởng áp dụng theo mức chi có tính chất
đặc thù quy định tại Điều 6 của Quy định này.
c) Chi tổ chức cuộc thi, hội thi sân khấu, thi trên
mạng internet, thi trên sóng phát thanh - truyền hình có thêm chi thuê dẫn
chương trình, thuê diễn văn nghệ lồng ghép tiểu phẩm pháp luật; chi phí hậu kỳ,
hội trường, trang thiết bị và các khoản chi khác phục vụ cuộc thi, thực hiện
theo mức chi có tính chất đặc thù quy định tại phụ lục đính kèm và theo chứng từ
chi thực tế hợp pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách
hàng năm;
10. Chi xây dựng, khai thác, quản lý tủ sách pháp
luật, thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật và
Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu và mức chi có tính chất đặc thù quy định tại Điều 6 của Quy định
này;
11. Chi rà soát, hệ thống hóa các văn bản, tài liệu
phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, triển
khai các nhiệm vụ của chương trình, đề án, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phổ
biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, cải cách thủ tục hành
chính, thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 01 tháng
3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định nội dung chi, mức chi cho công tác
kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
12. Chi thực hiện thống kê, báo cáo đánh giá về
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm chi
thống kê, thu thập, xử lý thông tin, số liệu từ báo cáo đánh giá của các bộ,
ngành, địa phương; viết và hoàn thiện các loại báo cáo định kỳ, đột xuất,
chuyên đề, sơ kết, tổng kết, thực hiện theo mức chi có tính chất đặc thù quy định
tại Điều 6 của Quy định này;
13. Chi kiểm tra, giám sát, đánh giá theo định kỳ
hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BTC ngày
26 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng
kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch và Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chế độ công tác phí trong nước, chế độ chi tổ
chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Đối với đoàn công tác kiểm tra, giám sát đánh giá
liên ngành, liên cơ quan: cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm
chi phí cho chuyến công tác theo chế độ quy định (tiền tàu xe đi lại, phụ cấp
lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc)
cho các thành viên trong đoàn. Để tránh chi trùng lặp, cơ quan, đơn vị chủ trì
đoàn công tác thông báo bằng văn bản (trong giấy mời, triệu tập) cho cơ quan,
đơn vị cử người đi công tác không phải thanh toán các khoản chi này;
14. Chi mua, thuê trang thiết bị và một số khoản
chi mua, thuê khác phục vụ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật, căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chỉ tiêu hợp pháp, hợp lệ theo
quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;
15. Chi tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm
giờ, thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BTC-BNV
ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ
trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức;
16. Chi thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch
phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật đã được phê duyệt, hoạt
động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp
cận pháp luật, Ban Chỉ đạo các chương trình, đề án, ngoài việc thực hiện theo
các nội dung chi và mức chi quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Điều này, một số mức
chi thực hiện như sau:
a) Chi xây dựng đề cương chương trình, đề án, kế hoạch;
xây dựng, góp ý hoàn thiện chương trình, đề án, kế hoạch; xét duyệt, thẩm định
chương trình, đề án, kế hoạch; chi xây dựng các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng
dẫn chương trình, đề án, kế hoạch theo mức chi có tính chất đặc thù quy định tại
Điều 6 Quy định này;
b) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị
và các chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt động của chương trình, đề án, kế hoạch
theo chứng từ chi thực tế hợp pháp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự
toán ngân sách hàng năm.
17. Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân
tại cơ sở trên địa bàn tỉnh (nếu có), theo chứng từ chi thực tế hợp pháp được cấp
có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm.
Điều 6. Một số khoản chi và mức
có tính chất đặc thù:
Một số khoản chi và mức có tính chất đặc thù thực
hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật cho người
dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh, tùy theo tình hình thực tế áp dụng không vượt
mức chi tối đa sau đây:
Stt
|
Nội dung chi
|
Đơn vị tính
|
Mức chi tối đa
(1.000 đồng)
|
1
|
Xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch; các văn bản
quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch:
|
|
|
a
|
Xây dựng đề cương
|
|
|
-
|
Xây dựng đề cương chi tiết
|
Đề cương
|
1.200
|
-
|
Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát
|
Đề cương
|
2.000
|
b
|
Soạn thảo chương trình, đề án, kế hoạch
|
|
|
-
|
Soạn thảo chương trình, đề án, kế hoạch
|
Chương trình, đề
án, kế hoạch
|
3.000
|
-
|
Soạn thảo báo cáo tiếp thu, tổng hợp ý kiến
|
Báo cáo
|
500
|
c
|
Tổ chức họp, tọa đàm góp ý
|
|
|
-
|
Chủ trì
|
Người/buổi
|
200
|
-
|
Thành viên tham dự
|
Người/buổi
|
100
|
d
|
Ý kiến tư vấn của chuyên gia
|
Văn bản
|
500
|
đ
|
Xét duyệt chương trình, đề án, kế hoạch
|
|
|
-
|
Chủ tịch Hội đồng
|
Người/buổi
|
200
|
-
|
Thành viên Hội đồng, thư ký
|
Người/buổi
|
150
|
-
|
Đại biểu được mời tham dự
|
Người/buổi
|
100
|
-
|
Nhận xét, phản biện của Hội đồng
|
Bài viết
|
300
|
-
|
Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng
|
Bài viết
|
200
|
e
|
Lấy ý kiến thẩm định (trường hợp không thành lập
Hội đồng xét duyệt)
|
Bài viết
|
500
|
g
|
Xây dựng các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn
chương trình, đề án, kế hoạch
|
Văn bản
|
500
|
2
|
Chi thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên, người
được mời tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thù lao cộng tác
viên, chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật
(bao gồm cả thù lao soạn đề cương, bài giảng)
|
|
|
a
|
Thù lao báo cáo viên cấp trung ương, cấp tỉnh.
|
Người/buổi
|
Áp dụng chế độ thù
lao giảng viên quy định tại tiểu mục 1.1, mục 1 Điều 3 Thông tư số
139/2010/TT-BTC.
|
b
|
a) Thù lao báo cáo viên cấp huyện; cộng tác viên
thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn và tham gia các đợt phổ biến
pháp luật lưu động, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề câu lạc bộ pháp luật.
b) Thù lao tuyên truyền viên pháp luật; cộng tác
viên tham gia hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề của nhóm nòng cốt.
(Tùy theo trình độ của báo cáo viên, tuyên truyền
viên pháp luật, tính chất nghiệp vụ phức tạp của từng đợt, buổi tuyên truyền,
hướng dẫn)
|
Người/buổi
|
300
300
|
c
|
Thù lao cho người được mời tham gia công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật; thù lao cộng tác viên, chuyên gia tham gia các hoạt động
đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
|
Người/buổi
|
Tùy theo trình độ,
áp dụng mức chi quy định tại điểm a, b mục này.
|
d
|
Thù lao báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên
pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, cán bộ thực
hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù.
|
Người/buổi
|
Ngoài việc được hưởng
thù lao theo quy định tại điểm a, b, c mục này, còn được hưởng thêm 20% mức
thù lao.
|
3
|
Biên soạn một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp
luật đặc thù (tài liệu đã hoàn thành)
|
|
|
a
|
Tờ gấp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm
định).
|
Tờ gấp
|
1.000
|
b
|
Tình huống giải đáp pháp luật (bao gồm biên soạn,
biên tập, thẩm định).
|
Tình huống
|
300
|
c
|
Câu chuyện pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập,
thẩm định).
|
Câu chuyện
|
1.500
|
d
|
Tiểu phẩm pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập,
thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia).
|
1 tiểu phẩm
|
5.000
|
4
|
Chi xây dựng và duy trì sinh hoạt câu lạc bộ pháp
luật, nhóm nòng cốt
|
|
|
a
|
Chi hỗ trợ tiền ăn, nước uống cho thành viên tham
gia hội nghị ra mắt câu lạc bộ pháp luật (không quá 01 ngày).
(Mức chi cấp huyện, cấp xã áp dụng bằng mức chi cấp
tỉnh)
|
Người/ngày
|
30
|
b
|
Chi tiền nước uống cho người dự sinh hoạt Câu lạc
bộ pháp luật, nhóm nòng cốt.
(Mức chi cấp huyện, cấp xã áp dụng bằng mức chi cấp
tỉnh)
|
Người/buổi
|
10
|
5
|
Chi tổ chức cuộc thi, hội thi
|
|
|
a
|
Chi biên soạn đề thi, đáp án, bồi dưỡng Ban giám
khảo, Ban Tổ chức và một số nội dung chi khác
|
|
Áp dụng Thông tư
liên tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGD&ĐT
|
b
|
Chi tổ chức cuộc thi sân khấu, thi trên internet
có thêm mức chi đặc thù sau:
|
|
|
|
- Thuê dẫn chương trình
|
Người/ngày
|
1.500
|
|
- Thuê Hội trường và thiết bị phục vụ cuộc thi
sân khấu.
(Tùy theo quy mô, địa bàn tổ chức cuộc thi để quyết
định mức thu).
|
Ngày
|
10.000
|
|
- Thuê văn nghệ, diễn viên.
|
Người/ngày
|
300
|
|
- Thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu
tin học hóa (đối với cuộc thi qua mạng điện tử)
|
|
Áp dụng Thông tư số
194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính
|
c
|
Chi giải thưởng
|
|
|
-
|
Giải nhất
|
Giải thưởng
|
|
+
|
Tập thể
|
|
10.000
|
+
|
Cá nhân
|
|
6.000
|
-
|
Giải nhì
|
Giải thưởng
|
|
+
|
Tập thể
|
|
7.000
|
+
|
Cá nhân
|
|
3.000
|
-
|
Giải ba
|
Giải thưởng
|
|
+
|
Tập thể
|
|
5.000
|
+
|
Cá nhân
|
|
2.000
|
-
|
Giải khuyến khích
|
Giải thưởng
|
|
+
|
Tập thể
|
|
3.000
|
+
|
Cá nhân
|
|
1.000
|
-
|
Giải phụ khác
|
Giải thưởng
|
500
|
6
|
Chi hỗ trợ hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo
dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật trên đài phát thanh xã, phường, thị trấn,
loa truyền thanh cơ sở
|
|
|
a
|
Biên soạn, biên tập tài liệu phát thanh (tính
theo trang chuẩn 350 từ)
|
Trang
|
75
|
b
|
Bồi dưỡng phát thanh
|
|
|
|
- Phát thanh bằng tiếng Việt
|
Lần
|
15
|
7
|
Chi phục vụ trực tiếp việc xây dựng, quản lý và
khai thác tủ sách pháp luật
|
|
|
a
|
Chi hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác tủ
sách pháp luật hàng năm
|
Tủ/năm
|
Áp dụng theo Quyết
định số 18/2010/QĐ- UBND ngày 31 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
b
|
Rà soát, bổ sung, cập nhật sách định kỳ 06
tháng/lần.
|
Lần
|
100
|
c
|
Bồi dưỡng cán bộ tham gia luân chuyển sách.
|
Lần/người
|
50
|
8
|
Chi thực hiện thống kê, rà soát, viết báo cáo đánh
giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch,
đánh giá thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh
|
|
|
a
|
Thu thập thông tin, xử lý số liệu báo cáo của các
cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh.
|
Báo cáo
|
50
|
b
|
Rà soát văn bản, tài liệu phục vụ hệ thống hóa,
thực hiện chương trình, đề án
|
Văn bản
|
50
|
c
|
Viết báo cáo
|
|
|
-
|
Báo cáo định kỳ hàng năm của Ủy ban nhân dân, Hội
đồng, Ban Chỉ đạo tỉnh.
|
Báo cáo
|
2.000
|
-
|
Báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân, Hội đồng,
Ban Chỉ đạo tỉnh.
|
Báo cáo
|
2.000
|
-
|
Báo cáo đột xuất của Ủy ban nhân dân, Hội đồng,
Ban Chỉ đạo tỉnh.
|
Báo cáo
|
1.000
|
9
|
Chi khen thưởng xã, phường, thị trấn; huyện, thành
phố thuộc tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
|
a
|
Khen thưởng xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố
được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn.
|
Tương đương tập thể
lao động xuất sắc
|
Bằng 1,5 lần mức
lương cơ sở.
|
b
|
Khen thưởng xã, phường, thị trấn được Ủy ban nhân
dân tỉnh tặng bằng khen tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh.
|
Bằng khen
|
Bằng 2 lần mức
lương cơ sở
|
Các mức chi quy định tại khoản 1 (chi
xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch; Các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn
chương trình, đề án, kế hoạch), Khoản 3 (chỉ biên soạn một số tài liệu phổ biến,
giáo dục pháp luật đặc thù), Khoản 5 (chi tổ chức hội thi, cuộc thi) và Khoản 8
(chi thực hiện thống kê, rà soát, viết báo cáo) Điều này là mức chi tối đa áp dụng
đối với cấp tỉnh.
Đối với cấp huyện áp dụng 80% mức chi
tối đa của cấp tỉnh và cấp xã áp dụng 60% mức chi tối đa của cấp tỉnh.
Khi các mức chi quy định tại các văn
bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Điều 5 và Điều 6 Quy định này được sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng một văn bản khác thì được áp dụng theo văn bản
sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Lập dự
toán, chấp hành và quyết toán kinh phí:
1. Lập dự toán ngân sách:
a) Hằng năm, căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ của mình và các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Phổ biến,
giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quyết định số
09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định
về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, các chương trình, đề án, kế
hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật đã được phê duyệt,
Sở Tư pháp tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt ban hành kế hoạch phổ
biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của năm, làm cơ sở để các cơ
quan, đơn vị xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận
pháp luật của đơn vị mình và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản
lý ban hành kế hoạch để làm căn cứ lập dự toán ngân sách;
b) Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, các cơ quan, đơn vị lập
dự toán kinh phí chi tiết cùng với dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị
gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
giao dự toán ngân sách hằng năm cho đơn vị. Việc lập dự toán, quản lý, cấp
phát, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này;
2. Kinh phí xây dựng, quản lý, khai
thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị: Hằng năm, căn cứ
định mức chỉ tiêu và kế hoạch xây dựng tủ sách pháp luật được cơ quan có thẩm
quyền quyết định, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí xây dựng tủ sách
pháp luật tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị mình gửi cơ quan có thẩm quyền
theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
này;
3. Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết
toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; kinh
phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và Hội đồng
đánh giá tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh được thực
hiện theo chế độ và quy định quản lý tài chính hiện hành./.