ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
34/2010/QĐ-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 14 tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ, CHẾ ĐỘ CHI TỔ CHỨC
CÁC CUỘC HỘI NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CỦA
TỈNH QUẢNG NGÃI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC
ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức
các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị quyết số
22/2010/NQ-HĐND ngày 13/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khoá X -
kỳ họp thứ 25 về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc
hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Quảng
Ngãi và Quy định mức phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài chính tại Tờ trình số 2367/TTr-STC ngày 13/12/2010 và báo cáo thẩm định của
Sở Tư pháp số 169/BC-STP ngày 25/11/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức
các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của
tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2011, thay thế Quyết định số 29/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội
nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Quảng
Ngãi.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài
chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Huế
|
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ, CHẾ ĐỘ CHI TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỘI NGHỊ ĐỐI
VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CỦA TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 34 /2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND
tỉnh Quảng Ngãi)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định
này quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong
các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan Đảng, các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi (gọi tắt là cơ quan, đơn
vị) có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định
chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị này được áp dụng cho tất cả các
cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc địa phương quản lý. Đối với các đơn
vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần
chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ được áp dụng theo quy định này và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài
chính về chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể:
a) Đối tượng được hưởng chế độ
công tác phí: Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của
pháp luật làm việc trong các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền cử đi công
tác trong nước; Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia hoạt động của Hội
đồng nhân dân; cán bộ, công chức được các cơ quan tiến hành tố tụng mời ra làm
nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn.
b) Đối tượng áp dụng chế độ chi
tiêu hội nghị:
Các hội nghị sơ kết và tổng kết
chuyên đề, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công
tác, hội nghị theo nhiệm kỳ do các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức được quy
định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;
Kỳ họp của Hội đồng nhân dân,
phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và cuộc họp các Ban của Hội đồng
nhân dân; các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội-nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập
của tỉnh Quảng Ngãi có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp áp dụng chế độ
chi tiêu hội nghị theo quy định tại Quy định này.
Riêng Đại hội Đảng các cấp tiến
tới Đại hội đại biểu toàn quốc, hội nghị của các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt
Nam thực hiện theo quy định riêng của cấp có thẩm quyền.
2. Đối với các hội nghị được tổ chức
bằng nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, tài trợ thì khuyến
khích vận dụng thực hiện chế độ chi tiêu hội nghị quy định tại Quy định này nhằm
đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp khả năng ngân sách của đơn vị.
3. Các doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc tỉnh được vận dụng chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị tại quy
định này để thực hiện phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trường
hợp doanh nghiệp nhà nước được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện theo
chương trình, đề án, dự án cụ thể, nếu có phát sinh nhiệm vụ chi công tác phí,
hội nghị phí thì phải thực hiện theo đúng mức chi được cấp có thẩm quyền giao
thực hiện chương trình, đề án, dự án phê duyệt.
Điều 2.
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ công tác phí và chi tiêu hội nghị được sắp xếp
trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm
quyền giao.
Chương II
CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ
Điều 3.
Quy định về chế độ công tác phí
1. Công tác phí là khoản chi phí
để trả cho người đi công tác trong nước bao gồm: Tiền tàu xe đi lại, phụ cấp
lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để
làm việc (nếu có).
2. Điều kiện để được thanh toán
công tác phí:
a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được
giao;
b) Được Thủ trưởng cơ quan, đơn
vị cử đi công tác; hoặc giấy mời của các cơ quan tiến hành tố tụng ra làm nhân
chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn;
c) Có đủ các chứng từ để thanh
toán theo Quy định tại quy định này (trừ các trường hợp được phép thanh toán
theo phương thức khoán).
3. Những trường hợp sau đây
không được thanh toán công tác phí:
a) Thời gian điều trị, điều dưỡng
tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;
b) Những ngày học ở trường, lớp
đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với cán bộ đi học;
c) Những ngày làm việc riêng
trong thời gian đi công tác;
d) Những ngày được giao nhiệm vụ
thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định
của cấp có thẩm quyền.
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải
xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác (về số lượng người và thời gian đi
công tác) bảo đảm hiệu quả công tác, sử dụng kinh phí tiết kiệm và trong phạm
vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền
giao.
5. Cơ quan, đơn vị có người đến
công tác không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn
kinh phí khác để chi các khoản công tác phí quy định tại quy định này cho người
đến công tác tại cơ quan, đơn vị mình.
Điều 4.
Thanh toán tiền phương tiện đi công tác
1. Người đi công tác được thanh
toán tiền phương tiện đi lại bao gồm: tiền thuê phương tiện chiều đi và về từ
nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ
quan để di chuyển đến nơi công tác và theo chiều ngược lại; tiền phương tiện đi
lại tại địa phương nơi đến công tác: từ chỗ nghỉ đến chỗ làm việc, từ sân bay,
ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về); cước qua phà, qua đò cho bản
thân và phương tiện của người đi công tác; phí sử dụng đường bộ và cước chuyên
chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (nếu có) mà người đi công tác đã trực
tiếp chi trả. Trường hợp cơ quan, đơn vị nơi cử cán bộ đi công tác và cơ quan,
đơn vị nơi cán bộ đến công tác đã bố trí phương tiện vận chuyển thì người đi
công tác không được thanh toán các khoản chi phí này.
Chứng từ và mức thanh toán: Theo
giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé, hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện; giá
vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc
biệt theo yêu cầu. Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay ngoài cuống vé (hoặc vé
điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay.
2. Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ
của đơn vị, căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi
nguồn kinh phí được giao, thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét duyệt cho cán bộ,
công chức được thanh toán tiền phương tiện đi công tác bằng phương tiện máy
bay, tàu hoả, xe ô tô hoặc phương tiện thô sơ bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu
quả.
3. Quy định về tiêu chuẩn mua vé
máy bay đi công tác trong nước như sau:
a) Hạng ghế thương gia (Business
class hoặc C class) dành cho các chức danh có hệ số phụ cấp lãnh đạo từ 1,3 trở
lên;
b) Hạng ghế thường: Dành cho các
chức danh cán bộ, công chức còn lại.
4. Đối với những vùng không có
phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy
định của pháp luật mà người đi công tác phải thuê phương tiện vận tải khác thì
thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định cho thanh toán tiền thuê phương
tiện mà người đi công tác đã thuê trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy
biên nhận với chủ phương tiện (có tính đến giá vận tải phương tiện khác đang thực
hiện cùng thời điểm tại vùng đó cho phù hợp).
5. Trường hợp người đi công tác
sử dụng xe ô tô cơ quan, phương tiện do cơ quan thuê hoặc cơ quan bố trí thì
người đi công tác không được thanh toán tiền tàu xe.
Điều 5. Thanh
toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác
1. Đối với các đối tượng cán bộ
lãnh đạo có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi công tác theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ, nhưng cơ quan không bố trí được xe ô tô cho người đi công tác
cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với địa bàn có hệ số phụ cấp khu vực
được quy định tại Thông tư Liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày
25/01/2005 có hệ số từ 0,3 trở lên) và từ 15 km trở lên (đối với vùng còn lại)
thì được cơ quan, đơn vị thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện khi đi công
tác. Mức thanh toán khoán tự túc phương tiện được tính theo số ki lô mét (km)
thực tế và đơn giá thuê xe. Đơn giá thuê xe do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định
căn cứ vào mức giá thuê phổ biến đối với phương tiện loại trung bình tại địa
phương và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
2. Đối với các đối tượng cán bộ,
công chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu
cán bộ đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với địa bàn có hệ
số phụ cấp khu vực được quy định tại Thông tư Liên tịch số
11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 25/01/2005 có hệ số từ 0,3 trở lên) và từ
15 km trở lên (đối với vùng còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của
mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo số km thực đi nhân
với đơn giá khoán (bao gồm tiền nhiên liệu và khấu hao xe). Đối với các địa bàn
có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên, nếu không có phương tiện vận tải công
cộng đi qua thì được thanh toán tối đa không quá 2 lần chi phí xăng của xe mô
tô tương ứng với số km thực đi và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội
bộ của cơ quan, đơn vị.
3. Căn cứ để thanh toán khoán tiền
tự túc phương tiện đi công tác gồm: Giấy đi đường của người đi công tác có xác
nhận của cơ quan nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách); bảng kê độ
dài quãng đường đi công tác trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt thanh toán
và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Điều 6.
Thanh toán phụ cấp lưu trú và tiền phòng nghỉ tại nơi đến công tác
1. Thanh toán phụ cấp lưu trú:
a) Phụ cấp lưu trú là khoản tiền
do cơ quan, đơn vị chi cho người đi công tác để hỗ trợ thêm cùng với tiền lương
nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu
đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời
gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).
b) Điều kiện được thanh toán phụ
cấp lưu trú: chỉ áp dụng với người được cử đi công tác phải nghỉ lại nơi đến
công tác và cách trụ sở cơ quan mình (nơi đi) có cự ly tối thiểu như sau:
+ Từ 10 Km đối với địa bàn nơi
đi hoặc nơi đến công tác thuộc địa bàn có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,4 trở lên;
+ Từ 15 Km đối với địa bàn nơi
đi hoặc nơi đến công tác thuộc các địa bàn có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,2 đến
0,3;
+ Trên 15 Km đối với địa bàn nơi
đi hoặc nơi đến công tác thuộc các địa bàn còn lại;
+ Riêng đối với huyện Lý Sơn thì
được áp dụng trong trường hợp đi công tác từ xã An Hải, xã An Vĩnh đến xã An
Bình và ngược lại.
c) Mức thanh toán phụ cấp lưu
trú:
Người đi công tác được thanh
toán phụ cấp lưu trú nhưng tối đa không quá các mức sau:
- Đi công tác ngoài tỉnh là 150.000
đồng/người/ngày (kể cả đi và về trong ngày);
- Đi công tác trong phạm vi
trong tỉnh:
+ Tại địa bàn có hệ số phụ cấp
khu vực từ 0,3 trở lên: 100.000 đồng/người/ngày;
+ Các địa bàn còn lại: 80.000 đồng/người/ngày;
- Đi công tác trong phạm vi huyện,
thành phố: 60.000 đồng/người/ngày.
- Trường hợp đi công tác trong
ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp
lưu trú theo các tiêu chí: căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày,
theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường),
quãng đường đi công tác... và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ
của cơ quan, đơn vị.
- Cán bộ, công chức ở đất liền
được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu
trú tối đa là 200.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những
ngày làm việc trên đảo, những ngày đi, về trên biển); trong trường hợp một số
ngành đặc thù đã được cấp có thẩm quyền quy định về chế độ chi bồi dưỡng khi đi
công tác trên biển, đảo thì được chọn chế độ quy định cao nhất để thanh toán
chi trả cho cán bộ, công chức.
d) Chứng từ làm căn cứ thanh
toán phụ cấp lưu trú gồm: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Thủ trưởng cơ quan
đơn vị duyệt và cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử
cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi
cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).
2. Thanh toán tiền thuê phòng
nghỉ tại nơi đến công tác:
a) Điều kiện thanh toán tiền
thuê phòng nghỉ: Người được cơ quan, đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền
thuê chỗ nghỉ chỉ áp dụng cho nơi đến công tác cách trụ sở cơ quan của người đi
công tác tối thiểu trên 25 km.
b) Mức thanh toán tiền phòng nghỉ
theo phương thức thanh toán khoán, nhưng tối đa không quá các mức sau:
- Địa bàn ngoài tỉnh:
+ Đi công tác tại quận thuộc
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần
Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh. Mức khoán tối
đa không quá 350.000 đồng/ngày/người;
+ Đi công tác tại huyện thuộc
các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh:
Mức khoán tối đa không quá 250.000 đồng/ngày/người;
+ Đi công tác tại các vùng còn lại:
Mức khoán tối đa không quá 200.000 đồng/ngày/người;
Trường hợp cán bộ đi công tác do
phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc do chỉ đăng ký được phương tiện
đi lại (vé máy bay, tàu hoả, ô tô) từ 18h đến 24h cùng ngày, thì được thanh
toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm tối đa bằng 50% mức khoán phòng tương ứng.
- Địa bàn trong tỉnh:
+ Đi công tác tại địa bàn thành
phố Quảng Ngãi là: 120.000 đồng/người/ngày;
+ Đi công tác tại địa bàn các
huyện trong tỉnh là: 100.000 đồng/người/ngày.
c) Trong trường hợp người đi
công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán khoán tại điểm b nêu trên
thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hoá đơn hợp pháp) do Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:
- Đi công tác tại các quận thuộc
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần
Thơ, thành phố Đà Nẵng; thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh:
+ Trong trường hợp các cơ quan,
đơn vị phải thuê chỗ nghỉ cho đối tượng Lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ
1,25 đến 1,3 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các chức danh
tương đương thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể được thanh toán mức
giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1
phòng;
+ Đối với các đối tượng, cán bộ
công chức còn lại thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 900.000đồng/ngày/phòng
2 người;
Trường hợp đi công tác một mình
hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán theo
mức thuê phòng tối đa không quá 900.000đồng/ngày/phòng.
- Đi công tác tại các vùng còn lại:
+ Trong trường hợp các cơ quan,
đơn vị phải thuê chỗ nghỉ cho đối tượng Lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ
1,25 đến 1,3 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các chức danh
tương đương thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể được thanh toán mức
giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1
phòng;
+ Đối với các đối tượng, cán bộ
công chức còn lại thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 600.000đồng/ngày/phòng
2 người;
Trường hợp đi công tác một mình
hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán theo
mức thuê phòng tối đa không quá 600.000đồng/ngày/phòng.
- Trường hợp cán bộ công chức được
cử đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng
khách sạn cao hơn tiêu chuẩn của cán bộ công chức, thì được thanh toán theo mức
giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (phòng Standard) tại khách sạn
nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
d) Chứng từ làm căn cứ thanh
toán tiền thuê chỗ nghỉ gồm: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị duyệt số lượng ngày cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của
cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi
của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú)
và hoá đơn hợp pháp trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế với
mức quy định như tại điểm c khoản 2 Điều 6 quy định này.
đ) Trường hợp cán bộ, công chức
đi công tác đến nơi cơ quan, đơn vị đã bố trí được chỗ nghỉ không phải trả tiền
thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác không được thanh toán khoản tiền khoán
thuê chỗ nghỉ. Nếu phát hiện những trường hợp cán bộ đã được cơ quan, đơn vị
nơi đến công tác bố trí chỗ nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan,
đơn vị cử đi công tác thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác phải
nộp lại số tiền đã thanh toán cho cơ quan, đơn vị đồng thời phải bị xử lý kỷ luật
theo quy định của pháp luật.
Điều 7.
Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng
Đối với cán bộ cấp xã thường
xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan,
đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như:
Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ
quan tố tụng đi điều tra, kiểm sát, xác minh, tống đạt...); thì tuỳ theo đối tượng,
đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức
khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ
cán bộ tiền gửi xe, xăng xe, nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và
phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Các đối tượng cán bộ nêu trên nếu
được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể,
thì được thanh toán tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú theo quy định tại
Điều 4, Điều 5 và khoản 1, Điều 6 quy định này; đồng thời vẫn được hưởng khoản
tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đủ điều kiện đi công tác lưu động trên
10 ngày/tháng.
Điều 8.
Thanh toán công tác phí theo đoàn công tác liên ngành, liên cơ quan; đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp; cán bộ, công chức được các cơ quan tiến hành tố tụng mời
ra làm nhân chứng trong các vụ án quan:
1. Trường hợp đi công tác theo
đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ
a) Trường hợp cơ quan, đơn vị có
nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị khác đi phối
hợp công tác liên ngành nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị
đó; trưng tập tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản thì cơ quan, đơn vị chủ trì
đoàn công tác liên ngành có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho đoàn
công tác gồm: Tiền tàu xe đi lại, cước hành lý, cước mang tài liệu, phụ cấp lưu
trú, tiền thuê chỗ nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế
chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì.
b) Trường hợp đi công tác theo
đoàn phối hợp liên ngành, liên cơ quan do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp
trên triệu tập trưng dụng; hoặc phối hợp để cùng thực hiện các phần việc thuộc
nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn
công tác chịu trách nhiệm chi tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang
theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác trong đoàn. Trường hợp các cá
nhân thuộc thành phần đoàn công tác không đi tập trung theo đoàn đến nơi công
tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền tàu xe đi lại và
cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác.
Ngoài ra, cơ quan, đơn vị cử người
đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho
người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.
c) Chứng từ làm căn cứ thanh
toán: Ngoài chứng từ thanh toán quy định tại Điều 4, Điều 5, khoản 1 Điều 6 nêu
trên, phải có công văn trưng tập (thư mời, công văn mời) cán bộ, công chức,
viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị khác đi công tác trong đó ghi rõ trách nhiệm
thanh toán các khoản chi phí cho chuyến đi công tác của mỗi cơ quan, đơn vị.
2. Đối với đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp khi đi công tác thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân
dân (tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, họp Ban của Hội đồng nhân dân, giám sát,
tiếp xúc cử tri...) thì được thanh toán tiền công tác phí từ nguồn kinh phí hoạt
động của Hội đồng nhân dân.
3. Trường hợp cán bộ, công chức
được các cơ quan tiến hành tố tụng mời ra làm nhân chứng trong các vụ án có
liên quan đến công việc chuyên môn, thì do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán
công tác phí cho nhân chứng từ nguồn kinh phí của cơ quan tiến hành tố tụng.
Chương III
CHẾ ĐỘ CHI TIÊU HỘI NGHỊ
Điều 9.
Điều kiện để thanh toán chế độ hội nghị
1. Các cơ quan, đơn vị tổ chức hội
nghị tổng kết, đại hội nhiệm kỳ, tập huấn với quy mô toàn tỉnh, toàn ngành (sau
đây gọi tắt là hội nghị) phải được phép bằng văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
(đối với các cơ quan do Tỉnh uỷ quản lý) hoặc Chủ tịch UBND tỉnh (đối với các
cơ quan do UBND tỉnh quản lý) về số lượng đại biểu chính thức; số lượng đại biểu
mời, cơ cấu đại biểu, số ngày và địa điểm tổ chức.
2. Hội nghị triệu tập toàn huyện,
thành phố, đại hội nhiệm kỳ cấp huyện, phải được phép bằng văn bản của Ban Thường
vụ Huyện uỷ, Thành uỷ (đối với các cơ quan do Huyện uỷ, Thành uỷ quản lý) hoặc
Chủ tịch UBND Huyện, thành phố (đối với các cơ quan do UBND huyện, thành phố quản
lý) về số lượng đại biểu chính thức; số lượng đại biểu mời, cơ cấu đại biểu, số
ngày và địa điểm tổ chức.
3. Khi tổ chức hội nghị, thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị phải nghiên cứu sắp xếp địa điểm hợp lý, thực hiện lồng
ghép các nội dung vấn đề, công việc cần xử lý; kết hợp các cuộc họp một cách hợp
lý; chuẩn bị kỹ nội dung cuộc họp, tuỳ theo tính chất, nội dung, mục đích, yêu
cầu của cuộc họp, người triệu tập cuộc họp phải cân nhắc kỹ thành phần, số lượng
người tham dự cuộc họp cho phù hợp, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
4. Cơ quan, đơn vị tổ chức hội
nghị phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ăn, chỗ nghỉ cho đại biểu
dự họp.
5. Thời gian tổ chức các cuộc hội
nghị được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày
25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể như sau:
a) Họp tổng kết công tác năm không
quá 01 ngày;
b) Họp sơ kết, tổng kết chuyên đề
từ 01 đến 02 ngày tuỳ theo tính chất và nội dung của chuyên đề;
c) Họp tập huấn, triển khai nhiệm
vụ công tác từ 01 đến 03 ngày tuỳ theo tính chất và nội dung của vấn đề;
d) Các lớp tập huấn từ nguồn
kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước; từ nguồn kinh phí thuộc
các chương trình, dự án, đã được giao dự toán cho các cơ quan đơn vị thì thời
gian mở lớp tập huấn thực hiện theo chương trình tập huấn được cấp có thẩm quyền
phê duyệt;
e) Đối với các cuộc họp khác (trừ
kỳ họp HĐND và các Ban của HĐND) thì tuỳ theo tính chất và nội dung mà bố trí
thời gian tiến hành hợp lý, nhưng không quá 02 ngày.
Điều 10.
Nội dung chi tổ chức hội nghị
1. Tiền thuê hội trường trong những
ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm phải
thuê hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu tham dự), thuê máy chiếu,
trang thiết bị trực tiếp phục vụ hội nghị;
2. Tiền tài liệu; bút, giấy (nếu
có) cho đại biểu tham dự hội nghị; chi thuê giảng viên, bồi dưỡng báo cáo viên.
3. Tiền thuê phương tiện đưa đón
đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức cuộc họp; trong trường hợp cơ quan, đơn vị
không có phương tiện hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu.
4. Tiền nước uống trong cuộc họp.
5. Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ
nghỉ, tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
Chi bù thêm phần chênh lệch (giữa
mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền công tác
phí) của các đại biểu hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đại biểu thuộc các đơn
vị sự nghiệp công lập (bao gồm đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và
đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) và đại biểu thuộc các
doanh nghiệp.
6. Các khoản chi khác như: Tiền
làm thêm giờ, tiền thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí hội trường v.v...
thanh toán theo thực tế chi trên tinh thần tiết kiệm.
7. Đối với các khoản chi về khen
thưởng thi đua trong cuộc họp tổng kết hàng năm, chi cho công tác tuyên truyền
không được tính trong kinh phí tổ chức hội nghị, mà phải tính vào khoản chi
khen thưởng, chi tuyên truyền của cơ quan, đơn vị.
Điều 11.
Một số mức chi cụ thể trong các cuộc hội nghị
1. Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu
là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định
sau:
a) Cuộc họp cấp tỉnh và cấp huyện
tổ chức: Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 100.000 đồng/ngày/người;
b) Cuộc họp do xã, phường, thị
trấn tổ chức (không phân biệt địa điểm tổ chức): Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa
không quá 60.000 đồng/ngày/người.
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại
biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước nêu trên
là căn cứ để thực hiện hỗ trợ theo hình thức khoán bằng tiền cho đại biểu là
khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong trường hợp
nếu phải tổ chức nấu ăn tập trung, mức khoán nêu trên không đủ chi phí, thì Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị căn cứ tính chất từng cuộc họp
và trong phạm vi nguồn ngân sách được giao quyết định mức chi hỗ trợ tiền ăn
cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước
cao hơn mức khoán bằng tiền, nhưng tối đa không vượt quá 130% mức khoán bằng tiền
nêu trên; đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu
hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo mức tối đa bằng mức phụ cấp lưu trú quy
định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị và được
phép chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung
với mức đã thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu hưởng lương từ
ngân sách nhà nước, đại biểu thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập và đại biểu từ
các doanh nghiệp).
2. Chi hỗ trợ tiền nghỉ cho đại
biểu là khách mời không hưởng lương theo mức thanh toán khoán hoặc theo hoá đơn
thực tế quy định về chế độ thanh toán tiền công tác phí nêu tại Điều 6 của quy
định này.
3. Chi bồi dưỡng giảng viên, báo
cáo viên đối với các cuộc họp tập huấn nghiệp vụ, các lớp phổ biến, quán triệt
triển khai cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; chi bồi dưỡng báo cáo tham
luận trình bày tại hội nghị theo mức chi quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng
dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà
nước.
4. Đối với báo cáo viên thuộc
các ngành, địa phương làm nhiệm vụ thường xuyên một chương trình cho nhiều lớp
tập huấn như khuyến nông, khuyến ngư, các chương trình y tế, … thì được hưởng tối
đa không quá mức 100.000 đồng/buổi (đối với lớp tập huấn cấp tỉnh tổ chức); hưởng
tối đa không quá mức 60.000 đồng/buổi (đối với các lớp tập huấn còn lại).
5. Chi tiền nước uống trong cuộc
họp: Tối đa không quá mức 30.000 đồng/ngày(2 buổi)/đại biểu.
6. Chi hỗ trợ tiền phương tiện
đi lại cho đại biểu là khách mời không hưởng lương theo quy định về thanh toán
khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác tại Điều 5 quy định này.
7. Các khoản chi phí thuê mướn
khác phục vụ hội nghị như: Thuê hội trường, in sao tài liệu, thuê xe, thuê giảng
viên ... phải có hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hóa đơn (trong trường hợp thuê dịch
vụ).
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức về thực hiện chế độ công tác phí và chế độ chi
tiêu hội nghị
1. Kinh phí thực hiện chế độ
công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị phải được quản lý, sử dụng đúng mục
đích, đúng tiêu chuẩn định mức theo quy định này và được bố trí sắp xếp trong
phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Khi tổ chức hội nghị phải thực hiện theo đúng chế độ chi tiêu tại
quy định này, không phô trương hình thức, không được tổ chức liên hoan, chiêu
đãi, hạn chế thuê biểu diễn văn nghệ, không chi các hoạt động kết hợp tham
quan, nghỉ mát, không chi quà tặng, quà lưu niệm.
2. Những khoản chi công tác phí,
chi hội nghị không đúng tại quy định này khi kiểm tra phát hiện cơ quan quản lý
cấp trên, cơ quan tài chính các cấp có quyền xuất toán và yêu cầu cơ quan, đơn
vị có trách nhiệm thu hồi nộp cho công quỹ. Người ra lệnh chi sai phải bồi hoàn
toàn bộ số tiền chi sai đó cho cơ quan, đơn vị, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử
lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Đối với những nội dung chi có
tính chất đặc thù của HĐND như Hội nghị lấy ý kiến đóng góp các dự án Luật, chi
phục vụ công tác giám sát, tiếp xúc cử tri, hỗ trợ cho đại biểu HĐND hoạt động
kiêm nhiệm thực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 13.
Tổ chức thực hiện
Kinh phí thực hiện chế độ công
tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích,
đúng tiêu chuẩn định mức theo quy định này và được bố trí sắp xếp trong phạm vi
dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ
quy định tại Nghị quyết 773/2009/NQ- UBTVQH12 ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội quy định về một số chế độ chi tiêu tài chính phục vụ hoạt
động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan trực
thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội,
để ban hành Nghị quyết áp dụng cho Hội đồng nhân dân các cấp cho phù hợp với
tình hình cụ thể của địa phương, bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp
thiết thực, hiệu quả đối với những nhiệm vụ chi có liên quan.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
căn cứ vào nhiệm vụ của cơ quan đơn vị mình, khả năng kinh phí trong dự toán được
giao và mức chi quy định tại Quyết định này tiến hành rà soát và xây dựng lại
quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp để làm cơ sở cho việc thanh toán, kiểm soát
chi, quyết toán và kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc hoặc chưa phù hợp, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh
(qua Sở Tài chính) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.