Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2790/2002/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Đỗ Nguyên Phương
Ngày ban hành: 25/07/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 2790/2002/QĐ-BYT

Hà Nội , Ngày 25 tháng 07 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA BỘ Y TẾ.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định
số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Căn cứ Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số I7/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ;
Căn cứ yêu cầu của công tác quản lý ODA của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Bộ Y tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kẽ từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết định này.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, thủ trưởng các vụ, cục, ban, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BỘ TRƯỞNG




Đỗ Nguyên Phương

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA BỘ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 2790/2002/QĐ-BYT ngày 25/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy định này điều chỉnh mọi hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (bao gồm viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi, sau đây gọi tắt là (ODA) của Bộ Y

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

a) Quy định này áp dụng cho tất cả các chương trình, dự án thuộc các vụ, cục, ban, văn phòng, thanh tra trong cơ quan Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trong việc tiếp nhận, quản lý và sừ dụng ODA.

b) Đối với các chương trình, dự án về y tế do các đơn vị không trực thuộc Bộ Y tế thực hiện, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.

c) Đối với các chương trình, dự án thuộc khoản b của Điều này, Bộ Y tế giao Vụ Kế hoạch là đầu mối tiếp nhận hồ sơ chương trình, dự án để phối hợp với các vụ, cục, ban có liên quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Y tế trong việc tham gia ý kiến thẩm định hoặc có ý kiến hiệp y.

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản.

1. Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho Bộ Y tế là nguồn ngân sách nhà nước phải được tiếp nhận, quản lý và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Trường hợp Hiệp định viện trợ đã được ký kết giữa Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.

Điều 4. Giải thích từ ngữ.

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ quan chủ quản là Bộ Y tế đối với các chương trình, dự án ODA (sau đây viết tắt là chương trình, dự án) do các đơn vị trong cơ quan Bộ hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trực tiếp triển khai, thực hiện và những dự án thuộc lĩnh vực y tế do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Y tế là cơ quan quản lý, thực hiện.

2. Chủ dự án là các đơn vị thuộc cơ quan Bộ hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ (sau đây gọi chung là các đơn vị được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn viện trợ và nguồn vốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án theo nội dung đã được phê duyệt.

Điều 5. Đăng ký danh mục, nội dung chương trình dự án ODA.

Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét và điều phối kế hoạch thu hút, sử đụng ODA trong từng thời kỳ và danh mục, nội dung chương trình, dự án ODA của Bộ Y tế yêu cầu tài trợ, để đăng ký.

Điều 6. Phê duyệt các chương trình, dự án ODA.

1. Các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét và cho ý kiến trước khi trình xin phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách về kế hoạch, đầu tư và viện trợ nước ngoài xem xét.

2. Các chương trình dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế.

a) Bộ trưởng phê duyệt: các chương trình, dự án về đầu tư xây dựng cơ bản nhóm B, các dự án hỗ trợ kỹ thuật không liên quan đến thể chế chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, văn hóa thông tin, an ninh quốc phòng có giá trị từ 500.000 USD đến dưới 1.000.000 USD hoặc tương đương.

b) Thứ trưởng phụ trách về kế hoạch, đầu tư và viện trợ nước ngoài phê duyệt: các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhóm C, các dự án hỗ trợ kỹ thuật không Liên quan đến thể chế chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, văn hóa thông tin, an ninh quốc phòng có giá trị dưới 500.000 USD hoặc tương đương.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

PHẦN 1. THU HÚT VẬN ĐỘNG ODA

Điều 7. Nguyên tắc chung trong việc thu hút và vận động ODA.

Các đơn vị thu hút và vận động ODA dựa trên các căn cứ sau:

a) Các quy định, chính sách của Nhà nước.

b) Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hàng năm, 5 năm và 10 năm của Bộ Y tế.

c) Các chính sách ưu tiên của Bộ Y tế đối với sự phát triển của ngành và các lĩnh vực trong từng thời kỳ.

d) Nhu cầu để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

e) Tôn chỉ, mục đích, thế mạnh và ưu tiên của nhà tài trợ.

f) Vai trò chủ động của Bộ Y tế và của đơn vị thực hiện dự án.

Điều 8. Xây dựng Danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA..

Tháng 8 hàng năm, các đơn vị chủ động xây dựng Danh mục ưu tiên sử dụng ODA kèm đề cương sơ bộ (theo mẫu Phụ lục số 2 của Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và gửi bằng văn bản về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch).

Vụ Kế hoạch làm đầu mối tổng hợp và phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các vụ có liên quan xem xét trình Bộ trưởng phê duyệt Danh mục ưu tiên .sử dụng ODA của Bộ Y tế.

Điều 9. Thông báo danh mục các chương trình, dự án được xem xét tài trợ.

Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến các đơn vị về danh mục các chương trình, dự án được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ theo từng thời kỳ và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (sau đây gọi là các chương trình, dự án được xem xét tài trợ).

PHẦN 2.: CHUẨN BỊ XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ODA

Điều 10. Xác đinh chủ dự án và thành lập. Ban Chuẩn bị chương trình, dự án.

1. Xác đinh chủ dự án: Vụ Kế hoạch là đầu môi phối hợp với các vụ có liên quan đề xuất chủ dự án báo cáo Thứ trưởng phụ trách kế hoạch và đầu tư trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt.

2. Thành lập Ban Chuẩn bị chương trình, dự án (sau đây gọi tắt là Ban Chuẩn bị dự án): được thực hiện sau khi Bộ trưởng phê duyệt chủ dự án.

2.1. Đối với các dự án vốn vay, nhóm A liên quan đến nhiều lĩnh vực, chính sách của ngành y tế, có phạm vi triển khai trên quy mô lớn: Sau khi nhận được thông báo chính bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục các chương trình, dự án được xem xét tài trợ, Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Ban Quản lý các dự án và các vụ liên quan căn cứ vào nội dung chính của dự án đề xuất thành phần Ban Chuẩn bị dự án và Trưởng ban, báo cáo Thứ trưởng phụ trách về kế hoạch và đầu tư trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt. Sau khi được Bộ trưởng phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định trình lãnh đạo Bộ ký ban hành.

2.2. Đối với các dự án không quy định tại khoản 2.1 Điều này: Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục sử dụng ODA, Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Ban Quản lý các dự án và chủ dự án căn cứ vào nội dung chính của dự án đề xuất thành phần Ban Chuẩn bị dự án và Trưởng ban báo cáo Thứ trưởng phụ trách về kế hoạch và đầu tư trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt. Sau khi được Bộ trưởng phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định trình lãnh đạo Bộ ký ban hành. .

2.3. Quy trình cụ thể sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

3. Ban Chuẩn bị dự án chịu trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và văn kiện chương trình, dự án để các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Nội dung chủ yếu của kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án được quy định tại Điều 14 Chương III Nghị định số 17/2001/ NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ và theo hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế.

4. Vốn để chuẩn bị chương trình, dự án ODA được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Chương III Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ. Chủ dự án chịu trách nhiệm đề xuất nhu cầu vốn và nguồn vốn để chuẩn bị chương trình, dự án và gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính kế toán). Vụ Tài chính kế toán có nhiệm vụ phối hợp với Vụ Kế hoạch hướng dẫn chủ dự án trong việc xác định và bố trí vốn và nguồn vốn phù hợp để chuẩn bị chương trình, dự án.

Điều 11. Xây dựng nội dung chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản được xây dựng theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, có ghi rõ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn ODA, các điều kiện thỏa thuận với nhà tài trợ... và bổ sung một số nội dung theo Điều 15 và Điều 16 Chương III Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của chương trình dự án, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động kiểm tra đánh giá từ nguồn vốn ODA hoặc từ nguồn vốn đôi ứng.

Điều 12. Xây dựng nội dung văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật.

Văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật được xây dựng theo mẫu Đề cương chi tiết của Phụ lục số 8 Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch Và Đầu tư và theo yêu cầu của nhà tài trợ.

Trong Văn kiện chương trình, dự án cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động kiểm tra đánh giá từ nguồn vốn ODA hoặc từ nguồn vốn đôi ứng.

PHẦN 3. THẨM ĐỊNH, PHÊ ĐUYỆT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA

Điều 13. Thẩm định các chương trình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định các chương trình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Thẩm định chương trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện theo các quy định tại Mục III Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Y tế quy định một số điểm cụ thể (bao gồm dự án đầu tư xây dựng cơ bản và dự án hỗ trợ kỹ thuật):

1. Các chương trình, dự án trình thẩm định phải nằm trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với các dự án nằm ngoài danh mục đã được phê duyệt phải được Bộ trưởng Bộ Y tế đồng ý về chủ trương tiếp nhận dự án).

2. Hồ sơ chương trình dự án hợp lệ gồm:

a) Công văn đề nghị được tiếp nhận dự án của chủ dự án.

b) Văn kiện dự án (hoặc báo cáo tiền khả thi báo cáo khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản): ít nhất 5 bộ bằng tiếng Việt phù hợp với đề cương sơ bộ chương trình dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c) Dự thảo thỏa thuận (hoặc hiệp định) về dự án sẽ được ký kết giữa đại diện của Việt Nam và đại diện của Nhà tài trợ: ít nhất 5 bộ bằng tiếng Việt và một ngôn ngữ khác do nhà tài trợ đề nghị.

3. Vụ Kế hoạch là đầu mối của Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ chương trình, dự án của các đơn vị để xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và các vụ, cục có liên quan. .

4. Thứ trưởng phụ trách kế hoạch và đầu tư chủ trì cuộc họp. gồm các vụ, cục có liên quan và Ban Chuẩn bị dự án để xem xét, rà soát lại văn kiện dự án trước khi Bộ Y tế có công văn gửi các cấp có thẩm quyền thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án.

Điều 14. Thẩm định các chương trình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế.

1. Điều kiện thẩm định: Dự án đủ điều kiện thẩm định khi thỏa mãn 2 yêu cầu sau:

a) Dự án thuộc danh mục chương trình, dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đối với những dự án nằm ngoài danh mục chỉ được thẩm định sau khi có ý kiến đồng ý về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ).

b) Hồ sơ thẩm định hợp lệ: Được quy định tại khoản 2 Điều 13 của Quy định này.

2. Hình thức thẩm định: Căn cứ vào nội dung, quy mô và tính chất chương trình, dự án cần thẩm định, Bộ Y tế tiến hành thẩm định theo một trong 3 hình thức sau:

a) Tổng hợp ý kiến bằng văn bản từ các vụ có liên quan và trình lãnh đạo Bộ xem xét phê duyệt đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật có nội dung đã được sự nhất trí của các vụ tham gia thẩm định và có mức vốn dưới 800.000 USD hoặc tương đương.

b) Tổ chức thẩm định do Vụ Kế hoạch chủ trì:

b1) Các dự án hỗ trợ kỹ thuật có mức vốn từ 800.000 USD đến 500.000 USD hoặc tương đương.

b2) Kế hoạch hành động hàng năm đối với các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi cho một chu kỳ.

c) Tổ chức thẩm định do Thứ trưởng chủ trì đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật có mức vốn trêu 500.000 USD hoặc tương đương và dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhóm B, nhóm C.

3. Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định và các v tham gia thẩm định:

a) Vụ Kế hoạch là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định có trách nhiệm phối hợp với các vụ, cục, ban liên quan căn cứ vào chức năng quản lý nhà nước đã được phân công.

b) Các đơn vị tham gia thẩm định chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nội dung những ý kiến đóng góp của mình đối với các chương trình, dự án ODA

PHẦN 4. ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA

Điều 15. Cơ sở để đàm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

1. Cơ sở để đàm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA là văn kiện chương trình, dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi hay quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. .

2. Trong một số trường hợp đặc biệt, nhằm đảm bảo tiến độ huy động vốn ODA cấp có thẩm quyền căn cứ vào tính chất chương trình, dự án ODA cho phép sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được phê duyệt để đàm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

Điều 16. Đàm phán, ký kết.

Đối với các chương trình, dự án cần phải đàm phán ký kết giữa Bộ Y tế và nhà tài trợ: Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với các vụ, cục liên quan và chủ dự án tiến hành các thủ tục đàm phán, ký kết theo đúng các quy định hiện hành.

PHẦN 5. QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG CH ƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA

Điều 17. Tổ chức bộ máy thực hiện chương trình, dự án ODA.

1. Sau khi các chương trình, dự án được phê duyệt, chủ dự án phải tổ chức bộ máy quản lý chương trình dự án để thực hiện các hoạt động, đảm bảo vận hành dự án và sử dụng vốn ODA, vốn đối ứng theo đúng quy định quản lý của Nhà nước và các điều khoản đã cam kết với nhà tài trợ.

2. Chủ dự án đề xuất danh sách dự kiến Ban Quản lý dự án và gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch).

3. Vụ Kế hoạch là đầu mối tham khảo ý kiến của các vụ, cục có liên quan, Vụ Tổ chức cán bộ và Ban Quản lý dự án trình lãnh đạo Bộ phê duyệt danh sách dự kiến Ban Quản lý dự án.

4. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch và trình lãnh đạo Bộ ra quyết định thành lập Ban Quản lý dự án.

5. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, nhân sự, Quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại điểm 1 Phần V Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều 18. Quản lý thực hiện và sử dụng chương trình, dự án ODA.

Trên cơ sở văn kiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án xây dựng kế hoạch hành động hàng năm gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch) để trình lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch hành động hàng năm được phê duyệt là căn cứ để các chương trình, dự án triển khai thực hiện theo quy định của Chính phủ và của Bộ Y tế, đặc biệt cần lưu ý một số nội dung sau:

a) Các hoạt động cung cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ tư vấn, xây dựng cơ bản... của chương trình, dự án phải thông qua đấu thầu theo quy định hiện hành của Nhà nước về đấu thầu mua sắm, cung cấp dịch vụ. Trường hợp trong Điều ước quốc tế cụ thể với nhà tài trợ có quy định riêng về đấu thầu cung cấp hàng hóa, thách vụ thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ.

Về công tác đấu thầu của các dự án ODA, giao Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp với các vụ, cục liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện như Văn bản số 5797/YT-KH ngày 19/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế đã quy định.

b) Hoạt động cung cấp chuyên gia của các dự án ODA thực hiện theo quy chế chuyên gia các dự án ODA ban hành tại Quyết định số 21/1/9981 QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ chủ dư án gửi đơn đề nghị xác nhận chuyên gia ODA, theo mẫu đơn quy định, về Bộ Y tế. Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị đầu mối phối hợp với Vụ Kế hoạch có trách nhiệm xác nhận chuyên gia thuộc chương trình, dự án để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng xét các chế độ miễn trừ ưu đãi theo quy định của quy chế chuyên gia ODA.

c) Hoạt động cử cán bộ đi tham quan học tập ở nước ngoài trong kế hoạch của chương trình, dự án phải thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Y tế về đào tạo nước ngoài.

d) Các dự án ODA là vốn vay thực hiện thủ tục rút vốn giải ngân theo quy định trong Hiệp định Vay vốn (Hiệp định Tín dụng) đã được ký với từng nhà tài trợ. Đơn rút vốn gửi cho Bộ Tài chính phải đồng gửi về Vụ Tài chính kế toán và Vụ Kế hoạch - Bộ Y tế để theo dõi tiến độ giải ngân.

e) Các dự án ODA là viện trợ không hoàn lại thực hiện giải ngân các hoạt động tiếp nhận tiền, hàng của dự án qua thủ tục xác nhận viện trợ tại Vụ Kế hoạch Bộ Y tế trước khi gửi cho Bộ Tài chính. Các yêu cầu cụ thể về quản lý tài chính được thực hiện theo Quyết định số 992/2002/QĐ-BYT ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

f) Các dự án ODA phải thực hiện pháp lệnh thuế theo quy định hiện hành và phải dự trù đủ kinh phí đối ứng để thực hiện các yêu cầu về thuế. Trong trường hợp các Điều ước quốc tế đã ký giữa Chính phủ với nhà tài trợ có thỏa thuận khác về thuế thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó

g) Trường hợp sau khi dự án đã hoàn thành các mục tiêu mà không sử dụng hết vốn đã phê duyệt, hoặc có phần vốn dư ra do kết quả đấu thầu thấp hơn trị giá bỏ thầu thì chủ dự án phải báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính kế toán) để xem xét tiến hành các thủ tục cần thiết để sử dụng phần vốn dư đó.

h) Đối với các chương trình, dự án không kịp bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hoặc có nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng, chủ dự án gửi văn bản giải trình nhu cầu vốn đối ứng về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính kế toán) để xem xét tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định, đảm bảo có vốn đối ứng cho dự án hoạt động.

Điều 19. Điều chỉnh, sửa đổi các chương trình dự án. Trong quá trình triển khai dự án, nếu có những thay đổi, điều. chỉnh của chương trình, dự án so với quyết định phê duyệt ban đầu thì thực hiện như sau:

1. Chủ dự án có văn bản giải trình về nội dung, kế hoạch điều chỉnh gửi Ban Quản lý các dự án.

2. Ban Quản lý các dự án có ý kiến đối với đề nghị điều chỉnh của chủ dự án và gửi Vụ Kế hoạch để Vụ Kế hoạch xem xét hoặc tổ chức thẩm định.

3. Hình thức thẩm định được tiến hành theo quy đinh tại Điều 18 và Điều 14 của Quy định này.

4. Việc ra quyết định phê duyệt điều chỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ và hướng dẫn tại điểm 3 Phần V Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Điều ước quốc tế đã ký về ODA thì thực hiện theo quy định của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế

PHẦN 6. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA

Điều 20. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá thực hiện các chương trình, dự án.

1. Chủ dự án chịu trách nhiệm chỉ đạo Ban Quản lý dự án thực hiện thường xuyên việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động của chương trình, dự án ODA để cung cấp các thông tin chính xác về tiến độ thực hiện, kết quả giải ngân, hiệu quả của chương trình, dự án theo yêu cầu của Bộ Y tế và các cơ quan quản lý nhà nước về ODA và đề xuất giải quyết các trường hợp cần thiết.

2. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch phối hợp với các vụ, cục, ban có liên quan) tổ chức các đợt kiểm tra đánh giá, hoặc cần thiết sẽ thuê tư vấn đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án. Lãnh đạo Bộ quyết định việc thuê tư vấn đánh giá các chương trình, dự án.

3. Bộ Y tế giao Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp với các Vụ Tài chính kế toán, Hợp tác quốc tế và Ban Quản lý các dự án chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá dự án khi kết thúc.

4. Bộ Y tế giao Ban Quản lý các dự án chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện, tổ chức đánh giá hàng năm, giữa kỳ của các dự án ODA và báo cáo về Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính kế toán và Vụ Hợp tác quốc tế.

Điều 21. Quy định về chế độ báo cáo của các chương trình, dự án.

1. Chủ dự án chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo hàng quý, 6 tháng, hàng năm và báo cáo khi kết thúc dự án, theo các mẫu quy định tại Phụ lục số 4, Phụ lục số 5, Phụ lục số 7, Phụ lục số 8 và Phụ lục số 9 của Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gửi về Vụ Kế hoạch và Ban Quản lý các dự án - Bộ Y tế.

Đối với báo cáo kết thúc dự án phải đồng gửi cho các Vụ Tài chính kế toán, Hợp tác quốc tế, Vụ chuyên ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Các chương trình, dự án nhóm A phải lập báo cáo hàng tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 gửi Ban Quản lý các dự án, Vụ Kế hoạch - Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

2. Ban Quản lý các dự án có trách nhiệm tổng hợp báo cáo hàng tháng, hàng quý gửi các cơ quan tổng hợp của Chính phủ và đồng gửi cho Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính kế toán.

3. Vụ Kế hoạch có nhiệm vụ làm các báo cáo tổng hợp định kỳ 6 tháng, hàng năm và báo cáo đánh giá khi kết thúc chương trình dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.

4. Các báo cáo phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, đầy đủ theo các nội dung yêu cầu và thời hạn quy định.

Điều 22. Nghiệm thu, khai thác sử dụng.

Các chương trình, dự án về đầu tư xây dựng cơ bản, trước khi hoàn thiện đưa vào sử dụng, chủ dự án phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về nghiệm thu, bàn giao từng phần hay toàn phần và đăng ký tài sản, quyết toán vốn công trình theo các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.

Các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sau khi kết thúc thực hiện, chủ dự án phải tổ chức nghiệm thu, khai thác sử dụng và có các biện pháp để duy trì, phát huy hiệu quả của chương trình, dự án. Việc bàn giao tài sản được thực hiện theo các quy định tại Điều 39 Chương IV Quyết định số 992/2002/QĐ-BYT ngày 26/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chương 3

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Thủ trưởng các đơn vị thực hiện dự án, Thủ trưởng các vụ, cục có liên quan của Bộ Y tế chịu trách nhiệm phổ biến và thi hành Quy định này. Trong quá trình thực hiện, Quy định này có thể được Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế./

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 2790/2002/QD-BYT

Hanoi, July 25, 2002

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON MANAGEMENT AND USE OF OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE (ODA) OF THE HEALTH MINISTRY

THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Government’s Decree No.68/CP of October 11, 1993 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Health Ministry;
Pursuant to the Government’s Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001 issuing the Regulation on Management and Use of Official Development Assistance (ODA);
Pursuant to Circular No.06/2001/TT-BKH of September 20, 2001 of the Ministry of Planning and Investment guiding the implementation of the Regulation on Management and Use of Official Development Assistance (ODA), issued together with the Government’s Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001;
Proceeding from the requirements of the ODA management work of the Health Ministry;
At the proposal of the director of the Planning Department- the Health Ministry,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on management and use of official development assistance of the Health Ministry.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing. All previous provisions contrary to this Decision are hereby annulled.

Article 3.- The director of the Planning Department shall have to guide and inspect the implementation of this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

MINISTER OF HEALTH




Do Nguyen Phuong

 

REGULATION

ON MANAGEMENT AND USE OF OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE OF THE HEALTH MINISTRY
(Issued together with the Health Minister’s Decision No. 2790/2002/QD-BYT of July 25, 2002)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Objects of application

a/ This Regulation shall apply to all programs and projects belonging to the departments, divisions, office and inspectorate of the Health Ministry as well as units under the Health Ministry, in the reception, management and use of ODA.

b/ The health programs and projects carried out by units not under the Health Ministry shall not fall within this Regulation’s governing scope.

c/ For programs and projects defined in Clause b of this Article, the Health Ministry assigns the Planning Department to act as the main body receiving the program and project dossiers in order to coordinate with the concerned departments and divisions in performing the Health Ministry’s task of State management in joining the appraisal or giving medical consultations.

Article 3.- Basic principles

1. The Health Ministry’s ODA constitutes a source of State budget, which must be received, managed and used strictly according to law provisions.

2. In cases where an aid agreement signed between the Vietnamese State or Government and a donor contains different provisions, such provisions shall apply.

Article 4.- Term interpretation

In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Project owners mean units attached to the Ministry or non-business units under the Ministry (hereinafter referred collectively to as units), which are assigned to directly manage and use the aid capital and reciprocal capital sources for program and project implementation according to the approved contents.

Article 5.- Registration of the list and contents of ODA programs and projects

On the basis of the health service’s development strategy and planning, the Health Minister shall consider and regulate the plan on attraction and use of ODA in each period as well as the list and contents of the Health Ministry’s ODA programs and projects calling for financial assistance, for registration.

Article 6.- Approval of ODA programs and projects

1. Programs and projects subject to approval by the Prime Minister according to provisions in Clause 1, Article 20 of the Government’s Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001 shall be considered and commented by the Health Minister before they are submitted to the Prime Minister for approval. In case of necessity, the Minister may authorize a vice-minister in charge of planning, investment and foreign aids to consider them.

2. Programs and projects subject to approval by the Health Minister:

a/ The Minister shall approve group-B capital construction investment programs and projects and technical support projects not related to the institution, policies, laws, administrative reform, culture, information, security and defense, which have a value of between USD 500,000 and under USD 1,000,000 or equivalent.

b/ The vice-minister in charge of planning, investment and foreign aids shall approve group-C capital construction investment programs and projects and technical support projects not related to the institution, policies, laws, administrative reform, culture, information, security and defense, which have a value of under USD 500,000 or equivalent.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Part 1. ATTRACTION AND MOBILIZATION OF ODA

Article 7.- General principles in the attraction and mobilization of ODA

The units shall attract and mobilize ODA on the following bases:

a/ The State’s regulations and policies;

b/ The Health Ministry’s strategies, plannings as well as annual, 5-year and 10-year plans;

c/ The Health Ministry’s priority policies for the development of the entire service and various fields in each period;

d/ The units’ needs for task performance;

e/ The donors’ guidelines, purposes, strengths and priorities;

f/ The initiative role of the Health Ministry and project-implementing units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In August annually, the units shall take initiative in drawing up priority lists and preliminary schemes for ODA use (according to the forms in Appendix 2 of the Ministry of Planning and Investment’s Circular No.06/TT-BKH of September 20, 2001) and send them to the Health Ministry (the Planning Department).

The Planning Department shall act as the main body to sum up the Health Ministry’s priority list for ODA use and coordinate with the International Cooperation Department and concerned departments in considering and submitting them to the Minister for approval.

Article 9.- Notifying the list of programs and projects to be considered for financial assistance

The Planning Department shall have to notify in writing the units of the list of programs and projects agreed by the donors to consider for financial assistance in each period and already approved by the Prime Minister (hereinafter called programs and projects to be considered for financial assistance).

Part 2. PREPARATION AND ELABORATION OF CONTENTS OF ODA PROGRAMS AND PROJECTS

Article 10.- Determining project owners and setting up program and project preparation boards

1. Determining project owners: The Planning Department shall be the main body to coordinate with the concerned departments in suggesting the project owners to the vice minister in charge of planning and investment before submitting them to the Minister for approval.

2. Setting up program and project preparation boards (hereinafter called project preparation boards for short): This shall be effected after the Minister approves the project owners.

2.1. For group-A projects using loan capital, relating to many fields and policies of the health service and deployed on a large scale: After receiving the Ministry of Planning and Investment’s official written notice on the list of programs and projects to be considered for financial assistance, the Planning Department shall act as the main body to coordinate with the Organization and Personnel Department, the International Cooperation Department, the Board for Management of Projects and the concerned departments in suggesting, on the basis of the projects’ major contents, the composition of the project preparation boards and their heads to the vice minister in charge of planning and investment before submitting them to the Minister for approval. After the Minister’s approval, the Organization and Personnel Department shall draft a decision and submit it to the Ministry’s leadership for signing and promulgation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. The specific procedures shall comply with the guidance of the Health Ministry.

3. The project preparation boards shall be responsible for elaborating pre-feasibility study reports, feasibility study reports and program or project documents to be examined and approved by competent authorities. The main contents of the program and project preparation plans are prescribed in Article 14, Chapter III of the Government’s Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001 and shall comply with detailed guidance of the Health Ministry.

4. The capital for preparation of ODA programs and projects shall comply with the provisions in Article 12, Chapter III of the Government’s Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001. The project owners shall be responsible for making suggestions on capital demand and sources of capital for program and project preparation and sending them to the Health Ministry (the Planning Department and the Finance and Accountancy Department). The Finance and Accountancy Department shall have to coordinate with the Planning Department in guiding the project owners to determine and arrange capital and appropriate capital sources for program and project preparation.

Article 11.- Elaborating contents of capital construction investment programs and projects

The pre-feasibility and feasibility study reports of capital construction investment programs and projects shall be elaborated according to current regulations on investment and construction management, clearly stating the domestic capital sources and ODA capital sources, the conditions already agreed upon with the donors..., and added with a number of contents as prescribed in Articles 15 and 16, Chapter III of the Government’s Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001.

In the feasibility study reports of programs or projects, it is necessary to arrange rational funding sources from ODA capital or reciprocal capital sources for inspecting and evaluating activities.

Article 12.- Elaborating contents of documents of technical support programs and projects

The documents of technical support programs and projects shall be elaborated according to the detailed forms provided for in Appendix 3 to Circular No.06/2001/TT-BKH of September 20, 2001 of the Ministry of Planning and Investment, and the donors’ requests.

In the program or project documents, it is necessary to arrange rational funding sources from ODA capital or reciprocal capital sources for inspecting and evaluating activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Appraising ODA programs and projects subject to approval by the Prime Minister

The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility in appraising ODA programs and projects subject to approval by the Prime Minister.

The appraisal of technical support ODA programs and/or projects shall comply with the provisions in Section III of Circular No.06/2001/TT-BKH of September 20, 2001 of the Ministry of Planning and Investment.

The Health Ministry hereby provides for a number of specific points (including capital construction investment projects and technical support projects):

1. The to be-appraised programs and projects must be on the list approved by the Prime Minister (for projects outside the already approved list, their reception must be approved in principle by the Health Minister).

2. A program’s or project’s valid dossier shall comprise:

a/ The project owner’s written request for reception of the project.

b/ The project documents (or pre-feasibility study/feasibility study reports for capital construction investment projects): at least 5 copies in Vietnamese suited to the program’s or project’s preliminary scheme already approved by the Prime Minister.

c/ The draft agreement on the project to be signed between Vietnam’s representatives and the donor’s representatives: at least 5 copies in Vietnamese and another language proposed by the donor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The vice-minister in charge of planning and investment shall preside over meetings of the concerned departments and project preparation boards in order to examine and revise the project documents before the Health Ministry sends written requests to competent authorities for appraisal of projects to be submitted to the Prime Minister for approval.

Article 14.- Appraising ODA programs and projects subject to approval by the Health Minister

1. Conditions for appraisal: A project is qualified for appraisal when it satisfies two following conditions:

a/ It falls on the list of ODA programs and projects already approved by the Prime Minister (for projects outside this list, the appraisal shall be conducted only after they are consented in principle by the Prime Minister).

b/ The appraisal dossier is valid: as defined in Clause 2, Article 13 of this Regulation.

2. Forms of appraisal: Depending on the contents, scope and characteristics of the to be- appraised programs or projects, the Health Ministry shall conduct the appraisal in one of 3 following forms:

a/ Summing up written opinions of the concerned departments and submitting them to the Ministry’s leadership for consideration and approval, for technical support projects with contents already agreed by the departments participating in appraisal and with a capital level of under USD 300,000 or equivalent.

b/ Organizing the appraisal, which shall be presided over by the Planning Department:

b1/ Technical support projects with a capital level of between USD 300,000 and USD 500,000 or equivalent.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Organizing the appraisal presided over by a vice minister, for technical support projects with a capital level of over USD 500,000 or equivalent and group-B and -C capital construction investment projects.

3. The major appraising body and departments participating in appraisal:

a/ The Planning Department shall be the main body to organize the appraisal and have to coordinate with the concerned departments and divisions on the basis of their assigned State management functions.

b/ The units participating in appraisal shall be accountable before the Minister and before law for the contents of their opinions on ODA programs and projects.

Part 4. NEGOTIATION AND SIGNING OF ODA PROGRAMS AND PROJECTS

Article 15.- Bases for negotiation and signing of specific international agreements on ODA

1. Bases for negotiation and signing of specific international agreements on ODA are program and project documents (feasibility study reports or investment decisions for capital construction investment projects) already approved by competent authorities.

2. In a number of special cases, in order to ensure the schedule of ODA capital mobilization, the competent authority shall, on the basis of ODA programs’ or projects’ nature, permit the use of the already approved pre-feasibility study reports for negotiation and signing of specific international agreements on ODA.

Article 16.- Negotiation and signing

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Part 5. MANAGEMENT OF IMPLEMENTATION AND USE OF ODA PROGRAMS AND PROJECTS

Article 17.- Organizing the ODA program and project-implementing apparatus

1. After the programs or projects are approved, the project owners shall have to organize the program- or project- managing apparatus to ensure the project operation and use of ODA capital as well as reciprocal capital in strict compliance with the State’s management regulations and commitments with the donor.

2. The project owners shall draw up lists of expected members of the project management boards and send them to the Health Ministry (the Planning Department).

3. The Planning Department shall act as the main body to consult the relevant departments, the Organization and Personnel Department and the Board for Management of Projects on the projected lists of project management board members before submitting them to the Ministry’s leadership for approval.

4. The Organization and Personnel Department shall assume the prime responsibility and coordinate with the Planning Department in submitting to the Ministry’s leadership for issuance decisions to set up project management boards.

5. The functions, tasks, organization, personnel and operation regulations of the project management boards shall comply with the provisions at Point 1, Part V of Circular No.06/2001/TT-BKH of September 20, 2001 of the Ministry of Planning and Investment, and the Health Ministry’s guidance.

Article 18.- Managing the implementation and use of ODA programs and projects

On the basis of the project documents already approved by competent authorities, the projects’ annual plans of action shall be elaborated and sent to the Health Ministry (the Planning Department) for submission to the Ministry’s leadership for approval. The approved annual plans of action shall serve as basis for deployment and implementation of the programs and projects in accordance with Government’s and the Health Ministry’s stipulations, with special attention paid to some following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Regarding the bidding work of ODA programs and projects, the Planning Department is assigned to act as the main body to coordinate with the concerned departments in guiding and organizing the performance of this work according to the Health Minister’s Document No.5797/YT-KH of July 19, 2002.

b/ Activities of supplying specialists for ODA projects shall comply with the Regulation on specialists of ODA projects, issued together with the Prime Minister’s Decision No.211/1998/QD-TTg. The project owners shall forward applications for certification of ODA specialists, made according to the set forms, to the Health Ministry. The International Cooperation Department shall act as the main body to coordinate with the Planning Department in certifying program and projects specialists, which shall serve as basis for the functional agencies to consider the regime of privileges and immunities according to the provisions of the Regulation on ODA specialists.

c/ Activities of sending cadres overseas on survey or study tours under the programs’ or projects’ plans must comply with the Health Ministry’s current regulations on overseas training.

d/ ODA projects using loan capital shall carry out the procedures to withdraw capital for disbursement according to the provisions of the loan agreement (credit agreement) signed with each donor. The capital withdrawal applications shall be sent to the Finance Ministry and concurrently to the Finance and Accountancy Department and the Planning Department of the Health Ministry for monitoring the capital disbursement tempo.

e/ ODA projects using non-refundable aids shall effect capital disbursement for project money- and goods-receiving activities through carrying out the aid certification procedures at the Health Ministry’s Planning Department before sending the applications to the Finance Ministry. The specific requirements on financial management shall comply with the Health Minister’s Decision No.992/2002/QD-BYT of March 26, 2002.

f/ ODA projects must comply with the Tax Ordinance under current regulations and must estimate enough reciprocal funding to satisfy tax requirements. In cases where international agreements signed between the Government and the donors contain different tax provisions, the provisions of such international agreements shall apply.

g/ In cases where a project’s objectives have been achieved but its approved capital is not used up or there’s a surplus capital amount due to the difference between the bidding price and the price offered for the bid, the project owner must report it to the Health Ministry (the Planning Department and the Finance and Accountancy Department) for consideration to carry out necessary procedures for the use of that surplus capital amount.

h/ For programs and projects for which the reciprocal capital has not yet been arranged in the budget plan or which have an unexpected demand for reciprocal capital, the project owners shall send written explanations on their reciprocal capital demand to the Health Ministry (the Planning Department and the Finance and Accountancy Department) for consideration to carry out the prescribed necessary procedures to ensure enough reciprocal capital for project operation.

Article 19.- Adjustment, amendment of programs and projects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The project owner sends a written explanation on the contents and plan of adjustment to the Board for Management of Projects.

2. The Board for Management of Projects comments on the project owner’s request for adjustment and sends it to the Planning Department for consideration or appraisal organization.

3. The forms of appraisal shall comply with the provisions in Articles 13 and 14 of this Regulation.

4. The issuance of an adjustment-approving decision shall comply with the provisions in Article 31 of the Government’s Decree No. 17/2001/ND-CP of May 4, 2001, the guidance at Point 3, Part V of Circular No. 06/2001/TT-BKH of September 20, 2001 of the Ministry of Planning and Investment, and the Health Ministry’s guidance.

In cases where an already signed international agreement on ODA must be amended and/or supplemented, such must comply with the provisions of the Ordinance on the Conclusion and Implementation of International Agreements.

Part 6. MONITORING, EVALUATION OF ODA PROGRAMS AND PROJECTS

Article 20.- Monitoring, inspection and evaluation of implementation of programs and projects

1. The project owners shall be responsible for directing the project management boards to regularly monitor, inspect and evaluate the operations of ODA programs and projects so as to provide accurate information on the implementation tempo, results of capital disbursement and efficiency of the programs and projects at the requests of the Health Ministry and State management agencies in charge of ODA, and suggest solutions when necessary.

2. Regularly or irregularly, the Health Ministry (the Planning Department in coordination with the concerned departments and divisions) shall organize the inspection and evaluation of or, if necessary, hire consultants to evaluate the implementation of programs and projects. The Ministry’s leadership shall decide on the hiring of consultants for program or project evaluation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Health Ministry assigns the Board for Management of Projects to monitor and inspect the implementation tempo, organize the annual and mid-term evaluation of ODA projects and report to the Planning Department, the Finance and Accountancy Department and the International Cooperation Department thereon.

Article 21.- Provisions on the reporting regime applicable to programs and projects

1. The project owners shall have to make quarterly, biannual, annual and project-completion reports according to the forms prescribed in Appendices 4, 5, 7, 8 and 9 of Circular No.06/2001/TT-BKH of September 20, 2001 of the Ministry of Planning and Investment, and send them to the Planning Department and the Board for Management of Projects of the Health Ministry.

The project-completion reports must be sent concurrently to the Finance and Accountancy Department, the International Cooperation Department, the specialized departments as well as the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry.

Group-A programs and projects must draw up monthly reports according to the form set in Appendix 6, which shall be sent to the Board for Management of Projects and the Planning Department of the Health Ministry, the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry.

2. The Board for Management of Projects shall have to sum up monthly and quarterly reports to be sent to the general sections of the Government and concurrently to the Planning Department and the Finance and Accountancy Department.

3. The Planning Department shall have to make biannual and annual wrap-up reports as well as program and project-completion evaluation reports, and send them to the Ministry of Planning and Investment, the Finance Ministry and concerned agencies.

4. The reports must ensure the truthfulness, accuracy and fullness according to the set requirements and time limit.

Article 22.- Pre-acceptance test and exploitation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Upon the completion of technical support programs and projects, the project owners must organize the pre-acceptance test and exploitation of such programs and projects and take measures to maintain and promote their efficiency. The asset transfer shall comply with the provisions in Article 39, Chapter IV of the Health Minister’s Decision No.992/2002/QD-BYT of March 26, 2002.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 23.- The heads of the project-implementing units, the directors of the concerned departments of the Health Ministry shall have to popularize and implement this Regulation. In the course of implementation, this Regulation may be considered by the Health Minister for amendment and/or supplementation to suit the practical situation.

 

 

MINISTER OF HEALTH




Do Nguyen Phuong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2790/2002/QĐ-BYT ngày 25/07/2002 về Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.491

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.104.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!