Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1504/QĐ-BGTVT 2022 Đề án Nâng cao hiệu lực hiệu quả phòng chống tham nhũng 2022 2025

Số hiệu: 1504/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Văn Thắng
Ngày ban hành: 14/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1504/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI”

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Phòng, chng tham nhũng ngày 20/11/2018;

Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chng tham nhũng;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 50-NQ/BCSĐ, ngày 05/10/2022 của Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

Đtriển khai thực hiện tt các yêu cầu của Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông vận tải” (sau đây gọi tắt là Đề án) kèm theo Quyết định này, với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm, mục tiêu

1.1. Triển khai kịp thời, cụ thể chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC). Công tác PCTN, TC vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, thường xuyên, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm.

1.2. Lấy phòng ngừa là chính, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực là quan trọng, cấp bách; gắn công tác PCTN, TC với công tác đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.

1.3. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi tắt là đơn vị), doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực, không được đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong điều hành; thực hiện nghiêm việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương; khuyến khích sự chủ động, tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hoạt động giám sát, phát hiện và tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực.

1.4. Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, quy chế, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, khắc phục sơ hở, bất cập nhằm loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), đặc biệt trong lĩnh vực dễ phát sinh và có nguy cơ cao về tham nhũng, tiêu cực.

1.5. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi tham nhũng, tiêu cực ngay từ đơn vị, doanh nghiệp và sự tác động tiêu cực của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật khi được phát hiện.

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Giai đoạn từ nay đến 2025

a) Tiếp tục chỉ đạo, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong PCTN, TC; kiên quyết, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí, không tham nhũng, tiêu cực; nâng cao bản lĩnh chính trị trước những cám dỗ vật chất và tinh thần đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động, trước hết là lãnh đạo, quản lý các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kỷ cương, liêm chính, trách nhiệm, làm việc sáng tạo, hiệu quả; trong đó việc nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức đúng, hành động đúng của từng cá nhân là yếu tố cốt lõi trong công tác PCTN, TC.

b) Rà soát, chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN, TC gắn với công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; thể chế hóa kịp thời các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước; kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để khắc phục, kiến nghị khắc phục để tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về PCTN, TC.

c) Triển khai các biện pháp, giải pháp cụ thể nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, trong đó đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ, công khai, minh bạch các hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc giám sát của xã hội; khai thác, sử dụng hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch trên Hệ thống công khai, minh bạch của Bộ GTVT theo quy định. Chủ động nhận diện cụ thể những khâu, công việc, vị trí tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực của tổ chức, cá nhân để xây dựng quy định và cơ chế tự kiểm tra, kiểm soát, giám sát PCTN, TC, trong đó tập trung một số lĩnh vực:

- Công tác quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó tập trung các dự án trọng điểm quốc gia (Dự án đầu tư xây dựng Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành,...);

- Hoạt động cấp phép, cho phép, thỏa thuận về các chuyên ngành đường bộ, đường st, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đăng kim, quản lý chất lượng và đấu thầu các công trình thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước ngành GTVT;

- Các lĩnh vực nhạy cảm khác thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ GTVT, như: công tác tổ chức, cán bộ; công tác xây dựng thể chế; quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức; quản lý bảo trì, khai thác công trình giao thông (đặc biệt là các công trình ngầm, công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, công trình hàng hải, thủy nội địa, cảng hàng không, cảng biển,...); quản lý tài chính công, quản lý sử dụng đất đai, tài sản công; công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn; công tác đăng kiểm phương tiện, thiết bị GTVT, đặc biệt là phương tiện, thiết bị nhập khẩu, ...

d) Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, kiểm soát tài sản thu nhập, kiểm toán nội bộ, tập trung vào các lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế ngay từ giai đoạn bắt đầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ; đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc và xử lý sau thanh tra, kiểm tra.

e) Kiện toàn tổ chức tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của Ban Cán sự đảng, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các đơn vị, doanh nghiệp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo PCTN, TC trong tình hình mới; phân công, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhằm tăng cường công tác PCTN, TC theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC và cấp có thẩm quyền.

g) Tăng cường công tác phối hợp để huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị thực hiện công tác PCTN, TC:

- Phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng để tuyên truyền, phổ biến và xây dựng, ban hành Nghị quyết, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện có hiệu quả công tác PCTN, TC;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng (thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, công an,...) để cung cấp, chia sẻ thông tin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực và các vi phạm pháp luật khác có liên quan;

- Phối hợp với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí để thực hiện tuyên truyền, vận động và giám sát nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực và các vi phạm pháp luật.

2.2. Nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2030

a) Tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2022-2025 và đưa ra nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2030.

b) Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, các văn bản, quy định, hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ GTVT, tiến hành rà soát, triển khai Đề án phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Bộ GTVT đến năm 2030.

3. Tổ chức thực hiện

3.1. Thanh tra Bộ

- Chủ trì tổ chức phổ biến, quán triệt toàn diện nội dung của Đề án tới tất cả các đơn vị, doanh nghiệp;

- Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các yêu cầu, nội dung của Đề án.

- Chủ trì tham mưu ban hành văn bản để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án;

- Phối hợp với Văn phòng Ban Cán sự đảng tham mưu trình Ban Cán sự đảng kiện toàn tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTN, TC của Bộ GTVT trong đó nghiên cứu gắn với công tác chỉ đạo của Bộ GTVT về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực GTVT;

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan để tham mưu, đề xuất khen thưởng, kỷ luật và các hình thức xử lý khác đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Đề án này.

3.2. Các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ

Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được giao và các ni dung, yêu cầu của Đề án này, thủ trưởng các đơn vị, doanh nghiệp:

- Phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng để tuyên truyền, phổ biến và xây dựng, ban hành nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, TC tại đơn vị, doanh nghiệp mình;

- Lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện Đề án, trong đó phải xác định cụ thể nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp, sản phẩm đầu ra và tiến độ, thời gian thực hiện của từng nhiệm vụ;

- Tăng cường tự kiểm tra, giám sát; sơ kết, đánh giá việc thực hiện công tác PCTN, TC tại đơn vị mình và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

3.3. Trung tâm Công nghệ thông tin

- Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ khẩn trương xây dựng Hệ thống thông tin Thanh tra Bộ GTVT theo quy định của pháp luật và kế hoạch được Bộ GTVT giao, trong đó có việc xây dựng, nâng cấp hệ thống công khai, minh bạch, tiếp nhận thông tin tố cáo tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra; trang thông tin điện tử thanh tra; kết nối sử dụng dữ liệu dùng chung để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực...;

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cán bộ, công chức của các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện Hệ thống công khai, minh bạch, Hệ thống thông tin Thanh tra Bộ GTVT;

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan công bthông tin, phối hợp tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT về công tác PCTN, TC theo quy định.

3.4. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Đề án do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hp pháp khác theo quy định. Các đơn vị, doanh nghiệp ưu tiên bố trí kinh phí để phục vụ công tác PCTN, TC (tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác phí, lưu trú, bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực; khen thưởng...);

- Các đơn vị, doanh nghiệp căn cứ quy định của pháp luật lập dự toán hàng năm để thực hiện.

3.5. Chế độ báo cáo

- Các đơn vị, doanh nghiệp ban hành quy định về chế độ báo cáo công tác PCTN, TC trong nội bộ theo yêu cầu của Đề án, phù hợp với quy mô, tính chất của đơn vị;

- Định kỳ hoặc đột xuất, các đơn vị, doanh nghiệp báo cáo kết quả thực hiện Đề án PCTN, TC theo yêu cầu; báo cáo định kỳ kết hợp trong báo cáo công tác PCTN, TC theo quy định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Thủ trưởng các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban CĐTW về PCTN, TC (để báo cáo);
- Ban Nội chính TW (để báo cáo);
- Ủy ban Kiểm tra TW (để báo cáo);
- Thanh
tra Chính phủ;
- Ban Cán sự đảng Bộ GTVT;
- Các Thứ trư
ng Bộ GTVT;
- Đảng ủy Bộ GTVT;
- Công đoàn GTVT Việt Nam;
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ GTVT;
- Cổng thông tin đi
n t B GTVT;
- Lưu V
T, TTr (NQ.05b).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thng

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Cơ sở chính trị, pháp lý

2. Cơ sở thực tiễn

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

2. Mục tiêu

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi

2. Đối tượng áp dụng

Phần I. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI THỜI GIAN QUA

I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Lãnh đạo, triển khai công tác phòng, chống tham nhũng

2. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống tham nhũng

3. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế

4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa

5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tố cáo tham nhũng

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Phần II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

I. NHIỆM VỤ

II. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giai đoạn từ nay đến 2025

1.1. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các đơn vị, doanh nghiệp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham tiêu cực

1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định quản lý trong lĩnh vực giao thông vận tải; đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

1.3. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

1.4. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, kiểm soát tài sản thu nhập, kiểm toán nội bộ

1.5. Kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu trong việc kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và phòng ngừa vi phạm pháp luật

1.6. Tăng cường công tác phối hợp, phát huy vai trò của tổ chức chính trị xã hội, cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

2. Nhiệm vụ, giải pháp đến 2030

Phần III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thanh tra Bộ

2. Các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ

3. Trung tâm Công nghệ thông tin

4. Kinh phí thực hiện

5. Chế độ báo cáo

PHLỤC

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1504/QĐ-BGTVT ngày 14/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Cơ sở chính trị, pháp lý

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (sau đây viết tắt là PCTN, TC) luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, công tác PCTN, TC đã có nhiều thay đổi, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mnh mẽ trong toàn xã hội, như đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC khng định “công tác phòng, chng tham nhũng, tiêu cực đã trở thành xu thế không thể đảo ngược”, từ chủ trương chính sách đến quy định pháp luật, cùng với sự chỉ đạo, hành động quyết liệt của toàn hệ thống chính trị, đã có hàng trăm vụ việc tham nhũng, tiêu cực được phát hiện, xử lý.

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản1 lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN, TC, đặc biệt là Thông báo kết luận số 12-TB/TW, ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, TC; Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực, trong đó có nhiều quan điểm chỉ đạo mới cần tổ chức triển khai thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII đã chra việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí trong nội bộ cơ quan, đơn vị còn yếu; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong một số cơ quan, đơn vị khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được đẩy lùi.

Luật Phòng, chống tham nhũng (sau đây viết tắt là PCTN) năm 20182 thay thế Luật PCTN năm 20053 đã bổ sung rất nhiều nội dung quan trọng, trong đó đã đưa ra nhiều quy định như: mở rộng phạm vi PCTN không chỉ trong khu vực công mà còn mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước; mở rộng phạm vi đối tượng và đi mới cách thức kiểm soát tài sản thu nhập, đưa ra nhiều quy định nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát quyền lực, tự kiểm soát nội bộ...

2. Cơ sở thực tiễn

Đ đánh giá thực trạng công tác PCTN trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là GTVT) đã có Văn bản số 11616/BGTVT-TTr ngày 03/11/2021 giao các cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi tắt là đơn vị), doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) tiến hành tổng kết thực hiện Đề án PCTN4. Qua rà soát, tổng kết công tác PCTN của Bộ GTVT thời gian qua đã đạt được một số kết quả như: công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được đẩy mạnh, từng bước hình thành cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ nhằm giảm thiểu các sơ hở trong công tác quản lý nhà nước; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật PCTN được quan tâm thực hiện, nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động được nâng lên; công tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Ngành GTVT; công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, công khai, minh bạch các hoạt động, thực hiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt đạt được kết quả tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PCTN còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác chỉ đạo có lúc còn chưa thường xuyên, cấp ủy và người đứng đầu của một số đơn vị, doanh nghiệp chưa tập trung, quyết liệt; công tác tự phòng ngừa, tự phát hiện tham nhũng chưa tốt; thể chế, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn vẫn còn sơ hở, bất cập chưa phù hợp với yêu cầu; công tác tuyên truyền, giáo dục còn chưa thực chất, chưa có kết quả cụ thể, đâu đó vẫn còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, một số đơn vị, doanh nghiệp đã có sai phạm bị cơ quan pháp luật xử lý.

Để triển khai đồng bộ các giải pháp về PCTN, TC, các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và khắc phục những hạn chế, bất cập về công tác PCTN trong thời gian qua, đồng thời khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm chính trị của Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ GTVT, việc xây dựng Đề án nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả PCTN, TC của Bộ GTVT là rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

1.1. Triển khai kịp thời, cụ thể các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN, TC. Phải coi công tác PCTN, TC vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa lâu dài, tiến hành kiên quyết, kiên trì, thường xuyên, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm.

1.2. Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực là quan trọng, cấp bách; gắn công tác PCTN, TC với công tác đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức li sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.

1.3. Huy động toàn hệ thống chính trị và các đơn vị, doanh nghiệp vào công tác PCTN, TC; quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các biện pháp, giải pháp PCTN, TC phù hợp với đặc thù quản lý của Ngành, của từng đơn vị, doanh nghiệp bảo đảm tính khả thi.

1.4. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực, không được đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong điều hành cũng như khi có vụ việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra tại đơn vị, doanh nghiệp mình quản lý; đồng thời khuyến khích sự chủ động, tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong giám sát, phát hiện và tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực.

2. Mục tiêu

2.1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và địa vị chính trị, pháp lý của Ban Chỉ đạo PCTN, TC của Bộ GTVT và người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp trong công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện PCTN, TC và xử lý tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GTVT. Từ đó, tạo chuyển biến tích cực, thực chất trong toàn bộ hệ thống các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.

2.2. Tập trung rà soát, hoàn thiện thchế, quy chế, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, khắc phục sơ hở, bất cập nhằm loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ GTVT, đặc biệt trong một số lĩnh vực dễ phát sinh và có nguy cơ cao về tham nhũng, tiêu cực, như: công tác xây dựng pháp luật, quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, phân bổ, giao kế hoạch vốn, tổ chức đu thầu, đấu giá, quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, các công trình trọng điểm quốc gia; quản lý, bảo trì, khai thác công trình giao thông (đặc biệt là các công trình ngầm, công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, công trình hàng hải, thủy nội địa, cảng hàng không, sân bay,...); quản lý, sử dụng vn, tài chính công, tài sản công, đất đai; công tác cán bộ và kiểm soát quyn lực; công tác đào tạo, sát hạch cấp bng, chứng chỉ chuyên môn; công tác đăng kim phương tiện, thiết bị GTVT, đặc biệt là phương tiện, thiết bị nhập khẩu; hoạt động cấp phép trong ngành GTVT,...

2.3. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chn kịp thời hành vi tham nhũng, tiêu cực ngay từ cơ sở và sự tác động tiêu cực của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Các đơn vị, doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tự xác định và đưa ra các biện pháp, giải pháp PCTN, TC; tự chịu trách nhiệm về kết quả PCTN, TC cũng như đxảy ra tham nhũng, tiêu cực trong đơn vị, doanh nghiệp mình.

2.4. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát theo quy định và trách nhiệm được giao; tập trung giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật khi được phát hiện.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi

PCTN, TC trong các lĩnh vực quản lý của Bộ GTVT bao gồm: GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; dịch vụ công và việc thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ GTVT quản lý theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng áp dụng

Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT và quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Phần I

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI THỜI GIAN QUA

I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Triển khai thực hiện Luật PCTN năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN số 27/2012/QH13 ngày 23/11/2012 và các hướng dẫn của Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có Quyết định số 347/QĐ-BGTVT ngày 05/02/2013 phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng chng tham nhũng của Bộ GTVT”. Đề án đã được triển khai đến 22 cơ quan, đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 05 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ5; 07 Tổng công ty, Công ty 100% vốn nhà nước6; 21 đơn vị sự nghiệp công lập7. Qua báo cáo, đánh giá, kết quả thực hiện cơ bản như sau:

1. Lãnh đạo, triển khai công tác PCTN

Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 2325/QĐ-BGVT ngày 30/6/2015 thành lập Ban Chỉ đạo phối hợp thực hiện công tác PCTN; đã xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với thành viên Ban Chỉ đạo; các đơn vị, doanh nghiệp đã kiện toàn Ban Chỉ đạo PCTN, thành lập các đơn vị đầu mối tham mưu, giúp việc về công tác PCTN.

Thanh tra Bộ GTVT với vai trò là cơ quan thường trực, đã tham mưu cho Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT triển khai nhiều văn bản8 lãnh đạo, chỉ đạo đến cấp ủy đảng, người đứng đầu các đơn vị; doanh nghiệp như: Chương trình hành động thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN, Đ án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chng vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực GTVT”; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước; Kế hoạch thực hiện PCTN của Bộ GTVT giai đoạn 2021-2026.

Đến nay, các chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN đã được triển khai đến các đơn vị, doanh nghiệp. Các đơn vị, doanh nghiệp cũng đã nắm bắt được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ về công tác PCTN.

2. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác PCTN

Bộ GTVT đã triển khai thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác PCTN thông qua các hình thức Hội nghị tổng kết công tác thanh tra hàng năm. Hội nghị quán triệt Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các đơn vị, doanh nghiệp. Các cấp ủy đảng đã chỉ đạo các chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại các buổi sinh hoạt chi bộ; trực tiếp phổ biến cho hơn 100 cán bộ Thanh tra chuyên ngành Sở GTVT Hà Nội (năm 2020), cho hơn 400 lượt cán bộ chủ chốt tại Hội nghị kết công tác thanh tra năm 2020; phát hơn 100 tài liệu có liên quan đến Luật PCTN cho cán bộ, công chức, viên chức Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; tuyên truyền trong các đợt thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và PCTN. Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu về pháp luật PCTN do Thanh tra Chính phủ tổ chức (năm 2021), Bộ GTVT đã triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các đơn vị, doanh nghiệp để tham gia dự thi, đã có 217 cán bộ, công chức ngành GTVT tham gia dự thi. Thông qua công tác thông tin, tuyên truyền, nhận thức của cán bộ, đảng viên ngày càng được nâng lên, công tác PCTN ngày càng được triển khai sâu rộng trong từng đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ.

3. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế

Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Ngành GTVT, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật, thủ tục hành chính... có vai trò đặc biệt quan trọng nâng cao công tác quản lý, góp phần PCTN. Giai đoạn 2012-2022, Bộ GTVT đã chủ trì soạn thảo trình ban hành 04 luật; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 173 văn bản, Bộ GTVT ban hành theo thẩm quyền 501 văn bản góp phần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách lĩnh vực GTVT.

4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa

Công tác công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình luôn được Bộ GTVT quan tâm triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định. Từ năm 2014 đến nay đã công khai hơn 11.000 văn bản trên Hệ thống công khai, minh bạch (tPublic) của Bộ GTVT. Đã xây dựng, thẩm định, ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bTiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), chỉ đạo Tổng cục và các Cục chuyên ngành công bố các Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ GTVT. Giai đoạn 2012-2022 đã công bố, ban hành 103 QCVN, 237 TCVN, 75 TCCS; phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai các thủ tục xây dựng, điều chỉnh 535/578 định mức. Đã thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành GTVT; ban hành danh mục các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi tại các đơn vị thuộc Bộ; triển khai thực hiện kê khai tài sản, thu nhập9 theo quy định...

Trong công tác cải cách hành chính đã ban hành, triển khai thực hiện đy đủ các chương trình, kế hoạch năm về công tác cải cách hành chính theo quy định. Duy trì cung cấp 289 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 25 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (đạt 8,6%), 264 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (đạt 91,4%). Hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đủ điều kiện và kết nối Cổng dịch vụ công Bộ GTVT với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Đminh bạch, tránh tiêu cực, thất thoát trong quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BOT và hướng tới sự hài lòng cao nhất cho người tham gia giao thông, Bộ GTVT đã tích cực triển khai công nghệ thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020, đến nay hầu hết các trạm thu phí đường bộ đã cơ bản áp dụng công nghệ thu phí tự động không dừng.

Trong công tác ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý đã xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) nền tảng dùng chung trên một số lĩnh vực như: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đang triển khai xây dựng CSDL kết cấu hạ tầng: hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa, đường sắt; đã và đang hoàn thành CSDL phương tiện10, CSDL người điều khiển phương tiện11, CSDL doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực GTVT12.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tố cáo tham nhũng

Trong giai đoạn 2012-2022, Bộ GTVT giao Thanh tra Bộ GTVT thực hiện 388 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính, chuyên ngành. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã yêu cầu thu hồi về ngân sách nhà nước trên 97 tỷ đồng; kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với nhiều tập thể, cá nhân có liên quan sai phạm.

Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, PCTN, Thanh tra Bộ GTVT đã tham mưu Bộ GTVT xử lý về kinh tế: thu hồi nộp ngân sách nhà nước 45,7 tỷ đồng, thu hồi về quỹ đơn vị 7,1 tỷ đồng; giảm trừ khi thanh toán 958,89 triệu đồng. Xử lý hành chính: buộc thôi việc 02 cán bộ, cách chức 02 cán bộ, cảnh cáo 04 cán bộ, khiển trách 16 cán bộ, miễn nhiệm 02 cán bộ; cấm đấu thầu 02 đơn vị, giải thể 02 đơn vị là sân sau; yêu cầu 01 cá nhân rút vốn khỏi Công ty Cổ phần do mình quản lý... Xử lý hình sự: chuyển 08 đơn t cáo, 01 vụ việc sang Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục điều tra xác minh theo quy định; chỉ đạo đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ GTVT chuyển hồ sơ 02 vụ việc sang Cơ quan Công an điều tra, xác minh xử lý theo quy định.

Thông qua tiếp nhận nguồn tin tố cáo của công dân, đã tiến hành kiểm tra, xác minh, kết quả đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước trên 15,5 tỷ đồng, thu hồi về quỹ đơn vị trên 7,59 tỷ đồng, kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan sai phạm.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Bên cạnh những kết quả đã làm được nêu trên, công tác PCTN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân đã được đánh giá tại báo cáo tổng kết 10 năm (giai đoạn 2012-2022) của Bộ GTVT về công tác PCTN13, nội dung đánh giá cơ bản như sau:

1. Ban Chỉ đạo phối hợp công tác PCTN đã được thành lập, song cơ cấu chưa được kiện toàn cho tương xứng với vị trí, vai trò trong công tác chỉ đạo PCTN, TC của Bộ GTVT. Ban Chỉ đạo hoạt động chưa thường xuyên, chưa phát huy được hết vai trò lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN; công tác sơ kết, tổng kết chưa được tổ chức thường xuyên, chưa có kết quả chưa rõ nét. Mặc dù đã có nhiều thay đổi về cơ chế, chính sách, cán bộ, song Ban Chỉ đạo chưa được kiện toàn kịp thời.

2. Công tác tuyên truyền pháp luật về PCTN ở các đơn vị, doanh nghiệp còn chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao, có nơi còn hình thức; nhận thức của người đứng đầu một số đơn vị, doanh nghiệp về công tác PCTN chưa sâu sắc, đầy đủ; có đơn vị, doanh nghiệp chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác này qua kế hoạch, chương trình công tác và kết quả thực hiện trong thời gian vừa qua.

3. Việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn còn hạn chế. Thực tiễn qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các vụ án tham nhũng cho thấy, còn có quy định, quy chuẩn thiếu chặt chẽ, còn sơ hở, không phù hợp; còn có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu đồng bộ, như các lĩnh vực quản lý tài sản công, quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông...

4. Việc triển khai các đề án, kế hoạch liên quan đến công tác PCTN, phòng ngừa vi phạm và triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (công khai, minh bạch các hoạt động, cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, kiểm soát quyền lực....) chưa đạt yêu cầu đề ra.

5. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN ở một số đơn vị, doanh nghiệp còn chưa quyết liệt; công tác tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ chưa được quan tâm đúng mức; chưa có kế hoạch cụ thể để rà soát những khâu, công việc, vị trí tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực của tổ chức, cá nhân; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát còn nhiều vướng mắc, bị động, chưa thực hiện thường xuyên, trong đó có các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Công tác kiểm soát của kiểm soát viên tại các doanh nghiệp hiệu quả chưa cao. Trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ việc tiêu cực, tham nhũng gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến ngành GTVT.

6. Cơ chế, công tác phối hợp của các đơn vị, doanh nghiệp với các cơ quan truyền thông báo chí, cơ quan bảo vệ pháp luật còn hạn chế, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác PCTN, TC.

7. Lực lượng làm công tác PCTN của các đơn vị, doanh nghiệp đều thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế; công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCTN chưa được duy trì thường xuyên.

Phần II

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác PCTN, để đạt được mục tiêu, yêu cầu, các đơn vị, doanh nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:

I. NHIỆM VỤ

1. Tiếp tục chỉ đạo, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong PCTN, TC; kiên quyết, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; nâng cao bản lĩnh chính trị trước những cám dỗ vật chất và tinh thn đi với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động, trước hết là lãnh đạo, quản lý các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kỷ cương, liêm chính, trách nhiệm, làm việc sáng tạo, hiệu quả; trong đó việc nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức đúng, hành động đúng của từng cá nhân là yếu tố cốt lõi trong công tác PCTN, TC.

2. Rà soát, hoàn thiện thể chế về PCTN, TC gắn với công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đnh hướng của Đảng, Nhà nước; kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để khắc phục, kiến nghị khắc phục.

3. Chủ động nhận diện cụ thể những khâu, công việc, vị trí tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực của tổ chức, cá nhân để tập trung chỉ đạo phòng, chống; xây dựng quy định và cơ chế tự kiểm tra, kiểm soát, giám sát PCTN, TC. Tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực như: cải cách hành chính; tăng cường phân cấp đồng thời kiểm soát quyền lực; thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động nhất là các lĩnh vực liên quan đến công tác đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực quản lý; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong đơn vị, doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc công tác chi tiêu không dùng tin mặt theo quy định.

4. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, tập trung vào các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm. Tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế ngay từ giai đoạn bắt đầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ; đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc và xử lý sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

5. Kiện toàn tổ chức tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của Ban Cán sự đảng, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các đơn vị, doanh nghiệp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo PCTN, TC trong tình hình mới; phân công, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhằm tăng cường công tác PCTN, TC theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC và cấp có thẩm quyền.

6. Tăng cường công tác phối hợp giữa cấp ủy, tổ chức đảng với các cơ quan chuyên môn; với các cơ quan chức năng trong công tác PCTN, TC; phát huy tt vai trò giám sát của các tổ chức đoàn th, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp.

7. Sơ kết, tổng kết, nghiên cứu, đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác PCTN, TC.

II. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giai đoạn từ nay đến 2025

1.1. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN, TC; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các đơn vị, doanh nghiệp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác PCTN, TC

a) Chú trọng nghiên cứu để triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền về PCTN, TC, gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

b) Thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm túc: Chthị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Chỉ thị số 07/CT-BGTVT ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động công vụ ngành GTVT, các quy định của pháp luật có liên quan và các văn bản quy định về PCTN, TC.

c) Các Trường trực thuộc Bộ GTVT nghiên cứu đưa các nội dung về PCTN, TC là nội dung sinh hoạt, học tập thường xuyên trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tiếp tục đưa vào chương trình giáo dục sinh viên theo quy định.

d) Bí thư cấp ủy, người đứng đầu các đơn vị, doanh nghiệp phải quyết liệt, đi đầu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác PCTN, TC; xác định công tác PCTN, TC là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, “không ngừng”, “không nghỉ”; trong các kỳ họp thường kỳ của cấp ủy, giao ban của đơn vị, doanh nghiệp phải có nội dung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện về công tác PCTN, TC của đơn vị, doanh nghiệp mình; chủ động lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, tham mưu xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các vụ việc được phát hiện.

Bí thư cấp ủy, người đứng đầu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, gồm:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN, TC hàng năm của đơn vị, doanh nghiệp; phân công nhiệm vụ từng cá nhân, tổ chức, đra biện pháp triển khai thực hiện cụ thể, khả thi;

- Đơn vị được giao nhiệm vụ tham mưu, quản lý, giám sát, kiểm soát doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao và các quy định của pháp luật; người được phân công, bnhiệm thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm soát doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại doanh nghiệp nhà nước;

- Kịp thời ban hành các văn bản quy định về công tác PCTN, TC của đơn vị, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Trung ương, Ban Cán sự đảng Bộ GTVT và các cấp có thẩm quyền bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc xây dựng các văn bản triển khai phải bằng Nghị quyết, chương trình, kế hoạch... thực hiện, trong đó xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể; có đánh giá sơ kết, tổng kết; thực chất, không hình thức, gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phù hợp với thực tiễn của đơn vị, doanh nghiệp. Định kỳ tổ chức kim điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết, chương trình, kế hoạch PCTN, TC trong đơn vị, doanh nghiệp. Kiến nghị các giải pháp tăng cường PCTN, TC;

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác PCTN, TC theo quy định; khai thác, sử dụng hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hệ thống thông tin báo cáo của Thanh tra Chính phủ, Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo, Hệ thống công khai, minh bạch của Bộ.

1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định quản lý; đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về PCTN, TC

a) Trên cơ sở các văn bản của Đảng, Nhà nước, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy chế nội bộ, qua đó phát hiện sơ hở, bất cập trong công tác quản lý để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới. Nghiên cứu để tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với thanh tra, kiểm tra và thực hiện kiểm soát quyền lực.

b) Tiếp tục rà soát, hệ thống hóa các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn do Bộ GTVT công bố, ban hành hoặc Bộ GTVT xây dựng để cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành thuộc các lĩnh vực đầu tư xây dựng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không và hàng hải để đánh giá mức độ phù hợp và kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu của xã hội, tránh việc vận dụng tùy tiện, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

c) Triển khai xây dựng: Quy tắc ứng xử người có chức vụ, quyền hạn trong đơn vị, doanh nghiệp; danh mục các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT và thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ; quy định về xác minh tài sản, thu nhập, quy định về kim toán nội bộ, quy định công tác tổ chức xử lý đơn thư của Bộ GTVT.

d) Trên cơ sở quy định pháp luật có liên quan và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, doanh nghiệp, cấp ủy, người đứng đu phải có trách nhiệm chỉ đạo rà soát để nhận diện từng khâu, từng công việc, từng vị trí công tác dễ phát sinh tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực để xây dựng các giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; trong đó phải làm rõ trách nhiệm người đứng đu, cá thhóa trách nhiệm và có cơ chế, cách thức kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tránh việc đùn đẩy, né tránh, không rõ trách nhiệm trong tiếp nhận, tham mưu, chỉ đạo, giải quyết và quyết định xử lý công việc, trong đó tập trung một số lĩnh vực sau:

- Công tác quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tập trung các dự án trọng điểm quốc gia (Dự án đầu tư xây dựng Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành...);

- Công tác quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ, đưng thủy nội địa, hàng hải, đường sắt và hàng không;

- Hoạt động cấp phép, cho phép, thỏa thuận về các chuyên ngành đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đăng kiểm, quản lý chất lượng và đấu thầu các công trình thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước Ngành từ Bộ GTVT đến các cục và các đơn vị;

- Các lĩnh vực nhạy cảm khác thuộc thẩm quyền, trách nhiệm quản lý của Bộ GTVT và các đơn vị, doanh nghiệp theo quy định, phân cấp, ủy quyền, như: công tác tổ chức, cán bộ; công tác xây dựng thể chế; quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; dự án công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản lý của Bộ GTVT; xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức; quản lý, khai thác, bảo trì công trình giao thông (đặc biệt là các công trình ngầm, công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, công trình hàng hải, thủy nội địa, cảng hàng không, cảng biển,...); quản lý tài chính công, quản lý sử dụng đất đai, tài sản công; công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng, chứng chchuyên môn; công tác đăng kiểm phương tiện, thiết bị GTVT, đặc biệt là phương tiện, thiết bị nhập khẩu...;

1.3. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định công khai, minh bạch các hoạt động của đơn vị theo Quyết định số 3686/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2014 của Bộ GTVT14. Tập trung công khai, minh bạch các hoạt động bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công; công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị, doanh nghiệp theo quy định; triển khai thực hiện các nội dung Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC về hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực.

b) Thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về: kiểm soát quyền lực, chuyển đổi vị trí công tác; chế độ thanh toán không dùng tin mặt; kiểm soát xung đột lợi ích; kiểm soát tài sản, thu nhập và các quy định khác của Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

c) Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, trong đó chú trọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng số hóa, cơ sở dữ liệu dùng chung giai đoạn 2021-2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ GTVT nhằm chia sẻ, kết nối, công khai, minh bạch và tự kiểm soát; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, không ngừng nâng cấp, hoàn thiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 đã được triển khai thực hiện và tiếp tục rà soát, bổ sung vào danh mục thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để giám sát hoạt động nạo vét hàng hải, đường thủy nội địa, đào tạo, sát hạch cp giấy phép lái xe, cấp bằng, cấp chứng chỉ chuyên môn, hoạt động đăng kiểm phương tiện, thiết bị GTVT, các hoạt động cấp, đổi giấy phép tiếp xúc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực của Ngành GTVT. Quan tâm tới việc thực hiện chế độ, chính sách, đảm bảo đời sống, thu nhập, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động yên tâm công tác, toàn tâm, toàn ý với công việc để không nảy sinh tư tưởng tham nhũng, tiêu cực.

d) Tiếp tục chủ động nhận diện các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa để xây dựng các giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

e) Tăng cường cơ chế kiểm soát sự tác động tiêu cực của khu vực ngoài nhà nước đối với các lĩnh vực quản lý của Ngành, đặc biệt tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình, công tác đấu thầu và thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, chú trọng các dự án trọng điểm quốc gia (như Dự án đầu tư xây dựng Đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành...).

1.4. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, kiểm soát tài sản thu nhập, kiểm toán nội bộ

Các đơn vị, doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền:

a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, quy trình, quy chế về công tác thanh tra theo pháp luật về thanh tra. Các đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra cần bám sát nhiệm vụ chính trị của Ngành, tập trung thanh tra, kiểm tra các chủ thể để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, cn phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu trin khai thực hiện, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Ngành. Tăng cường thanh tra đối với các lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, nhạy cảm, có nguy cơ phát sinh tham nhũng, tiêu cực được xác định trong mục tiêu của Đề án. Tăng cường thanh tra trách nhiệm công vụ đối với người đứng đầu; thanh tra trách nhiệm thực hiện các kết luận, kiến nghị, yêu cầu qua thanh tra và các quyết định xử lý sau thanh tra; có biện pháp xử lý nghiêm những người có hành vi tham nhũng, tiêu cực được phát hiện qua công tác thanh tra. Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra, trong đó phải rà soát tất cả các kết luận thanh tra từ trước đến nay có liên quan; phải tăng cường xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu trong việc chậm trễ khắc phục sau thanh tra.

b) Cấp ủy, người đứng đầu các đơn vị, doanh nghiệp khắc phục kịp thời các yêu cầu qua thanh tra, kiểm tra, kim toán; cấp ủy, người đứng đu phải chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện khắc phục xử lý sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

c) Các cục, vụ tăng cường tham mưu thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của các chủ thể theo chức năng, nhiệm vụ được Bộ trưởng, Ban Cán sự đảng Bộ giao. Việc kiểm tra phải có chất lượng, có biên bản kiểm tra, kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật. Nghiêm cấm việc lợi dụng kiểm tra gây sách nhiễu cơ quan, đơn vị; kiểm tra mà không có kết quả.

d) Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp tăng cường quản lý và có biện pháp yêu cầu nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm soát viên tại các doanh nghiệp nhà nước; xử lý nghiêm trách nhiệm đối với kiểm soát viên không thực hiện hoặc thực hiện thiếu trách nhiệm được giao. Kiểm soát viên phải có chương trình, kế hoạch và kết quả kiểm soát, chịu trách nhiệm về những sai phạm xảy ra trong phạm vi nhiệm vụ của mình.

e) Thực hiện công tác kiểm soát tài sản, thu nhập; nghiên cứu để triển khai từng bước công tác kiểm toán nội bộ nhằm góp phần đánh giá những rủi ro, phát hiện những khâu tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực để kịp thời có giải pháp phòng ngừa theo quy đnh.

f) Tổ chức nhiều kênh để tiếp nhận thông tin phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực, coi trọng đơn thư phản ánh, tố cáo và phát hiện của cơ quan truyền thông, báo chí, thông tin có giá trị được tiếp nhận qua nhiều kênh khác nhau; thực hiện nghiêm các quy định về giải quyết tố cáo, thông tin phản ánh về tham nhũng, tiêu cực đặc biệt là tố cáo, phản ánh trong nội bộ đơn vị, doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc quy định về bảo vệ người tố cáo, bảo vệ người làm chứng trong tố cáo và phát hiện tham nhũng, tiêu cực.

g) Xây dựng hệ thống thông tin thanh tra để phục vụ công tác tham mưu, quản lý góp phần tăng cường PCTN, TC;

1.5. Kiện toàn Ban chỉ đạo PCTN, TC của Bộ; xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu trong việc kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác PCTN, TC và phòng ngừa vi phạm pháp luật

a) Kiện toàn Ban Chỉ đạo PCTN, TC của Bộ GTVT để nâng cao địa vị chính trị, pháp lý, thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, TC gắn với phòng ngừa vi phạm pháp luật khác, trong đó đồng chí Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT làm Trưởng ban, một số Thứ trưởng làm Phó Trưởng ban, người đứng đu một số đơn vị làm thành viên, Thanh tra Bộ là cơ quan thường trực; xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đối với các đơn vị, doanh nghiệp, người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo chịu trách nhiệm về công tác PCTN, TC có trách nhiệm kịp thời kiện toàn, điều chỉnh, bổ sung về tổ chức, nhân sự đơn vị, giao đầu mối tham mưu giúp việc về công tác PCTN, TC của đơn vị, doanh nghiệp mình.

b) Thanh tra Bộ tiếp tục kiện toàn tổ chức, củng cố, sắp xếp cán bộ, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để tham mưu triển khai, thực hiện tốt trách nhiệm là cơ quan đu mối của Ban Chỉ đạo PCTN, TC của Bộ GTVT và chủ động tham mưu triển khai nội dung Đề án trong thời gian tới.

g) Cấp ủy, người đứng đầu quan tâm, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ và PCTN, TC; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường phương tiện, ứng dụng khoa học công nghệ, điều kiện làm việc của các đơn vị đầu mối tham mưu, giúp việc về công tác PCTN, TC.

1.6. Tăng cường công tác phối hợp, phát huy vai trò của tổ chức chính trị xã hội, cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

a) Ban Cán sự đảng và Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ thường xuyên phối hợp, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong các đơn vị, doanh nghiệp.

b) Thanh tra Bộ thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra các bộ, ngành và các cơ quan bảo vệ pháp luật (Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) để làm tốt công tác PCTN, TC trong các đơn vị, doanh nghiệp.

c) Thủ trưởng các đơn vị, doanh nghiệp phối hợp với các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí để thu thập thông tin, các vấn đề dư luận xã hội phản ánh để có biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực quản lý của mình; phát huy tốt vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, của cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động trong đơn vị, doanh nghiệp; xử lý nghiêm những trường hợp nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

d) Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT, Báo Giao thông, Tạp chí giao thông có kế hoạch và tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và vi phạm pháp luật; tích cực viết bài, đăng tin về các hoạt động PCTN, TC; xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin, bài trên báo, tạp chí có chủ đề PCTN, TC; chủ động cung cấp thông tin về PCTN, TC và tôn vinh, biểu dương cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có phẩm chất đạo đức, liêm chính trong thực thi công vụ.

2. Nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2030

2.1. Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2022-2025 đtiếp tục nghiên cứu, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2030 phù hợp với yêu cầu quản lý cũng như chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương.

2.2. Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, các văn bản, quy định, hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tiễn triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ GTVT, tiến hành rà soát, triển khai Đề án phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Bộ GTVT đến năm 2030.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thanh tra Bộ

1.1. Chủ trì tổ chức phổ biến, quán triệt toàn diện nội dung của Đề án tới tất cả các đơn vị, doanh nghiệp.

1.2. Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các yêu cầu, nội dung của Đề án.

1.3. Chủ trì tham mưu ban hành văn bản để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án.

1.4. Phối hợp với Văn phòng Ban Cán sự đảng tham mưu trình Ban Cán sự đảng kiện toàn tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo PCNT, TC của Bộ GTVT trong đó nghiên cứu gắn với công tác chỉ đạo của Bộ GTVT về phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực GTVT.

1.5. Chủ trì phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan tham mưu, xuất khen thưởng, kỷ luật và các hình thức xử lý khác đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Đề án này.

2. Các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ

Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được giao và các nội dung, yêu cầu của Đề án này, thủ trưởng các đơn vị, doanh nghiệp:

2.1. Phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng để tuyên truyền, phổ biến và xây dựng, ban hành Nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, TC tại đơn vị, doanh nghiệp mình.

2.2. Lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện Đề án, trong đó phải xác định cụ thể nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp, sản phẩm đầu ra và tiến độ, thời gian thực hiện của từng nhiệm vụ.

2.3. Tăng cường tự kiểm tra, giám sát; sơ kết, đánh giá việc thực hiện công tác PCTN, TC tại đơn vị mình và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

3. Trung tâm Công nghệ thông tin

3.1. Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ khẩn trương xây dựng Hệ thống thông tin Thanh tra Bộ GTVT theo quy định của pháp luật và kế hoạch được Bộ GTVT giao, trong đó có việc xây dựng, nâng cấp hệ thống công khai, minh bạch, tiếp nhận thông tin tố cáo tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra; trang thông tin điện tử thanh tra; kết nối sử dụng dữ liệu dùng chung để phục vụ công tác phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực,...

3.2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cán bộ, công chức cơ quan Bộ GTVT và các đơn vị trực thuộc thực hiện Hệ thống công khai, minh bạch, Hệ thống thông tin Thanh tra Bộ GTVT.

3.3. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan công bố thông tin, phối hợp tuyên truyền trên Cổng thông tin của Bộ GTVT về công tác PCTN, TC theo quy định.

4. Kinh phí thực hiện

4.1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Đán do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định. Các đơn vị, doanh nghiệp ưu tiên b trí kinh phí đphục vụ công tác PCTN, TC (tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác phí, lưu trú, bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực; khen thưởng...).

4.2. Các đơn vị, doanh nghiệp căn cứ quy định của pháp luật lập dự toán hàng năm để thực hiện.

5. Chế độ báo cáo

5.1. Các đơn vị, doanh nghiệp ban hành quy định về chế độ báo cáo công tác PCTN, TC trong nội bộ theo yêu cầu của Đề án, phù hợp với quy mô, tính chất của đơn vị.

5.2. Định kỳ hoặc đột xuất, các đơn vị, doanh nghiệp báo cáo kết quả thực hiện Đề án PCTN, TC theo yêu cầu; báo cáo định kỳ kết hợp trong báo cáo công tác PCTN, TC theo quy định15./.

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Kèm theo Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chng tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông vận tải”)

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

1

Tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo, Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo PCTN, TC của Bộ GTVT

Thanh tra Bộ

Văn phòng Ban Cán sự đảng và các Vụ: Pháp chế, Tổ chức cán bộ

Năm 2022-2023

2

Tổ chức phổ biến, quán triệt toàn diện nội dung của Đề án tới tất cả các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ.

Thanh tra Bộ

Các đơn vị, doanh nghiệp

Năm 2022-2023

3

Xây dựng các quy định triển khai công tác kiểm toán nội bộ của Bộ GTVT.

Thanh tra Bộ

Các Vụ: Pháp chế, Tổ chức cán bộ, Tài chính, Quản lý doanh nghiệp

Sau khi có hướng dẫn cụ thể của cấp có thẩm quyền

4

Xây dựng quy định tổ chức xử lý đơn thư của Bộ GTVT.

Thanh tra Bộ

- Văn phòng Bộ và các Vụ: Pháp chế; Tổ chức cán bộ;

- Các đơn vị liên quan.

Năm 2022-2023

5

Xây dựng quy định triển khai công tác xác minh tài sản, thu nhập của Bộ GTVT.

Thanh tra Bộ

Các Vụ: Pháp chế, Tổ chức cán bộ.

01 năm sau khi Thanh tra Chính phủ có hướng dẫn

6

Rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra theo Luật Thanh tra (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua.

Thanh tra Bộ

Các Vụ: Pháp chế, Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan

Sau khi Quốc hội thông qua Luật Thanh tra (xây dựng kế hoạch riêng)

7

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; phổ biến pháp luật về công tác tiếp công dân; xử lý đơn thư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN, TC và tội phạm cho các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ; các đi tượng có liên quan.

Thanh tra Bộ

- Vụ Pháp chế;

- Trường cán bộ quản lý GTVT.

Thường xuyên

Phối hợp với Thanh tra Chính phủ; Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra; Trường Cán bộ thanh tra để tổ chức thực hiện.

8

Xây dựng Hệ thống thông tin Thanh tra GTVT.

Trung tâm công nghệ thông tin

Thanh tra Bộ

Theo kế hoạch riêng của Bộ

9

Xây dựng Quy định tổ chức tiếp công dân của cơ quan, đơn vị theo yêu cầu tại Quy chế Tổ chức tiếp công dân của Bộ GTVT ban hành kèm theo Quyết định số 300/QĐ-BGTVT ngày 11/3/2022 của Btrưởng Bộ GTVT

Các cục, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ GTVT

Năm 2022-2023

10

Xây dựng, ban hành quy định công tác phối hợp và phân công thực hiện phối hợp tiếp công dân khi Thanh tra Bộ, Bộ trưởng yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 300/QĐ-BGTVT ngày 11/3/2022 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

- Văn phòng Bộ, các vụ;

- Các cục, các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ GTVT (kết hợp trong Quy chế tổ chức tiếp công dân)

Năm 2022-2023

11

1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong đơn vị; xây dựng, ban hành danh mục các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT và thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ.

2. Định kỳ tổng kết việc thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của Bộ GTVT.

Vụ Tổ chức cán bộ

Các cục và các đơn vị thuộc Bộ GTVT

1. Mục 1: Năm 2022-2023.

2. Mục 2: Thường xuyên, hàng năm

Triển khai thực hiện khoản 1 Điều 21 Luật PCTNkhoản 5 Điều 22 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP

12

Rà soát, xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện công tác PCTN, TC trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT

Năm 2022-2023

Triển khai thực hiện theo Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền

13

Rà soát, xây dựng các giải pháp cụ thể của đơn vị để phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Các vụ, cục thuộc Bộ GTVT

Trong thời hạn 06 tháng sau khi Trung ương ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp lut.

Triển khai Chương trình công tác số 14-CTr/BCĐTW ngày 28/01/2022 của Ban Chỉ đạo TW về PCTN, TC; Văn bản số 457/BGTVT-TTr ngày 23/8/2022...; Giải pháp phải thể hiện bằng văn bản (quy định, chương trình, kế hoạch...). Trong đó cá thể hóa trách nhiệm trong công tác lập kế hoạch, soạn thảo, thẩm định, trình ban hành.

14

Rà soát, xây dựng các giải pháp cụ thể của đơn vị, doanh nghiệp nhằm PCTN, TC, trong đó lưu ý tập trung một số nội dung như: việc lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nước (nguồn thu, chi thường xuyên); phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước (nguồn thu, chi thường xuyên); thẩm tra và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành; kiểm tra, phê duyệt quyết toán; quản lý tài sản công.

Các đơn vị, doanh nghiệp

Năm 2022-2023

- Thực hiện Thông báo kết luận số 12-TB/TW, ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, TC;

- Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực;

- Các giải pháp phải thể hiện bằng văn bản (quy định, chương trình, kế hoạch...). Trong đó, làm rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân trong từng khâu, từng công đoạn, khi tiếp nhận, xử lý, giải quyết, tham mưu, trình, quyết định công việc thuộc trách nhiệm được giao và việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ, hàng năm (cụ thể tại Phần III, Mục II, khoản 4, điểm d của Đề án);

- Đối với các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu cụ thể trong các Văn bản, Chỉ thị của Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao chủ trì cần cập nhật, có giải pháp cụ thể (như đã nêu trên) để triển khai thực hiện.

15

Rà soát, xây dựng các giải pháp cụ thể của đơn vị, doanh nghiệp nhằm PCTN, TC, trong đó lưu ý tập trung về công tác thẩm định, tham mưu kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông của Bộ GTVT.

Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và các đơn vị có liên quan được giao quản lý kết cấu hạ tng giao thông

Năm 2022-2023

16

Rà soát, xây dựng các giải pháp cụ thể của cơ quan, đơn vị nhằm PCTN, TC, trong đó lưu ý tập trung một số nội dung như: Lập quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư; chuẩn bị đầu tư, giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trong phạm vi quản lý của Bộ GTVT.

Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Cục Quản lý đầu tư xây dựng; các đơn vị có liên quan

Các đơn vị liên quan

Năm 2022-2023

17

Rà soát, xây dựng các giải pháp cụ thể của cơ quan, đơn vị nhằm PCTN, TC, trong đó lưu ý tập trung một số nội dung như: quản lý đào tạo, huấn luyện, thi, sát hạch cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.

Các cục, các Trường thuộc Bộ GTVT

Vụ Vận tải

Năm 2022-2023

18

Rà soát, xây dựng các giải pháp cụ thể của cơ quan, đơn vị nhằm PCTN, TC, trong đó lưu ý tập trung về công tác tổ chức, quản lý thực hiện dự án đầu tư như: lập, thm định thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổ chức đấu thu, quản lý tiến độ, chất lượng, khối lượng, nghiệm thu, thanh toán... đặc biệt đối với các dự án trọng điểm của Ngành giai đoạn 2021-2025.

- Cục Quản lý đầu tư xây dựng;

- Các Ban Quản lý dự án.

Các đơn vị liên quan

Năm 2022-2023

19

Rà soát, xây dựng các giải pháp cụ thể của cơ quan, đơn vị nhằm PCTN, TC, trong đó lưu ý tập trung một số nội dung như: công tác đăng kiểm phương tiện, thiết bị GTVT, đặc biệt là phương tiện, thiết bị nhập khẩu (ngoài các nội dung tại mục 12, 13, 14 nêu trên).

Cục Đăng kiểm Việt Nam

Năm 2022-2023

20

Tham mưu rà soát, xây dựng sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, kiểm soát viên tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ.

Vụ Quản lý doanh nghiệp

Năm 2022 (theo chỉ đạo của Bộ trưởng)

Vụ Quản lý doanh nghiệp, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp và tham mưu chỉ đạo tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và công việc cụ thể được Lãnh đạo Bộ phân công.

21

1. Rà soát, xây dựng các giải pháp cụ thể của đơn vị, doanh nghiệp nhằm PCTN, TC, trong đó lưu ý tập trung công tác quản lý bảo toàn vốn, tài sản; thực hiện các dự án đầu tư, mua sắm; hợp đồng kinh tế; công tác tuyển dụng lao động; bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý.

2. Rà soát, xây dựng sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động

3. Triển khai thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định tại Nghị định số 05/2019/NĐ-CP .

Các doanh nghiệp nhà nước thuộc BGTVT

Năm 2022 (theo chỉ đạo của Bộ trưởng)

Có kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện hàng năm. Trong đó, có danh mục, nội dung, sản phẩm rõ ràng, cụ thể

22

Lập kế hoạch cụ thể để rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức trong lĩnh vực GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; thông tin, tín hiệu và các nội dung khác có liên quan thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT.

Vụ KHCN và Môi trường, các cục thuộc Bộ GTVT

Vụ Pháp chế, các đơn vị liên quan

Thường xuyên, hàng năm

23

Theo dõi, tham mưu chỉ đạo việc thực hiện Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ PCTN, TC của Bộ GTVT giai đoạn 2021-2026 (ban hành theo Quyết định số 2007/QĐ-BGTVT ngày 23/11/2021 của Bộ GTVT); Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước” (ban hành theo Quyết định số 1139/QĐ-BGTVT ngày 23/6/2021 của B GTVT).

Thanh tra Bộ

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ GTVT

Năm 2022-2026

24

1. Sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2022-2025 và đưa ra nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2030.

2. Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, các văn bản, quy định, hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ GTVT, tiến hành rà soát, triển khai Đề án phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030

Thanh tra Bộ

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ GTVT

- Quý IV năm 2025;

- Năm 2026

Lưu ý:

- Các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại phụ lục này, thực hiện công tác PCTN, TC phải gắn với việc triển khai thực hiện Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC hướng dẫn một số ni dung về công tác phòng, chống tiêu cực và các quy định của pháp luật về PCTN;

- Đối với các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan ngoài thực hiện nhiệm vụ số 12, 13, 14 chú trọng thực hiện nhiệm vụ số 15, 16, 17, 18, 19 và 20;

- Trường hợp có sự thay đi về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị, doanh nghiệp thì các đơn vị, doanh nghiệp được tổ chức lại có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ để triển khai thực hiện theo yêu cầu của Đề án.



1 Kết luận số 12-TB/TW, ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, TC; Quy định số 32-QĐ/TW, ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC; Kế hoạch số 13-KH/BCĐTW, ngày 26/01/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC triển khai thực hiện công tác phòng, chống tiêu cực theo Quy định số 32-QĐ/TW, ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 01/12/2021 của Bộ Chính trị thực hiện Kết luận s21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Chương trình số 14-CTr/BCĐTW, ngày 28/01/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC về Chương trình công tác năm 2022; Thông báo số 12-TB/BCĐTW, ngày 24/01/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC Thông báo kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC tại Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo; Hướng dẫn s25-HD/BCĐTW, ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC về hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực; Văn bản số 890/TTg-V.I ngày 03/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chng tham nhũng, tiêu cực thời gian tới.

2 Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.

3 Luật Phòng, chống tham nhũng s 55/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

4 Quyết định số 347/QĐ-BGTVT ngày 02/5/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quPCTN của Bộ GTVT”.

5 Gồm 12 Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; 08 Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành; Trung tâm Công nghệ thông tin; Viện Chiến lược và Phát triển GTVT; Trường Cán bộ qun lý GTVT, Báo Giao thông, Tạp chí GTVT.

6 Tổng công ty Bảo đm An toàn Hàng hải miền Bắc; Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam; Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy; Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hi; Công ty Cơ khí thiết bị điện Đà Nẵng; Nhà xuất bản GTVT.

7 Viện Khoa học và Công nghệ GTVT; 10 Trường Đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề; 10 Ban Quản lý dự án.

8 Đã ban hành 17 văn bản liên quan đến triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng: (1) Quyết định số 2336/QĐ-BGTVT ngày 24/9/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT thành lập Ban Chỉ đạo phối hợp thực hiện công tác PCTN của Bộ GTVT, (2) Quyết định số 2325/QĐ-BGTVT ngày 30/5/2015 của Bộ GTVT về việc ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác PCTN của Bộ GTVT; (3) Chương trình hành động số 10 CTHĐ/BCSĐ ngày 18/01/2016 của Ban Cán sự đảng Bộ GTVT về việc thực hiện Chthị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; (4) Quyết định số 1632/QĐ-BGTVT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực GTVT”; (5) Chỉ thị s01/CT-BGTVT ngày 05/01/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tăng cường công tác qun lý, thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên quan đến hoạt động qun lý, thực hiện dự án, phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực; (6) Kế hoạch s7472/KH-BGTVT ngày 12/8/2019 của Bộ GTVT về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN giai đoạn 2019-2021; (7) Chthị số 07/CT-BGTVT ngày 28/10/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án trong công tác lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông sử dụng vốn nhà nước do Bộ GTVT quyết định đầu tư hoặc phân cấp quyết định đầu tư; (8) Chỉ thị s05-CT/BCSĐ, ngày 26/8/2020 của Ban Cán sự đảng Bộ GTVT về nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ các dự án, tăng cường công tác PCTN trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông do Bộ GTVT quản lý; (9) Chỉ thị số 01/CT-BGTVT ngày 04/5/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công và PCTN trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông; (10) Quyết định số 1139/QĐ-BGTVT ngày 23/6/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhm phòng ngừa, phát hiện, xlý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước”; (11) Quyết định số 2007/QĐ-BGTVT ngày 23/11/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Kế hoạch PCTN giai đoạn 2021-2026 của B GTVT; (12) Chthị s02/CT-BGTVT ngày 23/5/2022 của Bộ trưởng Bộ GTVT vviệc nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ và siết chặt kỷ cương trách nhiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của Bộ GTVT; (13) Nghị quyết số 50-NQ/BCSĐ, ngày 05/10/2022 của Ban Cán sự đảng Bộ GTVT về tiếp tục tăng cường công tác PCTN, TC; (14) Văn bản s307-CV/BCSĐ, ngày 12/10/2022 của Ban Cán sự đng Bộ GTVT thực hiện Kết luận của đồng chí Tng Bí thư, Tởng Ban chỉ đạo TW về PCTN, TC tại Phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo; (15) Văn bản s308-CV/BCSĐ, ngày 12/10/2022 của Ban Cán sự đảng Bộ GTVT thực hiện Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo TW về PCTN, TC; (16) Văn bản số 10299/BGTVT-TTr ngày 05/10/2022 của Bộ GTVT về việc yêu cầu thực hiện công tác công khai, minh bạch và chế độ báo cáo về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN, TC; (17) Văn bản số 10664/BGTVT-TTr ngày 13/10/2022 của Bộ GTVT triển khai nhiệm vụ, giải pháp về công tác PCTN, TC thời gian tới.

9 Tổng số người phải kê khai và đã kê khai tài sản, thu nhập là 4.169 người.

10 Đã hoàn thành dữ liệu quản lý 1.570 phương tiện hàng hải; 235.000 phương tiện thủy nội địa; 4.416.908 phương tiện đường bộ (xe ô tô); 5.823 phương tiện đường sắt; 264 phương tiện hàng không. Đang tiếp tục chuẩn hóa dữ liệu và kết nối dữ liệu giữa các lĩnh vực để dùng chung.

11 Đã hoàn thành dữ liệu quản lý 48.876.253 người điều khiển mô tô; 10.268.842 người điều khiển ô tô; 2.973 người điều khiển phương tiện hàng không; 81.302 người điều khiển phương tiện hàng hi. Đang triển khai xây dựng CSDL người điều khiển phương tiện đường thủy nội địa và chuẩn hóa, kết nối dữ liệu dùng chung.

12 Đã hoàn thành dữ liệu quản lý 91.832 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải đường bộ. Đang triển khai xây dựng CSDL doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: hàng hi, hàng không, đường thủy nội địa, đường sắt.

13 Báo cáo số 5888/BGTVT-TTr ngày 13/6/2022 của Bộ GTVT báo cáo tổng kết 10 năm công tác PCTN.

14 Quyết định số 3686/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2014 của Bộ GTVT ban hành Quy chế cung cấp thông tin và sử dụng phần mềm quản lý thông tin công khai, minh bạch hoạt động của Bộ GTVT.

15 Hướng dẫn số 25-HD/BNCTW, ngày 16/9/2020 của Ban Nội chính TW, Văn bn 254 CV/BCSĐ, ngày 07/10/2020 của Ban Cán sự đảng Bộ GTVT về việc thực hiện chế độ báo cáo về công tác PCTN, theo Hướng dẫn số 25-HD/BNCTW; Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22/3/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1504/QĐ-BGTVT ngày 14/11/2022 phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông vận tải"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.268

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.105.85
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!