ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1303/2007/QĐ-UBND
|
Tuy
Hòa, ngày 23 tháng 7 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ NỘI TRÚ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10
năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc
thiểu số nội trú;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 65/2006/TTLT/BTC-BLĐTBXH
ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc
thiểu số nội trú;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại công văn số
1018/TB-STC-HCSN ngày 11 tháng 6 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định mức chi thực hiện chính sách dạy
nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Đối với học sinh học nghề dài hạn
1.1. Đối tượng áp dụng:
Thực hiện theo quy định tại điểm 1 Thông tư liên tịch số
65/2006/TTLT/BTC- BLĐTBXH.
1.2 Hình thức tổ chức dạy nghề:
- Tổ chức dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú
tại các cơ sở dạy nghề công lập có đủ điều kiện dạy nghề, có chỗ ở nội trú;
- Hình thức đào tạo: Tập trung dài hạn từ 24 đến 36
tháng.
1.3. Các khoản chi để thực hiện chính sách đối với học
sinh dân tộc thiểu số nội trú:
a) Chi học bổng chính sách: Mức 280.000 đồng/người/tháng;
tính theo số tháng học thực tế của người học nghề.
b) Khen thưởng một lần/năm theo kết quả học tập, nếu học
tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả phân loại từ khá trở lên (ở năm học trước đó)
như sau:
- 120.000 đồng nếu đạt loại khá;
- 180.000 đồng nếu đạt loại giỏi;
- 240.000 đồng nếu đạt loại xuất sắc.
c) Hỗ trợ mua đồ dùng cá nhân: Học sinh khi nhập trường
nếu hoàn cảnh khó khăn về kinh tế (có xác nhận của địa phương) được hỗ trợ bằng
tiền để mua sắm một số đồ dùng cá nhân như: chăn, màn, chiếu, nilon đi mưa và
quần áo dài tay đồng phục..., với mức 360.000 đồng/học sinh/khoá học.
d) Hỗ trợ tiền tàu, xe mỗi năm 01 lần (cả lượt đi và
về) cho một năm học: 50.000 đồng/học sinh/năm học (đối với học sinh có hộ khẩu
thường trú cách Trung tâm dạy nghề từ 10 km trở lên).
đ) Hỗ trợ tiền mua học phẩm dùng cho học tập: 50.000 đồng/học
sinh/năm học. e) Tiền sách giáo khoa, tài liệu học tập: 50.000 đồng/học
sinh/năm học.
g) Chi cho ngày lễ tết nguyên đán, tết dân tộc: Đối với
học sinh ở lại trường không về nhà, được hỗ trợ với mức 10.000 đồng/học sinh/lần
ở lại.
Căn cứ vào nội dung, điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng (Giám
đốc) các trường, trung tâm dạy nghề quyết định thực hiện hỗ trợ bằng tiền hoặc
hiện vật đối với một số chính sách trên.
h) Ngoài các chính sách hỗ trợ trên đây, người học nghề
còn được hỗ trợ qua chi phí cho các hoạt động của trường như:
- Hoạt động văn thể mỹ: Mức tối đa không quá 50.000 đồng/học
sinh/năm học.
- Điện nước sinh hoạt: Mức tối đa không quá 150.000 đồng/học
sinh/năm học.
- Mua sắm dụng cụ bổ sung nhà ăn tập thể: Mức tối đa không
quá 50.000 đồng/học sinh/năm học.
- Chi tuyển sinh và tốt nghiệp: Thực hiện theo quy định
đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.
2. Đối với học sinh học sơ cấp nghề
2.1. Đối tượng áp dụng:
Thực hiện theo quy định tại điểm 1 Thông tư liên tịch số
65/2006/TTLT/BTC- BLĐTBXH.
2.2 Hình thức tổ chức dạy nghề:
- Tổ chức dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú
tại các cơ sở dạy nghề công lập có đủ điều kiện dạy nghề, có chỗ ở nội trú;
- Hình thức đào tạo: Tập trung có thời hạn từ 3 đến
dưới 12 tháng.
2.3. Các khoản chi để thực hiện chính sách đối với học
sinh dân tộc thiểu số nội trú:
a) Chi học bổng chính sách: Mức 280.000 đồng/người/tháng;
tính theo số tháng học thực tế của người học nghề.
b) Hỗ trợ mua đồ dùng cá nhân: Học sinh khi nhập trường
nếu hoàn cảnh khó khăn về kinh tế (có xác nhận của địa phương) được hỗ trợ bằng
tiền để mua sắm một số đồ dùng cá nhân như: Chăn, màn, chiếu, nilon đi mưa và
quần áo dài tay đồng phục..., với mức 240.000 đồng/học sinh/khoá học.
c) Hỗ trợ tiền tàu, xe 01 lần (cả lượt đi và về) cho một
khoá học: 50.000 đồng/học sinh/khoá học (đối với học sinh có hộ khẩu thường trú
cách Trung tâm dạy nghề từ 10 km trở lên).
d) Hỗ trợ tiền mua học phẩm dùng cho học tập: 30.000 đồng/học
sinh/khoá học.
đ) Tiền sách giáo khoa, tài liệu học tập: 5.000 đồng/học
sinh/tháng.
e) Chi cho ngày lễ tết nguyên đán, tết dân tộc: Đối
với học sinh ở lại trường không về nhà, được hỗ trợ với mức 10.000 đồng/học
sinh/lần ở lại.
Căn cứ vào nội dung, điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng (Giám
đốc) các trường, trung tâm dạy nghề quyết định thực hiện hỗ trợ bằng tiền hoặc
hiện vật đối với một số chính sách trên.
g) Ngoài các chính sách hỗ trợ trên đây, người học nghề
còn được hỗ trợ qua chi phí cho các hoạt động của trường như:
- Hoạt động văn thể mỹ: Mức tối đa không quá 5.000 đồng/học
sinh/tháng.
- Điện nước sinh hoạt: Mức tối đa không quá 15.000 đồng/học
sinh/tháng.
- Mua sắm dụng cụ bổ sung nhà ăn tập thể: Mức tối đa không
quá 5.000 đồng/học sinh/tháng.
- Chi tuyển sinh và tốt nghiệp: Thực hiện theo quy định
đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.
3. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn chi sự nghiệp
giáo dục đào tạo và dạy nghề được giao hàng năm cho đơn vị; Đóng góp của các tổ
chức, cá nhân và nguồn hợp pháp khác (nếu có).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Giao trách nhiệm Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh
và Xã hội phối hợp cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra trong việc thực hiện theo
quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các
Sở: Lao động -Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng ban Ban
Dân tộc, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Kim Anh
|