ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1151/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 21
tháng 4 năm 2014
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT PHÂN BỔ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2014 CỦA TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH UBND TỈNH
THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước (Sửa đổi) ngày
16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của
Chính phủ về việc: “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà
nước”; và các văn bản hướng dẫn thi hành, thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 4489/2013/QĐ-UBND ngày
16/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về: “Giao dự toán thu ngân sách nhà nước,
chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2014 của tỉnh Thanh
Hóa”;
Xét đề nghị của Sở Tài chính Thanh Hóa tại
Công văn số 992/STC-QLNSHX ngày 04/4/2014 về việc: “Đề nghị phê duyệt phân bổ
kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2014
của tỉnh Thanh Hóa", kèm theo Biên bản họp và đề xuất của liên ngành Sở
Tài chính - Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Sở Nông nghiệp và PTNT - Ban
Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, tổ chức ngày 24/3/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt phân bổ kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm
nghèo bền vững năm 2014 của tỉnh Thanh Hóa; để các ngành, các đơn vị có
liên quan và chủ đầu tư, chủ dự án triển khai thực hiện; với các nội dung chủ
yếu như sau:
A. Dự toán năm 2014 được Trung ương giao
(Không bao gồm chương trình chăm sóc bảo vệ rừng):
1. Tổng số kinh phí: 121.756,0 triệu đồng. (Một
trăm hai mươi mốt tỷ, bảy trăm năm mươi sáu triệu đồng).
2. Số kinh phí đã phân bổ (Kinh phí hỗ trợ
gạo cho các xã biên giới): 5.280,0 triệu đồng. (Năm tỷ, hai trăm tám mươi
triệu đồng).
3. Tổng số kinh phí còn lại chưa phân bổ:
116.476,0 triệu đồng. (Một trăm mười sáu tỷ, bốn trăm bảy mươi sáu triệu
đồng).
B. Tổng số kinh phí phân bổ lần này: 110.
943,0 triệu đồng. (Một trăm mười tỷ, chín trăm bốn mươi ba triệu đồng).
Bao gồm các dự án:
I. Dự án 1: Bao gồm các nội dung, nhiệm vụ
của Chương trình 30a đang thực hiện và hỗ trợ đầu tư các xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo:
- Cơ quan chủ trì quản lý chương trình: Sở
Lao động Thương binh và Xã hội.
- Dự toán Trung ương giao: 75.166,0 triệu
đồng. (Bảy mươi lăm tỷ, một trăm sáu mươi sáu triệu đồng).
- Tổng số kinh phí phân bổ đợt này: 69.633,0
triệu đồng. (Sáu mươi chín tỷ, sáu trăm ba mươi ba triệu đồng).
Bao gồm các tiểu Dự án:
1. Tiểu Dự án 1 - “Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng huyện nghèo”: 21.000,0 triệu đồng. (Hai mươi mốt tỷ đồng).
1.1. Nguyên tắc phân bổ:
a) Phân bổ kinh phí theo
đúng nội dung Dự án và kinh phí đã được Trung ương giao.
b) Phân bổ bình quân theo đầu huyện, đầu xã
để giao vốn cho huyện.
1.2. Tiêu chí phân bổ:
a) Phân bổ 2,0 tỷ đồng/huyện, 25,0 triệu
đồng/xã. Giao cho Chủ tịch UBND huyện căn cứ vào số kinh phí được giao chủ động
lựa chọn các danh mục để thực hiện đúng mục đích có hiệu quả, không chia đều
kinh phí cho các xã.
b) Số kinh phí còn lại giao cho Dự án “Nâng
cấp, cải tạo đường giao thông từ bản Năng Cát đi Khu nuôi thử nghiệm cá Hồi Vân
nước lạnh xã Trí Nang (Huyện Lang Chánh)” đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt
tại Quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 08/12/2013, để sớm đầu tư thu hút các tổ
chức, cá nhân vào đầu tư sau khi mô hình nuôi thử nghiệm cá Hồi Vân nước lạnh
của Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa đã thành công.
(Chi tiết theo Phụ lục số 01a)
2. Tiểu Dự án 2 - “Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng các xã vùng bãi ngang: 2.865,0 triệu đồng. (Hai tỷ, tám trăm sáu mươi
triệu đồng).
2.1. Nguyên tắc phân bổ:
a) Căn cứ danh mục quy định các xã bãi ngang
ven biển tại Quyết định số 539/2013/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 của Thủ tướng Chính
phủ.
b) Tính theo số xã được hưởng chính sách trên
địa bàn huyện để phân bổ kinh phí cho huyện.
2.2. Tiêu chí phân bổ: Phân bổ 77,0 triệu
đồng/xã (Tổng số xã là 37 xã). Căn cứ vào số kinh phí được giao, Chủ tịch UBND
huyện chủ động lựa chọn các danh mục công trình để duy tu bảo dưỡng có hiệu
quả, không chia đều kinh phí cho các xã.
(Chi tiết theo phụ lục số 01b)
3. Tiểu Dự án 3 - “Hỗ trợ phát triển sản
xuất, giáo dục đào tạo và dạy nghề các huyện nghèo”:
- Dự toán kinh phí Trung ương giao: 51.301,0
triệu đồng. (Năm mươi mốt tỷ, ba trăm lẻ một triệu đồng).
- Số kinh phí đã phân bổ mua gạo hỗ trợ các
xã biên giới (Theo Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 10/02/2014 của Chủ tịch UBND
tỉnh): 5.280,0 triệu đồng.
- Tổng số kinh phí còn lại chưa phân bổ:
46.021,0 triệu đồng. (Bốn mươi sáu tỷ, không trăm hai mươi mốt triệu đồng).
- Tổng số kinh phí phân bổ đợt này: 40.488,0
triệu đồng. (Bốn mươi tỷ, bốn trăm tám mươi tám triệu đồng).
Bao gồm các nội dung sau:
3.1. Hỗ trợ phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nghèo: 43.943,0 triệu đồng.
a) Đã phân bổ mua gạo hỗ trợ các xã biên giới
(Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 10/02/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh): 5.280,0
triệu đồng.
b) Số kinh phí còn lại chưa phân bổ: 38.663,0
triệu đồng.
c) Tổng số kinh phí phân bổ đợt này: 34.680,0
triệu đồng.
3.1.1. Nguyên tắc phân bổ: Theo quy định tại
Thông tư số 86/2009/TT-BNN&PTNT ngày 30/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc: “Hướng dẫn xây dựng đề án khuyến nông, khuyến ngư thuộc Chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”: Hỗ trợ giống, vật
tư để thực hiện mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư phù hợp với điều
kiện của từng địa phương; hỗ trợ mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề;…
3.1.2. Tiêu chí phân bổ: Tính theo số xã trên
địa bàn huyện để phân bổ kinh phí cho huyện, phân bổ 340,0 triệu đồng/xã (Gồm
102 xã). Căn cứ vào số kinh phí được giao, Chủ tịch UBND huyện căn cứ hướng dẫn
của Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động lựa chọn các mô hình phát triển sản xuất
phù hợp với thực tế của địa phương để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn không
chia đều kinh phí cho các xã.
3.1.3. Số kinh phí còn lại dự phòng phân bổ
sau cho các chính sách phát sinh trong năm 3.983,0 triệu đồng.
3.2. Hỗ trợ xuất khẩu lao động - SN Đào tạo
và dạy nghề: 1.646,0 triệu đồng.
3.2.1. Nguyên tắc phân bổ: Theo Thông tư liên
tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 09/9/2009 của Liên bộ Lao động Thương
binh và Xã hội - Bộ Tài chính về việc: “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung
Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2009-2020”.
Bao gồm các nội dung sau:
a) Kinh phí các huyện thực hiện: 1.004,0
triệu đồng.
Bao gồm:
- Hỗ trợ mỗi huyện 20,0 triệu đồng và mỗi xã
4,0 triệu đồng để thực hiện tuyên truyền chính sách xuất khẩu lao động: 576,0
triệu đồng.
- Hỗ trợ cho cán bộ tư vấn tại các huyện:
393,0 triệu đồng.
- Kinh phí giám sát đánh giá: 35,0 triệu
đồng.
b) Kinh phí Sở Lao động Thương binh và Xã hội
thực hiện: 592,0 triệu đồng.
Bao gồm:
- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xuất
khẩu lao động: 358,0 triệu đồng.
- Tư vấn giới thiệu việc làm sau khi về nước:
81,0 triệu đồng.
- Chi giám sát đánh giá: 153,0 triệu đồng.
c) Kinh phí Trung tâm Giới thiệu việc làm
tỉnh thực hiện: 50,0 triệu đồng.
3.3. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp nâng cao dân trí:
3.3.1. Tổng số kinh phí: 5.712,0 triệu đồng.
3.3.2. Kinh phí phân bổ đợt này: 4.162,0
triệu đồng.
Bao gồm các nội dung sau:
a) Thực hiện dự án dân
số đối với các huyện 30a theo Công văn số 10548/UBND-KTTC ngày 27/12/2013 của
UBND tỉnh Thanh Hóa: 1.300,0 triệu đồng.
* Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình Thanh Hóa.
- Kinh phí tuyên truyền: 591,0 triệu đồng.
- Kinh phí tư vấn vận động: 40,0 triệu đồng.
- Kinh phí hoạt động khám, cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình: 420,0 triệu đồng.
- Kinh phí tổ chức triển khai: 177,0 triệu
đồng.
- Kinh phí kiểm tra giám sát: 72,0 triệu
đồng.
b) Đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài
chính ngân sách cấp xã, thực hiện lồng ghép Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy và Kế
hoạch số 11 năm 2014 của UBND tỉnh đối với 7 huyện 30a: 1.462,0 triệu đồng.
* Đơn vị thực hiện: UBND các huyện lập kế hoạch
tập huấn gửi về Sở Tài chính để phối hợp triển khai thực hiện.
* Thành phần:
- Cấp huyện: Mỗi huyện 05 người (Phòng Tài
chính - Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội,
Phòng Dân tộc, Phòng Công thương).
- Cấp xã: Mỗi xã 07 người (Lãnh đạo UBND xã,
HĐND xã, Ban Tài chính, Địa chính - Xây dựng, Nông dân, Cựu chiến binh, MTTQ).
- Cấp thôn: Mỗi thôn 03 người (Trưởng thôn,
Bí thư chi bộ, MTTQ).
c) Hỗ trợ cho các Trung tâm Khuyến nông (Mỗi
huyện 200,0 triệu đồng) để xây dựng các mô hình phát triển sản xuất: 7 huyện x
200,0 triệu đồng/huyện = 1.400,0 triệu đồng.
3.3.3. Kinh phí còn lại dự phòng để thực hiện
các nhiệm vụ phát sinh trong năm: 1.550,0 triệu đồng,
(Chi tiết theo Phụ lục số 01c)
II. Dự án 2: Chương trình 135 bao gồm hỗ trợ
đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn,
xã bãi ngang, xã ATK, các thôn bản đặc biệt khó khăn giai đoạn III.
1. Cơ quan quản lý chương trình: Ban Dân tộc
tỉnh Thanh Hóa.
2. Tổng số kinh phí Trung ương giao: 44.910,0
triệu đồng. (Bốn mươi bốn tỷ, chín trăm mười triệu đồng).
3. Tổng số kinh phí phân bổ đợt này: 44.910,0
triệu đồng. (Bốn mươi bốn tỷ, chín trăm mười triệu đồng).
a) Nguyên tắc phân bổ: Theo danh mục các xã
đặc biệt khó khăn thực hiện theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của
Thủ tướng Chính phủ (114 xã) và các thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số
582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013 của Ủy ban
dân tộc (197 thôn).
b) Tiêu chí phân bổ: Phân bổ theo đầu xã đối
với nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất và theo tỷ lệ % trên tổng mức vốn được đầu tư từ
Chương trình 135 năm 2014.
Bao gồm các chính sau:
3.1. Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất:
37.020,0 triệu đồng.
a) Tiêu chí phân bổ: Tính bình quân cho các
xã (114 xã) và các thôn (197 thôn). Bình quân 245,0 triệu đồng/1 xã và 45,0
triệu đồng/thôn, trong đó 17 thôn thuộc các xã 30a tính 50,0 triệu đồng/thôn.
b) Giao cho các huyện căn cứ hướng dẫn của Sở
Nông nghiệp PTNT, chủ động lựa chọn các mô hình phù hợp với điều kiện thực tế
tại địa phương để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn.
3.2. Thực hiện duy tu bảo dưỡng các công
trình hạ tầng: 7.890,0 triệu đồng.
a) Tiêu chí phân bổ: Tính theo tỷ lệ % trên
tổng mức vốn được đầu tư từ Chương trình 135 năm 2014 tại các huyện.
b) Giao các huyện chủ động lựa chọn công
trình theo hướng dẫn của Ban Dân tộc tỉnh.
(Chi tiết theo Phụ lục số 01/DA2)
III. Dự án 3 - “Nhân rộng mô hình giảm
nghèo”: 500,0 triệu đồng. (Năm trăm triệu đồng).
Bao gồm
1. Huyện Vĩnh Lộc: 250,0 triệu đồng.
2. Huyện Hoằng Hóa: 250,0 triệu đồng.
(Chi tiết Phụ lục số 03)
IV. Đối với Dự án 4 - “Nâng cao năng lực giảm
nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình”: 1.180,0 triệu
đồng. (Một tỷ, một trăm tám mươi triệu đồng).
Bao gồm các nội dung như sau:
1. Nâng cao năng lực giảm nghèo (Do Sở Lao
động Thương binh và Xã hội thực hiện): 491,0 triệu đồng.
Trong đó:
4.1. Tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm
nghèo cấp xã:
a) Kinh phí thực hiện: 185,0 triệu đồng. (2
lớp x 92,5 triệu đồng/lớp = 185,0 triệu đồng).
b) Thành phần: Cán bộ làm công tác giảm nghèo
ở các xã, phường, thị trấn chưa được tập huấn trong những năm vừa qua.
4.2. Tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo:
a) Thành phần: Tổ chức
tại 30 xã thuộc 23 huyện (Mỗi xã 02 hội nghị, gồm 20 hộ nghèo, 7 hộ cận nghèo và 3 hộ
khá giàu).
b) Tổng số người tham gia: 1.800 người.
c) Kinh phí thực hiện: 306,0 triệu đồng.
2. Hoạt động truyền thông: 185,0 triệu đồng.
Trong đó:
2.1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực
hiện: 50,0 triệu đồng.
Trong đó:
a) Tuyên truyền trên báo chí: 20,0 triệu
đồng.
b) Tuyên truyền trên truyền hình: 30,0 triệu
đồng.
2.2. Hoạt động tuyên truyền tại các huyện,
thị xã, thành phố: 135,0 triệu đồng.
3. Hoạt động giám sát đánh giá: 504,0 triệu
đồng.
Trong đó:
3.1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực
hiện: 59,0 triệu đồng.
3.2. Các huyện, thi xã, thành phố thực hiện:
445,0 triệu đồng.
(Chi tiết Phụ lục số 03).
V. Nguồn kinh phí: Từ nguồn kinh phí
Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo trong dự toán ngân sách tỉnh năm
2014.
C. Nguồn kinh phí còn lại: 5.533,0 triệu đồng (Năm
tỷ, năm trăm ba mươi ba triệu đồng), dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ
phát sinh trong năm.
D. Tổ chức thực hiện:
1. Sau khi có quyết định phê duyệt
phân bổ dự toán kinh phí Chương trình MTQG cho từng Dự án. Cơ quan quản lý
chương trình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị lập
dự toán chi tiết, gửi Sở Tài chính thẩm định làm căn cứ để thông báo kinh phí
thực hiện.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định dự
toán chi tiết các chương trình, dự án đã được phân bổ kinh phí; thực hiện các
thủ tục nghiệp vụ thông báo bổ sung dự toán năm 2014 cho các đơn vị dự toán cấp
tỉnh và thông báo bổ sung trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị xã,
thành phố để thực hiện, đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.
3. Sau khi có Quyết định phê duyệt của Chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND các huyện có trách nhiệm lựa chọn các danh mục,
xây dựng các mô hình phát triển sản xuất gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã
hội, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Dân tộc tỉnh để phối hợp kiểm
tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình.
4. UBND các huyện, các ngành được giao kinh
phí có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quản lý, giám sát các chương
trình mục tiêu theo quy định; đồng thời sử dụng kinh phí được giao đúng mục
đích, nội dung, hiệu quả và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
Điều 2. Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông
nghiệp và PTNT, Ban Dân tộc, Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa, các ngành và các
đơn vị có liên quan căn cứ vào nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này có
trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời theo chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn có trách nhiệm chủ động giải quyết các nội dung công việc có liên
quan đến ngành, đơn vị; phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các
huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư, chủ dự án, đảm bảo theo đúng các
quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND
tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và
Xã hội, Nông nghiệp và PTNT; Ban Dân tộc Thanh Hóa; Giám đốc Kho bạc Nhà nước
tỉnh Thanh Hóa; Thủ trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan và các chủ đầu
tư, chủ dự án chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.