UBND TỈNH BẮC
NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
110/2002/QĐ-UB
|
Bắc Ninh, ngày
06 tháng 09 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ
VẬT CHẤT VÀ CHẾ ĐỘ CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON DÂN LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị quyết số 53/NQ-HĐND
ngày 26/7/2002 của HĐND tỉnh Bắc Ninh, Khoá XV, kỳ họp thứ 9 về ”Quy định về hỗ
trợ xây dựng cơ sở vật chất và chế độ cho giáo viên các trường Mầm non dân lập
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh";
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Giáo dục-Đào tạo Bắc Ninh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản "Quy định
về hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và chế độ cho giáo viên các trường Mầm non
dân lập" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ
ngày ký.
Điều 3: Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở
Giáo dục - Đào tạo, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư và các ngành
có liên quan; UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
|
UBND TỈNH BẮC
NINH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Xuyên
|
QUY ĐỊNH
HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CHẾ ĐỘ CHO
GIÁO VIÊN MẦM NON DÂN LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 110/2002/QĐ-UB ngày 06/9/2002 của UBND tỉnh
Bắc Ninh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Quy định này nhằm thống nhất cơ chế hỗ trợ kinh phí từ nguồn
Ngân sách tỉnh, kết hợp với các nguồn vốn huy động từ quỹ phúc lợi của tập thể,
thôn, xóm, xã, phường, thị trấn và đóng góp của nhân dân cùng các lực lượng xã
hội nhằm đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở vật chất và chế độ chính sách cho giáo
viên các trường Mầm non dân lập trên địa bàn tỉnh, nhằm đạt mục tiêu Đại hội tỉnh
Đảng bộ Bắc Ninh lần thứ XVI đề ra; đáp ứng được nhu cầu phát triển và nâng cao
chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới.
Điều 2: Kinh phí hỗ trợ được cấp theo kế hoạch hàng năm do Sở Giáo
dục-đào tạo phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư giúp UBND
tỉnh tập hợp để trình HĐND tỉnh quyết định.
Điều 3: Đối tượng được Ngân sách tỉnh xem xét đầu tư hỗ trợ:
- Các dự án xây dựng trường Mầm non dân lập hoàn
chỉnh, xây dựng phòng học (Thông thường và bộ môn), nhà ăn bán trú nhằm thay thế
phòng học cấp 4 hư hỏng; bổ sung phòng học cho các nhu cầu phát triển, tăng lớp
do tổ chức học bán trú, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, kiên cố, cao tầng
và hiện đại hoá.
- Các giáo viên dân lập trong các trường Mầm non
(Công lập, dân lập) có đủ trình độ, năng lực, thâm niên, tuổi đời công tác do
các trường; UBND các xã, phường, thị trấn đề nghị.
Điều 4: Những địa phương xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non đạt
chuẩn Quốc gia và các xã khó khăn theo quy định của tỉnh được xem xét ưu tiên hỗ
trợ trước. Việc xem xét ưu tiên hỗ trợ do Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Tài chính -
Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định, báo cáo UBND tỉnh quyết định.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5: Điều kiện để xét ghi kế hoạch hỗ trợ về cơ sở vật chất:
- Có giấy tờ hợp pháp về sử dụng đất.
- Có đủ các thủ tục hồ sơ đầu tư xây dựng:
+ Báo cáo đầu tư hoặc dự án nghiên cứu khả thi
phù hợp với quy hoạch phát triển của sự nghiệp giáo dục địa phương được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán thi công được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Được UBND huyện, thị xã đề nghị hỗ trợ vốn.
- Có đủ các căn cứ về tài chính, nguồn vốn huy động
vốn của địa phương và đơn vị phải thuyết minh rõ ràng, cụ thể về khả năng huy động
của địa phương, sự đóng góp của nhân dân và nguồn vốn huy động khác.
- Dự kiến bộ máy quản lý có khả năng thực hiện dự
án.
Điều 6: Mức hỗ trợ và nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường
Mầm non dân lập:
Mức vốn hỗ trợ xây dựng phòng học kiên cố, cao tầng
cho các trường mầm non dân lập là 20% (Hai mươi phần trăm), các xã khó khăn là
40% (Bốn mươi phần trăm) giá trị dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Điều 7: Điều kiện để hỗ trợ chế độ cho giáo viên mầm non dân lập:
Các giáo viên mầm non dân lập có đủ trình độ,
năng lực, thâm niên, tuổi đời công tác được nhà trường và UBND xã, phường, thị
trấn lập danh sách đề nghị, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, thị xã tập hợp đề
nghị trình UBND huyện, thị xã xét duyệt gửi Sở Giáo dục - Đào tạo tổng hợp và
phối hợp cùng Sở Tài chính - Vật giá thống nhất trình UBND tỉnh quyết định cấp
kinh phí hỗ trợ.
Điều 8: Các chế độ chính
sách hỗ trợ cho Giáo viên Mầm non dân lập gồm:
Tăng mức tiền công tối thiểu từ 180.000 đồng lên
210.000đồng/ người/tháng.
Hưởng phụ cấp đứng lớp bằng 20% của mức tiền
công tối thiểu hàng tháng đang hưởng.
Tăng mức hỗ trợ theo trình độ, thâm niên công
tác của từng giáo viên so với mức cũ là 21.000đồng/người/tháng (10% của mức tiền
công tối thiểu).
Được tham gia đóng bảo hiểm xã hội bằng 20% của
mức tiền công 210.000đồng/người/tháng; trong đó người hưởng tiền công đóng 5%,
trích từ Ngân sách hỗ trợ 10%, trích từ Học phí 5%.
Giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho những giáo
viên không tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tuổi đời từ 45 đến 55 có 15 năm công
tác trở lên khi về nghỉ mỗi năm 01 tháng trợ cấp theo các mức từ 100.000đồng đến
180.000 đồng.
Nguồn kinh phí:
+ Chi tiền công tối thiểu và phụ cấp đứng lớp
cho giáo viên lấy từ nguồn thu học phí của học sinh, Ngân sách địa phương và các
nguồn khác.
+ Chi hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất; hỗ trợ cho
giáo viên mầm non dân lập theo trình độ, thâm niên công tác và trợ cấp một lần
cho giáo viên mầm non dân lập khi nghỉ hưu được cấp từ Ngân sách tỉnh và cân đối
trong kinh phí chi sự nghiệp giáo dục hàng năm.
Điều 9: Trách nhiệm và thời gian lập kế hoạch:
- Những nơi có nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất
trường Mầm non dân lập và giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên do UBND xã
lập hồ sơ thống nhất với Phòng Giáo dục - Đào tạo báo cáo UBND huyện, thị xã tập
hợp hồ sơ đề nghị.
- UBND huyện, thị xã gửi hồ sơ cho Sở Giáo dục -
đào tạo chậm nhất vào ngày 30/9 của năm trước; Sở Giáo dục - đào tạo tổng hợp
và phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư thống nhất, trình
UBND tỉnh quyết định.
- Việc quản lý và cấp phát kinh phí hỗ trợ giao
cho Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Tài chính - Vật giá hướng dẫn các đơn vị cơ sở
thực hiện.
Điều 10: Chế độ kiểm tra và báo cáo thực hiện:
- Liên Sở: Giáo dục-Đào tạo, Tài chính - Vật
giá, Kế hoạch-Đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các dự án đã được đầu tư hỗ
trợ vốn xây dựng cơ sở vật chất, đến 30/9 hàng năm công trình đã ghi kế hoạch hỗ
trợ vốn mà chưa có khối lượng xây lắp thì Liên Sở lập văn bản đề nghị UBND tỉnh
điều vốn cho đơn vị khác.
- Phòng Giáo dục-Đào tạo, Ban quản lý dự án xây
dựng có trách nhiệm tham mưu với UBND các huyện, thị xã về phương án tổ chức chỉ
đạo xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo đúng dự toán, thiết kế, đảm bảo chất
lượng công trình, hạ giá thành xây lắp, thực hiện tiết kiệm, đạt hiệu quả cao
trong quá trình sử dụng vốn.
- Các đơn vị được hỗ trợ phải thực hiện chế độ
báo cáo tiến độ thi công, lập phiếu giá và quyết toán công trình theo quy định
hiện hành.
- Các chế độ chính sách chi trả cho giáo viên được
tổng hợp báo cáo, quyết toán theo chế độ kế toán quy định hiện hành.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11: Quy định này được áp dụng từ ngày Quyết định có hiệu lực
thi hành:
Giao cho Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì phối hợp
với Sở Tài chính-Vật giá, Sở Kế hoạch-Đầu tư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc
thực hiện quy định này và tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh theo định
kỳ 6 tháng, 1 năm.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc kịp
thời phản ánh với Sở Giáo dục-Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp./.