THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1040/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ DOANH TRẠI CÁC ĐƠN VỊ MỚI THÀNH LẬP THUỘC BỘ
TƯ LỆNH CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG, BỘ CÔNG AN GIAI ĐOẠN 2012-2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25
tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công an tại Tờ trình
số 201/TTr-BCA-K20 ngày 23 tháng 6 năm 2011 và Tờ trình số 427/TTr-BCA-K20 ngày
21 tháng 11 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng cơ sở doanh trại các đơn vị
mới thành lập thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an giai đoạn 2012 -
2020, với các nội dung chính sau đây:
1. Phạm vi của Đề án:
- Đầu tư xây dựng đồng bộ các cơ sở doanh trại
cho các đơn vị mới thành lập thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an nhằm
đáp ứng nhu cầu diện tích làm việc, ăn, ở, sinh hoạt, thao trường bãi tập cho
cán bộ, chiến sỹ. Trang bị thiết bị, doanh cụ cần thiết để đảm bảo sinh hoạt,
làm việc của các đơn vị mới thành lập. Thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng
các địa điểm đã được các tỉnh, thành phố chấp thuận chuyển mục đích sử dụng để
xây dựng cơ sở doanh trại cho các đơn vị mới thành lập thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh
sát cơ động.
2. Mục tiêu của Đề án:
- Nhằm đáp ứng nhu cầu về nơi ăn, ở, sinh hoạt,
huấn luyện cho cán bộ, chiến sỹ cảnh sát cơ động các đơn vị mới thành lập thuộc
Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an theo Nghị định số 25/2006/NĐ-CP ngày 10
tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sỹ quan, hạ
sỹ quan, chiến sỹ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân;
- Xây dựng doanh trại tại các địa bàn chiến lược
quan trọng về an ninh trật tự của đất nước, để cơ động chiến đấu nhanh, đối phó kịp thời
các vụ gây rối an ninh trật tự, biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn chính trị, bạo loạn
vũ trang, chống khủng bố, không tặc, bắt cóc con tin, tội phạm đặc biệt nguy hiểm,
tham gia cứu hộ, cứu nạn... theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát
cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm.
3. Địa điểm đầu tư xây
dựng (Phụ lục I kèm theo)
- Cơ quan thường trực Tây Bắc và Tiểu đoàn 3,
Trung đoàn 24 tại tỉnh Yên Bái.
- Cơ quan thường trực Miền Trung tại thành phố Đà
Nẵng.
- Cơ quan thường trực phía Nam và Tiểu đoàn CSCĐ
Mạnh tại TP Hồ Chí Minh.
- Trung đoàn Bộ và Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 23 tại
tỉnh Bình Định.
- Trung đoàn Bộ và Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 24 tại
tỉnh Điện Biên.
- Trung đoàn Bộ và Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 25 tại
tỉnh Đồng Nai.
- Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 23 tại tỉnh Khánh Hòa.
- Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 23 tại tỉnh Thừa Thiên
- Huế.
- Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 24 tại tỉnh Sơn La.
- Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 25 tại tỉnh Bình
Dương.
- Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 25 tại tỉnh Bình Thuận.
- Tiểu đoàn 3 bổ sung cho Trung đoàn 20 tại tỉnh
Lâm Đồng.
- Tiểu đoàn 4 bổ sung cho Trung đoàn 21 tại tỉnh
Long An.
- Tiểu đoàn 5 bổ sung cho Trung đoàn 21 tại tỉnh
Bạc Liêu.
- Tiểu đoàn 4 bổ sung cho Trung đoàn 22 tại tỉnh
Nghệ An.
- Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 3 tại thành phố
Đà Nẵng.
4. Quy mô đầu tư xây dựng:
- Cơ quan thường trực (tính cho 01 đơn vị).
+ Diện tích nhà làm việc, hội họp, nhà
khách : 1.153 m2.
+ Diện tích nhà ở của cán bộ chiến sỹ : 417 m2.
+ Diện tích nhà ăn tập thể, kho : 234 m2.
+ Diện tích gara phương tiện cơ giới : 139 m2.
- Cơ quan Trung đoàn Bộ (tính cho 01 đơn vị).
+ Diện tích nhà làm việc : 1.518 m2.
+ Diện tích nhà ở của cán bộ chiến sỹ : 1.250 m2.
+ Diện tích nhà ăn tập thể : 339 m2.
+ Diện tích kho vũ khí, công cụ hỗ trợ,
quân trang :
188
m2.
+ Diện tích gara phương tiện cơ giới: : 848 m2.
- Tiểu đoàn cán bộ chiến sỹ, Cảnh sát đặc nhiệm
(tính cho 01 đơn vị).
+ Diện tích nhà làm việc : 2.554 m2.
+ Diện tích nhà ở, nhà khách : 4.159 m2.
+ Diện tích nhà tập võ thuật : 375 m2.
+ Diện tích nhà ăn tập thể : 1.051 m2.
+ Diện tích gara phương tiện cơ giới : 1.276 m2.
+ Diện tích kho vũ khí, công cụ hỗ trợ,
quân trang :
188
m2.
- Các hạng mục phục vụ huấn luyện.
Sân vận động trung tâm, sân tập thể
thao, điều lệnh đội ngũ, bãi vượt vật cản, đường xe lửa, bãi tập chiến thuật tổng
hợp, khán đài kiểm tra diễu duyệt.
- Các hạng mục phụ trợ.
Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước ngoài
nhà, sân đường nội bộ, cổng tường rào, sân nền, hệ thống phòng cháy chữa cháy,
chống sét, chống mối,...
5. Nội dung đầu tư sắp
xếp theo thứ tự ưu tiên
a) Giai đoạn 1 (từ năm 2012 đến năm 2015):
- Tập trung cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
14 địa điểm đã được Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố (Yên Bái, Bình Định, Điện Biên, Đồng Nai, Khánh Hòa, Thừa
Thiên Huế, Sơn La, Bình Dương, Bình Thuận, Lâm Đồng, Long An, Bạc Liêu, Nghệ
An, Đà Nẵng) chấp thuận chuyển mục đích sử dụng để xây dựng doanh trại cho các
đơn vị mới thành lập thuộc
Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
- Đầu tư xây dựng doanh trại tại 07 địa điểm cho
các đơn vị bao gồm: 03 cơ quan Trung đoàn Bộ, 07 Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động
đóng quân trên các địa bàn
đặc biệt phức tạp về an ninh chính trị và khó khăn về địa lý, khí hậu; cụ thể
như sau:
- Trung đoàn Bộ và Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 24 tại
tỉnh Điện Biên.
- Trung đoàn Bộ và Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 23 tại
tỉnh Bình Định.
- Trung đoàn Bộ và Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 25 tại
tỉnh Đồng Nai.
- Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 22 tại tỉnh Nghệ An.
- Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 25 tại tỉnh Bình
Dương.
- Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 24 tại tỉnh Sơn La.
- Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 20 tại tỉnh Lâm Đồng.
- Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 1 (2012-2015)
dự kiến: 866.919 triệu đồng, bao gồm: công tác giải phóng mặt bằng là 188.309
triệu đồng, đầu tư xây dựng là 678.610 triệu đồng.
b) Giai đoạn 2 (từ năm 2016 đến năm 2020).
- Đầu tư xây dựng cơ sở doanh trại tại 09 địa điểm
cho các đơn vị còn lại bao gồm: 03 cơ quan thường trực, 07 Tiểu đoàn Cảnh sát
cơ động và 01 Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm, cụ thể như sau:
- Tiểu đoàn 5 - Trung đoàn 21 tại tỉnh Bạc Liêu.
- Cơ quan thường trực Tây Bắc và Tiểu đoàn 3,
Trung đoàn 24 tại tỉnh Yên Bái.
- Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 23 tại tỉnh Thừa Thiên
- Huế.
- Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 3 tại thành phố
Đà Nẵng.
- Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 23 tại tỉnh Khánh Hòa.
- Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 25 tại tỉnh Bình
Dương.
- Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 21 tại tỉnh Long An.
- Cơ quan thường trực phía Nam và Tiểu đoàn CSCĐ
Mạnh tại TP Hồ Chí Minh.
- Cơ quan thường trực Miền Trung tại thành phố Đà
Nẵng.
- Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2 (2016-2020)
dự kiến: 711.954 triệu đồng.
6. Phân công trách nhiệm
a) Bộ Công an
- Lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng cơ sở doanh trại các đơn vị mới thành lập thuộc Bộ Tư
lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng
và bảo đảm tiến độ.
- Chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn địa điểm, đền bù giải phóng mặt
bằng, tổng hợp nhu cầu xây dựng theo thứ tự ưu tiên để triển khai thực hiện Đề án theo từng năm;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính bố trí kế
hoạch bảo đảm kinh phí cho Bộ Công an để thực hiện Đề án đầu tư xây dựng cơ
sở doanh trại các đơn vị mới thành lập thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ
Công an giai đoạn 2012 - 2020.
c) Bộ Tài chính
Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí
kinh phí để Bộ Công an triển khai thực hiện Đề án xây dựng theo đúng tiến độ và
hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án đầu tư xây dựng cơ sở doanh trại các đơn vị mới
thành lập thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an giai đoạn 2012 - 2020.
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi có đơn vị Cảnh sát cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm đóng quân
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hoàn
thành thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành; phối hợp Bộ Công an thực hiện
công tác giải phóng mặt để xây dựng cơ sở doanh trại các đơn vị mới thành lập
thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an giai đoạn 2012 - 2020.
7. Kinh phí thực hiện Đề
án
Tổng số kinh phí để thực hiện Đề án giai
đoạn 2012 - 2020 (theo thời giá quý IV năm 2011) là: 1.578.873 triệu đồng (Phụ
lục II kèm theo).
8. Nguồn vốn thực hiện
Đề án: nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm của Bộ Công an và các nguồn vốn hợp
pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- Ban Bí thư
Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các
Phó Thủ tướng Chính phủ;
- VP BCĐ TW về
phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng
Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ
tịch nước;
- Văn phòng Quốc
hội;
- Toà án nhân
dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối
cao;
- Kiểm toán Nhà
nước;
- Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia;
- VPCP: BTCN,
các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục,
đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư,
KTN (5b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|