ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1005/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 22 tháng 03 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ, DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH ĐÔ THỊ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 ĐẠT 95% TRỞ
LÊN.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị số
30/2009/QH12, ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13, ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số
201/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg
ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị
quốc gia giai đoạn 2012-2020; Quyết định
số 872/QĐ-TTg, ngày 17/6/2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 5636/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa
về việc ban hành chương trình công tác năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 2984/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 Quy định chế
độ công tác phí, chế độ tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và các đơn vị
công lập tại Thanh Hóa; Quyết định số 909/QĐ-UBND, ngày 05/4/2012 phê duyệt Quy
hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết
định số 3975/QĐ-UBND, ngày 18/11/2014 phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống
đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa;
Xét đề nghị tại Tờ trình số
872/TTr-SXD ngày 04/3/2016 của Sở Xây dựng
về việc đề nghị phê duyệt Đề cương nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện Đề án
phát triển hệ thống cấp nước sạch đô thị
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt 95% trở lên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực
hiện Đề án phát triển hệ thống cấp nước sạch đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
đạt 95% trở lên, với những nội dung chính như sau:
1. Tên đề án:
Đề án phát triển hệ thống cấp nước sạch đô thị tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2020 đạt 95% trở lên.
2. Mục tiêu, nhiệm
vụ đề án:
2.1. Mục tiêu:
- Cụ thể hóa quy hoạch phát triển
kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015;
- Phát triển hệ thống cấp nước sạch
cho các đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt 95% trở lên, góp phần nâng cao sức
khỏe và chất lượng sống cho người dân đô thị và các nhu cầu
khác của xã hội.
- Làm cơ sở cho việc lập các dự án thực
hiện đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các dự án đã được đầu tư; khuyến
khích các thành phần kinh tế và huy động các nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng
hệ thống công trình cấp nước sạch cho các đô thị trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Nhiệm vụ của đề án:
- Điều tra, phân tích, đánh giá hiện
trạng cấp nước tại các đô thị và các khu vực được quy hoạch là đô thị trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa (theo Quyết định 3975/QĐ-UBND
ngày 18/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa).
- Tính toán, xác định nhu cầu dùng nước của các đô thị tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020; quy mô, công suất, nguồn nước cấp cho các hệ thống cấp nước đô thị,
công nghệ xử lý và quỹ đất sử dụng cho hệ
thống cấp nước.
- Xây dựng kế hoạch, nguồn lực và giải
pháp để xây dựng hệ thống cấp nước sạch đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt 95% trở lên.
3. Phạm vi, đối
tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm tất cả
các đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 3975/QĐ-UBND ngày
18/11/2014.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cấp
nước phục vụ nhu cầu nước sạch sinh hoạt và các nhu cầu khác của đô thị trên địa bàn tỉnh.
4. Nội dung của đề án:
4.1. Phần mở đầu:
- Sự cần thiết lập đề án: Luận chứng
về sự cần thiết lập đề án.
- Căn cứ pháp lý: Những căn cứ pháp
lý để lập đề án
- Phạm vi nghiên cứu của đề án: Gồm
toàn bộ các đô thị được xác định theo Quyết định của cấp có thẩm quyền về tổng
thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020.
4.2. Phần I: Cơ sở khoa học và thực
tiễn cho việc xây dựng đề án.
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên,
tài nguyên, kinh tế xã hội và môi trường tỉnh Thanh Hóa
- Thực trạng và định hướng phát triển
đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
4.3. Phần II: Phát triển hệ thống cấp
nước sạch đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt 95% trở lên.
- Quan điểm, mục tiêu, phạm vi của đề
án.
- Nội dung nghiên cứu chính:
+ Điều tra, phân
tích, đánh giá hiện trạng cấp nước tại các đô thị và các
khu vực được quy hoạch là đô thị trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Yêu cầu: Cụ thể, chi tiết về các hệ thống,
công trình cấp nước (Quy mô công suất, công nghệ xử lý, phạm vi phục vụ, chiều
dài đường ống, năm xây dựng/cải tạo nâng cấp, đơn vị quản lý vận hành, diện tích đất sử
dụng, số người sử dụng, tỉ lệ % sử dụng nước sạch từ
hệ thống, chủ trương đầu tư xây dựng/ cải tạo, nâng cấp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt vv...);
+ Xác định tiêu chuẩn cấp nước, nhu cầu
dùng nước: Trên cơ sở Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành và các quy định liên quan
khác, xác định tiêu chuẩn cấp nước hợp
lý cho từng khu vực đô thị. Trên cơ sở đó, xác định nhu cầu dùng nước của các
các đối tượng sử dụng nước thuộc khu vực đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
+ Lựa chọn nguồn nước cấp cho các đô thị (luận chứng cụ thể về việc lựa chọn, xác định nguồn
nước cấp cho đô thị/liên đô thị) và xác định vùng bảo vệ nguồn nước;
+ Xác định quy mô, công suất, phạm vi
phục vụ của hệ thống cấp nước: Căn cứ nhu cầu dùng nước
tính toán và nguồn nước cấp, xác định cụ thể quy mô, công
suất, phạm vi phục vụ của từng hệ thống cấp nước.
+ Đề xuất công nghệ xử lý cho các nhà
máy nước dự kiến; vật liệu xây dựng hệ thống công trình cấp nước;
+ Xác định quy mô đất xây dựng nhà
máy nước và dự kiến quỹ đất sử dụng cho từng hệ thống, bao gồm: Đất sử dụng cho
công trình đầu mối, tuyến ống và các công trình phụ trợ khác;
+ Sơ bộ xác định kinh phí đầu tư cho
từng hệ thống.
4.4. Phần III: Đánh giá môi trường chiến lược của đề án.
- Dự báo, đánh giá các tác động tới
môi trường của đề án.
- Đánh giá sự phù hợp giữa các quan
điểm, mục tiêu của đề án và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường.
- Phương hướng, giải pháp giảm thiểu
các tác động tới môi trường của đề án.
4.5. Phần IV: Kế hoạch, nguồn lực và
giải pháp thực hiện đề án.
- Kế hoạch, nguồn lực thực hiện đề
án:
+ Xây dựng lộ trình thực hiện đề án:
Cụ thể, chi tiết cho từng năm trong giai
đoạn đến năm 2020. Luận chứng xác định các dự án ưu tiên đầu tư.
+ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
thực hiện đề án: Đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm đảm bảo phát triển hệ thống cấp nước sạch đô thị đến năm 2020 đạt 95% trở
lên, bao gồm: Các giải pháp về cơ chế chính sách; kế hoạch
tài chính; phương án huy động vốn, trách nhiệm của các cấp
ngành và địa phương vv...
4.6. Kết luận, kiến nghị.
5. Sản phẩm của đề án:
5.1. Tờ trình của cơ quan lập quy hoạch.
5.2. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt
Đề án phát triển hệ thống cấp nước sạch
đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt
95% trở lên, lập theo nội dung quy định
và các bản đồ A3, phụ biểu kèm theo.
5.3. Hệ thống bản
đồ gồm:
- Bản đồ vị trí
khu vực nghiên cứu;
- Bản đồ hiện trạng các hệ thống cấp
nước đô thị toàn tỉnh (đến 31/12/2015).
- Bản đồ quy hoạch các hệ thống cấp
nước sạch đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt 95% trở lên.
- Bản đồ khoanh vùng bảo vệ nguồn nước
cấp cho đô thị.
- Bản đồ xác định các khu vực ưu tiên
đầu tư cấp nước sạch giai đoạn đến năm 2020.
5.4. File lưu số liệu, báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, bản đồ của Đề
án.
5.5. Các văn bản pháp lý có liên quan.
6. Dự toán kinh
phí thực hiện và nguồn vốn:
6.1. Dự toán
kinh phí
- Chi phí lập đề án:
|
1.221.553.271
đồng
|
- Chi phí khác:
|
213.494.764
đồng
|
- Chi phí trong quá trình lựa chọn
nhà thầu:
|
5.092.000
đồng
|
Tổng cộng:
|
1.440.140.035
đồng
|
Làm tròn:
|
1.440.000.000 đồng
|
(Một tỷ, bốn trăm bốn mươi triệu đồng chẵn).
(Có
phụ biểu chi tiết kèm
theo)
6.2. Nguồn vốn lập Đề án: Từ nguồn sự kinh tế hàng năm dành cho
các dự án quy hoạch trong dự toán ngân sách tỉnh.
7. Trách nhiệm quản
lý, thực hiện:
- Cơ quan chủ quản
đầu tư và phê duyệt đề án: UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Cơ quan chủ đầu tư: Sở Xây dựng
Thanh Hóa.
- Cơ quan thực hiện: Ban quản lý dự
án Quy hoạch Xây dựng thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa, lấy ý kiến tham gia của các Sở, ngành và các đơn vị liên quan trước khi trình thẩm định, phê
duyệt.
- Đơn vị lập quy hoạch: Lựa chọn tư vấn
theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng
Thanh Hóa.
8. Thời gian thực hiện:
Thời gian lập đề án: 6 tháng, sau khi
nhiệm vụ và dự toán được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho
bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để báo
cáo);
- Lưu: VT, Pg NN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Tuấn
|
STT
|
Nội
dung công việc
|
Dự
toán
|
Cơ
sở tính toán
|
Ghi
chú
|
A
|
CHI PHÍ TƯ VẤN LẬP ĐỀ ÁN (V+VI+VII)
|
1.221.553.271
|
|
|
I
|
Chi phí lương chuyên gia, cán bộ
tư vấn lập đề án (Ccg)
|
309.987.000
|
|
|
1
|
Chi phí tiền lương chuyên gia: Tiền lương, phụ cấp lương, BHXH, y tế của bộ phận trực tiếp làm việc
|
60.000.000
|
2
người x 30.000.000 đồng/người
|
Thông
tư số 02/2015/TT- BLĐTBXH
|
2
|
Chủ nhiệm Đề án
|
56.925.000
|
01
người (8,0+0,25) x 1.150.000 đồng x 6 tháng
|
Bảng
lương ban hành theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP,
66/2013/NĐ-CP (Bao gồm cả tiền đóng bảo hiểm)
|
3
|
Thạc sĩ, kỹ sư các bộ phận tham
gia lập Đề án: Đô thị, Cấp thoát nước, Tài nguyên môi trường, Kinh tế xây dựng.
|
148.212.000
|
6
người x (3,33 + 0,25) x 1.150.000 đồng
x 6 tháng
|
4
|
Kỹ thuật viên
|
44.850.000
|
2
người x (3,0 + 0,25) x 1.150.000 x 6 tháng
|
II
|
Chi phí quản lý (Cql)
|
170.492.850
|
|
|
1
|
Chi phí tiền lương, phụ cấp
lương, chi phí duy trì hoạt động của tổ chức tư vấn,
chi phí văn phòng làm việc, chi phí bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp của chuyên gia tư vấn...
|
178.492.850
|
55% x 309.987.000
|
Thông
tư số 01/2013/TT-BXD
|
III
|
Chi phí khác (Ck)
|
506.600.000
|
|
|
1
|
Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu
tại các đô thị, khu vực được QH là đô thị đến năm
2020
|
84.000.000
|
2
người x 2 ngày x 150.000 đ/người/lượng/ngày x 70 đô thị x 02 lượt
|
QĐ số
2984/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 của UBND tỉnh
Thanh Hóa
|
2
|
Phụ cấp lưu trú
|
67.200.000
|
2
người x 2 ngày x 120.000 đ/người/lượt/ngày x 70 đô thị x 02 lượt
|
3
|
Chi phí thuê chỗ ở tại nơi đến công tác
|
67.200.000
|
2
người x 2 ngày x 120.000 đ/người/lượt/ngày x 80 đô thị x 02 lượt
|
4
|
Phương tiện đi lại phục vụ công
tác Khảo sát, thu thập số liệu
|
108.000.000
|
2.000.000
đ/lượt x 02 lượt x 27 huyện/thị/TP
|
5
|
Chi phí văn phòng phẩm: Giấy, bút, mực, in ấn
tài liệu, bản đồ các loại
|
24.000.000
|
6
tháng x 4.000.000 đ/tháng
|
|
6
|
Chi phí hội nghị, hội thảo
|
96.000.000
|
|
QĐ số
2984/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 của UBND
tỉnh Thanh Hóa
|
|
Chi phí hội nghị, hội thảo tại 7
cụm huyện
|
70.000.000
|
7
cụm x bình quân 10.000.000
đ/cuộc
|
|
Chi phí hội nghị thẩm định
|
10.000.000
|
02
cuộc x 5.000.000 đồng/cuộc
|
|
Chi hội nghị báo cáo Thường vụ
|
8.000.000
|
1 cuộc x 8.000.000 đồng/cuộc
|
|
Chi hội nghị báo cáo UBND tỉnh
|
8.000.000
|
1 cuộc x 8.000.000 đồng/cuộc
|
7
|
Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị
|
29.000.000
|
|
|
|
- Khấu hao máy tính
|
15.000.000
|
10
máy x 15 triệu đồng/máy/5 năm x 6 tháng
|
Thông
tư số 45/2013/TT-BXD
|
|
- Khấu hao máy in A4
|
3.000.000
|
10 máy x 3 triệu
đồng/máy/5 năm x 6 tháng
|
|
- Khấu hao máy in A0 (in bản đồ)
|
2.500.000
|
01 máy x 150 triệu đồng/máy/5 năm x 1 tháng
|
|
- Khấu hao máy photo A4
|
6.000.000
|
01
máy x 120.000.000 đồng/máy/5
năm x 6 tháng
|
|
- Khấu hao máy photo A0
|
2.500.000
|
01 máy x 150 triệu đồng/máy/5 năm x 1 tháng
|
IV
|
Thu nhập chịu thuế tính trước (TN)
|
57.352.791
|
6%
x (I + II + III)
|
Thông
tư số 01/2013/TT-BXD
|
V
|
Tổng trước thuế VAT
|
1.013.232.641
|
(I + II + III +
IV)
|
VI
|
Chi phí lập nhiệm vụ Đề án
|
97.270.333
|
9,6%
x V
|
VII
|
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
|
111.057.297
|
10%
x (V + VI)
|
B
|
CHI PHÍ KHÁC
|
213.494.764
|
|
|
1
|
Chi phí thẩm định nhiệm vụ
|
19.454.067
|
20%
x VI
|
|
2
|
Chi phí
thẩm định Đề án
|
89.164.472
|
8,8%
x V
|
|
3
|
Chi phí quản lý nghiệp vụ lập Đề
án
|
81.028.611
|
8,0%
x V
|
|
4
|
Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán
|
4.571.057
|
0,38%
x (I + II + III + IV)
|
|
5
|
Chi
phí kiểm toán
|
19.246.557
|
1,6% x (I + II
+ III + IV)
|
Thông
tư số 09/2016/TT-BTC
|
C
|
CHI PHÍ TRONG QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN
NHÀ THẦU
|
5.092.000
|
|
|
1
|
Chi phí lập hồ sơ mời thầu
|
1.046.000
|
0,1% x (I + II +
III + IV)
|
Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP
|
2
|
Chi phí thẩm định HSMT
|
1.000.000
|
|
3
|
Chi phí đánh giá HSDT
|
1.046.000
|
0,1% x (I + II + III + IV)
|
4
|
Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
|
1.000.000
|
|
5
|
Chi phí giải quyết kiến nghị nhà
thầu
|
1.000.000
|
|
6
|
Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu
|
330.000
|
|
|
CỘNG
|
1.440.140.035
|
A + B +C
|
|
|
LÀM TRÒN SỐ
|
1.440.000.000
|
|
|
Bằng chữ: Một
tỷ, bốn trăm bốn mươi triệu đồng chẵn
|