Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 05/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Phan Đình Trạc
Ngày ban hành: 24/01/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2007/QĐ-UBND

Vinh, ngày 24 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN CỨU TRỢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003:

Căn cứ Công văn số 14049/BTC-NSNN ngày 10/11/2006 của Bộ Tài chính về việc quản lý sử dụng nguồn vốn cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai của các địa phương;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số: 5538/TT-NST ngày 20-12-2006 và Chánh Văn phòng UBND tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phan Đình Trạc

 

QUY CHẾ

TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN CỨU TRỢ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Nghệ An)

Chương I

TIẾP NHẬN VÀ QUẢN LÝ NGUỒN CỨU TRỢ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Điều 1. Nguồn cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An gồm:

1. Nguồn hỗ trợ từ Trung ương, bao gồm tiền bổ sung từ ngân sách Trung ương, xuất Quỹ Dự trữ Quốc gia bằng hiện vật (lương thực, các loại vật tư, phao cứu sinh, xuồng...) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để địa phương khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Nguồn ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

3. Nguồn huy động, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước (bao gồm cả tiền và hiện vật).

4. Các nguồn cứu trợ khác (bao gồm cả tiền và hiện vật).

Điều 2. Về tổ chức tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ:

1. Thành lập Ban chỉ đạo các cấp về tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ.

Để tổ chức, quản lý, tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ có hiệu quả và thống nhất trên một địa bàn, UBND các cấp (tỉnh, huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, xã, phường, thị trấn) thành lập Ban chỉ đạo tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ, cụ thể:

- Ban chỉ đạo cấp tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách Nông - lâm - ngư làm trưởng ban; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT làm phó ban trực, lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Sở Tài chính làm phó ban, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan, Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ làm thành viên.

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ của tỉnh.

- Ban chỉ đạo cấp huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn làm trưởng ban. Phó ban và các thành viên Ban chỉ đạo các huyện, thành, thị xã, xã, phường, thị trấn gồm Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, các phòng, ban, đơn vị, bộ phận trực thuộc liên quan, giao Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn quyết định.

2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo các cấp về tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ.

a) Tổ chức tiếp nhận và tham mưu cho UBND cùng cấp sử dụng, phân phối tiền hàng cứu trợ theo quy định.

b) Tổ chức giao nhận tiền, hàng cứu trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; chỉ đạo thành lập các đội xung kích để thực hiện cứu trợ khẩn cấp, kịp thời cho nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng bị cô lập do thiên tai.

c) kiểm tra, đôn đốc Ban chỉ đạo cấp dưới thực hiện tốt việc tiếp nhận và quản lý, sử dụng tiền hàng cứu trợ đảm bảo kịp thời, công khai, dân chủ, đúng đối tượng và đúng chế độ quy định.

Điều 3. Tiếp nhận và quản lý nguồn cứu trợ.

1. Tiếp nhận và quản lý nguồn cứu trợ bằng tiền:

a) Toàn bộ số tiền do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp ủng hộ địa phương đều phải tập trung vào tài khoản tiếp nhận và quản lý nguồn cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai do Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước (tài khoản số: 946050000205 Kho bạc Nhà nước Nghệ An). Riêng đối với số tiền ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được hạch toán vào tài khoản thu, chi ngân sách địa phương.

b) Đối với số tiền, hàng do các tổ chức, cơ quan thông tin đại chúng (báo, đài) ở Trung ương và địa phương và các cơ quan khác trực tiếp thu qua các đợt phát động phong trào quyên góp ủng hộ tỉnh Nghệ An khắc phục hậu quả thiên tai, thì các tổ chức, cơ quan, báo, đài phải báo cáo UBND tỉnh biết và nộp số tiền thu được vào tài khoản tiếp nhận và quản lý nguồn cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai của địa phương, tài khoản số: 946050000205 Kho bạc Nhà nước Nghệ An, để UBND tỉnh quản lý, sớm tổ chức đưa vào sử dụng đúng mục đích của đợt phát động và đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

c) Các địa phương (huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn), hộ gia đình được các tổ chức, cơ quan, địa phương, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp thu UBND các địa phương, huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn (trừ hộ gia đình), phải gửi tiền vào tài khoản tiếp nhận và quản lý nguồn cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai (do UBND huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn) mở tại Kho bạc huyện. UBND các địa phương được hỗ trợ, UBND các địa phương quản lý các hộ gia đình được hỗ trợ trực tiếp, có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo thực hiện sử dụng tiền, hàng được hỗ trợ đúng chính sách quy định của Nhà nước, của UBND tỉnh và thông báo cho Ban chỉ đạo cùng cấp và báo cáo UBND, Ban Chỉ đạo cấp trên biết để điều hành thống nhất, công bằng mức hỗ trợ theo chính sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

d) Trường hợp các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước ủng hộ địa phương bằng ngoại tệ, giao Ban chỉ đạo tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ tỉnh Nghệ An trực tiếp thu tiền và bán số ngoại tệ cho Ngân hàng Thương mại, để lấy VND theo tỷ giá tại thời điểm. Ban chỉ đạo tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai tỉnh Nghệ An có trách nhiệm nạp số tiền VND bán được vào tài khoản số: 946050000205 Kho bạc Nhà nước Nghệ An.

2. Tiếp nhận và quản lý nguồn cứu trợ bằng hiện vật.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Ban chỉ đạo về tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ của tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh và có văn bản hướng dẫn các ngành, các cấp trên địa bàn thành lập các điểm tiếp nhận hàng cứu trợ. Toàn bộ số hàng cứu trợ phải được giao, nhận đầy đủ về số lượng, chất lượng tại các điểm tiếp nhận hoặc kho tiếp nhận theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp cần phải cứu trợ khẩn cấp và để giải phóng nhanh hàng hóa tại các điểm tiếp nhận, UBND tỉnh quyết định phân phối ngay hàng hóa thiết yếu (quần áo, gạo, mỳ ăn liền, thực phẩm khác...) cho các đối tượng được hỗ trợ theo mức do UBND tỉnh quy định.

Riêng đối với lương thực, vật tư hàng hóa được xuất từ kho Dự trữ Quốc gia theo quyết của Thủ tướng Chính phủ, Dự trữ Quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh có trách nhiệm giao hàng cho địa phương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương và đề nghị của UBND tỉnh.

Chương II

SỬ DỤNG NGUỒN CỨU TRỢ

Điều 4. Nguyên tắc phân phối, sử dụng các nguồn cứu trợ.

Căn cứ chế độ, chính sách chi khắc phục hậu quả thiên tai do Chính phủ quy định và nguồn cứu trợ, Ban chỉ đạo về tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh, Ban chỉ đạo về tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ của huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn, tham mưu cho UBND huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn (đối với số tiền hàng được hỗ trợ trực tiếp), về chế độ, phân phối hàng hóa, tiền cứu trợ theo nguyên tắc thống nhất trên địa bàn địa phương, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa các đợt thiên tai; giữa các nạn nhân, gia đình bị nạn với các đối tượng chính sách như gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng...; nghiêm cấm các cấp, các ngành đặt ra chế độ riêng trái với quy định của UBND tỉnh. Đối với các khoản hỗ trợ có tính cấp bách, Chủ tịch UBND tỉnh có thể điều chỉnh mức hỗ trợ cho phù hợp với mức thực tế của địa phương, nhưng không được thấp hơn mức hỗ trợ do Chính phủ quy định.

Điều 5. Đối tượng được hỗ trợ

Nạn nhân, thân nhân của nạn nhân (ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con) bị ảnh hưởng của thiên tai trong các trường hợp như: ngư dân trên biển gặp bão, áp thấp nhiệt đới; nạn nhân bị bão, lở đất, lở núi, lũ cuốn, lũ quét, lốc cuốn, mưa đá, tai nạn lao động do khắc phục hậu quả thiên tai...

Điều 6. Nội dung chi cho công tác cứu trợ.

Căn cứ nguồn cứu trợ, Ban chỉ đạo về tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ của tỉnh tham mưu để UBND tỉnh quyết định cụ thể mức hỗ trợ cho các nội dung sau:

1. Hỗ trợ khẩn cấp: cứu đói, cứu rét, phòng bệnh, chữa bệnh (lương thực, thực phẩm, chăn màn, quần áo, thuốc chữa bệnh...), cấp cứu người bị thương, hỗ trợ tiền mai táng đối với gia đình có người chết; thăm hỏi gia đình có người bị nạn; hỗ trợ xây nhà bị đổ, bị trôi, bị hư hỏng nặng...; nhằm ổn định cuộc sống trước mắt đối với nạn nhân, thân nhân của nạn nhân. Mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 98/2000/QĐ-UB ngày 05/12/2000 của UBND tỉnh v/v thực hiện chế độ trợ cấp xã hội đối với đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội (chi tiết mục 3: mức trợ cấp cứu trợ xã hội đột xuất).

2. Hỗ trợ có tính chất lâu dài: sau khi đã sử dụng nguồn cứu trợ để chi hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại điểm 1 Điều này mà kinh phí còn dư, kinh phí còn lại được sử dụng để thực hiện các chính sách, chế độ, hỗ trợ có tính chất lâu dài, cụ thể:

a) Hỗ trợ kinh phí cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân có lao động chính bị chết để mua hoặc sửa chữa công cụ, phương tiện sản xuất chủ yếu bị mất, hư hỏng nặng do thiên tai gây ra để tiếp tục sản xuất.

b) Hỗ trợ giống, vật nuôi, cây trồng, vật tư, phân bón phục vụ cho sản xuất, sửa chữa đường giao thông, các công trình thủy lợi thiết yếu, đê điều, trường học, bệnh viện, trạm y tế...

c) Hỗ trợ kinh phí để xoá nhà tạm (nếu còn) cho những gia đình bị nạn; có chính sách ưu tiên trợ cấp xã hội hàng tháng cũng như lâu dài đối với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là các nạn nhân, thân nhân của người bị nạn không còn nơi nương tựa, không còn khả năng lao động.

d) Hỗ trợ khác theo Quyết định của UBND tỉnh.

3. Nguồn cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai qua từng đợt huy động chưa sử dụng hết được sử dụng cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai đợt sau. Trường hợp trong năm nguồn cứu trợ còn dư được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện.

Chương III

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 7. Công khai kinh phí cứu trợ

Chính sách hỗ trợ cũng như mức hỗ trợ cho các đối tượng theo quyết định của UBND tỉnh phải thực hiện công khai theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.

Điều 8. Quản lý tài chính

1. Sở Tài chính có trách nhiệm giở sổ sách theo dõi chi tiết các khoản thu, chi phát sinh, số dư tiền tài khoản cứu trợ thiên tai theo quy định.

2. Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo quy định.

3. Cấp phát kinh phí: căn cứ quyết định của UBND tỉnh, Sở Tài chính làm thủ tục đề nghị Kho bạc nhà nước trích tiền từ tài khoản tiền gửi tiếp nhận và quản lý nguồn cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai nộp vào ngân sách nhà nước (ngân sách địa phương hưởng 100%, mục 054, tiểu mục 03); đồng thời làm thủ tục chi hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới hoặc bổ sung dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị.

Đối với các khoản tiền cứu trợ trực tiếp cho dân, UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp nhận tiền mặt từ Kho bạc Nhà nước nơi Ban chỉ đạo tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ xã, phường, thị trấn mở tài khoản giao dịch để chi trả cho dân. Việc giao nhận tiền phải có ký nhận theo quy định.

4. Đối với các khoản tiếp nhận, cấp phát bằng hiện vật:

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận phân phối hàng viện trợ tại các địa điểm giao nhận hàng hóa theo quyết định của UBND tỉnh; đồng thời mở sổ sách theo dõi các khoản nhập, xuất, tồn kho hàng hóa theo quy định.

Điều 9. Chế độ báo cáo và quyết toán

1. Chậm nhất 40 ngày sau khi thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo về tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ tham mưu cho UBND cùng cấp báo cáo Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh về số hàng hóa, kinh phí đã huy động được (chi tiết theo từng nguồn: ngân sách địa phương, ngân sách cấp trên hỗ trợ, nguồn ủng hộ đóng góp...) và số đã sử dụng, chi cho từng mục tiêu (cứu trợ dân sinh, xử lý môi trường...).

2. Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị được cấp kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai có trách nhiệm báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng theo chế độ tài chính hiện hành cho cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp quyết toán chi ngân sách các cấp theo quy định mà Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH, CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

Điều 10. Trong điều kiện khẩn cấp, căn cứ ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn quyết định những vấn đề có liên quan đến việc cứu trợ, cứu nạn và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh chậm nhất 10 ngày kể từ khi quyết định. UBND cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về những vấn đề đã quyết định.

Điều 11. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm cấp phát kịp thời kinh phí, thực hiện chi trả kinh phí cho các cơ quan, đơn vị, đối tượng được hưởng kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai theo quyết định của UBND tỉnh.

Điều 12. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận và sử dụng kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí và nguồn cứu trợ bằng hiện vật theo đúng quy định của UBNĐ tỉnh; đồng thời có trách nhiệm báo cáo kết quả sử dụng cho cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo Phòng chống bão lụt địa phương và UBND tỉnh.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Ban chỉ đạo về tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ, thủ trưởng các ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò có trách nhiệm chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức thực hiện việc quản lý sử dụng nguồn cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại văn bản này.

Điều 14. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc cần bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị phản ánh bằng văn bản về Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 05/2007/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 về Quy chế tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.064

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.52.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!